Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Tim Phật

15/05/201100:54(Xem: 4241)
Trái Tim Phật

Có lần ngồi đàm đạo cùng bạn bè, trao đổi về hạnh phúc nhân sinh, chúng tôi không hẹn mà đồng buột miệng tán thán: Đức Phật "hay" quá!… Rồi cùng bật cười vì câu nói ấy quả dư thừa, nhưng để thốt ra và hiểu được vậy chúng tôi phải trải qua gần hết một đời.

Thái tử Tất-đạt-đa vừa sinh ra đã khác người, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, có nghĩa là xét về tướng mạo, Ngài thuộc "số dzách" ở trần gian. Là con cầu tự, trưởng nam của chánh cung, phong cách đặc biệt, tính tình nhân hậu, thánh thiện; tài ba, thông tuệ, văn võ song toàn, nghĩa là đức tài gồm đủ - lại thuộc "số dzách" nhất trần gian nữa! - Tất nhiên, không lạ khi Ngài được cưng chìu tối đa, vương phụ quý hơn trân bảo. Mọi ngũ dục thượng đẳng được dành để cung phụng Ngài. Tịnh Phạn vương trói và nhốt Ngài bằng ngũ dục. Nhưng trong thuận cảnh nuông chìu đó, Ngài không bị bất cứ cám dỗ nào nhấn chìm, làm cho sinh hư, mà luôn tỉnh giác mạnh mẽ. Còn nuôi chí xuất trần dũng mãnh, nửa đêm lẻn trốn khỏi hoàng cung, vượt trùng trùng vòng dây trói êm dịu để ra đi, quyết tu cho thành đạo để cứu khổ cho mình và nhân sinh.

jj2_282812500_jpg_jpg

Hành động đầu tiên này của Ngài chứng minh rằng hạnh phúc thế gian hoàn toàn không có thật. Nếu có, Ngài đã ở lại hoàng cung tận hưởng.

Rồi Ngài chứng đạo, về lại hoàng cung, khi chú bé La-hầu-la đến gần Ngài, làm theo sự "mách nước" của người thân, thốt lời xin Ngài trao… gia tài. Nhưng Ngài không thể trao gia tài thế gian mong manh vô thường, dễ hoại diệt… nên Ngài đã trao cho con… cái bát. Kết quả là Xá-lợi-phất xuống tóc cho La-hầu-la, biến chú bé thành tu sĩ, khiến hiền phụ Da-du thất vọng đau nhói trong lòng, nhưng bà nhói… phút đầu thôi, về sau cũng tỉnh giác, xin xuất gia tu tập rồi chứng Thánh.

Nan-đà là em trai cùng cha khác mẹ, con của di mẫu và vương phụ Ngài.

Trang sử ghi thêm một nét hóm hỉnh nữa là Đức Phật xuất hiện trong ngày hôn lễ của vương đệ Nan-đà, đến phút giã từ lại trao cho ông em… cái bát, Nan-đà vì quá yêu kính anh, không dám trao bát lại, đành ôm bát đi theo Phật, điều này ngầm đe dọa cô dâu, một giai nhân khuynh thành, cô dâu đã lo sợ khóc gọi Nan-đà đừng đi theo Phật... Rồi Phật đã làm gì sau đó? - Cạo đầu cho em, dạy em tu trong khi Nan-đà dù xuất gia mà lòng còn nóng sốt - cứ bồn chồn thương nhớ hiền thê, luôn tìm cách để có thể trốn về thăm tân nương. Phật biết hết, Ngài làm đủ chiêu thức để giúp chàng thoát cám dỗ. Ngài dẫn chàng lên trời, bảo rằng nếu tu giỏi thì sẽ được lên đó, hưởng vô vàn hạnh phúc thù thắng với thiên nữ vây quanh và dẫn chàng xuống địa ngục, hăm he: Nếu tu dở thì bị bỏ nấu trong chảo dầu… nhờ vậy mà Nan-đà sợ, lo tu một mạch đến chứng Thánh, rụi tắt mọi đam mê, gột sạch trần cấu.

