Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Phật Giáo Không Tôn Thờ Đấng Sánh Thế

04/10/201110:29(Xem: 3521)
Tại Sao Phật Giáo Không Tôn Thờ Đấng Sánh Thế
TẠI SAO PHẬT GIÁO
KHÔNG TÔN THỜ ĐẤNG SÁNH THẾ
Thích Nữ Tịnh Quang

Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.

Trong văn học Phật giáo, xuyên qua giáo lý Vô ngã, không có một thực thể cố định (unsubstantiality) thì hẳn nhiên niềm tin vào một vị thần sáng tạo luôn luôn bị phản bác và từ chối, bởi vì Phật giáo là sự phủ định về sự vĩnh hằng và bất biến đối với việc giải thích nguồn gốc của thế giới như vũ trụ, linh hồn, thời gian v.v... Niềm tin về một đấng sáng tạo được đặt trong cùng thể loại như những quan điểm sai lầm về mặt đạo đức, đặt thân phận con người dưới sự an bài của đấng vô hình như là định mệnh tuyệt đối và không thể thay đổi, và dẫn đến sự nguy hại lâu dài cho nền móng xã hội do tác động đến những giá trị nhân bản của đạo đức.

Vì tin tưởng vào một đấng sáng tạo Brahma mà hằng nghìn năm xã hội Ấn Độ đã duy trì sự phân chia bốn giai cấp, gây nên sự chia rẽ trầm trọng, mỗi giai cấp đều tùy thuộc vào ý chí của đấng Phạm thiên, cố định vị trí ở body của Phạm thiên: giai cấp Bà la môn (Brahman) được cho là con chính thống của Phạm thiên, sinh ra từ miệng Phạm thiên là chủng tánh tối thượng an hưởng cuộc đời sung sướng. Giai cấp Sát đế lỵ (Kshastriya) sinh ra từ cánh tay Phạm thiên là giai cấp hoàng tộc, thay mặt cho Phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị. Giai cấp Vệ xá (Vaisya) được cho là sinh ra từ bắp vế Phạm thiên, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế. Giai cấp Thủ đà la (Sùdra) được cho là sinh ra từ gót chân của Phạm thiên được cho là hạng bần cùng hạ tiện, và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên.

Sự thị hiện của đức Phật đã làm đảo lộn mọi giá trị cố hữu, thay vào đó Ngài mở ra cánh cửa mới của sự nhận thức khi Ngài chối từ về sự tồn tại của Brahma; điều này được bàn bạc trong nhiều kinh văn Phật giáo. Đoạn kinh Tevijja sau đây là cuộc đối thoại giữa đức Phật và Bà la môn Vàsettha về đấng Phạm thiên:

“…Này Vàsettha, như vậy ngươi nói không có một Bà la môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một tôn sư nào của các Bà la môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên, không có một đại tôn sư nào của các Bà la môn tinh thông ba tập và đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một Bà la môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà la môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mắt thấy Phạm thiên, trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà la môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà la môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka… không có một vị nào đã nói: 'Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu'. Như vậy các Bà la môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: 'Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: 'Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo'. Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà la môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý…”

Sự tin tưởng hão huyền này đã gây nên sự cuồng tín, không khoan dung, nâng cao tự ngã; thông thường hay gây ra sự căm thù và những bạo lực khi người khác không có cùng niềm tin và quan điểm với mình.

Xuyên qua nhiều thế kỷ, triết học Phật giáo đã trình bày các lập luận chi tiết bác bỏ học thuyết của một vị thần sáng tạo. Nó sẽ được quan tâm để so sánh những việc này với những cách mà các triết gia phương Tây đã bác bỏ các thông tin chứng minh thần học về sự tồn tại của đấng sáng tạo.

