Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 06

24/01/201106:15(Xem: 12536)
Trang 06

TIN TỨC TỪ BIỂN TÂM

Lâm Thanh Huyền - Người dịch: Minh Chi
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003

PHÓNG HẠ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Có một phương pháp rất tốt để đề cao quan điểm về cuộc sống, đó là khi bắt đầu học Phật, phải nhận thức cho được tính trọng yếu của phóng hạ và thái độ chịu trách nhiệm.

Có những cái mà sớm hay muộn chúng ta phải từ bỏ (phóng hạ) đó là sanh mạng của chúng ta và tất cả những gì chúng ta có, đồng thời cũng có những cái mà chúng ta phải nhận lãnh, tức là nhận lãnh trách nhiệm của chúng ta hiện nay.

Tôi hết sức coi trọng sự tích của đạo sư Hoằng Nhất và đạo sư Liên Trì nhưng tôi không thể học tập các ngài được bởi vì cuộc sống của hai Ngài và của tôi có đặc điểm khác nhau. Tôi đọc tiểu sử của pháp sư Hoằng Nhất, thấy khi Hoằng Nhất xuất gia, vợ của Ngài chạy tới chùa nơi ngài xuất gia, chạy vòng quanh chùa, vừa chạy vừa khóc, nhưng Hoằng Nhất làm như không nghe biết gì cả, cuối cùng bà vợ của ngài, tức là Nhật Tịch phu nhân phải rời bỏ chùa mà đi. Đọc đến đoạn này, tôi xúc cảm biết mình không làm được như Hoằng Nhất, nếu là tôi thì tôi nhất định ra mở cửa ngay. Mở cửa chưa chắc là nối lại duyên xưa, chưa chắc là chuyện xấu, hà tất phải đóng cửa kín mít như vậy.

Đại khái, chỉ trên điểm ấy, có sự bất đồng giữa đại sư Hoằng Nhất và tôi. Chúng tôi không có được cái cao siêu của đại sư Hoằng Nhất, vì vậy nên phải nhận lãnh trách nhiệm hiện tại. Gia đình tôi, hoàn cảnh nơi tôi ở, Đài Loan của tôi, thế giới của tôi, đối với tất cả những cái đó, tôi phải nhận lãnh trách nhiệm.

Một khi chúng ta đã có một nhận thức đúng đắn về cái phải từ bỏ và cái phải nhận lãnh trách nhiệm, thì quan điểm của chúng ta sẽ được nâng cao lên. Có người xin tôi một bộ quần áo hay một cái bát, tôi thấy thiếu đi một bộ quần áo hay một cái bát cũng không tổn hại gì đến tôi cả, bởi vì đó là những cái có thể từ bỏ được. Từ bỏ càng nhiều thì có thể nhận lãnh trách nhiệm càng nhiều hơn, chứ không phải là từ bỏ hết là hết trách nhiệm!

Chúng ta hãy xem đại sư Hoằng Nhất phóng hạ cái gì? Ngài phóng hạ vợ, bà dì, con cái, gia sản, nghệ thuật rồi xuất gia, nhưng Ngài nhận lãnh trách nhiệm sự nghiệp của Như Lai, trở thành một nhà tu hành vĩ đại, làm cảm động lòng người. Nếu Ngài không có sự phóng hạ lớn như vậy, thì Ngài cũng sẽ khó nhận lãnh một trách nhiệm vĩ đại như vậy.

Không có sự phóng hạ lớn thì không thể nhận lãnh được trách nhiệm lớn.

Mọi cái đều dứt bỏ, hư hỏng, hủy hoại, đấy là điều không quan trọng. Bởi vì mọi cái đều phải xả bỏ, đều sẽ hư hỏng, hủy hoại nhưng cái vứt bỏ, hư hỏng, hủy hoại đó đều là ở trong tay mình. Rồi những người thân thích của anh cũng sẽ chết đi, có người chết lúc anh 20 tuổi, có người chết lúc anh 10 tuổi.

Hiểu được đạo lý nhân duyên đó thì phóng hạ cũng dễ, nhận lãnh trách nhiệm cũng dễ.

BỒI DƯỠNG SỨC SÁNG TẠO CỦA NỘI TÂM

Không ngừng bồi dưỡng sức sáng tạo nội tâm là điều hết sức quan trọng.
Điều khiến người ta tán thán Phật là sức sáng tạo kinh người của Phật.
Đọc kinh điển của Phật Thích Ca, chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ như con kiến so với Ngài. Tôi vốn là người không dễ bái phục ai, vì tôi tự cho mình là có nhiều sức sáng tạo, nhưng sau khi đọc kinh sách Phật, thì phải ngàn vạn lần bái phục, tán thán Ngài, tự cho mình không thể nào đạt tới cảnh giới của Phật được.
Gần đây, tôi đang viết một cuốn sách về Bồ Tát Quán Thế Âm. Tôi muốn rút ra trong Đại Tạng tất cả những kinh điển có liên quan đến Bồ Tát Quán Thế Âm và viết thành một cuốn sách có đầu đề: Bi, trí, hạnh, nguyện. Mục bi nói về Bồ Tát Quán Thế Âm, tôi cho rằng, độc giả muốn biết về Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ cần đọc cuốn “Bồ Tát Quán Thế Âm” do Lâm Thanh Huyền chủ biên là đủ.
Khi mới bắt tay vào công việc, tôi cho rằng kinh sách nói về Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ là “Phẩm Phổ Môn”, “Đại Bi Tâm Đà La Ni”, “Kinh Lăng Nghiêm” (pháp môn nhĩ căn viên thông) tức là 5, 6 bộ kinh chứ không nhiều. Nhưng, về sau, tìm đến hơn 30 bộ kinh, mà cũng chưa hết. Đức Phật thực là vô cùng! Phật có thể thông qua nhiều giác độ khác nhau để nói về Bồ Tát Quán Thế Âm.
Công việc này lúc đầu dự định trong ba tháng, hiện nay đã hơn nửa năm rồi. Càng làm việc càng phát hiện trí tuệ của Phật thực là cao siêu, sức sáng tạo của Phật thực là vô tận!
Một đệ tử Phật hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni: “Xin Thế Tôn giảng về Bồ Tát Quán Thế âm!” Phật Thích Ca bèn giảng một bài dài về Bồ Tát Quán Thế Âm. Một đệ tử khác xin Phật giảng về chủ đề ấy, Phật lại giảng một bài khác. Đối với những người khác nhau hỏi Phật về Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật giảng các bài kinh khác nhau về Bồ Tát Quán Thế Âm, bởi vì căn bản, không thể nói hết được về Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì Phật gặp những đối tượng khác nhau, những căn cơ khác nhau, cho nên Phật cũng giảng nhiều bộ kinh khác nhau về Bồ Tát Quán Thế Âm. Sức sáng tạo của Phật thực là đáng kính và đáng bái phục. Nguồn gốc của sức sáng tạo đó chính là sức sống của sanh mạng.

