Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cầu Nguyện Hay Cầu Xin

04/12/201011:00(Xem: 3969)
Cầu Nguyện Hay Cầu Xin

lotus_7



CẦU NGUYỆN HAY CẦU XIN


 

Mỗi sáng thức dậy với tâm tỉnh giác, ta thấy mình vẫn còn sống và hân hoan chào đón một ngày mới hạnh phúc, vui tươi bằng sự nhiệm mầu trong từng phút giây. Một ngày mới bắt đầu giúp ta có thời gian rèn luyện nhân cách, sống cố gắng làm một việc gì, để làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, dấn thân đóng góp lợi ích cho xã hội.

 Đóng góp, dấn thân phục vụ nhân loại, để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống, giúp ta có thêm niềm vui lạc quan, yêu đời; nhờ vậy, mình có thể duy trì mạng sống được lâu dài. Chính vì thế, ta phải tiếc từng chút thời gian để suy xét, quán chiếu cuộc đời mà dấn thân phục vụ, nỗ lực làm thiện, không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, vì thế gian này cần đôi bàn tay rộng mở và tấm lòng nhân ái bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

 Mạng sống con người gắn liền với hơi thở, nếu thở ra mà không thở vào thì coi như thân này chuyển sang đời khác. Bởi mạng sống của ta vô thường biến đổi và quá ngắn ngủi, nên ta phải biết trân quý thời gian để cố gắng tu tập, nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Nếu ta chết đi mà hiện tại không biết gieo trồng phước đức, thì cơ hội được sinh trở lại làm người rất khó. Do đó, Phật vì lòng từ bi, thương xót tất cả chúng sinh, nên chỉ dạy, “thân người khó được, giống như con rùa mù một trăm năm mới trồi lên mặt biển, gặp được bọng cây trôi giạt, còn dễ hơn được sinh lại làm người.

 Con người là loài có hai chân, có văn hóa, có văn minh, có hiểu biết, có yêu thương, có đôi bàn tay rộng mở cùng khối óc, nên biết suy nghĩ đúng đắn, nhận thức sáng suốt, có cơ hội dấn thân đóng góp phục vụ lợi ích cho cộng đồng, xã hội, vì tình người trong cuộc sống, bằng sự kết nối yêu thương.

 Đạo Phật ra đời trên 2600 năm đã mở ra trang sử mới, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại chưa từng có từ trước đến nay. Đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha. Đạo Phật là đạo của tình thương và tỉnh thức, vì sự giác ngộ giải thoát cho con người để được sống tự do tự tại, làm chủ bản thân, mà không bị lệ thuộc vào đấng thần linh, thượng đế ban phước giáng họa như thời xa xưa.

 Kể từ khi đạo Phật có mặt trong cuộc đời, trải qua các cuộc thịnh suy thăng trầm của thời đại, nhưng không bao giờ có đổ máu, hận thù, tàn phá, giết hại, mà đạo Phật chỉ giúp ích cho con người sống có yêu thương bằng trái tim hiểu biết. Chúng ta có đôi bàn tay khéo léo để làm tất cả công việc. Khi còn nhỏ đôi bàn tay này giúp ta học viết chữ, nhờ vậy ta có thể nâng cao trình độ hiểu biết, có được một kiến thức phổ thông, để sau này lớn lên dùng đôi bàn tay kỳ diệu với tấm lòng nhân ái mà dấn thân đóng góp, phục vụ lợi ích cho nhân loại.

 Chúng ta có đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân, nhằm giúp thân này làm các việc có ích cho xã hội. Đôi chân này luôn giúp cho ta đi xa ngàn dặm, trèo non, lội suối. Dù đường đời có chông gai, hiểm trở, nhưng đôi chân ta vẫn luôn tiến bước không ngừng nghỉ cho đến khi già, bệnh, chết mới thôi.

 Ta có đôi mắt sáng để nhìn thấy muôn loài, muôn vật, thiên nhiên và những điều mầu nhiệm trong cuộc sống này một cách rõ ràng, không lầm lẫn.

 Ta có đôi tai để lắng nghe những điều kỳ diệu trên thế gian này, và ta biết lắng nghe những tiếng kêu cứu khổ để sẵn sàng sẻ chia và nâng đỡ nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh cho tha nhân.

 Cầu nguyện để giúp mọi người cùng sống tốt với nhau

Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người và là một nhu cầu chính đáng để giúp chúng ta luôn vững niềm tin hơn, và an tâm đối với dòng đời nghiệt ngã trong bầu vũ trụ bao la này. Mục đích của sự cầu nguyện là nhằm giải toả các ức chế tâm lý do áp lực của công việc. Hoàn cảnh cuộc sống làm cho con người không được hài lòng, như ý, mà sinh ra các phiền muộn, khổ đau qua các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội. 

 Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người Phật tử, nhờ cầu nguyện mà niềm tin tăng trưởng, nguyện lực của họ mạnh mẽ hơn, phát huy tuệ giác của Thế tôn, nên thiện nghiệp được duy trì, ác nghiệp mau sớm được tiêu trừ, và từng bước tiến đến con đường giác ngộ, giải thoát, mà cùng nhau chia vui, sớt khổ trên tinh thần vô ngã, vị tha. 

 Cầu nguyện, cầu xin, hoặc mong cầu một cái gì đó là trạng thái tâm lý mong muốn sẽ được thành tựu viên mãn điều mình đang ước mơ và mong đợi. Trong đạo Phật, thường các chùa mỗi khi tụng kinh hay làm các việc phước đức nào đó, đều có sự cầu nguyện hồi hướng kèm theo sau khi kết thúc, nhằm mục đích mong muốn đem tình yêu thương chân thật đến với muôn loài. Nó phản ánh một thái độ vị tha, mong muốn cho tất cả mọi người đều đạt được những thành tựu như ý trong cuộc sống. Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh có thể làm lắng dịu nỗi lo âu, sợ hãi phiền muộn, thất vọng và khổ đau.

 Nếu chúng ta khẳng định mọi sự cầu nguyện đều được thành công tốt đẹp hết, thì sự cầu nguyện đó là mê tín, không đúng theo tinh thần Phật dạy. Trên nền tảng của nhân quả, mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau. Hiểu được nhân quả giúp con người được an lạc, hạnh phúc, cùng nhau sống yêu thương và hiểu biết, để cảm thông nỗi khổ, niềm đau trên tinh thần chia vui, sớt khổ vì tình người, tình nhân loại trong cuộc sống.

 Chúng ta chỉ xem những lời cầu nguyện như lời chúc lành, mong muốn mọi người được an vui, hạnh phúc, để có cơ hội sống tốt với nhau hơn trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ và sẻ chia. Vì quí kính ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bạn bè, người thân và nhân loại, mà ta có lòng thành mong muốn mọi nguời đều được sống an lạc, hạnh phúc và nâng đỡ cho nhau nhiều hơn. Mặc dù sự cầu nguyện đó có cái được, có cái không, nhưng đã nói lên tình thương yêu nhân loại qua sự an ủi, sẻ chia và nâng đỡ.

 Trong ý nghĩa đạo đời, cầu nguyện là một biểu hiện của lòng biết ơn và đền ơn đối với tổ tiên ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bạn bè, người thân và cộng đồng xã hội. Cầu nguyện là một biểu hiện của tình thương bằng trái tim hiểu biết, luôn quan tâm lo lắng cho nhau bằng sự san sẻ và giúp đỡ. Ý nghĩa của sự cầu nguyện nhằm nâng cao đời sống tinh thần để ta củng cố niềm tin và nghị lực mà vượt qua cạm bẫy cuộc đời, với vô vàn sự cám dỗ.

 Theo tâm lý học Phật giáo, tùy theo đối tượng và mục tiêu của ước muốn, cầu nguyện có thể trở thành một trạng thái tâm lý tham, tức mong muốn gồm thâu về cho mình, gia đình mình, người thân mình, hay một trạng thái tâm lý vị tha, mong cho người khác, chúng sinh điều được lợi ích, an lạc và hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Nói cách khác, bản chất của sự cầu nguyện mang tính cách lợi tha, luôn hướng về nhân loại bằng tất cả vật chất lẫn tinh thần, là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Phật tử Việt Nam.

 Cầu nguyện cũng là một cách thể hiện những ước mơ thầm kín, niềm hy vọng, niềm tin vào cuộc sống. Con người có thể bày tỏ được niềm thương, nỗi nhớ, sự biết ơn và đền ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân thuộc. Sự cầu nguyện hướng đến lợi ích, hạnh phúc cho nhiều người khác, mong điều an vui, lạc quan và bình yên đến với tất cả mọi người, hoàn toàn không có bóng dáng của lòng ích kỷ, tóm thâu về cho riêng mình. Một sự cầu nguyện như vậy là cầu nguyện chánh đáng và mang tính cách lợi ích cho cộng đồng xã hội.

 Khi con người chưa hoàn toàn làm chủ bản thân, chưa đủ khả năng hóa giải phiền muộn, khổ đau, chưa đủ sức vượt qua được những nỗi bất an, lo âu và sợ hãi, chưa đạt được trình độ tu chứng, tự tại vô ngại, thì cầu nguyện có tác dụng hỗ trợ cho mình có đủ thêm niềm tin và năng lực, để ta từng bước vững tiến trên con đường giác ngộ, giải thoát, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh.