Đối với một vài người tin tưởng một cách nghiêm túc hơn thì ý tưởng về một đấng tạo hóa chỉ là một lập trường chỉ để giải thích các sự kiện bên ngoài như nguồn gốc của thế giới mà họ không thể hiểu thấu. Đối với y, nó là một đối tượng của đức tin có thể tạo ra cho một cảm giác mạnh mẽ bên cạnh sự hiện diện an ủi của đấng tạo hóa và sự gần gũi với chính mình, chẳng hạn như ấn tượng thời thơ ấu, hình ảnh huyền thoại như những ông Bụt và cô Tiên đi vào truyền thống, học đường, và môi trường xã hội đã tác động vào bề mặt của vỏ não và tạo nên những hình ảnh của tư tưởng mà tín đồ của các tôn giáo đã có một lề lối khái niệm chân thành nhất; một phân tích phát hiện gần đây đã hiển thị rằng "kinh nghiệm về đấng sáng tạo" đã không có nội dung cụ thể hơn điều này.

Tuy nhiên cuộc sống và tác phẩm của các nhà thần bí của tất cả các tôn giáo lớn đã chứng minh cho kinh nghiệm của họ có ảnh hưởng lớn, trong đó việc thay đổi đáng kể được thực hiện ở chất lượng của ý thức, sự cảm thụ sâu xa trong lời cầu nguyện hay thiền định có thể đánh động đến chiều sâu và ảnh hưởng trên mặt rộng ý thức xuyên qua cảm hứng truyền trao của sự hân hoan và hạnh phúc đi từ họ. Với cảm thụ tuyệt vời như vậy, các nhà thần bí tin rằng kinh nghiệm của mình là biểu hiện của thần thánh, là hiệp thông với đấng tạo hóa, nhiệm vụ của họ là trung gian giữa thượng đế và con người… với những ấn tượng sâu sắc được xem như là thần bí và họ đã gõ cửa thần học để xác định sự “hiệp thông” đặc biệt của mình. Giả định này là khá dễ hiểu, kinh nghiệm huyền bí cũng chỉ là những đặc trưng tăng, giảm hoặc loại trừ tạm thời, biểu hiện làn sóng đa phương trình của ý thức, nhận thức và suy nghĩ không ngừng nghỉ trong những tầng số rung động của tâm. Thật là thú vị cần lưu ý, tuy nhiên, các nỗ lực của hầu hết các nhà thần bí lớn phương Tây liên quan đến kinh nghiệm thần bí của mình để các tín đồ chính thức của các nhà thờ công nhận kết quả của họ trong giáo lý thường được xem xét và nghi ngờ đối với chính thống, nếu không được coi là hết sức dị giáo.

Phật giáo, những hành giả khi đã thâm sâu trong thiền định họ nhận diện các yếu tố thể chất và tinh thần cấu thành kinh nghiệm của mình trong ánh sáng của mọi hiện hữu qua ba đặc điểm, đó là vô thường, đau khổ, và sự vắng mặt của một cái tôi (vô ngã); điều này được thực hiện chủ yếu để sử dụng độ tinh khiết thiền định và sức mạnh của ý thức cho mục đích cao nhất: giải phóng bản ngã từ cái thấy sâu sắc; việc này giúp hành giả thoát khỏi sự tràn ngập ảo giác bởi bất kỳ những cảm xúc và ý nghĩ không kiểm soát được đi từ bởi kinh nghiệm của họ, và do đó sẽ có thể tránh đi sự lừa dối của kinh nghiệm ý thức.

Một thiền giả tốt trong Phật giáo, thông qua những trải nghiệm thiền định mà những gì y có là cái thấy không tùy thuộc, không có vị trí cố định để xác lập, như thác nước trôi chảy không ngừng, không có đối tượng hoặc chủ thể định vị, do đó trạng thái thần bí cao nhất của thiền giả không cung cấp cho sự tồn tại của một đấng tạo hóa duy nhất hay một vị thần khách quan điều động và chi phối cá nhân.