GIỮ VỮNG SỨC SỐNG CỦA SANH MẠNG

Sức sống của sanh mạng đó không phải chỉ có Phật mới có. Trong lịch sử, các vị Bồ Tát đều có sức sống phi thường. Đọc kinh điển của các Ngài, tâm tính chúng ta như là bị chấn động, và chúng ta hy vọng chúng ta cũng được giống như các Ngài. Bởi vì, ngang qua kinh điển, chúng ta vẫn cảm nhận được một cách mạnh mẽ tính cao siêu và sức sống của các Ngài.
Các Tổ sư trong lịch sử cũng đều có sức sống phi thường. Không có vị nào trầm trầm ủ ê như người chết. Mà các vị đều ngẩng cao đầu thẳng bước, có tư thế tiến lên, vĩnh viễn không chịu khuất phục trước sinh mệnh, cho đến giờ nhắm mắt xuôi tay mới thôi.
Thiền sư Bách Trượng là một ví dụ. Ngài viết cuốn “Bách Trượng thiền lâm thanh quy”, là bộ sách xưa nhất về quy tắc của Tòng lâm. Trong cuốn sách có hai câu đáng ghi nhớ nhất là: “Một ngày không làm, một ngày không ăn”, không làm tức là đánh mất sức sống của sanh mạng, cho nên Thiền sư Bách Trượng đã 90 tuổi rồi vẫn ra đồng làm việc. Học trò thấy, không đành lòng bèn lén dấu cái lưỡi cày của Bách Trượng, khiến Ngài không còn làm ruộng được. Thiền sư Bách Trượng bèn tuyệt thực ba ngày liền để kháng nghị, đói đến gần tắt thở. Học trò hỏi Ngài đau gì? Ngài nói: “Đấy là do ta quy định, một ngày không làm một ngày không ăn!” Học trò không còn cách nào khác là đem lưỡi cày trả lại cho thầy, cũng có người học trò, nhân đó mà được giác ngộ.
Thiền sư Bách Trượng lao động liên tục như vậy cho đến lúc 96 tuổi khi ngài tịch mới thôi. Đó chính là sức sống của sanh mạng.