 Ta chỉ cần có sự thành tâm và tha thiết hướng về mục đích lợi ích cho nhân loại, thì sự cầu nguyện cảm ứng không thể nghĩ bàn. Nếu ta cầu nguyện không đúng chánh pháp hay lạm dụng sự cầu nguyện quá đáng, để thực hiện tham vọng cho lợi ích riêng tư, thì không những không linh ứng, mà còn có thể phản tác dụng; chính vì thế sẽ tạo thêm nhiều ác nghiệp làm hại cho nhiều người.

 Như vậy, cầu nguyện là một loại hình văn hoá tâm linh luôn đem lại niềm tin, giúp con người sống có ý thức về nhân cách đạo đức và để từng bước chuyển hóa thói quen tham lam, sân hận, si mê, ganh ghét, tât đố, hận thù, ích kỷ của chúng ta. Có một số Phật tử khi muốn làm một việc gì hoặc sửa soạn đi đâu xa, thường hay đến trước bàn Phật thắp hương cầu nguyện mà xin rằng, “Phật gia hộ cho con ký hợp đồng được suôn sẻ, tốt đẹp, thuận lợi về mọi mặt, đi đường được bình yên và an lành”. Nhưng khi ra đường, hễ ai nói trái ý một chút liền chửi mắng, mạt sát người ta. Như vậy làm sao được bình yên, hạnh phúc và đạt được kết quả tốt đẹp như ý muốn?

 Cầu nguyện để giúp mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau

Chúng ta khi đã tin sâu nhân quả, muốn bình yên, muốn an lành thì phải gieo nhân vui vẻ hài hòa không làm người vật đau khổ? Ta nguyện cho mình luôn được sáng suốt bình tĩnh, biết kiên trì nhẫn nại, để trị bệnh nóng giận thì mới được bình yên, an lành, hạnh phúc. Bởi vì khi nóng giận thì ta mất bình tĩnh, mà khi mất bình tĩnh thì ta hay nói càn nói bậy làm người khổ đau như vậy ta có xin Phật gia hộ cho ta được bình yên hay không? Vậy mà đa số qúi Phật tử lại thích xin nhiều hơn là tu tập để chuyển hóa.

 Cầu nguyện cao thượng là xuất phát từ tấm lòng vô ngã, vị tha, vì tình thương yêu nhân loại không phân biệt người thân hay kẻ thù, chỉ một bề mong muốn đem lại lợi ích và niềm an vui cho người khác. Chúng ta cầu cho mọi người sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, để thế giới chấm dứt chiến tranh, không còn cảnh con người tàn sát, giết hại lẫn nhau. Cầu cho mọi người đều có công ăn việc làm ổn định, trên từ vua quan cho đến thứ dân bần cùng đều vui vẻ, hài hòa, san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Ta cầu cho mọi người luôn sống hiếu thảo với mẹ cha trên tinh thần biết ơn và đền ơn theo đúng đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây.

 Cũng như những người gặp tai nạn hoặc việc bất trắc trong cuộc đời, thường hay cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm cứu độ, nhưng tất cả đều được hay người được, người không? Như vậy, Bồ tát thương người này mà ghét bỏ người kia hay sao? Hình như Bồ tát còn thiên vị nên trọng kẻ này, khinh người kia. Ta nghĩ và nói như vậy là oan cho Bồ tát quá chừng!

 Tất cả chúng ta đa số vì không tin sâu nhân quả, không tin chính mình, nên khi gặp tai nạn, gặp khó khăn, chúng ta liền xin Phật, Bồ tát gia hộ hay cứu độ cho mình mau tai qua nạn khỏi. Ta hay có bệnh ỷ lại và nhờ vã, cầu cạnh vào Phật, Bồ tát, nên lúc nào cũng cầu xin Phật, Bồ tát an ủi, sẻ chia, cứu giúp hay nâng đỡ cho mình hết khổ mà được an vui hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, việc cầu xin đó có người được, có người không. Vậy mà đa số Phật tử chúng ta phần đông đi chùa cầu xin nhiều hơn là gieo nhân để gặt quả, thậm chí có người vuốt bụi Phật để trét vào đầu và còn nói rằng, làm như vậy Phật sẽ ban ơn, gia hộ cho mà gặp được điều may mắn tốt đẹp.