Đọc đến đây tôi ghen tị biết bao nhiêu, tôi nghĩ thầm nếu mình được dẫn… lên trời, hay xuống địa ngục thám thính, được Thế Tôn "kèm cặp" kỹ như vậy thì biết đâu… cũng sẽ… chứng đạo?

Nhìn những gì Phật cư xử với người thân, có thể hiểu rằng hạnh phúc ngũ dục không phải là cứu cánh, nên Ngài đã đưa họ vào con đường đạt đến hạnh phúc cao nhất.

Chúng ta thường cho rằng giàu nhất, đẹp nhất, có danh vọng tuyệt đỉnh là hạnh phúc nhưng đọc báo vẫn thấy đăng tỷ phú tự tử, hoa hậu quyên sinh, siêu sao màn bạc hủy mình…

Xem các tin dữ trên báo, người ta thắc mắc vì sao một bác sĩ yêu đơn phương một đồng nghiệp, không được đáp ứng lại chém đối tượng mình theo đuổi? Một kỹ sư lái xe hơi cán người vội rồ ga bỏ trốn, không chịu đem nạn nhân đi bệnh viện?… Người ta nghĩ là trí thức thì phải mẫu mực, phải cư xử tuyệt hơn bình dân? Nhưng thực ra còn là phàm phu thì tham sân si luôn tiềm ẩn trong mỗi người bất kể chức vị đẳng cấp, "trí thức, trí ngủ"… hễ điều phục tâm dở, thiếu tỉnh giác, thì mọi cư xử đều vấp phải lỗi hệt như nhau.

Một đôi bạn nam sinh viên thân nhau từ bé, chung lớp, chung trường, hạt muối tán đường gì cũng cắn đôi chia sẻ… Do có chung sở thích, lý tưởng nên họ đồng phải lòng cô C. Anh A được đáp ứng liền xác định quyền sở hữu của mình - Khi nhìn thấy bạn B vui cười với cô C, anh phật ý trách mắng, rồi đẩy bạn té đập đầu xuống đất rủi ro trúng nhằm chỗ hiểm tử vong. Anh A đi tù, lòng tái tê hối hận. Cô C xin vào thăm.

Anh từ chối không gặp. Anh nói rằng giá như thời gian có thể quay ngược, anh sẽ không để xích mích xảy ra vì tranh giành tình, anh cần bạn mình sống, anh cần có tình bạn tri kỷ đó hơn là vì một phút yêu nông nổi nhất thời mà ngộ sát. Anh trừng phạt mình bằng cách vĩnh viễn không gặp lại cô C.

Trong chúng ta luôn có hai phần tốt và xấu, Phật lẫn ma. Hành theo giáo pháp Phật là để Phật tâm, Phật hạnh sống dậy đẩy lui thành phần xấu.

Xem phim Tây Du Ký, ta thấy Bát Giới tham ăn mê ngủ, có đủ tính xấu, vậy mà Tam Tạng ưa nghe theo - giống như ta luôn sẵn sàng nghe theo tiếng nói của anh chàng Bát Giới trong lòng mình, vì những thói tật đam mê ngũ dục ta đều thích chìu theo. Tề Thiên tượng trưng cho lý trí nên đôi khi khô khan, lạnh lùng, tàn nhẫn vì vậy trí phải có từ bi đi kèm theo. Anh chàng Sa Tăng đại diện cho si, ai nói cũng nghe, chỉ là một nhân vật mờ trong phim, nhưng thật sự trong mỗi người chúng ta, si lại lấn át và áp đảo toàn bộ, và tất cả lỗi lầm ta vi phạm thảy đều do si.