QUÝ TRỌNG GIỜ PHÚT TRƯỚC MẮT

Rất nhiều người tu hành không thể nào thể nghiệm được, cũng không cách nào thực hành được lối sống “Sống trong giờ phút này”. Nguyên nhân là họ luôn luôn vướng mắc vào quá khứ hoặc tương lai, khiến cho cuộc sống của họ bị hỗn loạn.
Quá khứ hay tương lai đều không thể nắm bắt được. Giờ phút hiện tại mới thật trọng yếu, giờ phút này qua đi không biết là có giờ phút tiếp theo hay không. Theo quan niệm vô thường mà xét thì giờ phút này qua đi, rất có thể là không có giờ phút tiếp nữa. Chúng ta phải có một sự thể nghiệm sâu sắc thân thiết đối với lẽ vô thường thì mới có thể sống trong giờ phút này được.
Đại sư Nguyên Hiểu nói rằng: “Dù có gắng sức mấy, cũng không ngăn được một đóa hoa tàn tạ”. Lời nói ấy, giúp chúng ta thể nghiệm lẽ vô thường một cách sâu sắc hơn.
Sinh mạng chúng ta giống như hoa hồng. Mặc dù cố gắng hết sức, cũng không ngăn được sinh mạng tàn tạ. Rất dễ thể nghiệm sự tàn tạ của sinh mạng. Mấy năm gần đây, tôi cảm thấy rõ, thân thể không được như trước.
Ngày còn trẻ, tôi có thể thức liên tục 7 ngày 7 đêm không ngủ. Bây giờ, ba ngày đêm không ngủ chắc là chết mất, thân người ta không ngừng tàn tạ. Mỗi ngày, xem lại mình thấy già hơn hôm qua một chút, không biết mình còn sống được bao lâu nữa, thậm chí không biết có sống được ở giờ phút sau hay không. Vì không biết, cho nên phải trân trọng giờ phút hiện tại, phải sống trong giờ phút hiện tại.
Sống trong giờ phút hiện tại là như thế nào?
Phương pháp của Thiền Tông là một tâm một cảnh.
Rất nhiều người, trong khóa lễ cũng niệm Phật, đi đường cũng niệm Phật, ăn cơm cũng niệm Phật, thậm chí đi nhà xí cũng niệm Phật. Tôi muốn hỏi họ: Niệm Phật như vậy thì ăn cơm còn có thấy ngon không? Uống trà còn thấy có mùi vị gì không?
Người còn biết được mùi vị thì cảnh giới của họ cao siêu lắm rồi. Nhưng người bình thường thì không được. Bởi vì làm như vậy là một tâm mà có nhiều cảnh.
Vừa ăn cơm vừa niệm Phật, niệm tới mức “ăn không còn biết mùi vị thì đó là một tâm một cảnh rồi” . Nhưng đáng tiếc là người bình thường, vừa ăn cơm vừa niệm Phật, thì niệm Phật cũng không tốt mà ăn cơm cũng không ngon.
Đó là một tâ m sanh ra nhiều cảnh; hay là một cảnh mà có hai tâm. Lên khóa lễ tại Phật đường, một mặt thì vái vái, một mặt thì lo nồi cơm khê. Đó là một cảnh giới mà có hai tâm, nếu một tâm mà có hai cảnh giới, hay một cảnh giới mà hai tâm thì vĩnh viễn không cách nào sống hết mình trong giờ phút hiện tại được. Khi ăn cơm không phải là không có thể niệm Phật, nhưng chỉ khi hòa mình được vào giờ phút đó của sinh mạng thì mới có thể hòa mình được vào giờ phút niệm Phật. Nếu ăn cơm mà không thưởng thức được mùi vị của cơm ăn thì làm thế nào thưởng thức được đạo vị của cõi Tịnh Độ? Tịnh Độ là rất vĩ đại rất là kỳ diệu, ăn cơm còn không thưởng thức được mùi vị, thì là m sao mà thưởng thức được mùi vị của Tịnh Độ?
Nếu anh trước đây không biết âm nhạc, làm sao đến Tịnh Độ, anh hiểu được âm nhạc của Tịnh Độ?
Nếu anh không biết cái hoa ở thế giới này, thì đến cõi Tịnh Độ mưa hoa đầy trời, làm sao anh thưởng thức được những đóa hoa bay trên cõi Trời Tịnh Độ?
Nếu anh không thể nghiệm được sâu sắc tính thanh tịnh của cuộc sống, thì làm sao anh biết được có vãng sanh Tịnh Độ hay không? Làm sao biết mình đang ở cõi Tịnh Độ?
Suy nghĩ như vậy, đầu tôi như vãi mồ hôi ra.
Sự thể nghiệm giờ này, phút này, giây phút này rất là trọng yếu.
Từ đời nhà Tống đến nay, có nhiều vị đại đức đề xướng việc người tu Tịnh Độ nên kiêm tu Thiền, người tu Thiền nên kiêm tu Tịnh Độ tức là kiêm cả tu Thiền và Tịnh, như vậy sẽ không đi sai lệch quỹ đạo, không chán bỏ thế giới này. Thiền Tông hết sức coi trọng cuộc sống hiện tại, theo quan điểm Thiề n Tông thì căn bản “Không có thời điểm tương lai”.
Mỗi giây phút đều hết sức trọng yếu. Liên hợp các thời điểm lại thì đó là thời điểm tương lai, và mỗi thời điểm hiện tại tức là sự tích lũy của các thời điểm quá khứ. Nắm được ý nghĩa của giây phút hiện tại, thì mọi thời điểm quá khứ đều biến thành có ý nghĩa. Muốn cho “tương lai” có ý nghĩa thì cũng phải nắm bắt ý nghĩa của giây phút hiện tại.
Trong giây phút tôi vừa nói xong một câu ở đây thì giây phút đó đã trôi qua rồi.
Giây phút ngắn ngủi như tay xâu kim, chân tơ kẽ tóc, như ngọn gió thoả ng. . . tất cả đều trôi qua. Các anh không thấy điều đó chăng? Nếu anh mà thấy được điều ấy thì tôi có thể khẳng định, mỗi lần anh ngồi niệm Phật, mỗi câu niệm Phật của anh sẽ được rất rõ ràng, rất trang nghiêm, không khác gì ở cõi Tịnh Độ vậy.
Hãy sống thực trong giây phút này của cuộc sống!
Dù anh bao nhiêu tuổi, 5 tuổi hay 80 tuổi, hãy trân trọng giây phút này của cuộc sống? Bởi vì giây phút này mà trôi qua thì cũng không có gì đáng được nói nữa.
Có một lần, trong một quán cà phê, tôi gặp lại một cô bạn người yêu cũ trước đây đã từng bỏ tôi. Tôi cũng đã từng ôm mối hậ n đối với cô ta, nhiều năm trôi qua và bây giờ bất chợt gặp lại. Tôi nói: “Hãy cùng uống một tách cà phê đi” vừa uống cà phê , vừa nói chuyện tình xưa, cô ta nói: “Ngày trước khi tôi muốn từ bỏ anh mà anh nói một câu: Xin em đừng bỏ anh, thì tôi sẽ ở lại ngay”.
Tôi nói: “Vì sao, trước kia cô không nói. Bây giờ nói thì có ích gì nữa?” Câu chuyện này đã trải qua 20 năm rồi! Lúc bấy giờ, không nói, không làm. Thời gian qua rồi không còn gì để nói nữa.
Cuộc sống là như vậy. Anh thích một người này, muốn kết duyên, nhưng lúc bấy giờ, anh không biết tranh thủ để cho thời gian trôi qua, thế là anh sai lầm cả đời.
Có ngày tôi gặp lại một người bạn gái cũ. Cô ta nó : “Không ngờ hiện nay, anh sống tốt quá, nếu biết trước thì em đã lấy anh rồi”. Tôi nói: “Nếu ngày xưa cô lấy tôi thì chưa chắc hiện nay tôi được sống tốt như vậy”.
Đúng vậy, mỗi giây phút có sự chân thực của giây phút ấy, mỗi giây phút có thực tướng của giây phút ấy, mỗi giây phút đều có mặt “không” và “có” của giây phút ấy. Mỗi giây phút đều có đầy đủ không lẫn có. Giây phút này có đầy đủ cả thiện và ác, giây phút này có đầy đủ tất cả. Vì vậy mà đại sư Hoằng Nhất, khi tịch có lưu lại bốn chữ: “Bi Hân Giao Tập”. Nghĩa là buồn vui giao xen, nếu anh thấy được giây phút rất chân thực này, thì anh sẽ thấy được sự giao xen của vui buồn trong mỗi giây phút.
Điều đáng tiếc là rất nhiều người học Phậ t lại học đến nỗi thành ra đau khổ, bị ràng buộc, không tự tại, nguyên nhân là ỏ chỗ không biết sống trong giây phút hiện tại, không sống trong hiện tại, không nhìn được dưới chân mình. Vì rằng, không nhìn được dưới chân mình, cho nên chỉ sống trong quá khứ hay trong vị lai.

