Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Muốn Vãng Sanh về Cực Lạc phải có điều kiện gì ?

03/04/201202:20(Xem: 4273)
Muốn Vãng Sanh về Cực Lạc phải có điều kiện gì ?


phat a di da-2
MUỐN VÃNG SANH
VỀ XỨ CỰC LẠC CỦA PHẬT A- DI- ĐÀ

CÓ MẤY ĐIỀU KIỆN?

Thích Giác Khang

------ * ------


Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện:

*TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm)

*HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân)

* NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)

1/ TÍNTIN SÂU: Thế nào gọi là tin sâu?

Muốn có tin sâu thì tối thiểu phải đạt từ nhất niệm của nhị thiền trở lên, đến giai đoạn này, tiếng niệm Phật phát ra từ Vô thứctức là Tàng thứccòn gọi là A Lại Da thứchay Thức thứ 8.Tin sâu có nhiều mức độ, thông qua 4 cấp : Sự - Lý - Sự lý viên dung - Sự sự vô ngại pháp giới.

a/TIN SỰ: là hiện tượng đối với hiện tượng của phàm phu, căn cứ vào thiền định làm minh chứng. Tu thiền định trải qua 5 giai đoạn, lấy câu «Nam mô A Di Đà Phật » làm đề mục để được nhất niệm. Nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về « Hạ phẩm » ở cảnh Phàm thánh đồng cư Tịnh độ.

* Sơ thiền: «ly dục sinh hỷ lạc » niệm Phật bằng ý thức trải qua 2 giai đoạn:

. Tầm : niệm Phật đếm từ 1- 10 cho đến khi không còn tạp niệm xen vào.

. Sát : niệm Phật khỏi đếm, theo dõi lắng nghe tiếng niệm Phật.

Đạt Sơ thiền nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Hạ sanh».

* Nhị thiền: «định sanh hỷ lạc» niệm Phật bằng vô thức. Khi nghĩ đến là lắng nghe tiếng niệm Phật tự phát từ tàng thức, dẫn đến thân an - tâm hỷ.

* Tam thiền : «ly hỷ diệu lạc» niệm Phật bằng vô thức. Chìm đắm (sâu) vào tiếng niệm Phật, dẫn đến thân lạc - tâm lạc.

Đạt nhị thiền, tam thiền nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Trung sanh».

* Tứ thiền – Tứ không : «bất lạc bất khổ thọ» (Đại thừa gọi là xả niệm thanh tịnh địa, Tiểu thừa gọi là định bất động hay tịnh định xả). Tâm thức thăng hoa, không dính mắc vào xác thân, thấy tất cả đều là duyên hợp, bấy giờ tiếng niệm Phật tự phát chính là thân-tâm-hoàn cảnh và ngược lại thân-tâm-hoàn cảnh chính là tiếng niệm Phật.

Đạt tứ thiền-tứ không nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Thượng sanh».

Khi tin sâu sẽ có 6 điều lợi:

  1. Tin sự: có xứ cực lạc ở phương Tây.
  2. Tin lý: tin y báo và chánh báo của xứ Cực lạc phát hiện từ Chân tâm, là báo thân của Đức Phật A Di Đà lập ra để cứu độ chúng sanh.
  3. Tin tự: tin chắc chính mình tự tu, chính mình sẽ được nhất niệm thông qua chứng đắc các tầng thiền : sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không. Từ nhất niệm chuyển sang vô niệm chắc chắn vãng sanh.
  4. Tin tha: tin chắc Phật A Di Đà dùng tha lực tiếp dẫn thần thức mình về xứ Cực lạc.
  5. Tin nhân: gieo nhân niệm Phật được nhất niệm và nguyện lực sẽ nhận được quả vãng sanh.
  6. Tin quả:gieo được nhân trên sẽ nhận được quả vãng sanh về xứ Cực lạc.

b/ TIN LÝ: từ hiện tượng nhận lại bản thể, từ nhất niệm nhận lại vô niệm, từ vọng tâm nhận lại Chân tâm, từ tướng nhận lại tánh của tứ Thánh. Nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Trung phẩm» ở cảnh Phương tiện hữu dư Tịnh độ.

- Thánh Nhập lưu về «Trung phẩm Hạ sanh».

- Thánh Nhất vãng lai và Thánh Bất lai đạo về «Trung phẩm Trung sanh».

- Thánh Bất lai quả và Thánh Alahán về «Trung phẩm Thượng sanh».

c/ TIN SỰ LÝ VIÊN DUNG: từ Bản thể trở ra hiện tượng giới cứu độ chúng sanh của Bồ Thánh thực hiện hạnh đại bi. Nếu có hướng tâm sẽ vãng sanh về «Thượng phẩm» ở cảnh Thật báo trang nghiêm Tịnh độ.

- Từ Sơ địa đến Lục địa về «Thượng phẩm Hạ sanh».

- Từ Thất địa đến Cửu địa về «Thượng phẩm Trung sanh».

