Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp

14/09/201108:31(Xem: 4891)
Nghiệp
kindness,clarityandinsight_dalailama
NGHIỆP

Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Thiện Tri Thức dịch)

Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu.

Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.

Ví dụ, trong lúc này, khi phát biểu với một ý định nào đó, tôi hoàn thành một hành động thuộc về lời nói, vậy thì tôi cất chứa nghiệp. Với những cử chỉ của hai tay tôi, tôi làm sinh ra nghiệp về thân xác. Tính chất tích cực hay tiêu cực của những hoạt động này tùy thuộc động lực kích động tôi. Nếu động lực là trong sạch, nghĩa là nếu tôi nói với các bạn với sự thành thật, tôn trọng, trong một tinh thần vị tha, thì những hành vi của tôi sẽ tốt. Nếu tôi bị thúc đẩy bởi kiêu căng, thù hận, nói ác..., những hành động thân và lời của tôi sẽ trở nên không tốt.

Những hành vi thường xuyên được sản sinh ra như vậy. Khi lời nói là sự biểu lộ của những động lực tốt đẹp, một không khí thân ái được thiết lập, nhưng vượt qua khỏi kết quả tức thời này, hành động để lại một dấu vết trong tâm thưỏc diễn giả, dẫn khởi những hậu quả vui sướng trong tương lai. Nếu những lời nói của diễn giả che giấu một hậu ý gây tác hại, một không khí thù nghịch được thiết lập tức thì, với những hậu quả buồn thảm mai sau.

Khi Đức Phật dạy rằng người ta là chủ nhân của chính mình, rằng tất cả tùy thuộc vào mình, có nghĩa là hạnh phúc và khổ đau đến từ những hành vi tốt và không tốt, rằng chúng hun đúc thành không phải từ bên ngoài mà ở nơi sâu xa nhất của chính mình. Cái nhìn này cho một cảnh trạng thực tiễn trong việc hàng ngày: khi tương quan giữa nhân và quả được thiết lập, người ta không cần nữa một ông cảnh sát nào để bắt buộc chúng ta phải cẩn trọng; lương tri sẽ thay thế chỗ ấy. Ví dụ, hãy giả thiết ở đây có một mớ tiền hay một viên ngọc quý và không có ai cả ở chung quanh, các bạn có thể dễ dàng chiếm lấy nó. Nhưng nếu các bạn biết rằng toàn bộ trách nhiệm về tương lai của các bạn đang nằm trong tay của các bạn, các bạn sẽ không làm thế.

Trong xã hội hiện đại, mặc dù những hệ thống cảnh sát rất phức tạp và kỹ thuật chúng ta rất cao, những hành vi khủng bố xảy ra cũng không kém. Một mặt, những người này dùng những phương tiện an ninh tối tân nhất để làm thất bại những kẻ mà ở mặt kia lại trở nên còn sáng tạo hơn trong việc thực hiện những trọng tội của họ. Người gìn giữ hòa bình thực sự duy nhất là nơi chính mình. Chính đó là "người canh đêm" ý thức về trách nhiệm của mình trong cái liên hệ đến tương lai của nó và nó quên chính mình cho hạnh phúc của tất cả.

Về phương diện thực hành, sự kiểm soát tốt nhất tội phạm là sự kiểm soát mà mỗi người thi hành trên chính mình. Sự thay đổi bên trong là cái có thể chấm dứt cho sự phạm tội và thiết lập hòa bình xã hội, nhưng nó đòi hỏi tự hiểu biết chính mình. Lý thuyết Phật giáo về sự tự trách nhiệm là đặc biệt thích đáng; nó dẫn đến tự hỏi và tự chế phuốc đồng thời trong lợi ích của riêng mình và trong lợi ích của người khác.

