Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật Được Thành Phật

06/04/201209:33(Xem: 3867)
Niệm Phật Được Thành Phật


Duc Phat Di Da 2

Niệm Phật Được Thành Phật Đạo

Tác giả:Pháp Sư Viên Anh

Biên dịch:Thích Nguyên Anh

Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?

Hoặc hỏi: “Niệm Phật vốn là việc rất dễ, thành Phật là điều khó, Phật đạo cao xa, trong kinh nói phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp, siêng tu lục độ vạn hạnh mới được thành tựu, sao niệm Phật mà được thành Phật?”. Đáp rằng: “Pháp môn tu hành có nhanh chậm khác nhau. Chậm thì phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp tu nhân luyện hạnh mới thành Phật đạo, nhanh thì không cần phải trải qua ba đại a tăng kỳ vẫn được pháp thân, không thể khái luận chung chung được”.

Niệm Phật chính là hoành siêu sinh tử, thành tựu Bồ đề nhanh chóng, là pháp môn viên đốn; chỉ sợ mọi người không chịu niệm Phật, chứ nếu tinh tấn thì quả vị Phật quyết định có ngày thành tựu. Đại sư Quang Minh Thiện Đạo nói: “Nguyện cho hết thảy mọi người, khéo tự tư duy, đi, đứng, nằm, ngồi đều khắc ghi, ngày đêm chẳng bỏ thì lúc mệnh chung, niệm trước niệm sau liền sinh Cực lạc, vĩnh kiếp thọ niềm vui vô vi cho đến lúc thành Phật, như vậy há không sung sướng sao!”.

Đại sư Thiện Đạo cả đời chuyên tu pháp môn niệm Phật, niệm một tiếng miệng phóng ra một luồng ánh sáng, niệm trăm tiếng, nghìn tiếng ánh sáng cũng luôn phóng ra như thế. Như những lời khai thị trên đây, mỗi người tự nên tin sâu, thêm thiết nguyện thực hành vậy.

Lại Văn Thù Sư Lợi bảo Đại sư Pháp Chiếu, Tổ thứ tư Liên tông rằng: “Trong các pháp môn tu, không pháp môn nào qua pháp môn niệm Phật”. Một ngày, Tứ Tổ đến chùa Trúc Lâm ở Ngũ Đài Sơn, thấy hai vị đại sĩ Văn Thù, Phổ Hiền ngồi hai bên tả hữu, xoa đầu Tứ Tổ bảo rằng: “Ông chuyên tu niệm Phật, không lâu sẽ chứng vô thượng Bồ đề. Nếu thiện nam tín nữ, muốn chóng thành Phật, nên tu niệm Phật, mau chứng vô thượng chánh đẳng giác”. Suy xét lời của hai vị đại sĩ, rõ ràng chỉ thị niệm Phật có thể thành Phật, còn nghi ngờ gì nữa?

Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao? Đây là nói về sự. Nếu nói về lý, niệm Phật công thâm, vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, tâm, Phật viên dung. Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật, chứng duy tâm Tịnh độ, thấy tự tánh Di Đà, không chờ vãng sinh, tức thành Phật đạo, còn sự nhanh chóng nào hơn?

