TẠI TA BÀ
Thích Tâm Tôn
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo, hay “quốc gia lí tưởng” của các triết gia ở xã hội Phương Tây mà rõ ràng nhất là của Platon ( Hy Lạp), hay cả Thiên chúa giáo lẫn Hồi giáo nói về“ Nước Chúa hay Thiên đường” theo quan niệm của họ và được xem như là miền lí tưởng tối caođối với họ. Tuy tên gọi không giống nhau nhưng với những tư tưởng như vậy phần nào đã thể hiện một ước muốn chung nhất, một ước muốn đem lại hạnh phúc cho nhân sinh và muôn loại. Cũng với nhữngtâm tư và nguyện vọng mong làm đẹp cuộc đời, Phật giáo cũng hướng đến một thế giới Tịnh độ lí tưởng được thiết lập từ ý thức tốt đẹp không có bóng dáng của uế nhiễm khổ đau, một cảnh giới thực tại của tâm niệm vượt hẳn những tính chất mông muội phàm tình. Tất cả đó đều là sự thể hiện niềm ước mong về một thế giới toàn hảo như là niềm khát khao lớn nhất của nhân sinh từ thưở sơ khai trải dài trong suốt cuộc hành trình miên man muôn ngàn kiếp sống.
Nhưng vì sao nhân loại khát khao về một thế giới tốt đẹp đến như vậy? Có lẽ vì nhân sinh quá yêu cuộc sống này, nhưng hơn hết có lẽ vì nhân gian này vẫn còn quá nhiều khổ đau. Đó chính là điều trớ trêu của thế gian vàđược xem như là số phận của cuộc sống vạn linh muôn sắc mầu này. Triết học Ấn Độ có quan niệm rằng: “ Nếu ở nơi này có một kẻ bỗng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp.” Cũng vì lẽ đó mà với hạnh nguyện của mình, Bồ Tát Địa Tạng đến nay và chắc sẽmãi hoài làm vị Bồ Tát chấn tích khắp chốn u đồ cứu khổ chúng sinh. Và cũng từ nơi nghịch lí ấy mà trong cả những con đường được xem như chuẩn mực cho việc xây dựng một xã hội lí tưởng của một vài học thuyết xã hội cũng như một vài tôn giáo không vượt qua được những giới hạn khuyết tật nơi mình.
Quan niệm của Nho giáo về mẫu hình một xã hội lí tưởng, cùng con đường và các giải pháp để xây dựng xã hội ấy dựa trên cơ sở mà các nhà Nho cho rằngnguyên nhân dẫn tới tình trạng xã hội bấtổn là vì: "Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dầu có lúa đầy nhà, cũng khó lòng ngồi yên mà thọ hưởng". Nho giáo mong ước có được một xã hội ổn định, thái bình, đại đồng, mọi người đều sống hòa mục, thân ái, bình đẳng. Xã hội lí tưởng được các nhà Nho nêu lên là một xã hội mà ở đó, có vua thánh, tôi hiền, mọi thứ đều là của chung, mọi người đều có quyền lợi, có sản nghiệp riêng và đều được chăm sóc. Nho Giáo cho rằng, muốn cho xã hội có trật tự, kỷ cương, thì trước hết và cơ bản là gia đình phải có trật tự, kỷ cương, sao cho "cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng"( Khổng Tử). Họ chủ trương giáo dục mọi người trong xã hội theo những nguyên lý đạo đức Chính danh, Tam cương, Ngũ thường, để làmđiều kiện bảo đảm trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội. Mẫu hình nhà nước như thếđúng là mục tiêu xây dựng một xã hội lí tưởng vô cùng tốtđẹp. Song những chủ trương ấy khó lòng xây dựng một gia đình mà trong đó, mọi người đều bình đẳng hoàn toàn. Trong cái gia đình ấy, người cha, người chồng luôn có uy quyền cao nhất. Và trong xã hội ấy, đứng đầu nhà nước là Thiên tử và Thiên Tử là bậc thay trời hànhđạo, là người có quyền lực tuyệtđối. Và những hành vi nào làm nguy hại đến trật tự đó thì “có tội với trời và dù có cầu đảo thì trời cũng không tha thứ" (Khổng Tử). Tất nhiên, với chủ trương coi trọng đạo đức, coi việc hoàn thiện nhân cách đạo đức của mỗi người là điều kiện tích cực để xây dựng và hoàn thiện xã hội lí tưởng. Song xét đến cùng, do những hạn chế trong nội dung giáo dục, Nho giáo đãtạo ra một xã hội và những con người bảo thủ, có phầngây cản trở sự phát triển của xã hội chứ không thể nào tiếnđến xây dựng hoàn mãn một xã hội thật sự lí tưởng như mong muốn mà các nhà Nho gọi là“Nhà Nước Đại Đồng”.
