Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Như mọi người

19/01/201109:01(Xem: 9163)
1. Như mọi người

Ý TÌNH THÂN
Tỷ kheo Thích Trí Siêu

1. Như mọi người

Một ngày đầu Xuân năm nào, tôi [1] mang tiếng khóc oa oa chào đời, ngơ ngác trong thế giới loài người. Được cha mẹ thương yêu nuôi nấng, suốt quãng đời ấu thơ, tôi chỉ biết cắp sách đến trường rồi về nhà. Lớn lên lo học lấy bằng cấp để đi làm kiếm ăn. Học xong bằng kỹ sư, tìm được sở làm chắc chắn, tôi nghĩ đến chuyện lập gia đình. Theo tôi đây là tiến trình tự nhiên của mọi người trong xã hội. Nhìn xung quanh anh em, bạn bè ai nấy đều có công ăn việc làm và lập gia đình nên tôi cũng phải mau mau lập gia thất. Khổ thay cái thời gian dễ cặp kè yêu đương nhất là ở học đường, nhưng lúc đó cha me tôi thường nhồi vào đầu tôi là con phải lo học thành tài, đừng có lăng nhăng trai gái, không đi đến đâu rồi thân tàn ma dại. Vì thế tôi lo cặm cụi vào sách vở, không dám ngóc đầu để ý tới các cô, các chị. Bây giờ trong sở làm đâu phải là chỗ đi tìm vợ. Túng thế tôi phải cầu cứu tới bà con bạn bè mách bảo làm mai. Nhờ trời thương, cuối cùng tôi cũng cưới được một cô vợ. Cưới vợ thì cưới như bao nhiêu người chứ thực sự tôi không biết thế nào là tình yêu. Ai làm sao, tôi làm vậy!

Hồi xưa lúc còn độc thân tôi chỉ có hai chân. Cưới vợ xong tôi có thêm hai chân nữa là bốn chân. Đáng lý ra có bốn chân thì phải đi nhanh hơn hai chân, nhưng loài người không giống như loài vật khác. Nay có bốn chân nhưng đi đứng lại ngượng ngạo, khó khăn hơn, hai chân muốn đi phía này, hai chân muốn đi chỗ khác, giằng co bên này kéo bên kia. Rồi vợ chồng bắt đầu hục hặc khó chịu với nhau. Thấy thế cha mẹ hai bên khuyên nhủ: thôi ráng có mụn con đi thì vợ chồng sẽ vui vẻ hòa thuận lại với nhau. Là con hiếu thảo, nghe bề trên nói có lý nên chúng tôi đồng ý cho sinh ra một đứa con trai đầu lòng. Và như thế tôi lại có thêm hai chân nữa, tức là sáu chân. Cứ mỗi lần có thêm hai chân là tôi đi đứng chậm hẳn lại. Hồi trước có bốn chân thì giằng co hai chiều, bây giờ có sáu chân thì giằng co ba chiều. Chồng muốn một đàng, vợ muốn một nẻo, con muốn một ngả. Tưởng đâu có con thì gia đình êm ấm, ai dè náo loạn hơn. Đi làm cực nhọc kiếm tiền nuôi vợ con, tưởng họ biết ơn và thương mình hơn, nhưng vợ không bao giờ hài lòng, hết than phiền lại trách móc, còn thằng con hết khóc lại phá. Nhiều lúc chịu hết nổi, đầu óc tôi căng thẳng như sắp nổ phải to tiếng quát tháo. Mỗi lần như vậy vợ tôi lại giận hờn, không thèm nói chuyện cả tuần, còn con thì sợ hãi lánh xa, không khí gia đình trở nên ngột ngạt khó thở.

"Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Kinh tế xã hội xuống dốc, hãng của tôi phải thải nhân viên, không may có tôi ở trong đó. Thế là hôm trước hôm sau tôi trở thành kỹ sư thất nghiệp. Từ lâu tình cảm giữa hai vợ chồng đã không tốt đẹp gì, không ai hiểu ai. Nay tôi thất nghiệp ở nhà, đi ra đi vào chạm mặt nhau lại càng khổ sở khó chịu hơn nữa. Vợ tôi thường kiếm cớ đi ra ngoài để tránh mặt tôi. Bỗng một hôm nàng báo cho tôi một tin sét đánh: nàng đang làm đơn ly dị! Vừa buồn vừa giận, tôi há hốc miệng không nói nên lời, không ngờ nàng tàn nhẫn chơi tôi một vố đau quá!

Vài ngày sau, cha mẹ tôi đi nghỉ hè bị tai nạn xe cộ qua đời. Thất nghiệp, vợ bỏ, cha mẹ chết. "Trời ơi! Lúc đó tôi chỉ biết kêu trời mà thôi. Trời ơi! Ông trời có mắt hay không? Sao ông để cho tôi khổ quá vậy nè Trời"! Tôi bị khủng hoảng tinh thần, mất ăn mất ngủ, mặt mày bơ phờ hốc hác đi lang thang bất định trên đường phố, đầu óc như ngây như dại. May thay gặp được thằng bạn cũ, nó kéo tôi vào quán cà phê ngồi nhâm nhi trò chuyện. Hỏi han biết được nỗi khổ của tôi, nó liền rủ tôi đi chùa giải khuây. Sau này tôi mới biết anh ta là một Phật tử thuần thành. Mỗi cuối tuần nó lái xe ngang nhà đón tôi lên chùa, ban đầu chưa quen nên tôi đi theo cho đỡ buồn. Đến chùa tôi vào chánh điện xá chào Phật vài cái qua loa lấy lệ rồi tìm một góc trò chuyện hoặc ngắm nhìn bà con cô bác. Dần dà nó dụ tôi vào nghe thầy thuyết pháp. Trời ơi! (lại kêu trời nữa) từ xưa đến nay tôi cứ nghĩ chùa chiền là chỗ mê tín dị đoan để cho mấy ông bà già đến cúng vái cầu xin, nhưng sau vài lần nghe pháp, tôi thấy thấm thía như được nước cam lồ rót vào tim xoa dịu vết thương lòng. Sau vài tháng tới lui cảnh chùa, tôi xin quy-y tam bảo và bắt đầu tu học. Được thầy giảng đạo Phật là đạo cứu khổ, nguyên nhân của khổ là vô minh và ái dục. Muốn hết khổ thì phải tu, phải sửa, cái gì hư hỏng thì sửa lại cho tốt đẹp. Tu sửa như vậy còn được gọi là chuyển hóa, chuyển phiền não thành bồ đề, khổ đau thành hạnh phúc. Trong cái họa ngầm có cái may, nhờ gặp cảnh khổ thất nghiệp, vợ bỏ, cha mẹ chết, xui xẻo đủ chuyện nên tôi mới có duyên biết đến đạo, chứ nếu không khổ như vậy chắc tôi không bao giờ để ý đến đạo Phật và tiếp tục cho đó là một loại mê tín thờ cúng.

[1] Đây là chuyện giả tưởng, không phải đời thật của tác giả.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 7346)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 11428)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 9813)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6617)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5871)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 10103)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]