Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Ba điều quan trọng cần phải làm

14/12/201206:20(Xem: 5566)
Chương 10: Ba điều quan trọng cần phải làm

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương 10
Ba điều quan trọng cần phải làm


Làm đệ tử Phật có ba điều quan trọng trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cần phải làm, mỗi ngày đều không thể thiếu.

1. Đọc tụng

Đọc kinh là cầm bản kinh gọi là đọc. Khi bạn học thuộc lòng không cần cầm bổn gọi là tụng.

Mục đích đọc tụng để làm gì? Là không quên lời Đức Phật dạy, luôn luôn nhớ đến lời Phật dạy dành cho mình, cũng chính là nói điều nào nên làm, điều nào không nên làm.

2. Tu hành

Tu hành là chúng ta khi khởi tâm động niệm, nếu ý nghĩ này Đức Phật không cho phép thì vừa khởi lên, chúng ta hãy mau ngăn chặn nó. Tu là sửa đổi. Hành là hành vi. Tư tưởng, kiến giải, lời nói, hành vi của chúng ta có lỗi lầm. Từ lỗi lầm này, chúng ta lấy lời Phật dạy làm tiêu chuẩn để sửa đổi lỗi lầm thì gọi là tu hành. Cho nên tu hành là thường xuyên tỉnh giác khi khởi tâm động niệm, lời nói, hành động phải biết những lỗi lầm của mình.

Đạo Phật thường nói “khai ngộ”. Có rất nhiều người cho khai ngộ là điều rất sâu xa, kỳ diệu, không thể nghĩ bàn; kỳ thật đều là lừa dối người. Thế nào gọi là khai ngộ? Chúng ta tự biết lỗi lầm của mình, biết khuyết điểm của mình, là chúng ta giác ngộ; đó là khai ngộ. Nếu chúng takhông biết khuyết điểm của mình là bị mê hoặc, điên đảo. Khi tự mình biết sửa đổi khuyết điểm, lầm lỗi, gọi là “chân tu”. Đây mới là tu hành.

Cung kính người thiện, ưa thích việc tốt thì trở thành người tốt; đâygọi là người có đức. Tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, đại từ đại bi, gọi là “đắc đạo”, đều ở trong cuộc sống thường ngày, có gì mà huyền diệu? Cógì mà kỳ lạ? Cho nên chúng ta phải cẩn thận phản tỉnh, kiểm điểm, sửa đổi hành vi, mỗi ngày phải làm, luôn luôn nên làm.

3/ Diễn thuyết cho người

Diễn là biểu diễn, cũng là lúc chúng ta thường giảng dạy và học tập. Phật, Bồ-tát là tấm gương sáng, mẫu mực tốt nhất cho chúng sinh trong chín pháp pháp giới[4]. Các ngài làm tấm gương, làm mẫu mực cho chúng ta. Các ngài biểu diễn cho chúng ta thấy. Biểu diễn điều gì? Không phải bảo bạn biểu diễn trên sâu khấu mà ngay trong cuộc sống chínhlà biểu diễn, làm việc là biểu diễn, đối nhân xử thế, giao tiếp cũng làbiểu diễn; lời nói, hành động cũng đều là biểu diễn để làm tấm gương tốt cho người khác họ nhìn thấy sinh tâm kính ngưỡng, học tập; đây là diễn.

Thuyết là giảng kinh, thuyết pháp. Phạm vi giảng kinh, thuyết pháp rất rộng. Trong kinh thường dạy không nhất định bảo bạn phải đọc hết tấtcả kinh, một câu hay nửa bài kệ trong kinh cũng được. Nửa bài kệ là haicâu, bất cứ lúc nào hễ gặp mọi người thì chúng ta khuyên họ. Người thiện căn thành thục thì khuyên họ niệm Phật; người thiện căn chưa thànhthục thì khuyên họ đoạn ác tu thiện, tự cầu nhiều phước.