Hoặc nói: “Niệm Phật vãng sinh, điều ấy có đúng không?” Đáp rằng: “Ba món tư lương tín, nguyện, hạnh đầy đủ thì tất được vãng sinh vậy!”. Đại sư Vĩnh Minh nói: “Không thiền có Tịnh độ, mười tu mười đắc ngộ”. Tịnh Độ Vãng Sinh tập: “Xuất gia tại gia niệm Phật vãng sinh, số ấy rất nhiều, lâm chung đều có chứng nghiệm; hoặc biết trước giờ chết, hoặc ngồi thẳng mà đi, hoặc thân phát ra hương lạ, hoặc nhạc trời trổi dậy...” há lời nói hư dối sao? Thời Tống, Hoàng thợ rèn ở Hồ Nam sống bằng nghề rèn, nhà có bốn người, cuộc sống hoàn toàn dựa vào ông, ngày nào không làm việc thì coi như ngày đó không có gạo bỏ nồi. Hoàng thường hay than oán, do đời trước không tu, đời nay mới khổ như vầy, Hoàng luôn nghĩ đến tu hành, nhưng không biết phải tu pháp nào, vừa làm việc mà vẫn tu được. Một ngày, nhân thấy vị khách tăng đi qua trước tiệm, Hoàng bèn mời vào thỉnh giáo. Tăng nói: “Có. Chỉ sợ anh không tin thôi!”. Hoàng nói: “Đại sư dạy, nào dám không tin!”. Tăng bảo: “Ông muốn lìa khổ được vui, thế giới Ta bà này không có thật lạc, chỉ có nước Cực lạc của Phật A Di Đà mới không có các khổ, chỉ có an vui. Muốn sinh lên nước ấy chỉ cần nhất tâm xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật, niệm niệm không ngừng thì lúc mạng chung nhờ Phật tiếp dẫn, tức được vãng sinh lên nước Cực lạc. Tôi dạy ông lúc cầm ống thổi, niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật, lúc sắt cháy đỏ, lấy ra, nện một chùy, niệm một câu, mỗi mỗi búa đều như thế. Lúc không đánh búa cũng niệm, nếu cứ vậy niệm mãi, cam đoan lâm chung ông sẽ được vãng sinh Cực lạc”. Hoàng thợ rèn nghe xong, vui mừng khôn xiết, cực kỳ tin tưởng, đã được tu hành lại được làm việc, liền y giáo phụng hành. Người đời đều chế nhạo Hoàng thợ rèn ngu ngốc, làm nghề rèn vốn đã rất vất vả, nay lại niệm Phật, há không phải khổ cộng thêm khổ sao? Hoàng thì không như thế, càng niệm càng thâm tín, bảo: “Pháp môn niệm Phật này thật sự có lợi ích! Tôi ngày thường đứng bên lò lửa, luôn cảm thấy khổ bị cái nóng bức bách; lúc nện búa, bị cái khổ của lao nhọc; nay niệm Phật hoàn toàn không thấy nóng, thấy mệt gì cả”. Từ đó, Hoàng càng thêm tinh tấn. Ba năm trôi qua... Một ngày, Hoàng tự biết trước giờ chết, bèn cạo đầu, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo sạch rồi bảo với vợ rằng: “Hôm nay tôi về nhà đây”. Người vợ nói: “Anh còn có nhà nào?”. “Đây chẳng phải là nhà tôi, nhà tôi ở Tây phương kia”. Thế rồi lại đứng bên lò lùi sắt, vẫn niệm Phật luôn, sắt cháy đỏ, lấy ra nói kệ rằng: “Bon bon beng beng, luyện lâu thành thép; bình yên đã tới, tôi về Tây phương”. Niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật, nện xuống một búa rồi đứng yên mà hóa, khắp thân phát ra mùi hương lạ, nhạc trời trổi dậy. Đây là tướng lành Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh Tây phương vậy. Mọi người ngửi thấy mùi hương lạ, không ai mà không kinh ngạc.

Từ đó, người Đàm Châu về sau đều niệm Phật, đến nay còn rất thịnh. Xưa nay biết bao nhiêu chuyện niệm Phật vãng sinh, không thể không tin.

Lại hỏi: “Chúng sinh trong mười phương thế giới, nếu niệm Phật vãng sinh hết thì cõi Cực lạc chỗ đâu mà chứa?”. Đáp: “Biển xanh nhận nước của muôn vạn dòng sông mà có đầy đâu, tấm gương nhỏ xíu chứa vạn cảnh nào có dư đâu. Những vật thế gian mà còn được như thế, huống hồ nguyện lực rộng lớn và lực bất khả tư nghì của Phật A Di Đà, thành tựu vô biên cõi Phật trang nghiêm, sao không đủ chỗ để dung chứa?”.

Thiền sư Hoài nói: “Sinh thì thật có sinh, đi thời chẳng chỗ đi”. Nếu bảo thật có vãng sinh Tịnh độ, há không trái với lời người xưa sao?. Đáp rằng: “Không trái. Đây chính là cổ đức đã ngộ được yếu chỉ chân tục không trái, lý sự vô ngại của thật tướng niệm Phật vãng sinh. Anh chỉ đọc mà không hiểu. Câu trước “sinh thì thật có sinh” là pháp giới tục đế thuộc sự, câu sau “đi thời chẳng chỗ đi” là pháp giới chân đế thuộc lý, tức là sinh duy tâm Tịnh độ, lý sự không cách hào tơ, làm sao có tướng đến đi? Niệm Phật vãng sinh, Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại sư Tỉnh Am, có kệ rằng: “Hoa sen hóa sinh Phật hiện tiền, hào quang Phật chiếu tía kim liên; thân theo chư Phật lên Tây cảnh, không đến không đi việc dường như”. Vãng sinh là điều có thật, không nên hoài nghi, nếu có một chút nghi ngờ tức là niềm tin chưa sâu, nguyện lực chưa thiết vậy.

