Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Trong dòng người mênh mông

19/02/201106:49(Xem: 11936)
1. Trong dòng người mênh mông

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Trong dòng người mênh mông

Có thể bạn chưa một lần thử định nghĩa về tâm trạng ấy, nhưng tôi dám chắc là bạn đã từng nếm trải nó. Bởi vì đó là tâm trạng hầu như phổ biến ở hết thảy mọi con người.

Vào một đêm khuya, tôi chợt thức giấc và cảm thấy một sự hiện hữu đơn độc giữa không gian im ắng và sâu lắng của màn đêm tịch mịch. Ngay đến tiếng côn trùng rỉ rích cũng không còn nghe thấy. Tất cả như chìm vào sự im lặng tuyệt đối, bởi vì quanh tôi không còn có bất cứ một con người nào khác. Giữa khu rừng rẫy mênh mông này, cái chòi tranh gần nhất có người cũng cách tôi đến hơn một cây số!

Khi bạn cảm nhận tâm trạng cô đơn trong những hoàn cảnh tương tự như thế, điều đó thật hoàn toàn dễ hiểu. Con người sinh ra vốn dĩ luôn được vây quanh bởi những con người khác, và sự cách biệt với mọi người, cho dù chỉ trong thoáng chốc, luôn mang lại cảm giác cô độc, lẻ loi. Đó có thể là một phiên gác đêm nơi hải đảo, ca trực đêm chỉ có một mình trên chòi canh cheo leo, hay thậm chí chỉ là vài tiếng đồng hồ đơn độc trên một đoạn đường rừng vắng vẻ. Tâm trạng cô đơn trong những lúc này là bởi vì chúng ta thực sự biết rằng quanh ta không có bất cứ ai khác để chuyện trò, chia sẻ.

Nhưng chúng ta không chỉ cô đơn khi quanh ta không có người. Trong rất nhiều trường hợp, ngay cả những khi sống giữa đông người mà chúng ta vẫn có thể cảm thấy hết sức cô đơn. Đó là khi ta có một tâm sự không thể sẻ chia cùng ai khác. Buồn đau, nhớ nhung, thất vọng... đều là những nguyên nhân rất thường gặp dẫn đến tâm trạng cô đơn giữa chốn đông người. Hãy nghe tâm sự của một chàng sinh viên đến từ tỉnh lẻ khi nhớ nhung người bạn tình xa cách:

Buổi chiều trước cổng trường Đại học,
Anh trôi đi trong dòng người mênh mông.
Thành phố thở nhịp cuối ngày gấp gáp,
Lẻ loi anh với nỗi nhớ dạt dào...

Trong dòng xe cộ chen chúc vào giờ tan tầm, anh sinh viên si tình trên chiếc xe đạp cọc cạch quả thật là đang “trôi đi” trong cả “dòng người” vây quanh mình. Nhưng trong cả một rừng người nhộn nhịp với “nhịp cuối ngày gấp gáp” như thế, anh chàng vẫn không cảm thấy có ai đó có thể cùng sẻ chia nổi nhớ nhung dào dạt trong lòng, và vì thế mà anh ta vẫn cảm thấy mình thật lẻ loi, cô độc...

Tâm trạng cô đơn giữa chốn đông người lại là tâm trạng rất thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Không chỉ là những khi chúng ta chìm ngập trong sự nhớ nhung, buồn đau hay thất vọng, mà còn là trong bất cứ hoàn cảnh nào khi ta không tìm được một sự đồng cảm, chia sẻ từ những người quanh ta. Những lúc ấy, chúng ta luôn cảm thấy có một khoảng cách nào đó giữa ta và người khác, khiến ta không thể vượt qua để có sự hòa hợp, chia sẻ tâm tình. Điều rất không may ở đây là, càng tách biệt, lẻ loi, chúng ta càng nuôi lớn thêm những nỗi buồn đau, thất vọng đang chất chứa trong lòng mình. Chỉ khi nào chúng ta cố gắng vượt qua được tâm trạng tách biệt, vượt qua được cái khoảng cách không thật kia để sẻ chia tâm tình cùng người khác thì những buồn đau, thất vọng của ta mới có thể vơi dần và biến mất. Có ai đó đã nói lên ý nghĩa này một cách vô cùng cụ thể: “Nỗi buồn khi chia sẻ thì vơi đi, còn niềm vui khi chia sẻ lại nhân lên gấp bội.” Chỉ cần luôn nhớ đến điều này, có thể chúng ta sẽ biết cách để làm vơi bớt đi những nỗi buồn đau vốn đang hiện hữu quá nhiều trong cuộc sống, thay vì là để bị nhấn chìm vào tâm trạng lẻ loi, cô độc giữa dòng người mênh mông!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2017(Xem: 7656)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 7316)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 9260)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4598)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 6574)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 19957)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 12168)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 10687)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 15924)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
10/07/2015(Xem: 6585)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]