Về những hệ quả khác nhau của hành động, chúng cũng cần được nghiên cứu sâu. Một trong số đó được gọi là "quả của sự kết trái". Giả sử, sau một hành vi xấu, một người nào đó chuyển đến trong một hóa thân xấu, dưới hình thức thú vật chẳng hạn; sự tái sinh này là một kết quả của sự kết trái mà nguyên nhân ngược về một đời nào trước đó. Cũng có cái mà người ta gọi là "kinh nghiệm về quả tương tự với nhân". Đây là một trường hợp: hãy tưởng tượng rằng, sau khi di chuyển vào một tái sinh không may mắn sau một tội lỗi, các bạn tái sinh làm người, cuộc đời của các bạn sẽ ngắn ngủi: quả (một cuộc đời ngắn ngủi) với tư cách là cái được kinh nghiệm, tương tự với nhân (sự kiện đã rút ngắn cuộc đời người khác). Cũng có một hiện tượng gọi là "quả của sự hồi sinh bị điều kiện hóa" để có thể làm sáng tỏ sự kiện tự nhiên có khuynh hướng làm hại cùng loại hành động xấu như giết chẳng hạn.

Nhưng ví dụ này cũng áp dụng - trong những hậu quả ngược lại - cho kết quả của những hành vi tốt. Còn phải kể những hành động làm tập thể, mà những hệ quả của chúng được mọi thành viên kinh nghiệm. Trong trường hợp này, một toàn bộ những cá nhân có thể cùng được chuyển sinh để chia sẻ với nhau cùng một môi trường, cảnh giới nào đó.

Nhưng, tựu trung, mọi chỉ dẫn này về nhân quả của hành vi chỉ có ích lợi trong mức độ chúng góp phần vào việc cải thiện đời sống xã hội. Dẫu là Phật tử hay không, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cố gắng nghiên cứu những văn hóa riêng khác của chúng ta để đem làm của chung cái gì trong mỗi nền văn hóa có thể lợi lạc cho tất cả.

(Thiện Tri Thức dịch từ Kindness, Clarity and Insight)

(CÙNG TÁC GỈA)

Xem thêm (Video)

Quyết Nghi Về Nghiệp Và Luân Hồi phần 1(Thầy Thích Nhật Từ giảng tại Chùa Ấn Quang, ngày 23-12-2007)

Quyết Nghi Về Nghiệp Và Luân Hồi Phần 2(Thầy Thích Nhật Từ giảng tại Chùa Ấn Quang, ngày 23-12-2007)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2012(Xem: 7134)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
24/07/2012(Xem: 11472)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
21/07/2012(Xem: 16139)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
18/07/2012(Xem: 19677)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
11/07/2012(Xem: 5500)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...
10/07/2012(Xem: 7962)
"Đức Như Lai có dạy một phương pháp tiện siêu thắng, để đảm bảo việc siêu thoát cũng như để đảm bảo bước đường thành Phật cho tất cả chúng sinh: Pháp môn Tịnh Độ cầu sinh Cực Lạc Thế Giới".
04/07/2012(Xem: 5162)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
29/06/2012(Xem: 6040)
Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
28/06/2012(Xem: 4787)
Thời đức Phật du hoá tại vườn A-nan-Đà trong rừng Tương-thôn-Mại, có một vị Trời Ca-Di-Ni (Vị này từ cung Phạm Thiên đến) với sắc tướng uy nghi, chiếu sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng đến nơi đức Phật cúi đầu lễ rồi thưa: - Thưa đức Thế-Tôn, các người cao ngạo nói rằng: “Nếu có người nào chết đi, họ có thể làm cho tự do sinh lên cõi Trời”. Đức Thế-Tôn là đấng Pháp-chủ của Trời và Người, con mong muốn đức Thế-Tôn làm cho người chết được sinh lên cõi Trời.
23/06/2012(Xem: 4926)
Chánh tín thuộc về trí tuệ đối lại với mê tín thuộc vô minh, phiền não. Từ khi con người có mặt trên trái đất, đối trước những hiện tượng thiên nhiên không giải thích được, họ tự đặt tên đó là thánh thần và tin vào sự hiện hữu của thánh thần này. Có thể nói từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện tại vẫn có hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng điều này chỉ tồn tại chủ yếu ở các nước chậm tiến; còn những nước tiếp nhận văn minh nhân loại thì mê tín đã bị đẩy lùi vào quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]