SO SÁNH VỚI GIÂY PHÚT TRƯỚC ĐÂY

Nhớ lại thức ăn đầy đủ của ngày hôm qua không có giúp gì cho cơn đói ngày hôm nay. Hôm nay ăn rất no, cũng không giúp gì được cho cơn đói ngày hôm sau. Giờ phút nào cũng có tình trạng của giờ phút đó. Tình trạng của các giờ phút khác nhau đều không giống nhau.
Có thể nghiệm như vậy mới không chấp trước vào giờ phút trước cũng như giờ phút sau. Mà muốn không có chấp trước vào giờ phút trước cũng như giờ phút sau, thì đừng có chiếm hữu gì, mong cầu gì.
Chúng ta học Phật cũng đừng có hy vọng được gì, ngoài hy vọng không ngừng khai phát con người chân chính của chúng ta mà thôi.
Thường có người đến so sánh “công phu” với tôi, nói là tôi rất có danh tiếng, tôi phải là người tu hành rất tốt. Hỏi tôi: Xin hỏi ông tu hành được bao nhiêu quả?
Và nói tiếp một cách rất nghiêm túc rằng ông đã tu hành chứng được tam quả .
Tôi trả lời là tôi tu hành chưa chứng được quả nào hết. Chỉ được mỗi ngày ăn quả dưa, ngon và bổ, có vị đạo. Đó là cái mà đạo Phật gọi là vô sở đắc. Nếu trong lòng cứ nghĩ tu được “bao nhiêu quả”, thì đời sống sẽ là một gánh nặng, có chỗ không thông.
Xin đừng có nghĩ anh tu được “bao nhiêu quả”, mà hãy nghĩ tới giờ phút này của anh, so với giờ phút trước có được trí tuệ hơn, nhận thức của anh về “không tánh”được tốt hơn, giờ phút này so với giờ phút trước, anh sống từ bi hơn, sống hoàn thiện hơn.
Và cứ như vậy tiến lên, thì sẽ có ngày đạt tới cả nh giới từ bi, trí tuệ toàn diện và tự tại.
Đừng có nên một mặt tu hành, một mặt cứ nghĩ là mình đã đạt tới trình độ nào rồi? Nếu ngày nào cũng nghĩ tới vấn đề đó, thì lấy thì giờ đâu mà tu hành?
Hãy sống tốt đẹp từng giờ phút, hãy sống tốt đẹp từng ngày, hãy sống một cuộc sống tốt đẹp. Nếu trong khi anh niệm Phật, lễ Phật mà con anh khóc, gọi mẹ, thì xin anh hãy tạm thời nghỉ niệm Phật và đến với con anh, vì giờ phút này, con anh đang cần tới anh, còn giờ phút này, Phật không nhất định là cần tới anh, Phật không cần gì hết. Phật và Bồ tát là không có sở đắc gì hết, không cần gì.
Có câu chuyện hài hước kể một người đi qua sa mạc, đi giữa đường vừa mệt, vừa đói khát. Anh ta cầu nguyện Bồ tát đến cứu. Trên đường anh gặp một cây đèn Thần, cầm lên xoa xoa. Quả nhiên một người khổng lồ hiện ra, nói: “Tôi là đầy tớ của ông đây, xin ông có gì dạy bảo?”
Anh nói: “Tôi đang rất khát đây, hãy đem cho tôi một bát nước”. Người khổng lồ trả lời: “Tôi ở đây không có nước”.
Anh nói: “Hãy đem cho tôi một bộ quần áo, vì tôi rất rét”. Người khổng lồ trả lời: “Ở đây tôi không có quần áo”.
Anh nói: “Hãy cho tôi một bát cơm”.
Trả lời: “Ở đây, không có cơm”
Anh nói: “Hãy đem cho tôi một quả dưa”.
Trả lời: “Ở đây không có quả dưa”.
Cuối cùng, anh ta hỏi: “Vậy thì nhà ngươi có thể cho ta cái gì nào?”
Trả lời: “Tôi có thể cho ông Phật pháp”.
Nghe nói, người lữ hành ngã bất tỉnh trên sa mạc.
Phật pháp là gì? Khi người khác khát, hãy cho họ uống nước. Đó là Phật pháp. Khi người khác đói, anh cho người ta ăn cơm. Đó là Phật pháp. Cho mãi mãi mà không yêu cầu gì , đó là Phật pháp chân thực nhất.
CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP NHẤT LÀ Ở ĐỜI NÀY,
THẾ GIAN NÀY

Phật pháp không tách rời cuộc sống, cũ ng không tách rời cuộc sống hiện tại, thế gian hiện nay.
Trong những lời giáo hóa ban đầu của Phật Thích Ca, có bốn câu rất quan trọng, gọi là bốn gia hạnh: Sanh mạng vô thường, thân người khó được, nhân quả là chân lý, luân hồi là khổ.
Điều đáng ghi nhớ hàng đầu là vô thường.
Đời sống con người là vô thường, cho nên phải trân trọng giờ phút này .
Thứ hai là hãy nhớ: Thân người là khó được.
Đời này, thế gian này là cuộc sống tốt đẹp nhất.
Thân này, không được độ trong cuộc sống này, thì còn chờ cuộc sống nào khác?
Suy nghĩ như vầy chúng ta sẽ khẳng định giá trị của thân này của chúng ta, khẳng định cuộc sống của chúng ta tại thế gian này, khẳng định cuộc sống hiện nay và thế gian hiện nay của chúng ta.
Nếu chúng ta biết trân trọng thân người, cuộc sống của con người, thì chúng ta sẽ biết trân trọng cõi Tịnh Độ trân trọng mỗi một chúng sanh.
Nếu ngay đời này, thế gian này mà không biết trân trọng, thì tất cả Phật Pháp sẽ biến thành hư vọng, sẽ không có chỗ nào đặt vững chân nữa.
Ngày nào cũng kiểm nghiệm, thân, lời nói và ý nghĩ. Tháng nào cũng kiểm nghiệm thân, lời nói và ý nghĩ như vậy. Cả năm cũng kiểm nghiệm thân, lời nói và ý nghĩ như vậy.
Trong cuộc sống này, thế gian này không ngừng kiểm nghiệm thân, lời nói và ý nghĩ như vậy. Đời này qua đời khác, cũng đều kiểm nghiệm thân, lời nói và ý nghĩ như vậy, thì đó là sự tu hành căn bổn nhất, trân trọng nhất.
VƯỢT QUA SÔNG TÌNH DỤC
BẢY TÌNH, SÁU DỤC

Trong đạo Phật, tình dục là vấn đề hết sức trọng yếu. Tình dục là gì? Nói một cách giản đơn, tức là bảy tình sáu dục. Bảy tình là hỷ (mừng), nộ (giận), ai (bi thương), lạc (vui), ái (yêu), ố (ghét), dục (thèm muốn). Hỷ là hoan hỷ. Nộ là nổi nóng. Ai là bi ai. Lạc là khoái lạc. Ái là yêu thích. Ố là chán ghét. Dục là cầu mong.
Sáu dục là sắc dục, hành mạo dục, uy nghi tư thái dục, ngữ ngôn âm thanh dục, tế hoạt dục, nhân tượng dục. Sắc dục là do thân trai, gái khác nhau mà khởi lên. Gái thấy trai sinh ra sắc dục. Trai thấy gái cũng sinh ra sắc dục. Hành mạo dục là do sắc đẹp khác nhau mà khởi lên. Đó là vì dáng mạo bên ngoài của con người khác nhau. Đã làm người thì hay chấp trước, tham cầu dáng mạo bên ngoài. Uy nghi tư thái dục, là nhìn thấy tư thế của một người, khi đi, khi cười, bèn sinh lòng thèm muốn. Ngữ ngôn âm thanh dục là nghe người ta nói, nghe giọng nói mà sinh ra thèm muốn, ưa thích. Tế hoạt dục là nhìn màu da người khác trong sáng mượt mà mà sanh ra ưa thích. Nhân tượng dục là do tướng mạo người khác đáng yêu mà sinh ra ham muốn.
Nói tóm lại, bảy tình là tình cảm, tình ái khiến chúng sanh trôi nổi, lưu
chuyển. Sáu dục là thèm khát, hướng tới chấp thủ nhiễm trước. Theo đạo Phật nguyên thủy thì bảy tình, sáu dục đều là những chuyện không tốt, và người tu hành phải đoạn trừ bảy tình sáu dục, vì bảy tình sáu dục là chướng ngại trên con đường tiến tới giác ngộ, Bồ đề. Phải đoạn trừ chúng rồi mới mong được giải thoát.
Ai nghe nói như vậy cũng rất sợ. Chúng ta như vậy sẽ vĩnh viễn không được giải thoát bởi vì đoạn trừ bảy tình sáu dục là chuyện rất khó. Trong thời kỳ đầu của Phật giáo Nguyên thủy, vấn đề tình dục bị quy định và hạn chế rất nghiêm khắc. Chỉ cần đưa ra hai ví dụ:
Thứ nhất, trong kinh điển có câu: “La Hán bất tam túc không tang”. Nghĩa là người tu hạnh A La Hán không ngủ hay ngồi liên tục ba ngày dưới một gốc cây dâu, sợ rằng sinh ra thích thú đối với gốc cây dâu đó. Tốt nhất là mỗi ngày một gốc cây, để tránh khỏi thích thú đối với một gốc cây nhất định, tránh không chấp trước vào thế gian này. Đối với gốc cây còn sợ có cảm tình huống hồ là đối với người? Qua đó, có thể thấy tính nghiêm khắc của giới luật.
Ví dụ thứ hai, nếu nghe qua tường tiếng vòng đeo trang sức của phụ nữ là phạm giới. Tuy là tiếng vòng xủng xẻng, nhưng người nghe biết đó là tiếng vòng của phụ nữ, thế là phạm giới. Nếu nghĩ đó là phụ nữ trẻ, thế là phạm giới, nếu nghĩ là phụ nữ đẹp lại càng phạm giới nặng. Vì vậy mà cảm xúc người tu hành nghe tiếng vòng xủng xẻng của phụ nữ phải giống như tiếng chuông rung trong gió mà thôi, không được nghĩ rằng đó là tiếng xủng xẻng của vòng đeo của phụ nữ.
Nếu cứ dựa vào giới luật như vậy mà tu hành thì chúng ta sẽ ngày ngày phạm giới, bởi vì ngày nào chúng ta cũng ngủ trong một phòng, nếu nói phải đoạn trừ bảy tình sáu dục mới tu hành được thì e khó như bay lên trời. Phải có quyết tâm lớn lắm mới tu hành được, chứ người bình thường không thể tu nổi.

