Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Như mọi người

19/01/201109:01(Xem: 9215)
1. Như mọi người

Ý TÌNH THÂN
Tỷ kheo Thích Trí Siêu

1. Như mọi người

Một ngày đầu Xuân năm nào, tôi [1] mang tiếng khóc oa oa chào đời, ngơ ngác trong thế giới loài người. Được cha mẹ thương yêu nuôi nấng, suốt quãng đời ấu thơ, tôi chỉ biết cắp sách đến trường rồi về nhà. Lớn lên lo học lấy bằng cấp để đi làm kiếm ăn. Học xong bằng kỹ sư, tìm được sở làm chắc chắn, tôi nghĩ đến chuyện lập gia đình. Theo tôi đây là tiến trình tự nhiên của mọi người trong xã hội. Nhìn xung quanh anh em, bạn bè ai nấy đều có công ăn việc làm và lập gia đình nên tôi cũng phải mau mau lập gia thất. Khổ thay cái thời gian dễ cặp kè yêu đương nhất là ở học đường, nhưng lúc đó cha me tôi thường nhồi vào đầu tôi là con phải lo học thành tài, đừng có lăng nhăng trai gái, không đi đến đâu rồi thân tàn ma dại. Vì thế tôi lo cặm cụi vào sách vở, không dám ngóc đầu để ý tới các cô, các chị. Bây giờ trong sở làm đâu phải là chỗ đi tìm vợ. Túng thế tôi phải cầu cứu tới bà con bạn bè mách bảo làm mai. Nhờ trời thương, cuối cùng tôi cũng cưới được một cô vợ. Cưới vợ thì cưới như bao nhiêu người chứ thực sự tôi không biết thế nào là tình yêu. Ai làm sao, tôi làm vậy!

Hồi xưa lúc còn độc thân tôi chỉ có hai chân. Cưới vợ xong tôi có thêm hai chân nữa là bốn chân. Đáng lý ra có bốn chân thì phải đi nhanh hơn hai chân, nhưng loài người không giống như loài vật khác. Nay có bốn chân nhưng đi đứng lại ngượng ngạo, khó khăn hơn, hai chân muốn đi phía này, hai chân muốn đi chỗ khác, giằng co bên này kéo bên kia. Rồi vợ chồng bắt đầu hục hặc khó chịu với nhau. Thấy thế cha mẹ hai bên khuyên nhủ: thôi ráng có mụn con đi thì vợ chồng sẽ vui vẻ hòa thuận lại với nhau. Là con hiếu thảo, nghe bề trên nói có lý nên chúng tôi đồng ý cho sinh ra một đứa con trai đầu lòng. Và như thế tôi lại có thêm hai chân nữa, tức là sáu chân. Cứ mỗi lần có thêm hai chân là tôi đi đứng chậm hẳn lại. Hồi trước có bốn chân thì giằng co hai chiều, bây giờ có sáu chân thì giằng co ba chiều. Chồng muốn một đàng, vợ muốn một nẻo, con muốn một ngả. Tưởng đâu có con thì gia đình êm ấm, ai dè náo loạn hơn. Đi làm cực nhọc kiếm tiền nuôi vợ con, tưởng họ biết ơn và thương mình hơn, nhưng vợ không bao giờ hài lòng, hết than phiền lại trách móc, còn thằng con hết khóc lại phá. Nhiều lúc chịu hết nổi, đầu óc tôi căng thẳng như sắp nổ phải to tiếng quát tháo. Mỗi lần như vậy vợ tôi lại giận hờn, không thèm nói chuyện cả tuần, còn con thì sợ hãi lánh xa, không khí gia đình trở nên ngột ngạt khó thở.

"Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Kinh tế xã hội xuống dốc, hãng của tôi phải thải nhân viên, không may có tôi ở trong đó. Thế là hôm trước hôm sau tôi trở thành kỹ sư thất nghiệp. Từ lâu tình cảm giữa hai vợ chồng đã không tốt đẹp gì, không ai hiểu ai. Nay tôi thất nghiệp ở nhà, đi ra đi vào chạm mặt nhau lại càng khổ sở khó chịu hơn nữa. Vợ tôi thường kiếm cớ đi ra ngoài để tránh mặt tôi. Bỗng một hôm nàng báo cho tôi một tin sét đánh: nàng đang làm đơn ly dị! Vừa buồn vừa giận, tôi há hốc miệng không nói nên lời, không ngờ nàng tàn nhẫn chơi tôi một vố đau quá!