Platon, một triết gia cổ Hy lạp cũng đã vạch ra con đường xây dựng một quốc gia theo ông là hoàn hảo mà con người có thể đạt được. Vấn đề xây dựng một xã hội lành mạnh, ấm êm là mong muốn mãnh liệt và của ông. Có lẽ vì vậy nên Platon đã dành phần lớn những trang sách trong thiên đối thoại có tên Nền Cộng Hoà để trình bày, mô tả những phương cách và ý tưởng ấy.Toàn bộ những tư tưởng về xã hội của Platon được gói gọn trong mô hình “Quốc gia lí tưởng” mà ông đã dày công gầy dựng suốt cả cuộc đời. Mô hình quốc gia lí tưởng ấy thể hiện đầy đủ tất cả các vấn đề của đời sống mà xã hội chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nghĩ tới.Ở trong quốc gia lí tưởng đó, mọi người luôn được sống êm đềm hạnh phúc, đầy đủ và thoả mãn với những gì mà họ đã tạo ra: “người ta sẽ sản xuất lúa, rượu, áo quần, giày dép, nhà cửa. Họ sẽ làm việc lưng trần trong mùa hạ và mang áo ấm trong mùa đông. Họ tự nuôi sống bằng lúa mì, bánh nướng. Họ ngồi ăn trên chiếu hoặc trên lá, ngả lưng vào giường hoặc vào thân cây. Họ ăn uống với gia đình, uống rượu do họ làm lấy, mang những vòng hoa trên đầu, hát những điệu ca tụng thần linh, sống trong hoà nhã êm ái không để cho nhân khẩu vượt quá phương tiện sinh nhai vì họ biết lo xa, sợ đói nghèo và chiến tranh…”( Câu Chuyện Triết Học_ Will Durant). Với những quan điểm về “quốc gia lí tưởng” đơn giản và trong sáng như thế, vậy thì tại sao nó chưa bao giờ trở thành hiện thực với trần gian này, để nhân sinh và muôn loại thật sự được hưởng trọn vẹn những giá trị tốt đẹp của cuộc đời? Đó có phải là do vẫn còn những khuyết tật nàođó chăng? Tất cả cuối cùng cũng phải chấp nhận sự tuyệt vọng mà mang theo những dang dở về xã hội lí tưởng như là chút kỉ niệm của một tư tưởng biết trăn trở đến niềm hạnh phúc cho cả xã hội này.
Còn ở nước của Chúa thì sao? Ở nước của Thiên Chúa thì sẽ không còn những người đui mù, câm điếc nữa mà ở Nước Thiên Chúa là những người hạnh phúc, bình an và vui mừng. Nước Thiên Chúa, Nước của bình an và hoan lạc được Thánh Sử nói đến . “Bấy giờ mắt mù sẽ mở, tai người điếc sẽ thông. Bấy giờ què quặt sẽ nhảy nhót tựa hươu nai, lưỡi người câm cũng sẽ reo hò”( câu 37). Và đoạn sách ngôn sứ Isaia có nói: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: "Can đảm lên, đừng sợ!Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. "Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò…(Is 35, 4-7)…Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan vì những gìchính Ta sáng tạo.” Đức Chúa phán như vậy. (Is 65, 17-25)
Qua đoạn sách ngôn sứ Isaia về hình ảnh của Nước Thiên Chúa, ta thấy ở nước ấy những sinh linh dường như phải sống với niềm tin ở Chúa và chỉ sống với nước Chúa chứ chưa thể sống với cuộc đời này đúng theo những giá trị sống lí tưởng thiết thực, vì thực chất ở niềm tin đó con người không thể vượt ra khỏi nỗi ám ảnh của Thưởng và Phạt từ đấng tối cao,và phải cố quên đi những giá trị hằng cửu tổ tông không một chút hối tiếc trong đó có cả niềm tin về chính mình.