KHI LUYỆN VÀNG, KHÔNG ĐƯỢC NGHĨ TỚI CON KHỈ

Vậy thì lấy thá i độ gì để đối xử với tình dục? Có hay không một phương pháp giản đơn, có thể dùng được để cho người tu tại gia có thể chuyển hóa được tình dục, không để cho tình dục gây trở ngại cho sự tu hành.
Có một chuyện xưa Ấn Độ, có thể giúp khai thông vấn đề, ngày xưa ở vùng Bắc Ấn Độ, gần chân núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) có một làng rất nghèo, người dân trong làng rất thiếu thốn tiền. Một ngày, có một cụ già từ xa đến, mang trên vai một cái nồi và một chiếc gậy sắt. Cụ già chọn một nơi trống, trải một miếng vải ra rồi nằm ngủ. Vì làng này nhỏ và ở xa, rất ít người ngoài đến, cho nên dân làng tò mò, chú ý theo dõi cử động của cụ già.
Cụ già, sau khi nghỉ ngơi một lát, bèn thức dậy, bắc nồi châm lửa, rồi lấy gậy sắt khua trong nồi. Khua mãi, khua mãi, không ngừng tay. Dân làng tụ tập xung quanh nhìn. Một người hỏi: “Thưa cụ, cụ khua cái gì trong nồi?” Cụ già trả lời: “Ta đang luyện vàng”. Người làng nhao nhao hỏi: “Luyện vàng thế nào nhỉ?”. Cụ già nói: “Cứ xem thì khắc biết”. Nói xong lại tiếp tục khua, khua mãi và cuối cùng lấy ra một cục vàng. Dân chúng trong làng nhốn nháo cả lên và chạy về nói cho nhau biết về chuyện đó.
Buổi tối cụ già ngủ, nhưng cả làng đều thức. Và thảo luận với nhau về câu chuyện kỳ lạ đó. Kết quả cuộc thảo luận là người làng quyết tâm phải học cho được thuật luyện vàng, trước khi cụ già rời khỏi làng, để cho dân làng trở nên giàu có. Họ bèn quyết định thu thập tiền của tất cả người làng lại, để mua cho được thuật luyện vàng của cụ già. Ngày hôm sau, dân làng cử một vị trưởng lão đại diện đến gặp cụ già.
Sớm ngày thứ hai, cụ già lại luyện vàng. Mọi người thấy cụ già lại lấy gậy sắt khua nồi, và luyện ra được một cục vàng nữa. Người làng bái phục cụ già sát đất. Vị trưởng lão đại diện cho làng bèn đề nghị cụ già dạy cho thuật luyện vàng. Cụ già nói: “Không được. Thuật này rất khó học”. Người làng đồng thanh nói: “Không can chi, chúng tôi đều muốn học, và xin nộp tiền để cụ dạy cho”. Cuối cùng , cụ già cũng đồng ý. Cụ thu tiền và giao lại cái nồi và cây gậy sắt cho vị trưởng lão, và nói với trưởng lão rằng: “Luyện vàng rất dễ, chỉ cần lấy gậy sắt nầy khua trong nồi thì lập tức có vàng, nhưng cần đặc biệt chú ý một điều, là khi khua nồi, không được nghĩ tới con khỉ. Nếu nghĩ tới con khỉ thì sẽ không có vàng xuất hiện”.
Trưởng lão nói: “Thực là quá dễ”. Bèn ngồi xuống luyện vàng. Nhưng không biết vì sao, vị trưởng lão một mặt khua nồi, một mặt cứ nghĩ tới con khỉ, cho nên khua nồi mãi không ra vàng. Tuyệt vọng bèn thôi không khua nồi nữa. Ngày thứ hai, giao cho người khác khua nồi, và nhắn lại người này rằng: “Chỉ cần khua nồi, sẽ có vàng nhưng không được nghĩ tới con khỉ...”
Kết quả là người thứ hai cũng thế. Một mặt khua nồi, một mặt nghĩ tới con khỉ .
Người cả làng thay nhau luyện vàng, nhưng không có người nào thành công, vì người nào cũng vừa khua nồi vừa nghĩ tới con khỉ.
Câu chuyện xưa rất có ý nghĩa. Nó cho thấy rất khó khống chế được ý nghĩ của mình. Người có thể khống chế được hoàn toàn ý nghĩ của mình thì sẽ luyện ra vàng ngay!
Đoạn trừ tình dục, thì sẽ lăn lộn trong tình dục. Hãy thử đấu sức với tình dục, sẽ không khác gì người dân làng luyện vàng muốn khống chế ý nghĩ của mình cố gắng không nhớ tới con khỉ.