Lại nữa, duy tâm Tịnh độ, không phải không có thế giới Tây phương Cực lạc trang nghiêm thanh tịnh mà là chỉ chân tâm, thể thì biến khắp mười phương; lượng thì đầy hư không giới. Tức cõi Tây phương Cực lạc cũng không ngoài tự tâm nên nói duy tâm Tịnh độ. Người niệm Phật cẩn thận chớ hiểu sai chữ duy tâm; nếu lấy hai chữ “duy tâm”, tức bảo không có Tây phương Tịnh độ, vậy thì Kinh A Di Đà, Đức Thích Ca bảo Xá Lợi Phất: “Từ cõi Ta bà hướng về phía Tây, vượt qua 10 vạn ức cõi Phật, có thế giới gọi là Cực lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Đà, hiện đang thuyết pháp”. Đây há là lời dối người sao? Phật là bậc toàn giác, tuyệt không có việc dối người. Lại không thể không thấy thế giới Cực lạc rồi cho rằng là không có. Như có người chưa từng đến châu Âu, làm sao có thể nói rằng thật không có châu Âu? Niệm Phật chắc chắn thành Phật, Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Nếu người nào tâm tán loạn, vào tháp miếu, xưng niệm một câu Nam mô Phật, đều có thể thành Phật đạo”. Người tâm tán loạn niệm một câu danh hiệu Phật, còn được thành Phật, huống hồ tinh tấn niệm Phật một đời, há có lý không thể thành Phật?

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương nói: “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại đương lai, nhất định thấy Phật, cách Phật không xa”. Suy xét câu “cách Phật không xa” rõ ràng là ý chỉ niệm Phật tức được thành Phật. Sao gọi là hiện tiền thấy Phật? Hoặc lúc chuyên tâm niệm Phật mộng thường thấy Phật. Tôi từng mộng thấy thế giới Cực lạc Di Đà từ tôn, đồng thời cũng được nghe thuyết pháp, Đức Di Đà dạy tôi hãy tu trì tịnh nghiệp, tự độ độ tha. Nên sau 36 năm thiền tịnh song tu, mỗi lần truyền giới tam quy hoặc pháp hội giảng kinh tôi đều hết sức khuyên mọi người phát tâm niệm Phật, cầu sinh Tịnh độ. Tôi bảo họ rằng: “Tu hành niệm Phật là ổn đáng nhất, nên lấy trì danh niệm Phật làm chánh hạnh, tu các pháp thiện khác là trợ hạnh, chánh trợ cùng hành thì như buồm xuôi gió lại thêm sức chèo, vãng sinh Tịnh độ, phẩm vị cao là chắc chắn”.

Hoặc tam muội công thành, trong định thấy Phật. Như Đại sư Tuệ Viễn, Sơ Tổ phái Liên tông, kết tập Liên xã ở Lô Sơn, chuyên tu pháp môn niệm Phật, ba mươi năm không xuống núi, trừng tâm nhập định, ba lần thấy Thánh tướng, tướng tốt trang nghiêm, một đêm tháng 7, xuất định ở Bát Nhã đài, thấy Phật A Di Đà thân đầy khắp hư không, trong ánh viên quang có vô số hóa Phật, Quán Âm, Thế Chí hầu cận hai bên, lại thấy ánh sáng sông ngòi, phân thành 14 nhánh diễn nói pháp âm khổ, không, vô thường, vô ngã. Phật bảo rằng: “Ta dùng bổn nguyện lực đến an úy ông, ông sau bảy ngày sẽ sinh lên nước ta”. Lại thấy các vị trong Liên xã trước đây như Phật Đà Da Xá, Tuệ Trì, Tuệ Vĩnh, Lưu Di Dân... đều ở bên cạnh Phật A Di Đà. Các vị ấy nói: “Thầy đã sớm phát tâm từ lâu, sao đến muộn vậy?”. Đây đều là những minh chứng trong định thấy Phật. Đến ngày 7 tháng 8, ngài triệu tập chúng cáo biệt, bảo hai đệ tử Pháp Tịnh, Tuệ Bảo rằng: “Trong 11 năm trở lại đây, ta ba lần thấy Thánh tướng, nay lại thấy nữa, ta vãng sinh đây!”. Dặn dò đệ tử xong, ngồi thẳng niệm Phật mà tịch, hương lạ khắp nhà, nhạc trời rền vang, đệ tử nhập tháp ngài trên đỉnh phía Tây Lô Sơn.