Khi chúng ta muốn tham, muốn sân, muốn nói xấu, moi móc lỗi người - nếu ta tỉnh thức liền, nhận ra đây là xấu, thì mọi lầm mê được cắt ngay. Không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra, tâm ta tự nhiên trong trẻo, tốt lành vì ta đang làm và vâng theo trái tim Phật.

Nhưng khi nổi giận, ta thấy mình quá có lý, đối phương sai 100%? Khi nói xấu người, ta nghĩ, họ bậy, tệ quá, mình không như vậy… thế là anh chàng si điều khiển, lôi ta lao theo với tốc độ chóng mặt, khiến ta nhuộm bẩn lòng bằng tư tưởng chuyên nghĩ xấu về người, nhuộm bẩn miệng bằng những câu nói thị phi, tiêu mất thời gian vào việc lo khuân hết bãi rác bên ngoài vào… chứa trong tâm. Trí ta tối om om, do si làm chủ toàn bộ. Chỉ khi tỉnh ta mới hối hận mình hư quá, buông lung thân khẩu ý mà không hay. Chỉ khi Phật tâm ngự trị ta mới bao dung tha thứ, phát hiện ra lỗi mình. Nhưng ta luôn thiếu kiểm soát và giác tỉnh nên cứ bị si điều khiển đưa vào đường tà, để rồi tiếp tục trôi nổi, trầm luân; đau khổ… mang tập khí xấu kè kè theo từ kiếp này sang kiếp khác.

Nếu chúng ta có thể buông nhanh tỉnh nhanh thì chuyện tu sửa sẽ bớt khó khăn hơn, vì "Bịt con đê vừa rò rỉ, dập một đốm lửa đang manh nha dễ hơn là để chúng bạo phát rồi mới chữa"…

Đức Đạt lai Lạt ma nói: "Người ta luôn mơ ước tương lai tốt đẹp nhưng lại chuẩn bị cho nó quá tồi tệ"! Đa số chúng ta thường lầm lạc thú với hạnh phúc. Hạnh phúc sản sinh từ sự tỉnh giác an ổn nội tâm, còn lạc thú sản sinh từ sự chìu theo theo thị dục bản năng. Lao theo lạc thú trước mắt thấy vui nhưng hậu quả khổ dài dài. Hành xử theo hạnh phúc trước mắt thấy khổ vì ta phải nói "không" với tất cả những đòi hỏi của Bát Giới, nhưng sau đó là bình an tâm linh.

Đức Phật đã độ Nan-đà ngay trong ngày hôn lễ, vì muốn chàng hưởng hạnh phúc trường tồn thay vì phù du. Nói vậy không phải là hôn nhân đáng chê đáng cản, chúng ta có quyền lựa chọn tự do, muốn hưởng hạnh phúc phù du hay vững bền tùy ý.

Chi, bạn tôi - là hoa khôi, đẹp người đẹp nết, dịu dàng, đức hạnh - Nhưng vu quy rồi thì khổ ngút trời. Tức quá tôi bảo: - "Tại sao lại ưng…? Không chịu đi tu cho khỏe?

- Chi bảo: - Anh ấy theo đuổi quá, mình từ chối thì anh tự tử vô bệnh viện nằm, vì vậy mà mình ưng. Cứ tưởng là lấy một người dám chết vì mình như vậy sẽ hạnh phúc suốt đời. Nào ngờ, chỉ hai năm là anh sinh tật vợ bé vợ lớn, săn kiếm, cặp kè toàn tuổi teen…

jj17_946908569_jpg_jpg

Theo tôi, anh chồng không xấu, nhưng anh luôn nghe theo trái tim ma trong lòng. Anh chết vì nhan sắc thì gặp cái đẹp khác vượt trội hơn anh sẽ nhào theo, không có gì lạ. Do vậy mà suốt một đời anh luôn bỏ hình bắt bóng, săn đuổi toàn những thiếu nữ đẹp tuổi teen, ráng nỗ lực làm giàu để có tiền cung phụng…, nhưng khi tiền trong túi vơi thì hạnh phúc của anh cũng hóa thành bọt nước. Tuổi anh ngày càng già, vận may không theo mãi với nhân xấu phụ bạc. Anh lâm vào khốn quẫn. Chính si làm chủ tình hình khiến anh không thể phân biệt phải quấy. Anh từng hứa không để bạn tôi rơi giọt lệ nào, anh có giữ đúng lời hứa, không để rơi một giọt mà là hằng tỉ giọt…