DÒNG CHẢY CẢM TÌNH, CON SÔNG ÁI DỤC,

CHÌM NỔI Ở TRONG ĐÓ KIẾP NÀY QUA KIẾP KHÁC

Tình dục là gốc của sanh tử. Siêu việt tình dục tức là siêu việt sanh tử, Phật giáo thường giảng về giải thoát. Giải thoát tức là siêu việt sanh tử. Có thể thấy, siêu việt tình dục, thì sẽ được giải thoát.
Tình dục giống như con sông vậy.
Con sông có hình dáng và đặc điểm ra sao?
Thứ nhất, con sông luôn luôn chảy tới không ngừng.
Thứ hai, con sông do hoàn cảnh thay đổi mà biến động, không cố định. Đáy sông đột nhiên sụt xuống thì thành thác chảy. Dòng sông hốt nhiên thu hẹp, sẽ thành dòng chảy xiết. Dòng sông hốt nhiên mở rộng, tốc độ nước sẽ chậm lại hẳn. Như vậy, dòng chảy của con sông tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi.
Thứ ba, con sông có thể làm chìm đắm người, trừ những người rất giỏi bơi lội còn những người khác bị chìm đắm. Ngay đối với người giỏi bơi lội, cũng không phải bơi lội dễ dàng trong dòng sông.
Thứ tư, nước sông có sức mạnh làm ô nhiễm, dần dần xâm nhiễm và hủy hoại sự vật.
Thứ năm, dòng sông không thể vĩnh viễn giữ được tính trong sạch của nó, vì từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn, cho đến lúc chảy vào biển cả, có rất nhiều sông suối và dòng chảy khác hội nhập vào nó.
Cả năm đặc điểm đó của dòng sông đều cũng xuất hiện trong dòng chảy tình dục.
1. Dòng nước chảy tới không ngừng. Dòng chảy tình dục cũng không ngừng lại được, dù cho có sức mạnh lớn hơn cũng không ngăn nổi được tình cảm và ham muốn.
2. Tình dục cũng tùy hoàn cảnh mà biến động. Tuy rằng mọi người đều hy vọng trong tình cảm và ham muốn, có yếu tố nào đó vĩnh cửu không biến động, nhưng sự thực là không thể được. Cảm tình của con người, qua một ngày đã thay đổi, hôm nay khác với hôm qua. Hôm nay yêu một người đến có thể chết vì người đó, nhưng qua ngày hôm sau đã thấy kém phần tha thiết rồi. Có thể nói, đối với người, với sự vật, tình thương gắn bó của chúng ta thay đổi tới mức, không phải tính từng ngày mà tính từng giờ, từng giây phút, khi thì tăng lên, khi thì giảm xuống, nghĩa là có sự biến động liên tục.
3. Tình dục làm người ta bị chìm đắm, rất khó cất đầu lên được. Nếu không có thuyền tốt, không có kỹ thuật bơi lội rất tốt, nhất định sẽ bị chìm. Vì vậy người tu cần có thuyền, cần rèn luyện kỹ thuật bơi lội rất tốt mới có thể vượt qua được con sông lớn tình dục.
4. Tình dục có sức mạnh làm ô nhiễm con người, cũng như nước sông có thể làm ô nhiễm và hao mòn những hòn đá nằm ở chỗ sâu nhất của đáy sông. Tình dục cũng vậy, cũng có thể xâm nhiễm những chỗ sâu kín nhất của con người.
Chúng ta rất thích lượm các hòn đá ven sông, đập vỡ những hòn đá ấy và phát hiện thấy trong lòng những hòn đá vẫn có nước thấm ướt, và biết được sức xâm nhiễm của nước thật là mạnh mẽ. Tình dục cũng có sức mạnh xâm nhiễm vào sâu như vậy của nội tâm con người.
5. Sống trong thế gian này, con người không thể tránh khỏi không giao tiếp với những người khác. Con sông tình dục cũng vậy, luôn luôn có ngoại vật xen vào.
Tình dục có thể ví vớí sông. Kinh Phật (Hoa Nghiêm) có câu: “Tùy theo dòng sanh tử, chảy vào sông ái lớn. Chúng ta cũng tùy theo dòng sanh tử lưu chuyển mà không ngừng chảy vào sông ái rộng lớn.
Hiện nay, người ta thường cho rằng chảy vào sông ái lớn là chuyện rất tốt, nào ngờ rằng, vào sông ái chính là gốc của sanh tử luân hồi. Khi mừng một người sắp lập gia đình, thường tặng câu “Vĩnh dục ái hà”. Nghĩa là, vĩnh viễn tắm trong dòng tình ái. Câu đó diễn dịch nôm na là: Chìm đắm vĩnh viễn, trôi dạt vĩnh viễn trong sanh tử, đời đời kiếp kiếp bị trói buộc.
Nhớ lại, có một năm, một người bạn của tôi kết hôn. Tôi gởi tặng một cái bánh kem lớn, trên có câu: “Vĩnh dục ái hà”. Khi cắt bánh, bạn tôi người cắt bánh trước cắt mất chữ “vĩnh”. Chỉ còn lại ba chữ “dục ái hà”. Lát dao thứ hai cắt mất chữ ái, chỉ còn lại hai chữ làm người ta phát sợ là “dục hà”, nghĩa là vĩnh viễn chìm đắm trong dòng sông dục vọng.
Sau khi hiểu ý nghĩa của câu “vĩnh dục ái hà” thì khi bạn tôi kết hôn, không nên chúc mừng anh ta với câu ấy. Vì rằng, vĩnh viễn chìm đắm trong sông sanh tử không phải là chuyện đáng chúc mừng.
TÌNH DỤC VÀ SANH TỬ

