Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ lục

14/12/201206:20(Xem: 6119)
Phụ lục

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Phụ lục

Người nội trợ gia đình tu đạo Bồ-tát như thế nào trong cuộc sống hàng ngày

Mỗi ngày, làm công việc giống nhau thì nhất định sẽ cảm thấy buồn chán tẻ nhạt, đặc biệt là các bà nội trợ gia đình dường như quần quật suốt ngày với vô số công việc, vì không giải thoát được nên có rất nhiềungười đều cảm thấy buồn khổ. Nếu như mọi người biết chuyển đổi quan niệm này thì làm việc sẽ rất vui vẻ. Theo quan niệm phàm phu vì chấp có cái ta; ta làm việc, ta rất cực khổ, vì sao suốt ngày mình làm tôi đòi cho mọi người, càng nghĩ càng buồn phiền. Nếu mọi người học theo đạo Bồ-tát phát đại thệ nguyện phải độ khắp chúng sinh thì cách nghĩ, cách nhìn sẽ không khác.

Hành đạo Bồ-tát, trước tiên là phải tu Bố thí Ba-la-mật. Bồ-tát nội trợ trong gia đình phục vụ cho cả nhà chính là Bố thí Ba-la-mật. Bố thí có ba loại là tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí có nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là chỉ cho người đi làm kiếm tiền bên ngoài đem về cung cấp sinh hoạt cho cả gia đình. Nội tài là đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho cả nhà. Người làm công việc nhà có đầy đủ ba loại bố thí này. Chúng ta sắp xếp làm việc nhà gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ khiếncho người nhà dễ chịu, hàng xóm khâm phục, đây là Trì giới Ba-la-mật; trì giới chính là giữ phép tắc. Chúng ta làm việc bằng tâm nhẫn nại, làmkhông mỏi mệt, tức là Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Mỗi ngày chúng ta thường xuyên sửa đổi, hi vọng ngày mai làm tốt hơn ngày hôm nay, đây là Tinh tấn Ba-la-mật. Mặc dù mỗi ngày chúng ta làm rất nhiều việc nhà, nhưng tâm thanh tịnh không nhiễm chút bụi trần, tức là Thiền định Ba-la-mật. Tâm thanh tịnh thì phát sinh trí tuệ, pháp hỉ sung mãn là Bát-nhã Ba-la-mật. Khi giác ngộ rồi thì chúng ta làm việc lau bàn, quét nhà, giặt giũ, nấu ăn đều thành tựu viên mãn sáu pháp Ba-la-mật của Bồ-tát. Đây chính là Thiện Tài đồng tử đã biểu diễn cách học hạnh Bồ-tát, tu đạo Bồ-tát trong kinh Hoa Nghiêm.

Chúng ta làm tốt việc nhà là làm tấm gương cho tất cả các bà nội trợ ởthế gian, mẫu mực cho mọi người trong gia đình. Việc này có thể độ đượcngười hàng xóm, rộng ra ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, thế giới, cho đến khắp hư không pháp giới. Lúc này, chúng ta mới hiểu được Bồ-tát ở ngay trong nhà là lau bàn, quét nhà, giặt giũ, nấu ăn vốn là đại nguyện,đại hạnh, làm việc độ khắp tất cả chúng sinh khắp hư không pháp giới. Đây là học Phật, là chánh niệm, là thật tướng các pháp. Nếu chúng ta quán được như vậy thì pháp hỷ sung mãn, làm sao khởi phiền não được. Tu học Phật pháp nhất định phải đạt được ngay trong cuộc sống thực tại, chúng ta không đạt được thì vô ích. Nếu chúng ta hiểu rõ điều này thì suy ra các điều khác, làm trong công ty cũng là tu sáu Ba-la-mật. Bồ-tátở mọi ngành mọi nghề thị hiện ra nam, nữ, già, trẻ thân phận không giống nhau đều trong môi trường tu học tất cả đều bình đẳng giống nhau, đều đứng hạng nhất không có hạng nhì.

Pháp mười niệm tinh yếu

Mọi người đề nghị tôi đem những điều thuyết giảng tóm tắt thành pháp mười niệm làm phép tắc thường ngày cho người học Tịnh tông từ nay về sautự tu và cộng tu. Điều này xin nói như sau:

A. Tự tu: Là phương pháp trong một ngày, chúng ta niệm mười tiếng danh hiệu Phật đủ chín lần. Nghĩa là sángsớm thức dậy niệm một lần và trước khi đi ngủ niệm một lần, ngày ăn ba bữa, mỗi bữa ăn niệm một lần, buổi sáng trước khi bắt đầu làm việc niệm một lần, đến khi nghỉ niệm một lần, buổi chiều bắt đầu làm việc niệm mộtlần, đến lúc nghỉ niệm một lần; tổng cộng là chín lần. Mỗi lần xưng niệm mười tiếng, bốn chữ hoặc sáu chữ danh hiệu Di-đà. Chúng ta nên có định khóa thường ngày theo đó mà thực hành.