Phật giáo có nêu lên một thế giới còn tốt đẹp hơn thế hiện hữu trong vũ trụ này. Nhưng không phải Phật giáo muốn gởi gấm niềm tin nơi thế giới ấy với những gì đề cao và mong ước được sanh đến nơi ấy, mà ngược lại xem nơi ấy như một trong tám ách nạn lớn nhất cho những ai sanh vào. Đó là Uất Đan Việt ( Thắng Xứ) hay còn gọi là Bắc Câu Lô Châu, là một trong Tứ Đại Bộ Châu của vũ trụ này.
Loài người sống ở Châu này không phải vất vả về sinh kế như nhân loại ở các châu khác bởi vì châu này đặc biệt có cội cây NhưÝ. Ai muốn cái gì thì cứ đến đó mà lấy tùy thích. Ở Bắc Câu Lô Châucó rất nhiều trái cây ngon ngọt. Ao hồ thì tràn đầy hoa sen thơm ngát và đủ màu. Ở châu này không có mối lo sợ về thú dữ hay độc trùng. Khí hậu thì ôn hòa mát mẻ, không quá lạnh cũng không quá nóng, không bị bất kì thiên tai hay dịch nạn gì. Ở Châu này không bị nạn đói và cũng không một ai biết cày cấy gieo trồng vì ớđây có giống lúa tự mọc tên Sali, mùi vị của lúa Sali vô cùng thơm. Và cũng ở Châu này có một thứ đá Nhiên Thạch, mỗi lần muốn nấu cơm chỉ việc đặt nồi gạo lên ba viên đá là cơm chín. Ăn cơm Sali không cần đến thức ăn vì khi ăn tâm khởi niệm món nào thì liền được hương vị của món đó. Tại Bắc Câu Lô Châu có những dòng sông rất đẹp và nước rất tinh khiết, hai bên bờ sông có đầy hoa thơm cỏ lạ. Loài người ở Bắc Câu Lô Châu có sức khỏe dồi dào và nhan sắc rất đẹp. Ở đây không bao giờ có xung đột hay tranh chấp nhau. Phụ nữ ởđây rất xinh đẹp. Giọng nói thanh tao du dương. Và đặc biệt họ không đa dục, thỉnh thoảng họ chỉ khởi lên dục cảm trong thời gian một tuần lễ rồi sau đó lạnh đạm hoàn toàn đối với vấn đề tình cảm giới tính và họ cũng không hề khổ sở về chuyện thai nghén. Khi lâm bồn, họ cũng bài tiết những chất dịch nhớt nhúa nhưng hoàn toàn không biết đau. Đúa bé sanh ra bỏ nằm đâu đó không chút bận bịu. Rồi bấtluận nam hay nữ, khi đi ngang chỗ đứa bé nằm đều đưa ngón tay của mình cho bé bú, tự nhiên ngón tay có sữa chảy ra. Thế là đứa bé khoẻ mạnh và lớn lên nhanh chóng. Ba ngày sau khi sanh, đứa trẻ có thể chạy nhảy. Sống đến 1000 tuổi thì mới chết và mỗi lần qua đời không ai thương khóc. Mọi người chỉ quấn chặt tử thi kia lại rồi đem vứt bừa ra đó. Những tử thi không thối rửa ra hôi tanh, những loài đại bàng liền bay đến và nhặt những tử thi đó bay đi nơi khác để ăn.