Tình dục không những có đủ 5 đặc điểm của dòng sông, mà còn là bản chất của cuộc sống con người.
Người sanh ra là có tình dục. Một đứa bé 2 thá ng đã biết ai là mẹ nó, thích được mẹ bế, không muốn người khác bế. Sự yêu ghét ấy mới sanh ra đã có rồi.
Người cũng do tình dục mà sanh ra. Một người hoàn toàn không có tình dục, sẽ không sanh ra ở cõi dục giới này.
Trong kinh Viên Giác có câu: “Nên biết ái là gốc của luân hồi, do có các thèm muốn mà giúp cho tham ái, làm cho sanh tử nối tiếp nhau. Thèm muốn là do ái sanh, sinh mạng là do thèm muốn mà có; chúng sanh yêu thích mạng sống, đều 1ấy thèm muốn 1àm gốc. Ái dục làm nhân, yêu mạng sống làm quả”. Nếu diễn nôm na đoạn văn trên, sẽ là: Con người sở dĩ phải sanh tử luân hồi, là vì có gốc là ái. Có ái là vì có những thèm muốn không thanh tịnh. Có ái cho nên không từ bỏ xa lìa được. Vì từ bỏ không được cho nên mới trở lại, sanh một kiếp nữa, để có đủ nhân duyên thỏa mãn sự thèm muốn.
Một người không từ bỏ được vợ, con, có thể kiếp sau sanh trở lại làm con trai, hay con gái của vợ, con xưa của mình. Đó là vì lòng yêu thương, muốn nối duyên xưa với những người ấy. Nối duyên xưa, cũng có nghĩa là nối tiếp sanh tử.
Thèm muốn, yêu thương, mạng sống: ba cái này quyện chặt vào một chỗ.
Ái (yêu thương) sanh ra là vì yêu thương mạng sống của mình mà sanh ra thèm muốn (dục vọng), có thèm muốn, lại sanh ra yêu thương, có yêu thương lại sanh ra mạng sống. Như vậy, nối tiếp mãi trong vòng luân hồi, vĩnh viễn không được giải thoát. Một người hoàn toàn không có tình dục, sẽ không trở lại thế giới này nữa.
Tình dục, phải chăng là cái đáng sợ? Cũng không hoàn toàn như vậy. Ngay Bồ tát cũng có tình. Kinh Hoa Nghiêm nói, Bồ tát vì có tình ở cõi người này cho nên luôn luôn trở lại cõi người. Đó là một cảnh giới đẹp vô cùng.
Tình ái bản thân không phải tốt hay xấu. Đó là bản chất thứ nhất của tình dục. Bản chất thứ hai của tình dục là dù là kẻ ác nhất, hay là bậc thánh hiền, đều có tình cảm. Người người sống ở thế giới này đều là như vậy.
Kinh Lăng Nghiêm có câu: “Tưởng thuần túy thì bay, tình thuần túy thì chìm”. Một người hoàn toàn không tình dục, sống dựa vào trí tuệ và tư tưởng, thì sau khi chết sẽ tái sanh lên các cõi trời. Nếu trong trí tuệ và tư tưởng của người ấy có Bồ đề , và “tánh không Bát nhã” thì có thể bay tới cõi Phật. Một người có chín phần tưởng (trí tuệ, tư tưởng), một phần tình (tình dục), sau khi chết sẽ bay lên các cõi trời, trở thành loài Trời. Một người có bảy phần tưởng, ba phần tình, sau khi chết sẽ trở thành A tu la hay thiên long bát hộ. Còn những người được tái sanh làm người đều là tình, tưởng cân bằng nhau, tức là 5 phần tưởng, 5 phần tình.
Loại người như thế nào sẽ phải tái sanh ở cõi súc sanh? Đó là loại người bảy phần tình, ba phần tưởng. Chó, mèo cũng có trí tuệ, cũng rất thông minh, nhưng không thông minh bằng người. Chúng không có đủ trí tuệ để khống chế tình dục. Như con chó nhà tôi nếu đói bụng thì phá nồi cơm, vì trí tuệ của nó chỉ có ba phần, nó bị tình dục khống chế. Một con mèo của bạn tôi biết ngồi bô để dại tiện, ngồi xong biết đem đi rửa. Một con khỉ của bạn tôi ăn xong biết rửa tay bằng xà phòng. Người ta khen con mèo và con khỉ đó là có trí tuệ. Sự thật, đó là những thao tác đơn giản nhất của con người. Càng khen càng làm nổi bật hơn tính hạn chế của trí tuệ ở loài súc vật.
Loại người nào phải tái sanh ở cõi ngạ quỷ và ở địa ngục? Kinh Lăng Nghiêm nói là người tình cảm thuần túy sẽ đọa xuống địa ngục. Vì vậy, không được sống bằng tình cảm hoàn toàn. Những người hoàn toàn không có trí tuệ để khống chế tình dục, hoàn toàn sống bằng tình dục, sau khi chết sẽ đọa địa ngục.
Chúng ta nhất định phải nhớ câu: “Thuần tưởng thì bay, thuần tình thì chìm”, nhờ nhận thức điểm này mà chúng ta biết được, những người sinh ra ở thế giới này đều có 5 phần tình dục và năm phần tư tưởng. Chỉ có hình tướng bên ngoài là sai biệt mà thôi, như có người thì tương đối nhu hòa, có người tương đối thô bạo, có người tương đối thiên về lý tánh, có người tương đối thiên về tình cảm, nhưng nói chung, mọi người đều là tình và tưởng cân phân.
Vì trong thế giới mà chúng ta sống, tình và tưởng cân bằng cho nên Kinh Phật gọi thế giới này là Dục giới. Chúng sanh ở Dục giới có đầy đủ tâm tán loạn, tâm phiền não, tâm chiếm hữu. Nhưng vì tướng và tình cân bằng, cho nên có lúc trí tuệ chiếm ưu thế, có lúc tình dục chiếm ưu thế. Đó gọi là tâm tán loạn.
Con người cũng chịu đựng phiền não. Trên địa cầu này, có rất nhiều người bị đói, bị khổ vì chiến tranh. Hàng ngày, đọc báo, chúng ta thấy đầy rẫy phiền não. Trước đây, có ba trang lớn trong báo đăng về phiền não, thì bây giờ có đến 8, 9 trang lớn toàn là chuyện phiền não, bởi vì phiền não càng ngày càng có thêm nhiều.
Con người lại còn có tâm chiếm hữu: cái này là của tôi, cái kia là của tôi. Người nào cũng chiếm hữu mảnh đất để xây cất nhà ở, buôn cổ phiếu, vui chơi âm nhạc, càng chiếm hữu nhiều cho mình càng tốt.
“Ba cái tâm ấy” là đặc điểm của chúng sanh ở Dục giới, do tình trạng và tư tưởng cân bằng mà có. Cũng không cần hâm mộ người khác thái quá, bởi vì về cơ bản họ cũng là tình tưởng cân bằng. Nếu họ đặc biệt có trí tuệ thì họ đã xa lìa thế giới này rồi.
Kết quả của tình trạng tình tưởng cân bằng là ở thế giới này, không thể có trường hợp tình dục được thỏa mãn đầy đủ và tình cảm thỏa mãn đầy đủ, không có cặp vợ chồng nào hạnh phúc viên mãn.
Chúng ta sống trong thế giới gọi là thế giới Sa Bà. Trong sách Phật, Sa Bà có nghĩa là “kham nhẫn”, thế giới trong đó chúng sanh phải nhẫn nại để mà sống, vì là thế giới có khuyết điểm, không hoàn thiện.