Thế nào gọi là đương lai thấy Phật? Nếu niệm Phật công thành, lúc mạng chung sẽ thấy Phật A Di Đà hiện thân tiếp dẫn, đây là đương lai thấy Phật vậy. Lại hóa sinh sen báu, hoa khai kiến Phật, thân ánh sắc vàng, chứng vô sinh nhẫn, được vào địa vị bổ xứ, không chỉ thường được thấy Phật mà còn được thành Phật. Pháp môn viên đốn thù thắng này, có thể cắt ngang dòng sinh tử, đến bờ giác tức thì. Phàm muốn ly khổ đắc lạc, siêu phàm nhập thánh, hãy nên trì pháp niệm danh hiệu Phật, là pháp môn duy nhất không pháp nào trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2019(Xem: 6114)
Bài kết tập này sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trực tiếp từ những bài kinh thuộc Nikàya (Pali tạng), và Hán tạng ngõ hầu giúp quý đạo hữu nhận biết tính tương đồng, nhất quán của hai hệ thống giáo điển trong việc ứng dụng lời Phât dạy trong đời sống thực tế hàng ngày, qua đó hành giả có thể đoạn ác tu thiện, tự lợi, lợi tha, lợi cho quần nhân, xã hội, lợi cho Tam Bảo; và sau khi mãn phần đối với hành giả Tịnh Độ, sẽ được thoát sanh về miền Cực Lạc.
05/08/2019(Xem: 5910)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ, tâm hân hoan đến pháp do dựa vào Như Lai. Đây là cách niệm Phật mà Đức Thích Tôn đã chỉ dạy cho cư sỹ Mahànàma trong chương Sáu Pháp, Tăng Chi Bộ (Pali). Khi tâm không bị tham sân si chi phối do dựa vào Đức Phật, tức là hành giả xả bỏ tâm tự ngã (không tham, không sân, không si) khi Niệm Phật, Niệm ân đức Như Lai.
01/07/2019(Xem: 5217)
"Niệm Phật" nghĩa là xưng danh hiệu - hay nhớ tưởng đến hình tướng, bản nguyện hay công đức của một đức Phật - như Phật Thích-ca hay Phật A-di-đà. Nói chung, có ba cách niệm Phật sau đây:
14/04/2019(Xem: 9621)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
22/02/2019(Xem: 5957)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Xin xem bản Phụ Lục 1 Illuminating the Path to Enlightenment của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay www.lam-rim.org, để có bản dịch chánh văn. Lama Zopa Rinpoche dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ. Bài pháp này đã được ấn tống năm 2005, trong tác phẩm Teachings from Tibet của nhà xuất bản LYWA. Quý vị có thể đọc thêm những bài pháp của Khunu Lama Rinpoche và các Lạt Ma Tây Tạng cao quý khác ở TeachingsFromTibet.com.
17/12/2018(Xem: 5599)
Ngày đăng tải: tháng 10, năm 2005 Rinpoche đã cho lời khuyên sau đây về ngũ lực để thực hành vào phút lâm chung. [Chú thích: Lời khuyên này đang hiện hành trong một quyển sách nhỏ ở FPMT Shop.] Có năm lực phải được thực hành khi gần kề cái chết. Chúng rất quan trọng. Hiện nay, đó là điều chúng ta cần phải tu tập. Phải nhớ chúng là những điều gì, ít nhất là tên gọi và ý nghĩa của chúng, rồi ta sẽ có khả năng để đưa chúng vào thực hành.
22/10/2018(Xem: 5474)
Nếu chúng ta bỏ chút thì giờ để tìm hiểu “Sở tri chướng” (所知障) là gì? thì trên mạng Internet cho chúng ta kiến giải hoặc của các bậc thầy đáng kính: Hòa thượng, Thiền sư … hay của các chùa, các trung tâm Phật học, trung tâm hoằng pháp. Chẳng hạn như: 1. Sở Tri Chướng [1] 2. Thế nào là sở tri chướng và phiền não chướng? [2]] 3. Sở tri chướng và phiền não chướng [3]
11/10/2018(Xem: 4921)
Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường.
13/09/2018(Xem: 10021)
Đột nhiên tôi nhớ lại câu nói của một người đã nói với tôi: “Khi chưa tu học, núi là núi, sông là sông; tu học đến một giai đoạn nào đó, núi chẳng là núi, sông chẳng còn là sông; đến khi giác ngộ, núi lại là núi, sông lại là sông!”. Không biết mình đã đến giai đoạn nào nhưng hôm nay, trong tôi chợt vang lên vài câu hát “…Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình, thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”. Rồi tôi nhớ tới ông ngoại, một người mà tôi gắn bó rất thân thiết từ ngày thơ ấu.
03/09/2018(Xem: 4673)
Dòng sanh tử giống như một dòng nước lũ quá mạnh. Người nào không gan dạ không vững bền thì sẽ bị nó cuốn phăng đi. Vì vậy mỗi người phải gan dạ, vững vàng để vượt lên, đừng để cuốn đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]