Ví dụ khi bạn bè gặp mặt nhau, chúng ta hỏi họ có muốn phát tài không? Tôi biết cách phát tài, bạn muốn nghe không? Điều này họ rất thích, trúng ý của họ làm cho tinh thần họ phấn khởi, lập tức hỏi ngay: “Làm thế nào được phát tài?”. Là tu bố thí tài thì được giàu sang. Phạm vi bố thí tài rất rộng, không phải bảo chúng ta đem tiền của đến các chùa dâng cúng, như thế là sai rồi mà chúng ta đem tài vật của mình đónggóp vào việc thiện, có thể làm lợi ích xã hội, lợi ích mọi người. Đó chính là bố thí thật sự.

Ba điều này, Đức Phật thường giảng trong tất cả các kinh “thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người”. Chúng ta phải hiểu được ý của Đức Phật, phải hiểu thế nào để thực hành, mới có thể thật sự thụ hưởng được sự lợi ích của Phật pháp. Còn có một việc quan trọng nữa là “chúng vụ” mà trong kinh Đức Phật thường dạy, chúng ta hiểu sai điều này rất trầm trọng.

Chúng vụ là gì? Người ưa thích làm việc, thích sự nghiệp kinh doanh gầy dựng, tạo nhiều sự nghiệp. Phật dạy đây là việc sai lầm mà trong kinh thường nói đến. Đức Phật nêu ra một ví dụ: Nếu có Bồ-tát (Bồ-tát này ngu si không có trí tuệ) kinh doanh sự nghiệp rất nhiều. Tôi nêu ra ví dụ, giống như xây tháp báu, ý nghĩa này cùng xây đạo tràng gần giống nhau. Người xưa thường nói xây tháp cúng Phật, phước báo vô cùng. Đức Phật bảo: “Người này tu phước, cho dù xây tháp bảy báu khắp cả tam thiênđại thiên thế giới, Ta gặp Bồ-tát này vẫn không sinh tâm hoan hỉ, họ cũng chưa thật sự cúng dường Ta, cũng không cung kính Ta”.

Chúng ta đọc đoạn kinh văn này, chợt nhớ đến thời đại vua Lương Võ Đế. Khi tổ Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc- ngài chính là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Lương Võ Đế là Bồ-tát tại gia đã thọ giới Bồ-tát. Vua thích làm việc xây chùa tiếp độ chúng tăng, ông đi đến đâu cũng xây chùa, tổng cộng có bốn trăm tám mươi ngôi chùa, đều là những ngôi chùa rất nổi tiếng. Nam Triều có bốn trăm tám mươi ngôi chùa. Vua cũng thích khuyên mọi người xuất gia. Nhà vua độ người xuất gia tổng cộng vài chục vạn người. Ông ta nhờ làm vua và giàu có nên đủ điều kiện xây chùa và cúng dường người xuất gia.

Khi tổ Đạt-ma gặp mặt vua. Vua Lương Võ Đế cảm thấy mình đáng kiêu ngạo, đáng được khoe khoang, liền khoe với Tổ sư làm rất nhiều việc như thế và hỏi:

- Công đức của trẫm có nhiều không?

Tổ Đạt-ma là người trung thực, đúng như trong kinh dạy: “Tâm thanh tịnh thuyết pháp cho chúng sinh”. Tổ trả lời một câu rất đúng sự thực:

- Không có công đức gì cả!

Vua Lương Võ Đế nghe Tổ nói rất buồn như gáo nước lạnh tạt vào mặt. Thế là hết, vua không hộ pháp cho Tổ nữa. Tổ đành đến chùa Thiếu Lâm ngồi thiền xây mặt vào vách suốt chín năm đợi ngài Huệ Khả đến truyền pháp.

Nếu như lúc đó, tổ Đạt-ma thuận theo nhân tình mà nói: “Công đức của bệ hạ rất lớn” thì Lương Võ Đế sẽ không trở thành vị hộ pháp đắc lực choTổ sư hay sao? Nhưng một người tu đạo chân chánh, hoàn toàn không vì danh lợi mà nói pháp thành phi pháp. Tổ nói đúng chánh pháp, nên Lương Võ Đế xây bốn trăm tám mươi ngôi chùa đều không có công đức. Trong kinh Đức Phật dạy: “Dù xây tháp bảy báu khắp cả tam thiên đại thiên thế giới,cũng không có công đức”.