Đức Phật kết luận người sanh về cõi nàylà một cái nạn, vì ở đấy họ mãi mê tham đắm chỉ biết đắm say theo vật dụng hưởng lạc, không gặp được Phật pháp tu hành, không bao giờ phát đạo tâm và rồi sẽ phải sa đọa. Socrate là người ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và tư tưởng của Platon. Ông quan niệm rất tích cực và có phần giống với quan điểm Phật giáo. Theo ông: “Một xã hội sáng suốt là một xã hội mà trong đó người dân cảm thấy được hưởng quyền lợi thì nhiều, mà bị hạn chế tự do thì ít. Trong xã hội ấy, ăn ngay ở thẳng là giữ đúng quyền lợi và nghĩa vụ mình, an ninh trật tự cũng như thiện chí trong xã hội rất tốt. Để xây dựng một xã hội lớn mạnh tốt đẹp thì mọi người phải nhận thức được đâu là quyền lợi chính đáng, thấu triệt được luật nhân quả, kiểm soát được lòng ham muốn và chịu trách nhiệm đối với bản thân mình để khỏi cảnh hỗn độn tự diệt và đi đến một xã hội kỷ cương. Và tất nhiên, con người phải luôn cố gắng học hỏi và phát triển trí tuệ để ngăn ngừa những tham vọng, si mê bởi tất cả tội lỗi từ vô minh”.
Cảnh giới lí tưởng mà đức Phật đề cao trước hết phảiđược thiết lập trên nhữngđiều kiện có thể hoàn mãn tu tập hay hoàn thiện nhân cách. Đức Phật không xem sự thọ hưởng phước báo là lí tưởng miên trường, nên ý thức tu tập cần phảiđược phát huy triệtđể. Đức Phật nói về cảnh giới Tây phương cực lạc và như là nguồn an lạc vô biên cũng từ sự tu tập mà thể nhập. “Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui… Trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn thứ báu bao bọc giáp vòng… Trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe….Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã. Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.” (Kinh A Di Đà).
Mục tiêu hướngđếnởđây không phải là cố gắng diễn bày ra thế giới vật chất huyễn hoáđể lừa dối những tâm niệm ngây thơ. ĐứcPhật không phải làmột ngườisống trong thế gianđể lợi dụng những giới hạn của thế gian mà hư cấu bày trò. Tâm thức của ngài cũng không phải là tâm thức kẻ phàm tục bị bắt buộc chiều theo cảm quan luận lý. Giáo pháp của Ngài cũng không phải là sản phẩm của tưởng tượng thi vị, sáng tạo nên những hình ảnh mang tính phóng đại hay tô vẻđể mê hoặc mọi người. Cảnh giới Tây Phương chính là mục tiêu giáo dụcý thức tốtđẹp con người hiện tại màđức Phật muốn hướngđến. Để đi đến mục tiêu ấy, cầnphải thực hiện sứ mệnh giảm vơi nỗi khổ và loại bỏ hoàn toàn mọi nhiễmôđến khi đạtđượcđích “vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc”. Con đường hoàn mãn mục tiêu này là pháp Ngũ căn, Ngũ lực, Thất BồĐề Phần và Bát ThánhĐạo.v.v. chứ không gì khác. Ngay cả những loài chim nơi cảnh giới Tây Phương mà cũngđược thâm huân Thánh pháp này, nhờđó mà cóđược phápâm vang vọngđể gieo trồng thiện chủng giải thoát vào từng tâm niệm khắp cả muôn loài. Đây chính là đỉnh cao mà tư tưởng giải thoát Phật giáo hướng đến xây dựng cho nhân gian này. Một nhân gian an ninh và thanh bình mang ý nghĩa tốt đẹp toàn vẹn trước hết với phạm trù xã hội. Một thế giới không chỉ có sự sống chan hoà giữa con người với con người, mà còn hoà điệu một cách tuyệt vời giữa con người với thiên nhiên. Và chính từ nơi đây, sắc thái của tình thương và trí tuệ tuyệt vời được thi thiết một cách trọn vẹn. Thế giới Tây Phương không phải là thế giới mà chúng ta có thể đi vào với cái tâm phàm tục, với tham sân chấp ngã thường tình. Ở đây không phải do tắm rửa sạch sẽ bằng một thứ nước gìđó màđược, cần phải thanh tịnh tâm ý, tập trung tư tưởng, chuyển hoá tư