Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Pháp trí

12/11/201016:50(Xem: 10587)
15. Pháp trí


15. PHÁP TRÍ

Đức Phật thường khuyên chúng ta, đối với hàng xuất gia thời hành trì năm Pháp: tín, giới, đa văn, tinh tấn và trí tuệ; còn đối với hàng tại gia, thời cũng hành trì năm Pháp, trong ấy, bố thí được thay thế cho tinh tấn. Như vậy trong cả hai hội chúng xuất gia và tại gia, đức Phật đều khuyên nên "đa văn" (nghe nhiều), và nghe nhiều được đức Phật định nghĩa như sau: "Là bậc nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, tích tập điều được nghe. Đối với pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa văn, đề cao phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Đối với các pháp như vậy được nghe nhiều, được thọ trì, được ghi nhớ, được đọc tụng nhiều lần, chuyên ý quan sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến" (Tăng Chi II, 159).

Trong kinh Pháp Trí (Tăng Chi II, tr 534) đức Phật xác định rõ nhờ nghe nhiều, vị Tỷ-kheo có khả năng chứng đắc Pháp Trí, tức là một vị đã thành tựu bảy Pháp, tức là đạt được bảy sự hiểu biết về Pháp được phân tích như sau: biết Pháp (Dhammannu), biết nghĩa (atthannu), biết tự ngã (attannu), biết vừa đủ (mattannu), biết thời (kalannu), biết hội chúng (parisannu), biết người thắng kẻ liệt (puggalaparorannu).

Rồi đức Phật giải thích rộng rãi hiểu biết này. Ở đây, biết Pháp, tức là biết Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự thuyết, Thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng. Đây là chín thể văn đức Phật đã sử dụng trong khi Ngài thuyết Pháp độ sanh, chín thể văn được chứa đựng một cách đầy đủ trong kinh tạng. Như vậy biết Pháp ở đây có nghĩa là biết những lời dạy của đức Phật.

Còn biết nghĩa là biết ý nghĩa của những câu những lời Phật dạy, biết rõ câu này có nghĩa như thế này, câu kia có ý nghĩa như thế kia. Từng bài kinh, hiểu rõ ý nghĩa của từng bài kinh; từng bài kệ hiểu rõ ý nghĩa của từng bài kệ, hiểu rõ ràng minh bạch không có hiểu lầm, không có hiểu sai. Như vậy là biết nghĩa.

Còn thế nào là biết tự ngã? Thường đức Phật dạy các đệ tử tại gia hành trì năm Pháp: tín, giới, đa văn, bố thí và trí tuệ. Có chỗ thêm pháp thứ 6 là biện tài. Biết tự ngã ở đây có nghĩa là "cho đến mức độ như vậy tôi có lòng tin. Cho đến mức độ như vậy tôi có giữ giới. Cho đến mức độ như vậy tôi có bố thí. Cho đến mức độ như vậy tôi có trí tuệ". Như vậy biết tự ngã, tức là biết khả năng và mức độ tu tập của chính mình đối với năm pháp đức Phật dạy. Có hiểu mình rõ ràng như vậy tức là biết tự ngã.

Còn biết ước lượng vừa đủ là biết mức độ vừa phải của một vị Tỷ-kheo khi nhận lãnh bốn sự cúng dường của tín đồ về y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ và dược phẩm trị bệnh. Biết nhận vừa phải, vừa đủ, không quá tham lam, không quá nhiều, như vậy gọi là biết ước lượng vừa đủ.

Với vị Tỷ-kheo có bốn trách nhiệm phải làm là thuyết giảng cho tín đồ, tự mình hỏi đạo, tu tập về thiền định. Vị Tỷ-kheo biết thời là biết đây là thời phải thuyết giảng vị và vị ấy đúng thời thuyết giảng. Đây là thời cần phải hỏi đạo, cần phải chất vấn, vị Tỷ-kheo đúng thời chất vấn. Cũng vậy đối với thời phải tụ tập, vị ấy tu tập. Đối với thời phải thiền định, vị ấy thiền định, như vậy gọi là biết thời.

Ở đây, biết hội chúng là biết bốn hội chúng. Hội chúng Sát đế lỵ, hội chúng Bà-la-môn, hội chúng gia chủ, hội chúng Sa môn. Đối với từng hội chúng, vị ấy biết nên đi đến hội chúng ấy như vậy, nên đứng như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy. Như vậy là biết hội chúng.

Như thế nào là biết người thắng kẻ liệt? Vị Tỷ-kheo biết được có hai hạng người: một hạng ưa thấy các bậc Thánh, một hạng người không ưa thấy các bậc Thánh. Vị Tỷ kheo biết hạng người không ưa thấy các bậc Thánh, đáng bị chỉ trích. Hạng ưa thấy các bậc Thánh đáng được tán thán. Có hạng người không ưa nghe diệu pháp, hạng ưa nghe diệu pháp. Hạng không ưa nghe diệu pháp đáng bị chỉ trích. Hạng ưa nghe diệu pháp đáng được tán thán. Có hạng người lắng tai nghe diệu pháp và có hạng người không lắng tai nghe diệu pháp. Hạng người không lắng tai nghe diệu pháp đáng bị chỉ trích. Hạng người lắng tai nghe diệu pháp đáng được tán thán. Một hạng người nghe xong thọ trì pháp, một hạng người nghe xong không thọ trì pháp. Hạng người nghe xong không thọ trì pháp đáng bị chỉ trích. Một hạng người nghe xong thọ trì pháp đáng được tán thán. Một hạng người quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, một hạng người không quan sát ý nghĩa pháp không được thọ trì. Hạng người không quan sát ý nghĩa pháp được thọ trì đáng bị chỉ trích. Hạng người quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì đáng được tán thán. Một hạng người sau khi hiểu nghĩa sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp, tùy pháp. Một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Hạng người sau khi hiểu nghĩa sau khi hiểu pháp đã không thực hành pháp, tùy pháp, do vậy đáng bị chỉ trích. Hạng người sau khi hiểu nghĩa sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp và tùy pháp, do vậy hạng người này đáng được tán thán. Một hạng người thực hành với mục đích tự lợi không có lợi tha. Một hạng người thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha. Hạng người thực hành pháp và tùy pháp, với mục đích tự lợi, không lợi tha. Do sự việc này họ đáng bị chỉ trích. Hạng người thực hành pháp và tùy pháp với mục đích tự lợi và lợi tha, hạng người này đáng được tán thán. Như vậy đối với Tỷ-kheo, loại người được biết theo hai hạng. Như vậy Tỷ-kheo biết kẻ thắng hay người liệt.

