Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Quan hệ của nhân quả

02/01/201205:43(Xem: 11673)
12. Quan hệ của nhân quả

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

12. QUAN HỆ CỦA NHÂN QUẢ
    Thế gian hay xuất thế gian, tất cả đều không lìa nhân quả. Phật pháp cũng được xây dựng từ nềncơ sở đạo lý nhân quả. Chúng ta không gieo nhân, làm sao có thể gặt háiđược quả. Giả như việc học hành, quá khứ chúng ta có chăm chỉ học hành là nhân, học vị trong tương lai là quả. Chúng ta cần cù lao động là nhân, được đền bù là quả, vì thế gian hay xuất thế gian không nằm ngoài nhân quả. Nhân quả luôn vĩnh viễn, liên tục và tuần hoàn, đây là một đạolý chúng ta cần phải biết. Biết được nhân quả là liên tục và tiếp nối tuần hoàn thì trong mọi cảnh, chúng ta tự nhiên sẽ hướng đến đoạn trừ các việc ác và tu tập các việc thiện. Vì chính mình tạo nhân thì tự gặt lấy quả, và tất nhiên, kết quả ai cũng muốn tốt đẹp như ước muốn. Do đó,chúng ta gieo nhân thiện nhất định sẽ được quả thiện, gieo nhân ác tất nhiên sẽ bị quả ác. Không thể nói gieo nhân thiện mà lại gặt quả ác hay gieo nhân ác mà được quả báo thiện, đây là đạo lý không thể có. Nhân quả là định luật tất yếu. Đời này gieo nhân thiện, đời nay không hưởng thì đời sau hưởng, việc ác cũng như vậy. Nếu người đời nay làm thiện mà được quả báo xấu, hay ngược lại đời nay tạo việc xấu lại được may mắn hạnh phúc. Khi xét đến thời gian nhân quả, chúng ta cần phải đề cập đến ba khoảng thời gian:

    Thứ nhất là hiện báo: Nghĩa là người tạo nhân thiện hay ác trong đời này, do nhân duyên thuần thục đưa đến lãnh thọ quả báo ngay trong hiện đời. Ví như trồng các loại cà, ớt hay gieo giống lúa, chỉ trong vòng một mùa hay một năm đã thu thập được kết quả. Cho nên cổ đức có nói: “Đời xưa quả báo thì chầy. Đời nay trả báo một giây nhãn tiền” là vậy.

    Thứ hai là sinh báo: nghĩa là chúng ta gây nhân đời này, đời sau sẽ chịu quả báo.Quả báo này có tánh cách hơi lâu. Như chúng ta trồng cây chuối con, trồng năm nay qua sang năm chúng ta mới thu hoạch được quả. Vì thế trongkinh có câu: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời nay. Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân đời này”. Hai câu này có thể chỉ cho sinh báo.

    Thứ ba là hậu báo: nghĩa là chúng ta tạo nhân trong đời nay, đến ba bốn năm, trăm năm, ngàn năm hay vô lượng kiếp sau chúng ta mới thọ quả báo. Ví như chúng ta trồng những loại cây lâu năm, đến năm năm, mười năm hay vài mươi năm sau mới kết quả. Cho nên trong kinh có kệ: “Giả sử trăm ngàn kiếp trôi qua, những nghiệp chúng ta đã tạo sẽ không mất. Khi nhân duyênhội đủ, tự mình phải nhận chịu quả báo”. Vì thế, đường đi của nhân quả rất phức tạp vi tế. Ví như đời ông cha làm thiện, đời con cháu sẽ được quả thiện, hoặc đời ông cha làm ác, đời sau con cháu phải chịu quả ác. Quả báo tự ai làm thì người đó chịu, con cháu chỉ ảnh hưởng một cách gián tiếp, không phải trực tiếp. Như vậy có thể biết, mặc dù đời này hayđời trước làm việc xấu, chúng ta cần phải nỗ lực chuyển đổi những hành động đó. Chúng ta không sửa đổi là do chúng ta không trí tuệ, chưa tin và chưa hiểu sâu sắc về đạo lý nhân quả. Nếu chúng ta có thể giữ gìn nguyên lý, nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽ phát sinh, khi đó, chúng ta sẽ có đủ năng lực chuyển đổi tất cả. Dù ác nghiệp có nặng đến đâu, chúng ta cũng có thể chuyển đổi được,tất cả đều tùy ở năng lực quyết tâm và trí tuệ của mỗi người.


    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    05/08/2012(Xem: 7139)
    Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
    24/07/2012(Xem: 11489)
    Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
    21/07/2012(Xem: 16151)
    Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
    18/07/2012(Xem: 19688)
    Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
    11/07/2012(Xem: 5501)
    Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...
    10/07/2012(Xem: 7964)
    "Đức Như Lai có dạy một phương pháp tiện siêu thắng, để đảm bảo việc siêu thoát cũng như để đảm bảo bước đường thành Phật cho tất cả chúng sinh: Pháp môn Tịnh Độ cầu sinh Cực Lạc Thế Giới".
    04/07/2012(Xem: 5165)
    Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
    29/06/2012(Xem: 6043)
    Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
    28/06/2012(Xem: 4789)
    Thời đức Phật du hoá tại vườn A-nan-Đà trong rừng Tương-thôn-Mại, có một vị Trời Ca-Di-Ni (Vị này từ cung Phạm Thiên đến) với sắc tướng uy nghi, chiếu sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng đến nơi đức Phật cúi đầu lễ rồi thưa: - Thưa đức Thế-Tôn, các người cao ngạo nói rằng: “Nếu có người nào chết đi, họ có thể làm cho tự do sinh lên cõi Trời”. Đức Thế-Tôn là đấng Pháp-chủ của Trời và Người, con mong muốn đức Thế-Tôn làm cho người chết được sinh lên cõi Trời.
    23/06/2012(Xem: 4928)
    Chánh tín thuộc về trí tuệ đối lại với mê tín thuộc vô minh, phiền não. Từ khi con người có mặt trên trái đất, đối trước những hiện tượng thiên nhiên không giải thích được, họ tự đặt tên đó là thánh thần và tin vào sự hiện hữu của thánh thần này. Có thể nói từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện tại vẫn có hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng điều này chỉ tồn tại chủ yếu ở các nước chậm tiến; còn những nước tiếp nhận văn minh nhân loại thì mê tín đã bị đẩy lùi vào quá khứ.
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]