duy thì tự nhiên sẽ thể nhập vào được. Sự tập thành cảnh giới Tây Phương làcả một quá trìnhchuyển biến lâu dài được nuôi dưỡng trong từng khoảnh khắcý niệm.Mục đích của tu tập Phật giáo Tịnh độ là để được sanh về cảnh giới cực lạc, hay tự thân chứng nghiệm cảnh giới tịnh độ khi tâm thanh tịnh. Lúc đó người tu tập hoà nhập vào thể tánh từ bi và trí huệ vô biên củađức Phật A Di Đà. Phật giáo Tịnh độ được lập trên 3 tiêu chí: Tín, Nguyện, Hạnh. Hướng đến xây dựng một nhân gian tốt đẹp hiện tại rất cần ba yếu tố nàyđểhiện thực hoá mục tiêu. Niềm tin là yếu tố quan trọngđể xây dựngđời sống trở nên tốtđẹp. Từý niệm tốtđẹp về một thế giới toàn bích, nhân loại mới mong được hiện hữu nơi đó. Đểđược sống trong hoàn cảnh tốtđẹpđó, theo đức Phật trước hết phải loại bỏđược những tạp niệmđan xen của các thứ Tham- Sân- Si và tất cả tâm pháp bất thiện. “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào phát tâm trì niệm danh hiệu Phật từ một ngày cho đến bảy ngày mà kiên định chuyên nhất không tán loạn thì sẽđược sanh về thế giớiấy sau khi lâm chung ” ( Kinh A Di Đà). Niềm tin ấy nghe qua rất kinh điển, nhưng đó lại là tiềnđềđểđi vào thế giới của tâm nguyện và trải nghiệm chân thật với cuộcđờiđể hiển bày những giá trịđích thực. Cái niềm tin được trao cóđịnh hướng của tình thương và trí tuệ tăng thượng chứ không mông lung ấu trĩ. Và chính chất liệu vô cùng tốtđẹpấyđã hình thành nên biết bao nhân cách tươi sáng. Câu chuyện về cách giáo dục rất tinh tế của một vị Thầy giúp cho đệ tử chuyển hoá cuộc sống của chính mìnhđược thấy trong đời sống tế nhị thiền môn sau đây là bằng chứng của con đường thiết thựcấy:
Một chú tiểu có tánh xấu hay ăn cắp vặt. Bao nhiêu lầnđại chúng phiền trách về những thói xấuđó nhưng chú vẫn tánh nào tật nấy. Đại chúng không một ai chịu nỗi khi phải sống với một con người xấu xa như thế nên không ai chấp nhận cho chú tiếp tục sống cùngđại chúng nữa. Tất cảđều thỉnhý lên sư phụ, nếu không đuổi chúấy ra khỏi chúng thì tất cả sẽ rời khỏi chùa. Sư phụ trầm lắng nhẹ lời. Tất cả chúng con có thể ra đi vì Thầy không thểđuổi chúấyđược, bởi lẽ chúấy sẽ không thể sốngởđâu được ngoài chỗ này. Các con đều ngoan nên đi đâu các con cũng có thể sốngđược, vì vậy Thầy không phải lo cho các con. Từđó về sau, chú tiểu thây đổi hoàn toàn tính nết của mình và trở thành một chú tiểu rất dễ thương ngoan ngoãn nhờ cóđược niềm tin sống tốtđẹp mà vị Thầy thân yêu đã dành cho. Một khi đã có niềm tin để hướngđến sự tốtđẹp thì dù chỉ với cây gậy và chiếc nón mà Thiện TàiĐồng Tửđã nhậnđượcở sư Phật Quang thôi, cũng có thể biến thành phương tiện linh thông mà thể hiện tánhđức trí tuệ và từ bi đểđi vào dòng hiện hữu như một nguồn sáng bất tuyệt.
Cực Lạc là cõi nước thành tựu chí nguyện thực hiện giấc mơ hạnh phúc cho xã hội nhân sinh bằng con đường chuyển hoá tâm thức. Con đường thực hiện xã hội bìnhđẳng thông qua Giới- Định- Tuệ giải thoát. Cơ sởđể hiện thực hoá công trìnhkiến thiết xã hộiđược dựa trên thiện tâm và giải thoát tâm. Ởđây đặc biệt chú trọngđếnđóng góp tích cực từ sự giải thoát của từng chúng sanh và chảy xuyên suốt trong lòng xã hội. Đây là con đường thiết thựcđể hướngđến tương lai xây dựng cõi TịnhĐộđượcđịnhđoạt ngay chính thực tại trần gian này. Thế nên chư Tổđãđưa tư tưởng này vào những lời kệđộ sanh bằng con đườngứng phúđạo tràng một cách tài tình mong gieo vào nguồn tâm thức tất cả những giá trị triết lí giải thoát thực tại:
“ Mạcđạo Tây phương viễn,
Tây phương tại mục tiền,
Di Đà thuỳ tiếp dẫn,
Vô diệt diệc vô sanh.”