Đạo lý ở đâu? Là tôi vừa giảng “không có lợi ích chân thật”. Việc làmnày không có lợi ích thật sự, không đúng pháp, không thể thoát khỏi sinh tử cũng không thể chứng Niết-bàn. Những việc này nói cho dễ nghe lànói có chút phước báo, nhưng phước báo hữu lậu trong sáu đường chúng sinh chẳng có liên quan đến công đức. Vì thế, Đức Phật dạy những pháp cho Bồ-tát thì nhất định phải tương ứng với Ba-la-mật. Như trước đã nói công đức xây tháp bảy báu khắp cả tam thiên đại thiên thế giới không bằng “thọ trì, đọc tụng, giảng nói cho người”, cho đến thọ trì bốn câu kệ mà trong kinh Kim cang thường nói. Kinh Kim cangdùng thí dụ để so sánh như thế rất nhiều.

Kinh Vô Lượng Thọnói rất hay: “Nếu như người cúng dường chothánh nhân nhiều như số cát sông Hằng cũng không bằng phát tâm dũng mãnh cầu Chánh Giác”. Thánh nhân Tiểu thừa là A-la-hán, thánh nhân Đại thừa là bồ-tát Địa thượng, bồ-tát Đẳng giác, chư Phật Như Lai. Chúng ta cúng dường những vị này nhiều như số cát sông Hằng, nhưng Đức Phật bảo không bằng niệm Phật cầu sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Vì sao? Vìniệm Phật cầu sanh về thế giới Cực Lạc là lợi ích chân thật, lợi ích mãi mãi. Khi sinh về thế giới Cực Lạc chứng tam bất thoái[5]viên mãn thì trong một đời sẽ thành Phật.

Cho dù bạn chưa thành Phật, nhưng khi sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc làm Bồ-tát thì bạn là bồ-tát A-duy-việt-trí[6].Bạn có trí tuệ, có thần thông, có năng lực độ chúng sinh có duyên với bạn ở khắp hư không pháp giới, bạn có khả năng giúp đỡ họ. Nếu bạn hầu hạ thánh chúng nhiều như số cát sông Hằng thì chỉ tu một chút phước thôi. Trí tuệ, đức năng của bạn không thể hiện ra; chẳng những bạn khôngthể độ chúng sinh mà độ mình cũng không xong. Câu này đại sư Lục Tổ nóirất hay: “Việc lớn sinh tử, phước không thể cứu”. Cho dù phước báo lớn cũng không thể giúp bạn thoát khỏi sinh tử, vẫn ở trong luân hồi.

Chúng ta muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi phải tu nhiều công đức mới được. Công đức thù thắng đứng đầu vẫn không gì bằng niệm Phật cầu sinh về Tịnh độ. Vì sao chúng ta không phát được tâm nguyện thù thắng? Vì tậpkhí phiền não còn rất nặng vẫn chưa đoạn được, tâm không thanh tịnh. Đây chính là tập khí nghiệp chướng của chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay quá nặng, nó gây chướng ngại cho chúng ta.

Chúng ta muốn tâm thanh tịnh, muốn tương ứng với Phật, nhưng làm thì không được. Làm không được, vì sao lại gặp được pháp môn này? Tại sao lại gặp bộ kinh này? Nói cách khác, chúng ta gặp được pháp môn này, gặp được bộ kinh này là nhờ thiện căn, phước đức và nhân duyên của chúng ta đã thành thục. Sau khi gặp rồi muốn làm mà không làm được là do nghiệp chướng của mình rất nặng. Tuy đầy đủ nhân duyên, nhưng vẫn có chút chướng ngại, chỉ cần trừ bỏ chướng ngại này thì chúng ta sẽ thành công.