Do vậy, Phật giáo được xem như là “chủ nghĩa vô thần” đối với những người có tư tưởng độc lập hay những nhà Hữu thần, chỉ vì Phật giáo không tin tưởng vào một đấng sáng tạo, toàn năng và vĩnh cửu, đúng hơn đó là sự sáng tạo từ ý tưởng con người. Tuy nhiên quan niệm về “vô thần” trong Phật giáo không đồng với “vô thần” của những nhà thuần túy Duy vật hay Duy vật biện chứng. Học thuyết Phật giáo là sự hòa hợp giữa tâm và vật. Phật giáo không tán thành triết lý vật chất hủy diệt thuần túy (annihilationism-ucchedavata), đúng hơn nó là một lý thuyết sai lầm. Sáu cõi luân hồi và các cảnh giới Thánh hiền thanh tịnh đủ để chứng minh rằng quan điểm của Phật giáo không phải là sự hủy diệt hoàn toàn sau khi chết, mà là sự thay đổi không ngừng. Mỗi chúng sinh là một đấng sáng tạo muôn vẻ cho chính mình xuyên qua sự vô hạn của kiếp luân hồi. Học thuyết về “nghiệp” (karma) là chu kỳ của sự tạo tác và hình thành của tâm và vật đặt căn bản trên giáo lý nhân quả, tác động và chi phối sự hiện hữu của chúng sinh. Đức Phật không cung cấp một chủ nghĩa Hư vô, đồng nghĩa với đau khổ và không còn có con đường hy vọng. Chủ thuyết “không” (empty) trong đạo Phật chỉ là sự từ chối của bản ngã bất biến đã gây nên đau khổ cho con người. Ngược lại, nó là một giáo lý cứu rỗi (Niyyanika-Dharmma), giải thoát (vimutti), hoặc Niết bàn (Nirvana), là trạng thái hủy diệt hoàn toàn của tham, sân, si, những khổ đau của ngọn lửa dục vọng điên cuồng đang thiêu đốt chúng sinh. Tuy nhiên Niết bàn không phải là cảnh giới có chủ thể và đối tượng, vì vậy nó không đồng với hình thức và ý tưởng tạo lập của một đấng vĩnh hằng.

Phật giáo không phải là một kẻ thù của tôn giáo như là chủ nghĩa vô thần được thấy. Phật giáo, thực sự là kẻ thù của “không” (sự hủy diệt hoàn toàn). Người Phật tử là những người đại diện cho kiểu mẫu về các giá trị đạo đức, tinh thần và văn hóa trong các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, chúng ta có thể không thể nhắm kín đôi mắt của mình với các khái niệm về đấng sáng tạo-đã sử dụng quá thường xuyên thông qua với những con người quyền lực, tàn nhẫn…nhân danh tình yêu của đấng toàn năng đã gây nên sự chia rẽ, hận thù và tiêu hủy văn hóa bản địa. Những nghiên cứu và thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến đã bị cản trở và dập tắt trong danh xưng và tham vọng điên rồ cho sự phục vụ đấng tối cao đã và đang gây đau thương không ngừng cho nền hòa bình thế giới.

Không cần sự thưởng phạt của một đấng tối cao, giá trị đạo đức của Phật giáo trên căn bản năm giới cấm và mười điều thiện đã cung ứng cho quốc gia và xã hội một nền tảng đạo đức viên mãn. Không mù quáng và ảo tưởng trong niềm tin, dựa trên triết thuyết hợp lý sâu sắc và thí nghiệm từ sự thực hành mang tính khoa học, Phật tử tôn thờ đức Phật là bậc Thầy (Bổn sư) giác ngộ, một vị Thượng đế của lòng từ bi và trí tuệ. Họ nhìn nhận đức Phật như bản chất tiềm ẩn trong chính mình, đó là điểm khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.

Mặc dù Phật giáo được xem như là một tôn giáo, tuy nhiên lý thuyết, triết học và sự thực hành của nó vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo; Phật giáo đặt con người làm mục tiêu thể nghiệm sự khổ đau và sự giải thoát khổ đau ngay trong đời sống thay vì khái niệm hão huyền về một đấng Sáng tạo toàn năng và vĩnh cửu. Vì vậy, Phật giáo có thể dung nhiếp với các tôn giáo khác, tuy nhiên các tôn giáo khác không thể hợp nhất với Phật giáo; đó là một thực tế không thể tranh cãi.

(Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay 9)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/07/2020(Xem: 6038)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từngnói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”.Lời nói của bậc toàn giác thật chính xác. Chúng sinh còn trầm luân trong ba cõi, sáu đường, là còn gây nhiều nghiệp xấu. Cho nên, dù chúng ta là ai của những đời trước, kiếp trước? Kiếp này, tuy chung sống ở cõi Ta-Bà nhưng mỗi người ôm vào đời một biệt nghiệp riêng, do tội lỗi hay phước báo đã gây ra trong đời trước. Nhưng nói chung,dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người cũng đã từngbị vô minh che mờ lý trí xúi quẩy tạo ra muôn ngàn tội lỗi, và tội lỗi đó cứ chồng chất mãi theo thời gian.
12/07/2020(Xem: 6231)
Theo, Đại-Vô-Lượng-Thọ-Kịnh. Đại-A-Di-Đà-Kinh Q1.- Bình-Đẳng-Giác- Kinh Q1. Đại-Bảo-Tích-Kinh Q17. Bi-Hoa-Kinh Q3. Vô-Lượng-Quảng- Trang-Nghiêm-Đại-Thừa-Kinh… Thì đều lạy tu theo 48 nguyện. 48 đại nguyện có đủ trong 6 bộ kinh nói trên. Chỗ cốt yếu cho người tu niệm Phật và lễ lạy 48 đại nguyện là : 1.Tin tưởng tha thiết nguyện về cõi Phật A Di Đà chắc thật diệt sạch hết tâm nghi ngờ. Lòng tin trọn vẹn trong sạch. 2. Lập thời khóa tu niệm lễ lạy trong một ngày đêm 1, 2, hay 3 Thời, Tùy ý thích. Chọn cho thích hợp để tu. Quan trọng là thành tâm. Đừng ham nhiều mà lụy thân rồi chán bỏ! 3. Quyết tâm phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, Tâm luôn kính nhớ ưa thích cõi Cực Lạc của Từ Phụ A Di Đà, quí mến Từ Phụ A Di Đà. niệm Hồng danh Phật liên tục, khi xướng lạy lời nguyện thân tâm vui thích mừng rỡ cảm động, thân nhẹ lân lân như ơn Phật đang ban phước cao vời vô tận, đầy tâm an lạc, như thấy mình đầy đủ sức khỏe. Niệm, chừng nào được “nhứt tâm bất loạn” đồng nghĩa với “hế
22/06/2020(Xem: 4643)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
21/06/2020(Xem: 8496)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
07/05/2020(Xem: 5841)
Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính - Đức Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề - Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu chẳng đặng sinh Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy - Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,
05/05/2020(Xem: 5994)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
13/03/2020(Xem: 17833)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
20/12/2019(Xem: 5110)
Niệm Phật là phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông hay còn được gọi là Pháp môn Niệm Phật. Nhưng nếu thuần túy chỉ niệm Phật mà thôi, thiếu tu học thì chúng ta có thể tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được hay không? Tính cốt lõi của pháp môn Niệm Phật là lấy Minh tâm (trong sáng) làm công yếu, lấy Hạnh môn (tịnh tâm) làm chính yếu. Tu và học phải đi đôi với nhau. Tu là thay đổi bản chất, tánh nết của mình cho được tốt hơn, cho được thiện lành hơn -đó mới là tu tâm dưỡng tánh. Còn Học là để mở mang kiến thức, để hiểu và nhận ra những điều thiện lành. Vậy tu học là đôi chân vững chắc để chúng ta đi đến được bến bờ giác ngộ. Tu làm sao để nở tâm Bồ Đề, đừng nở tâm ganh tỵ. « Văn, tư, tu » như lời Đức Phật dạy, trước tiên chúng ta phải lắng nghe, sau đó suy nghĩ để nhận biết rồi mới thực hành. Khi niệm Phật chúng ta phải nhất tâm tưởng đến Phật hiện tại, giúp tâm chúng ta có chất liệu để thành Phật. « Nhất thiết ch
12/09/2019(Xem: 5755)
Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.
24/08/2019(Xem: 8899)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567