Vài ngày sau, cha mẹ tôi đi nghỉ hè bị tai nạn xe cộ qua đời. Thất nghiệp, vợ bỏ, cha mẹ chết. "Trời ơi! Lúc đó tôi chỉ biết kêu trời mà thôi. Trời ơi! Ông trời có mắt hay không? Sao ông để cho tôi khổ quá vậy nè Trời"! Tôi bị khủng hoảng tinh thần, mất ăn mất ngủ, mặt mày bơ phờ hốc hác đi lang thang bất định trên đường phố, đầu óc như ngây như dại. May thay gặp được thằng bạn cũ, nó kéo tôi vào quán cà phê ngồi nhâm nhi trò chuyện. Hỏi han biết được nỗi khổ của tôi, nó liền rủ tôi đi chùa giải khuây. Sau này tôi mới biết anh ta là một Phật tử thuần thành. Mỗi cuối tuần nó lái xe ngang nhà đón tôi lên chùa, ban đầu chưa quen nên tôi đi theo cho đỡ buồn. Đến chùa tôi vào chánh điện xá chào Phật vài cái qua loa lấy lệ rồi tìm một góc trò chuyện hoặc ngắm nhìn bà con cô bác. Dần dà nó dụ tôi vào nghe thầy thuyết pháp. Trời ơi! (lại kêu trời nữa) từ xưa đến nay tôi cứ nghĩ chùa chiền là chỗ mê tín dị đoan để cho mấy ông bà già đến cúng vái cầu xin, nhưng sau vài lần nghe pháp, tôi thấy thấm thía như được nước cam lồ rót vào tim xoa dịu vết thương lòng. Sau vài tháng tới lui cảnh chùa, tôi xin quy-y tam bảo và bắt đầu tu học. Được thầy giảng đạo Phật là đạo cứu khổ, nguyên nhân của khổ là vô minh và ái dục. Muốn hết khổ thì phải tu, phải sửa, cái gì hư hỏng thì sửa lại cho tốt đẹp. Tu sửa như vậy còn được gọi là chuyển hóa, chuyển phiền não thành bồ đề, khổ đau thành hạnh phúc. Trong cái họa ngầm có cái may, nhờ gặp cảnh khổ thất nghiệp, vợ bỏ, cha mẹ chết, xui xẻo đủ chuyện nên tôi mới có duyên biết đến đạo, chứ nếu không khổ như vậy chắc tôi không bao giờ để ý đến đạo Phật và tiếp tục cho đó là một loại mê tín thờ cúng.

[1] Đây là chuyện giả tưởng, không phải đời thật của tác giả.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2014(Xem: 6340)
Tha lực theo nghĩa hẹp là lực tác động từ bên ngoài. Trong Phật giáo, tha lực là Phật lực hoặc Thánh lực (Bồ Tát) được tác ý làm cho nhân tốt trổ quả hoặc tạo nhân quả tốt cho chúng sanh hữu tình vì lòng bi mẫn của Đấng Thiện Thệ. Qua phương pháp phân tích văn bản đối chiếu hai nguồn Kinh tạng: Pali Tạng (Tạng kinh của Phật Giáo Nguyên Thủy) và Hán Tạng (Tạng kinh của Phật Giáo Đại Thừa). Bài tiểu luận này mổ xẻ hai chủ đề chính: tính tương đồng và logic giữa hai nguồn kinh tạng về tha lực.
14/05/2014(Xem: 6648)
1.1 Khái niệm về pháp niệm Phật và cảnh giới Tịnh Độ 1.2 Niệm Phật trong kinh điển Hán tạng và Nikaya 2.1 Ngài Huệ Viễn và pháp môn niệm Phật 2.2 Bốn cách niệm Phật của ngài Tông Mật (784-841) 2.3 Năm phương diện niệm Phật của Trí Giả Đại Sư 3.1 Vài suy nghĩ về pháp tu niệm Phật trong xã hội hiện đại 3.2 Tính chất giải thoát từ pháp môn Niệm Phật 3.3 Niệm Phật và lý tưởng Nhân Gian Tịnh Độ 4. Kết luận
13/04/2014(Xem: 10536)
Bối cảnh lịch sử của Phật giáo trước sự ra đời của phương pháp Thiền Tịnh song tu Trên phương diện Phật giáo sử, dễ dàng nhận thấy Thiền Tông và Tịnh Độ Tông xuất hiện trong khoảng thời gian trước và sau đời Tùy-Đường[1]; từ đó pháp niệm Phật Thiền hình thành và liên quan sự phát triển pháp Thiền Tịnh Song Tu. Vấn đề này, trước tiên cần tìm hiểu về ý nghĩa niệm Phật trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy, cụ thể trong kinh A Hàm, kinh tạp A Hàm, kinh Tăng Chi và trong kinh điển Đại Thừa. Thời Phật tại thế đã dạy đệ tử xuất gia, tại gia về phương pháp niệm Phật như là phương thức quán niệm hỗ trợ cho pháp thiền định, bảo hộ đời sống an lành, đối trị mọi phiền não.
15/03/2014(Xem: 8033)
Tất cả chúng ta đều thấy rõ sự phổ biến về thực tập thiền quán trong xã hội đương thời bất chấp sự hội nhập tôn giáo. Mặc dù thiền quán có một vị trí nổi bật trong việc thực tập của Phật Giáo từ lúc khởi đầu của nó, nhưng Thân Loan đã phủ nhận sự thực tập của tự lực (tự cố gắng) và đối lập đến niềm tin và nương tựa Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà như con đường để giác ngộ.
10/02/2014(Xem: 10425)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
03/02/2014(Xem: 7286)
* Con người sống trên đời cần nên tạo phước đức Là người Phật tử, tôi biết được một sự thật là tiền tài, quyền lực, địa vị, danh vọng không thể che chở cho con mình mỗi khi gặp tai họa mà chỉ có phước đức, công đức mới là chiếc áo giáp vô hình chắc chắn khiến cho con
26/12/2013(Xem: 11555)
Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống). Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn). Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng - Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến B
19/12/2013(Xem: 22026)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Anh dịch: http://www.purifymind.com/FortyEight.html Sưu tập: Tuệ Uyển, Wednesday, December 18, 2013 48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà 48 Vows of Amitabha Buddha 1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 1."Provided I become a Buddha, if in my Buddha-land there should be either hell, or the animal state of existence, or the realm of hungry ghosts, then may I not attain enlightenment.
17/12/2013(Xem: 15442)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
13/12/2013(Xem: 13177)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]