Chúng ta đối với người và việc, thường có nhiều chuyện không vừa ý, đi trên đường, gặp người khác, tưởng tượng rằng họ hạnh phúc hơn mình, thông minh hơn mình, giàu có hơn mình... So sánh với họ, thấy mình có nhiều khuyết điểm, họ có nhiều ưu điểm, hay ngược lại thấy mình có rất nhiều ưu điểm, họ có rất nhiều khuyết điểm.
Thực ra, không nên quá đắc ý, cũng không nên quá thất vọng. Những người sanh ra ở thế giới này đều khá tương đương nhau, nhận thức điểm này cũng là một niềm vui.
Cuộc sống của con người không thể hoàn thiện, không thể hoàn toàn vui vẻ sung sướng. Mọi người đều giống nhau ở điểm này. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, người có trí tuệ cũng khổ, người không có trí tuệ cũng khổ. Về nỗi khổ, mọi người đều giống nhau, chỉ có hình thức bề ngoài là khác nhau.
Có lần, tôi cùng với vợ đến thăm một người bạn, ăn cơm xong mọi người ngồi uống trà. Bỗng nhiên, hai ông bà chủ nhà cãi nhau, càng cãi càng to tiếng. Ông chồng cầm cái gạt tàn thuốc lá đánh vào đầu vợ. Người vợ ôm cái máy truyền hình đánh vào đầu chồng, khiến người chồng kêu oai oái. Tôi và vợ tôi ngồi trên ghế xô pha sửng sốt, không nói được nửa lời, vì chưa từng chứng kiến cảnh tượng này bao giờ. Bà vợ cảnh cáo ông chồng: “Tối nay, mày đừng có ngủ nghe! Nếu mày ngủ thì tao lấy dao cứa cổ mày”. Ông chồng cũng không chịu thua: “Để xem ai ngủ trước! Ai cắt cổ ai!” Hai vợ chồng lại to tiếng cãi nhau không ngừng. Chúng tôi hợp sức lại kéo bà vợ ra, khuyên bà về nhà chúng tôi nghỉ một ngày, chờ mọi việc yên rồi hãy về nhà. Về đến nhà chúng tôi bà vợ không ngớt tỏ lời oán ông chồng là ích kỷ, tàn bạo, nhẫn tâm. Bà trách ông chồng đến 3, 4 tiếng đồng hồ liên tục như vậy, vợ chồng chúng tôi cũng đồng tình với bà và an ủi bà.
Sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi dậy thấy bà bạn đi đâu mất, vội đánh điện thoại hỏi thăm các nhà bạn quen không ai biết tin tức bà. Trừ nhà bà ra, chúng tôi đã hỏi thầm khắp mọi nơi, nhưng không ai biết cả. Chúng tôi vô cùng lo lắng vì đã đưa bà ta về nhà rồi lại để bà ta mất hút! Cuối cùng chúng tôi đánh điện thoại về nhà bà, hỏi thăm thì chồng bà trả lời là trời chưa sáng thì bà đã về nhà. Té ra, gia đình họ cứ ba hay năm ngày một lần lại diễn ra một cuộc ẩu đả như vậy, vợ chồng không đánh nhau không chịu được, đánh nhau rồi lại ái ân như cũ. Đối với họ, thỉnh thoảng đánh nhau vỡ đầu như thế còn hơn là chiến tranh lạnh kéo dài, nhưng chúng tôi là người ngoài cuộc, thật không thể hiểu được.
Xem Tiếp: Trang 07
WP: Mỹ Hồ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 7470)
Theo, Đại-Vô-Lượng-Thọ-Kịnh. Đại-A-Di-Đà-Kinh Q1.- Bình-Đẳng-Giác- Kinh Q1. Đại-Bảo-Tích-Kinh Q17. Bi-Hoa-Kinh Q3. Vô-Lượng-Quảng- Trang-Nghiêm-Đại-Thừa-Kinh… Thì đều lạy tu theo 48 nguyện. 48 đại nguyện có đủ trong 6 bộ kinh nói trên. Chỗ cốt yếu cho người tu niệm Phật và lễ lạy 48 đại nguyện là : 1.Tin tưởng tha thiết nguyện về cõi Phật A Di Đà chắc thật diệt sạch hết tâm nghi ngờ. Lòng tin trọn vẹn trong sạch. 2. Lập thời khóa tu niệm lễ lạy trong một ngày đêm 1, 2, hay 3 Thời, Tùy ý thích. Chọn cho thích hợp để tu. Quan trọng là thành tâm. Đừng ham nhiều mà lụy thân rồi chán bỏ! 3. Quyết tâm phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, Tâm luôn kính nhớ ưa thích cõi Cực Lạc của Từ Phụ A Di Đà, quí mến Từ Phụ A Di Đà. niệm Hồng danh Phật liên tục, khi xướng lạy lời nguyện thân tâm vui thích mừng rỡ cảm động, thân nhẹ lân lân như ơn Phật đang ban phước cao vời vô tận, đầy tâm an lạc, như thấy mình đầy đủ sức khỏe. Niệm, chừng nào được “nhứt tâm bất loạn” đồng nghĩa với “hế
22/06/2020(Xem: 5425)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
21/06/2020(Xem: 9943)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
07/05/2020(Xem: 6659)
Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính - Đức Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề - Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu chẳng đặng sinh Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy - Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,
05/05/2020(Xem: 6971)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
13/03/2020(Xem: 20057)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
20/12/2019(Xem: 6031)
Niệm Phật là phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông hay còn được gọi là Pháp môn Niệm Phật. Nhưng nếu thuần túy chỉ niệm Phật mà thôi, thiếu tu học thì chúng ta có thể tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được hay không? Tính cốt lõi của pháp môn Niệm Phật là lấy Minh tâm (trong sáng) làm công yếu, lấy Hạnh môn (tịnh tâm) làm chính yếu. Tu và học phải đi đôi với nhau. Tu là thay đổi bản chất, tánh nết của mình cho được tốt hơn, cho được thiện lành hơn -đó mới là tu tâm dưỡng tánh. Còn Học là để mở mang kiến thức, để hiểu và nhận ra những điều thiện lành. Vậy tu học là đôi chân vững chắc để chúng ta đi đến được bến bờ giác ngộ. Tu làm sao để nở tâm Bồ Đề, đừng nở tâm ganh tỵ. « Văn, tư, tu » như lời Đức Phật dạy, trước tiên chúng ta phải lắng nghe, sau đó suy nghĩ để nhận biết rồi mới thực hành. Khi niệm Phật chúng ta phải nhất tâm tưởng đến Phật hiện tại, giúp tâm chúng ta có chất liệu để thành Phật. « Nhất thiết ch
12/09/2019(Xem: 6354)
Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.
24/08/2019(Xem: 10791)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
22/08/2019(Xem: 7514)
Chư Tôn liên tông vãng sanh tịnh độ Cực Lạc lưu lại bằng chứng: - Đa số các ngài vãng sanh tự tại và biết trước ngày tháng ra đi - Một số lưu lại xá lợi (Sư Thích Thiền Tâm biết trước 6 tháng, ngày vãng sanh Cực Lạc, ra đi ngay trên bổn tọa trước đại chúng, lưu lại xá lợi răng ngũ sắc, và một bài kệ Bồ Tát Thích Quảng Đức an nhiên tự thiêu vì đạo pháp để lại xá lợi trái tim bất diệt)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]