- Từ Thập địa đến Đẳng giác về «Thượng phẩm Thượng sanh».

d/ TIN SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI: hiện tượng chính là Bản thể, Bản thể chính là hiện tượng. Bản thể và hiện tượng tương ưng vô ngại, đây là thế giới Diệu giác của chư Phật có Pháp thân thường trụ, tự tại lực ứng hóa. Nếu hướng tâm cõi Tịnh độ, các Ngài lập tức ứng hiện trong phẩm «Tối thượng» ở cảnh Thường tịch quang Tịnh độ.

2/ HẠNHHÀNHCHUYÊN : thế nào gọi là hành chuyên ? là thực hành phải chuyên cần. Trước hết cần giữ giới kỹ lưỡng, tối thiểu là 5 giới không làm 5 điều ác phải làm 5 điều lành:

1/ Không sát sanh mà còn phải 1/ Phóng sanh.

2/ Không trộm cắp mà còn phải 2/ Bố thí.

3/ Không tà dâm mà còn phải 3/ Tiết dục.

4/ Không nói dối mà còn phải 4/ Nói lời chân thật, dịu dàng.

5/ Không dùng các mà còn phải 5/ Tâm thức tỉnh táo quán

chất sai như : cờ bạc, vô thường - vô ngã - khổ đau.

rượu, ma túy,...

Giữ giới kỹ lưỡng sẽ có 4 điều lợi :

1- Rành rõ: rành là từng chữ, từng câu rành rọt không lẫn lộn. Rõ là tự mình nhận lấy tiếng niệm Phật rõ ràng.

2- Tương ưng: tiếng niệm Phật ở đâu thì tâm đó, tâm ở đâu thì tiếng niệm Phật ở đó, tiếng và tâm hòa hiệp với nhau.

3- Chí thiết: nhất tâm tha thiết luôn nhớ - nghĩ - tưởng đến Phật A Di Đà.

4- Nhiếp tâm: chú tâm theo dõi tiếng niệm Phật không cho tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thâu lại tức khắc.

Hành có tinh chuyên thì Tín mới sâu và tin có sâu thì hành chuyên thêm. Vì vậy tin sâu và hành chuyên luôn luôn bổ sung, hỗ tương cho nhau.

3/ NGUYỆNphải NGUYỆN THIẾT: nguyện không cần điều kiện, đây là yếu tố quyết định cho vãng sanh. Nguyện thuộc diệu dụng của tâm tức trí huệ.

Như thế nào gọi là nguyện thiết ? nguyện thiết là trong nguyện phải có tin sâu và hành chuyên. Vì hành có chuyên thì tin sâu làm cho thức trong sang quán vô thường - vô ngã - khổ đau để hiểu rõ mà phân tích, so sánh cho được sự khác nhau giữa cõi Uế độ với cõi Cực lạc : cõi Uế độ sinh diệt chu kỳ đưa đến 8 khổ đau, còn cõi Cực lạc sinh diệt sátna được 8 cái vui, từ đó yễm ly cõi Uế độ mà hân nguyện cõi Tịnh độ.

-------- Sư GK đã duyệt tháng 3/2006 (âl) --------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2012(Xem: 7185)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
24/07/2012(Xem: 11857)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
21/07/2012(Xem: 16312)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
18/07/2012(Xem: 19821)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
11/07/2012(Xem: 5609)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...
10/07/2012(Xem: 8032)
"Đức Như Lai có dạy một phương pháp tiện siêu thắng, để đảm bảo việc siêu thoát cũng như để đảm bảo bước đường thành Phật cho tất cả chúng sinh: Pháp môn Tịnh Độ cầu sinh Cực Lạc Thế Giới".
04/07/2012(Xem: 5223)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
29/06/2012(Xem: 6099)
Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
28/06/2012(Xem: 4882)
Thời đức Phật du hoá tại vườn A-nan-Đà trong rừng Tương-thôn-Mại, có một vị Trời Ca-Di-Ni (Vị này từ cung Phạm Thiên đến) với sắc tướng uy nghi, chiếu sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng đến nơi đức Phật cúi đầu lễ rồi thưa: - Thưa đức Thế-Tôn, các người cao ngạo nói rằng: “Nếu có người nào chết đi, họ có thể làm cho tự do sinh lên cõi Trời”. Đức Thế-Tôn là đấng Pháp-chủ của Trời và Người, con mong muốn đức Thế-Tôn làm cho người chết được sinh lên cõi Trời.
23/06/2012(Xem: 4958)
Chánh tín thuộc về trí tuệ đối lại với mê tín thuộc vô minh, phiền não. Từ khi con người có mặt trên trái đất, đối trước những hiện tượng thiên nhiên không giải thích được, họ tự đặt tên đó là thánh thần và tin vào sự hiện hữu của thánh thần này. Có thể nói từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện tại vẫn có hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng điều này chỉ tồn tại chủ yếu ở các nước chậm tiến; còn những nước tiếp nhận văn minh nhân loại thì mê tín đã bị đẩy lùi vào quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]