B. Cộng tu:Mọi người tập hợp lại, không có nghi thức đặc biệt như giảng kinh, khai hội, dùng cơm v.v… Lúc bắt đầu ở chung làm việc, nên thực hành pháp mười niệm này; cũng tức là cùng đại chúng chắp tay đồng niệm mười tiếng Nam mô A-di-đà Phật. Sau đóbắt đầu hoạt động, làm các việc như tụng kinh, khai hội, dùng cơm v.v…

Theo pháp mười niệm này, tự tu và cộng tu đều được lợi ích đặc biệt, tôi thử nêu ra như sau:

1. Pháp này đơn giản dễ thực hành, ít tốn thời gian mà được hiệu quả lớn, thực sự rất quan trọng, có thể phổ biến rộng rãi lâu dài.

2. Phương pháp có hiệu quả cụ thể trong “gia đình Phật pháp”. Thực hành ngày ba bữa ăn trong gia đình thì thành viên cả nhà dù tin hay không tin đều phải giữ gìn không bỏ; lại có lợi ích rất nhiều là Phật hóa bạn bè, thân thuộc, làng xóm rộng đến khắp xã hội.

3. Nhờ đơn giản dễ thực hành, một ngày chín lần, từ sáng đến tối, niệm Phật không dừng. Nếp sống sinh hoạt mỗi ngày, niệm Phật liên tục, ngày này sang ngày khác. Lâu dần được như vậy thì khí chất, tâm tính củangười thực hành sẽ dần dần hiện ra thanh tịnh, tín tâm và pháp lạc phátsinh, phước lớn vô cùng.

4. Nếu có thể tùy thuận đích thân họa theo mà xưng niệm mười tiếng danh hiệu Phật cũng trừ bỏ được tạp nhiễm, lắng tâm thanh tịnh, tâm thầnđược định, chuyên tâm hành đạo và làm dễ thành tựu, được Phật phù hộ gặp điều an lành, công đức không thể nghĩ bàn.

5. Tự tu và cộng tu cùng giúp đỡ hòa hợp với nhau, tích tập tư lương thì nhất định mỗi người đều được vãng sanh, cùng làm sự nghiệp lớn của Bồ-tát, cũng cùng thành tựu.

6. Pháp này có thể lấy hai tên để gọi, đó là:

a. Tịnh nghiệp gia hành thập niệm pháp: Đối với người đã tu theo thời khóa nhất định, có thể thực hành thêm pháp này.

b. Giản yếu tất sinh thập niệm pháp: Là pháp thích hợp với người học Tịnh tông hiện nay cho đến sau này, phần đông không có thời khóa cố định. Bởi vì, xã hội ngày nay thay đổi, bận rộn không có thời gian, tìnhhình trở ngại khó khăn nhiều. Nhưng pháp này dễ tập hợp tư lương Tín, Nguyện, Hạnh bình dị đầy đủ, rất phù hợp với tiêu chuẩn “thu nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương tục”.

Vì mỗi lần niệm Phật thời gian ngắn, dễ nhiếp tâm và không lười biếng; lại đem công hạnh chín lần niệm Phật chia đều nhau suốt cả ngày, thân tâm cả ngày buộc phải niệm Phật, cũng tức là trong sinh hoạt cả ngày niệm Phật, đó gọi là “niệm Phật sinh hoạt hóa”.

Nói tóm lại, pháp này đơn giản và nhẹ nhàng, chẳng chút vướng mắc cựckhổ khó khăn. Nếu pháp này được lưu hành rộng rãi thì may mắn cho ngườihọc tịnh nghiệp xiết bao! May mắn cho chúng sinh đời vị lai biết bao! Chư Phật hoan hỉ.

Nam mô A-di-đà Phật.

Năm 1994, ngày chư Phật hoan hỉ, bốn chúng của Tịnh Tông Hội Học ở nước Mỹ cùng nhau kính khuyên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 3826)
Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?
05/04/2012(Xem: 4938)
Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.
03/04/2012(Xem: 3850)
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
03/04/2012(Xem: 4216)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện: *TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm) *HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân) * NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)
03/04/2012(Xem: 6444)
Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
26/03/2012(Xem: 5801)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
21/03/2012(Xem: 3696)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả. Tập “Pháp môn niệm Phật” này, chuyên nói về sự niệm Phật. Hành giả nào muốn mau thành Phật không gì qua niệm Phật. Nên biết sáu chữ Hồng danh chẳng luận già trẻ, trai gái, sang hèn, nghèo giàu, kẻ mua gánh bán bưng, kẻ đi bộ, người chèo thuyền, đều niệm Phật được. Nhưng phải phát nguyện sau khi lâm chung thần thức được vãng sanh về Cực lạc, liên hoa hóa sanh. Lại nữa, ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi, muốn viên mãn phước huệ, những ai phát Bồ-đề tâm cầu thành Phật, nguyện độ chúng sanh, đều phải chuyên tu niệm Phật.
19/03/2012(Xem: 9325)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
04/03/2012(Xem: 7539)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
20/02/2012(Xem: 6185)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]