Với những định nghĩa trên, chúng ta hiểu người có pháp trí là là người biết pháp, là người biết nghĩa, là người biết tự ngã, là người biết vừa đủ, là người biết thời, là người biết hội chúng, là người biết người thắng kẻ liệt. Đầy đủ bảy sự hiểu biết như vậy mới được gọi là người có pháp trí. Và như vậy pháp trí không phải chỉ thuần túy tri thức mà gồm cả ưa nghe diệu pháp, lắng tai nghe diệu pháp, thọ trì diệu pháp, hiểu ý nghĩa diệu pháp, hành trì diệu pháp, thuyết giảng diệu pháp và hiểu biết trình độ căn cơ của những người nghe pháp và hành trì pháp. Nếu chúng ta hiểu biết pháp là biết những pháp môn Phật dạy đưa đến giải thoát và giác ngộ, và hiểu nghĩa là hiểu mục đích giải thoát và giác ngộ, thời biết pháp tương đương với Đạo đế, và biết nghĩa tương đương với Diệt đế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2019(Xem: 6120)
Bài kết tập này sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trực tiếp từ những bài kinh thuộc Nikàya (Pali tạng), và Hán tạng ngõ hầu giúp quý đạo hữu nhận biết tính tương đồng, nhất quán của hai hệ thống giáo điển trong việc ứng dụng lời Phât dạy trong đời sống thực tế hàng ngày, qua đó hành giả có thể đoạn ác tu thiện, tự lợi, lợi tha, lợi cho quần nhân, xã hội, lợi cho Tam Bảo; và sau khi mãn phần đối với hành giả Tịnh Độ, sẽ được thoát sanh về miền Cực Lạc.
05/08/2019(Xem: 5924)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.
01/07/2019(Xem: 5229)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà. Nói chung, có ba cách niệm Phật sau đây:
14/04/2019(Xem: 9665)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
22/02/2019(Xem: 5967)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Xin xem bản Phụ Lục 1 Illuminating the Path to Enlightenment của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay www.lam-rim.org, để có bản dịch chánh văn. Lama Zopa Rinpoche dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ. Bài pháp này đã được ấn tống năm 2005, trong tác phẩm Teachings from Tibet của nhà xuất bản LYWA. Quý vị có thể đọc thêm những bài pháp của Khunu Lama Rinpoche và các Lạt Ma Tây Tạng cao quý khác ở TeachingsFromTibet.com.
17/12/2018(Xem: 5605)
Ngày đăng tải: tháng 10, năm 2005 Rinpoche đã cho lời khuyên sau đây về ngũ lực để thực hành vào phút lâm chung. [Chú thích: Lời khuyên này đang hiện hành trong một quyển sách nhỏ ở FPMT Shop.] Có năm lực phải được thực hành khi gần kề cái chết. Chúng rất quan trọng. Hiện nay, đó là điều chúng ta cần phải tu tập. Phải nhớ chúng là những điều gì, ít nhất là tên gọi và ý nghĩa của chúng, rồi ta sẽ có khả năng để đưa chúng vào thực hành.
22/10/2018(Xem: 5478)
Nếu chúng ta bỏ chút thì giờ để tìm hiểu “Sở tri chướng” (所知障) là gì? thì trên mạng Internet cho chúng ta kiến giải hoặc của các bậc thầy đáng kính: Hòa thượng, Thiền sư … hay của các chùa, các trung tâm Phật học, trung tâm hoằng pháp. Chẳng hạn như: 1. Sở Tri Chướng [1] 2. Thế nào là sở tri chướng và phiền não chướng? [2]] 3. Sở tri chướng và phiền não chướng [3]
11/10/2018(Xem: 4927)
Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường.
13/09/2018(Xem: 10026)
Đột nhiên tôi nhớ lại câu nói của một người đã nói với tôi: “Khi chưa tu học, núi là núi, sông là sông; tu học đến một giai đoạn nào đó, núi chẳng là núi, sông chẳng còn là sông; đến khi giác ngộ, núi lại là núi, sông lại là sông!”. Không biết mình đã đến giai đoạn nào nhưng hôm nay, trong tôi chợt vang lên vài câu hát “…Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình, thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”. Rồi tôi nhớ tới ông ngoại, một người mà tôi gắn bó rất thân thiết từ ngày thơ ấu.
03/09/2018(Xem: 4684)
Dòng sanh tử giống như một dòng nước lũ quá mạnh. Người nào không gan dạ không vững bền thì sẽ bị nó cuốn phăng đi. Vì vậy mỗi người phải gan dạ, vững vàng để vượt lên, đừng để cuốn đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]