 Ai hay cầu xin là người có tâm ỷ lại và quá yếu đuối vì không tin sâu nhân quả, không tin tưởng chính mình có đủ năng lực làm được những gì mình mong muốn. Người có tâm niệm ỷ lại và nhờ vào tha lực của người khác, khó bao giờ thành công được trọn vẹn trên đường đời vì thiếu ý chí, nghị lực, không tin sâu nhân quả và tự tin chính mình.

 Người tu cũng thế, nếu hay cầu xin nhiều thì dễ mất tín tâm vì đâu phải việc gì cũng xin được dễ dàng, nếu xin không được thì nói Phật, Bồ tát không linh hiển, nên bỏ không tới chùa nữa. Còn người Phật tử chân chính thì phải biết tìm cách chuyển hóa, chừa bỏ, thay đổi những thói quen tật xấu có tính cách hại người, hại vật, chớ không nên một lòng cầu khẩn, van xin.

 Hầu như ai cũng có bệnh tham lam dù ít hay nhiều. Phật dạy lấy thuốc để trị bệnh, mà chúng ta chỉ cầm toa thuốc đọc hoài mà không dám mua thuốc uống. Phật dạy chúng ta học hiểu để ứng dụng tu tập, hành trì, chuyển hóa, chớ không phải cầu Phật ban cho, nhưng đa số quí Phật tử cứ xin Phật hoài, tu như vậy biết chừng nào mới chuyển hóa hết phiền não tham, sân, si. Bởi ta tham quá nhiều thứ, nên xin lâu ngày thấy không hiệu nghiệm thì muốn bỏ Phật, bỏ chùa, vì Phật không giúp gì được cho mình.

 Nếu chúng ta xin không được thì tu theo Phật, Bồ tát có được lợi ích gì? Chúng ta học hiểu lời Phật dạy để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày, nhằm trị tâm bệnh tham lam, sân giận, si mê, để thành vô lượng trí tuệ từ bi, tu như vậy tự nhiên tâm chúng ta lần hồi được trong sạch. Khi tâm đã trong sạch rồi thì mọi bệnh tật tham, sân, si, ganh ghét, tật đố, nóng giận, oán thù từ từ theo đó mà hết. Muốn giàu sang, nhiều của cải, ta phải biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia với lòng thành tâm cung kính của mình; ngoài ra, chúng ta còn phải siêng năng, tinh cần làm việc, tiết kiệm và không tiêu xài hoang phí. Đó là chúng ta biết tu bằng cách dùng thuốc của Phật để trị tâm bệnh cho mình.

 Nhiều người cho rằng cầu nguyện là vô ích, không có tác dụng lợi ích thiết thực; mà làm sao có tác dụng được, khi chúng ta lạy lục, cầu xin trước những pho tượng bằng đất, gỗ, đá và xi măng? Tôn tượng Phật, Bồ tát chắc chắn không phải là ông Phật thực, đó chỉ là biểu tượng qua hình ảnh, để ta nhớ biết công hạnh của các Ngài mà cố gắng bắt chước, thực hành làm theo. Khi ta nghiêng mình cúi đầu một cách cung kính tôn trọng lá cờ, không phải là ta tôn trọng miếng vải mà chính là ý nghĩa lá cờ tượng trưng cho Tổ quốc qua tinh thần dân tộc Việt Nam.

 Cũng vậy, ta thờ Phật, lạy Phật nhằm mục đích không phải để cầu xin, mà ta lễ lạy để nhớ công ơn cao cả của Ngài, nhờ vậy mà ta biết được điều tốt, lẽ xấu trong cuộc đời. Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước cho đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật và Bồ tát? Chúng ta đến chùa đôi khi chỉ cúng chút ít hoa quả hoặc nải chuối, ốp nhang; khi cúng rồi quí vị cầu đủ thứ hết, nào là “Phật gia hộ cho gia đình con bình yên, hạnh phúc, được làm ăn thịnh vượng, sung túc, đủ đầy, phát tài, phát lộc, trong gia quyến đều gặp may mắn, con cháu biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ... ; như thế, chúng ta cầu xin hay là tu tập để chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau?

 Như vậy, chúng ta đi chùa cầu xin Phật cho điều này, cho điều kia, cho đủ thứ hết. Nhưng rốt cuộc rồi tất cả những gì chúng ta xin có được như ý không? Chúng ta mỗi người phải tự nghiệm xét lại những gì chúng ta xin đó, nếu được hết thì chắc rằng quí Phật tử đều được an vui, hạnh phúc, đâu có ai đau khổ phải không? Nhưng thực tế, trong cuộc đời khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Nhưng nếu Phật có khả năng cho được thì phải cho đều hết, cớ sao có người xin được, có người xin không được? Vậy chúng ta nghĩ sao về sự không đồng đều này? 

