Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Độ Tông, tác giả Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch

07/11/201404:05(Xem: 10858)
Tịnh Độ Tông, tác giả Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch


A_Di_Da_Phat_8


Tịnh Độ Tông
 Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch

***





LỜI GIỚI THIỆU

 

Gần hai chục năm nay, từ khi Tổ Đình Từ Quang, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới được thành lập, đạo hữu Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch thường đến lễ Phật và tụng kinh đều đặn. Hơn nữa, đạo hữu cũng tích cực tham gia vào việc Hoằng Pháp. Ngoài những bài tham luận trong các khóa Nghiên Tu An Cư hàng năm, do Giáo hội tổ chức, đạo hữu Hiển Mật vẫn thường đóng góp, nói về Phật Pháp, sau thời thuyết giảng của Hòa Thượng Thượng Thủ, vào ngày chủ nhật.

 

Chúng tôi biết đạo hữu Hiển Mật là một Phật tử siêng năng nghiên cứu kinh sách và chịu khó tu tập. Trước đây, đạo hữu đã biên soạn ba cuốn Pháp Tuyển, Pháp Tuyển Tân Tu, Six Sermons du Boud dha và dịch quyển Chià Khoá Học Phật của Thiền sư Thích Thanh Từ sang tiếng Anh, dưới tựa đề The Key to Buddhism. Nay đạo hữu lại lựa chọn vài bài nói chuyện về pháp môn niệm Phật của mình, xếp đặt và chỉnh đốn lại để in thành sách.

Chúng tôi, trong ban Hoằng Pháp của Tổ Đình, vô cùng hoan hỷ thấy công việc đã hoàn mãn, với 18 bài. Mỗi bài có một chủ đề rõ ràng, lời văn ngắn gọn và dễ hiểu.

Chúng tôi xin ca ngợi việc làm của đạo hữu Hiển Mật và trân trọng giới thiệu với đọc giả, như một thiện duyên để tìm hiểu về pháp môn niệm Phật, hoặc như những lời khuyến tấn để kiên trì tu tập.

 

Chúng tôi tin rằng quý vị sẽ được lợi lạc với cuốn sách này.

Tổ Đình Từ Quang, ngày 06 tháng 03 năm 2006

Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú

 

 

LỜI TỰA

Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!

 

Thực ra, nếu đạt được nhất tâm thì rất quí. Nhưng nếu chưa đạt được nhất tâm thì cũng không nên vì thế mà chán nản hay bỏ cuộc. Tại sao? Vì điều kiện tất yếu để được về Cực Lạc không phải là niệm Phật đến độ nhất tâm! Tại sao? Vì Cực Lạc vốn là một Phật Học Viện rất lớn, lớn đến độ có thể thâu nhận tất cả những người cầu sinh về đó. Hơn nữa, ở Cực Lạc lại có đủ chín phẩm, từ thấp đến cao, để thích ứng với trình độ của mỗi người. Do đó, muốn về Cực Lạc không cần phải có những thành tích xuất sắc, như tịnh nghiệp hoặc nhất tâm, mà chỉ cần tin tưởng có cõi Cực Lạc và tha thiết nguyện sinh về đó.

Người có tín sâu, nguyện thiết, lại chịu khó niệm Phật, thì dù tội nặng, tâm loạn cũng được vãng sinh về phẩm trật xứng hợp với đạo hạnh của mình. Bậc phát tâm bồ đề, tinh thông Phật pháp, lại sạch nghiệp, không tình thì sẽ được đón về Thượng phẩm thương sinh. Người chỉ biết Phật hiệu và cõi Cực Lạc, lại tội nhiều, công ít thì được đưa về Hạ phẩm hạ sinh. Ai không thuộc hai diện nói trên thì sẽ được chuyển qua bẩy phẩm còn lại.

Nói như vậy, không có nghiã là không cần chuyên tâm niệm Phật, mà chỉ muốn nhắc nhở chúng ta rằng, phải tha thiết nguyện sinh Cực Lạc. Tại sao? Vì muốn được vãng sinh, phải có tín, nguyện. Còn muốn cầu Phật đạo, phải đạt nhất tâm.

Tiếc rằng có nhiều tín hữu chưa rõ lý này, nên tôi mới phát tâm gom góp một số bài nói chuyện của tôi về môn niệm Phật và ba nghi thức tụng niệm thịnh hành tại Gia Nã Đại, soạn thành cuốn "Tịnh Độ Tông" này, ngưỡng mong có thể giúp ích ít nhiều cho bạn đồng tu.

Montréal, ngày 16-02-2006

Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch 


MỤC LỤC
Mục lục 1
Lời giới thiệu 2
Lời tựa 3
Tịnh Độ tông 5
48 lời nguyện của Phật A Di Đà 11
Điều kiện vãng sinh Cực Lạc 21
Niệm Phật luận 29
Niệm Phật yếu lược 37
Niệm Phật và sáu ba la mật 40
Yếu chỉ niệm Phật 41
Bí quyết niệm Phật 53
Nghi thức chuyên tu Tịnh Độ 71
Nghi thức thanh tu Tịnh Độ 82
Nghi thức niệm Phật rút gọn 99
Thiền tịnh song tu 101
Vài nghi vấn về Tịnh Độ 111
Người có tội có được vãng sinh không? 129
Tây Phương du ký 131
Trợ niệm vãng sinh 138
Cầu siêu 148
Cầu nguyện 161
Giải nghĩa chữ khó 180


Kính mời xem nội dung sách dưới dạng:

Tịnh Độ Tông, tác giả Hiển Mật Đỗ Hữu Trạch








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 4148)
Dòng sanh tử giống như một dòng nước lũ quá mạnh. Người nào không gan dạ không vững bền thì sẽ bị nó cuốn phăng đi. Vì vậy mỗi người phải gan dạ, vững vàng để vượt lên, đừng để cuốn đi.
01/09/2018(Xem: 5733)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
17/08/2018(Xem: 4725)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Đức Phật trả lời: - Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất! Phừng phừng lửa giận nóng thiêu Lời buông tiếng thốt bao điều ác hung Như gươm sắc bén vô cùng Đâm thâm chém hiểm chập chùng khổ đau!
24/06/2018(Xem: 7289)
Lời người viết: Tôi thường được dạy rằng , nếu học mà không tư duy và không có đủ căn cơ để nhận thức vấn đề một cách sâu sắc và thực hành tinh tấn với khả năng mình có mà chỉ chép ra hay học thuộc những gì các nhà bác học , giác ngộ thuyết giảng thì đó là đang uống những toa thuốc gia truyền và đôi khi sẽ bị dị ứng và phản ứng tai hại cho cơ thể.
28/04/2018(Xem: 7323)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
15/03/2018(Xem: 14681)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
05/03/2018(Xem: 5681)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
21/11/2017(Xem: 9574)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
12/11/2017(Xem: 17995)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
12/08/2017(Xem: 5452)
1) Phật A-Di-Đà có hào quang vô lượng và thọ mạng vô cùng chính là Phật tánh của ta và tất cả chúng sanh. Đây là nói về mặt Lí tánh. Nhưng nói về mặt Sự tướng thì có đức Phật A-di-đà là Giáo Chủ cõi Tây phương Cực lạc (cũng như có Phật Thích-ca là Giáo chủ cõi Ta-bà của chúng ta). 2) Nói về mặt Lí tánh thì cõi Cực Lạc (cũng như cõi Ta-bà) không ngoài Chân tâm của ta, nhưng nói vế Sự tướng thì thật có cõi Tịnh độ ở Tây phương (cũng như cõi Ta-bà ở đây)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567