Cuộc đời được nối tiếp nhau liên tục trong từng khoảng khắc của sự sống. Khi giấc mơ ảo vọng tan biến thì sẽ hiện ra một thật thể tuyệt vời. Để nhận ra được thế giới ảo vọng mà ta từng sống, để nhận ra những tư tưởng méo mó mà ta đã từng vì nó phải chịu bao sự khổ thì cần trải qua một tiến trình thể nghiệm chân lý. Ham muốn với mọi thứ trong thế giới này đều dẫnđến sự thất vọng. Đức Phật dạy rằng “ham muốn là nguồn gốc của mọi đau khổ”. Như vậy, để thực nghiệmchân lý, cần loại bỏ dần ham muốn cho đến khi hoàn mãn. Khi nào còn hiện hữu củaham muốn thì chắc chắn cònrơi vào thế giới ảo vọng, và bị nó vùi dập. Vì thế hình thức của cảnh giới Cực Lạc chắc chắn không phải làđể khơi dậy những ham muốn, mà là biểu tượng của sự tốtđẹp cả về hai mặt Thể và Tướng giải thoát. Cuối cùng, sự hoàn mãn tối hậu cuộc sống làvượt qua những vết thương của tâm thức để trở về thể nhập với chính mình. Những gì trống vắng mất mát sẽ được bù đắp, nhữngchia rẻ sẽ được hàn gắn, mọi tuyệt vọng sẽ được tháo gỡ bởi tất cả mọi chân thật được hé mở trong đời sống thực tại giải thoát. Hạt mầm không thể nảy sinh nếu nó không được gieo xuống đất cứng, như hạnh phúc liềnđến sau khi sự đau khổ không còn. Có thể sự đau khổ chính là chất liệu tốt của sự trong sạch vĩ đại, là điều kiện cần thiết để tẩy rửa đi tất cả những gì không tinh khiết trong tâm thức sinh linh. Khi tâm thức loại bỏđược mọi uế trược thì hiển nhiên cảnh Tịnhđộ sẽ hiện thành và lan truyền khắp mọi không gian và thời gian vô tận.
Sống an vui với thực tại tươi đẹp dù là nhỏ nhưng là giải thoát lớn. Và khi đạtđược giải thoát thì không chỉ tự mìnhđang hưởng trọn vẹn nétđẹp mà còn sẽ là nétđẹp cho cả cuộcđời như chú bướm vàngđang tự tại nơi vườn hoa giải thoát. Như thế chính làđã thiết lập những giá trị sống xây dựng cõi TịnhĐộ hiện tiền mà tư tưởng Phật giáo muốn thiết lập. Điềuđó cũngđãđược thi vị hoá bằng lời thơđầy sắc mầu hoa đẹp như sau:
"Trang nghiêm Tịnh Độ
Nơi cõi Ta Bà
Đất tâm thanh tịnh
Hiển lộ ngàn hoa" -Nhất Hạnh.
Có lẽ nỗiámảnh lớn nhất của nhân sinh là tai nạn, bệnh tật và khổđau; vàước mơ lớn nhất của nhân sinh chính là niềm an lạc và hạnh phúc miên trường. Cảnh giới Cực Lạc là miềnước mơ lí tưởng không có sự hiện hữu của bất cứ sự khổ nào. Không hề viễn tưởng mà cảnh giớiấyđược xây dựng thành hệ thống tư tưởng từ nhà văn hoá bậc nhất của thế gian này nhưđức Phật. Nếu tất cảđều hướng về thế giớiấy vớiđầyđủ Tín- Hạnh- Nguyện thì cảnh giới hạnh phúc có thể xây dựng một cách tốtđẹp ngay tại thế gian này. Đó làước mong lớn nhất và làước mong của tất cả những ai yêu thương cuộcđời này và yêu thương cả muôn loại trong khắp hoàn vũ này.