Chúng ta dùng phương pháp nào để trừ bỏ chướng ngại? Đọc tụng. Nếu cóvài bạn đồng tu cùng chí hướng, thường nghiên cứu thảo luận, đừng ngại xấu hổ khi tự mình nói ra lỗi lầm, phát lộ sám hối. Vài ba người bạn tốt, hai bên thật sự kiểm điểm những khuyết điểm lẫn nhau. Mọi người cùng thảo luận bàn bạc để khắc phục tập khí phiền não.

Thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta trong đời này thành thục, gặp một chút chướng ngại thì trừ nó đi là thành công, then chốt ở chỗ này. Vì thế, chúng ta phải nhớ kỹ ba câu Phật dạy: “Thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người”, công đức này không biết lớn hơn bao nhiêu lần việc vua Lương Võ Đế suốt đời xây bốn trăm tám mươi ngôi chùa. Trongkinh Đức Phật dạy: “Nếu có người nào xây tháp bảy báu khắp cả tam thiênđại thiên thế giới thì họ cũng không bằng người thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người”.

Lời Đức Phật dạy, câu nào cũng là sự thật, trong các vị và bản thân tôi cũng như thế, vì ai cũng còn tập khí rất nặng, muốn sửa đổi lại rất khó sửa được. Cái lợi của tôi là hằng ngày giảng kinh cho mọi người nên tôi có cơ hội để phản tỉnh mình. Nếu như không giảng nói cho người, bạn ít có cơ hội xét lại mình và khuyên người khác, đương nhiên cũng là khuyên mình; đây là đạo lý nhất định. Vì thế, tôi mong muốn mọi người tuân theo phương hướng này, mục tiêu này, chăm chỉ nỗ lực tu hành. Chúngta cùng nhau tập hợp trong ba ngày rất có ý nghĩa, cùng giúp đỡ nhau tiêu trừ chướng duyên hiện tại rất nhiều, và biết tu học thế nào mới là công đức thật sự, mới là lời chân thật của Đức Phật dạy cho chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2018(Xem: 6605)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
17/08/2018(Xem: 5499)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Đức Phật trả lời: - Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất! Phừng phừng lửa giận nóng thiêu Lời buông tiếng thốt bao điều ác hung Như gươm sắc bén vô cùng Đâm thâm chém hiểm chập chùng khổ đau!
24/06/2018(Xem: 8335)
Lời người viết: Tôi thường được dạy rằng , nếu học mà không tư duy và không có đủ căn cơ để nhận thức vấn đề một cách sâu sắc và thực hành tinh tấn với khả năng mình có mà chỉ chép ra hay học thuộc những gì các nhà bác học , giác ngộ thuyết giảng thì đó là đang uống những toa thuốc gia truyền và đôi khi sẽ bị dị ứng và phản ứng tai hại cho cơ thể.
28/04/2018(Xem: 9210)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
15/03/2018(Xem: 17048)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
05/03/2018(Xem: 6552)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
21/11/2017(Xem: 13108)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
12/11/2017(Xem: 23196)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
12/08/2017(Xem: 6104)
1) Phật A-Di-Đà có hào quang vô lượng và thọ mạng vô cùng chính là Phật tánh của ta và tất cả chúng sanh. Đây là nói về mặt Lí tánh. Nhưng nói về mặt Sự tướng thì có đức Phật A-di-đà là Giáo Chủ cõi Tây phương Cực lạc (cũng như có Phật Thích-ca là Giáo chủ cõi Ta-bà của chúng ta). 2) Nói về mặt Lí tánh thì cõi Cực Lạc (cũng như cõi Ta-bà) không ngoài Chân tâm của ta, nhưng nói vế Sự tướng thì thật có cõi Tịnh độ ở Tây phương (cũng như cõi Ta-bà ở đây)
10/08/2017(Xem: 7804)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 01 tháng bảy năm 2017, tại tu viện Thiện Hòa, thành phố Moenchenladbach , Đức quốc. Tôi có duyên với quý vị trong giờ phút này, và tôi xin chia sẻ pháp thoại “Đức Phật A Di Đà trong đời sống của tất cả chúng ta”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]