Chúng ta trách anh chồng thay lòng, tham lam ư? Cứ nhìn các đấng quân vương thì rõ, tam cung lục viện vẫn chưa là đủ. Niệm tham ngự trong lòng thường dân chỉ đem đến hệ lụy cho tiểu gia đình, nhưng nếu rơi vào tay quân vương, các tướng lĩnh - thì sẽ nổ ra ác chiến - Tham có nhiều hình thức, tham tài, tham sắc vẫn là tham. Cường quốc thấy tiểu quốc có mỏ dầu mà phòng vệ yếu là khởi ý xâm lăng. Niệm tham (tình) mà rơi vào An Lộc Sơn, vua Hồ… thì phát sinh quốc chiến, cho nên nhân nhỏ mà họa to là vậy.

Vào thời có thể phóng phi thuyền lên sao Hỏa, thông tin toàn cầu có thể cập nhật nhanh trong vài phút, ta ngồi đây có thể biết chuyện khắp thế giới, nhưng ta vẫn không biết được lòng mình, cách một niệm bắt đầu khởi lên như thế nào, ý xấu manh nha thành hình, sai sử ta ra sao, ta hoàn toàn mù trất, vì vậy ta cứ bị chúng làm chủ, dụ dỗ, khiến đời lỗi lầm, đau thương.

Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình. Ngài còn khuyên ta - Khi lắng nghe Ngài thuyết pháp nên dùng trí phán đoán chứ không nên vội vàng cả tin vì Ngài là Như Lai - Toàn bộ giáo lý của Đức Phật được Ngài tóm tắt thành câu ngắn gọn:

"Tránh làm điều ác, làm điều thiện, thanh lọc tâm ý, đấy là lời chư Phật dạy".

Tất nhiên những bí ẩn trong vũ trụ Thế Tôn biết hết, nhưng Ngài không nói ra, Phật bảo rằng những điều Ngài giảng dạy giống như lá trong tay và điều Ngài không nói ra có nhiều như lá trong rừng. Bởi vì Ngài chỉ dạy điều cần thiết liên quan đến sự giải thoát cho chúng ta mà thôi.

Phật đã lưu lại lời dặn dò bất hủ:

- Này A-nan, không cần tỏ lòng tôn kính, tán dương, đảnh lễ, khen ngợi Như Lai. Nếu có người nào, bất kể là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thiện nam, tín nữ… Nếu chịu sống đúng Chánh pháp, cư xử hợp đạo, nói, làm, suy nghĩ luôn chân chánh - Thì đó chính là người đã bày tỏ lòng biết ân, tôn trọng, và tán dương Như Lai một cách tốt đẹp, xứng đáng nhất.

Mùa Đản sinh lại về, mong rằng chúng ta sẽ bày tỏ lòng biết ân tôn vinh Ngài tốt đẹp, như Ngài hằng mong: "Mỗi người con Phật sẽ là một đại diện tốt, hiện thân của giáo pháp chân chánh, chiếu sáng thế gian bằng đức hạnh và lực điều tâm giỏi, góp phần làm đẹp nhân gian bằng sự thiện lành của thân, khẩu ý và niềm bình an của nội tâm".

Hạnh Đoan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2015(Xem: 5850)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
25/06/2015(Xem: 6017)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6853)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5872)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6588)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 7978)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7102)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6383)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7180)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6046)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567