 Cho nên, kết luận lại, chúng ta đi chùa là để tu theo Phật nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau, thành an vui, hạnh phúc và tin rằng mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau, chớ Phật không thể ban cho được. Phật chỉ là người thầy dẫn đường, chỉ cho ta biết được điều hay, lẽ phải, còn ta muốn tốt hay xấu là do ta định đoạt và quyết định.

 Đôi lời tâm sự chân thành cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa, kính mong được kết nối yêu thương qua tinh thần cầu nguyện chân chánh, để ta và người cùng nhau sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2021(Xem: 6197)
Chấp hai tay cúi đầu miệng niệm Phật A Di Đà chào chúc thật cao sâu Khỏe sáng suốt cùng chân lý nhiệm mầu Được trường thọ thăng hoa trong cuộc sống… Sống trong một thế giới vô thường biến đỗi, với đầy sự nhiễu nhương, tang thương, chết chóc, do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, xảy ra trước mắt hằng ngày, gây lắm khổ đau, điển hình như Covid-19 (với đầy ác khí) như hiện nay, cũng khiến cho nhiều người lo sợ, khủng hoảng và thức tĩnh. Thấy rõ được rằng, mọi cơ sở vật chất, với nhiều năm đầu tư xây dựng, chỉ một cơn động đất, sóng thần hay bão lửa, lũ lụt nổi lên, sẽ tan tành theo mây khói. Một đời người với biết bao nhiêu lo toan, tính toán, hy vọng, ước mơ, một cơn đại dịch xảy ra, đành âm thầm ra đi trong tức tưởi, không một người thân đưa tiễn, tất cả tài sản bao năm gầy dựng, phải bỏ lại, không mang theo được gì!
30/11/2021(Xem: 5154)
Người Phật tử chân chánh hiểu rằng Chân Lý Tuyệt Đối là không thể nghĩ bàn. Tất cả các pháp môn đều chỉ là phương tiện giúp ta đạt tới cái không nghĩ bàn đó. Trong khi tu hành, ta có thể chọn vào cửa Hữu (Tịnh độ) hay vào cửa Không (Thiền), tùy căn cơ và sở thích. Nếu ai cố chấp pháp mình là đúng, chê bai người khác sai – là chứng tỏ mình chưa hiểu chân lý là thứ gì. Vả lại, thuốc không có quí tiện: thuốc trị được bịnh là thuốc hay. Đại khái, Thiền là pháp môn cao thượng và thẳng tắt dành cho bậc Thượng căn, trong khi Tịnh độ dễ hiểu dễ hành và dễ chứng, cho nên cả Ba căn đều có thể tu được. Đức Bổn Sư Thích-Ca giảng pháp nầy chủ ý nhằm cứu độ chúng sanh thời Mạt pháp. Như trong kinh Đại Tập, Ngài nói: “Thời Mạt pháp, ức ức người tu hành ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nhờ pháp môn Tịnh độ mà thoát khỏi luân hồì.” Cho nên thời nầy người tu Tịnh độ thành công được vãng sanh vô số (có thoại chứng rành rành), trong khi Thiền sư đắc đạo (như khi xưa) có thể nói rất hiếm, đếm
05/11/2021(Xem: 17265)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
20/10/2021(Xem: 6344)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành). Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả vv, khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền: Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình
03/09/2021(Xem: 40050)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
03/09/2021(Xem: 11341)
Pháp hành Trì để vượt thoát Đại Nạn Covid-19
03/09/2021(Xem: 10377)
5.1). Đệ tử tên là: Một lòng quy kính Đức Phật A Di Đà, Thế giới Cực Lạc, Nguyện lấy hào quang, Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi, Mà nhiếp thọ cho, Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai, Vì đạo Bồ Đề, Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh, Muốn sinh về nước ta, Hết lòng tín nguyện, Cho đến mười niệm, Nếu chẳng đặng sinh, Chẳng thành Chánh Giác”. Do vì nhân duyên, Niệm hiệu Phật nầy, Được vào trong bể, Đại thệ Như Lai, Nhờ sức Từ Bi, Các tội tiêu diệt, Căn lành tăng trưởng, Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết, Thân không bệnh khổ, Tâm không tham luyến, Ý không điên đảo, Như vào Thiền định. Phật và Thánh Chúng, Tay nâng kim đài, Cùng đến tiếp dẫn, Trong khoảng một niệm, Sinh về Cực Lạc, Sen nở thấy Phật, Liền nghe Phật thừa, Chóng mở Phật tuệ, Khắp độ chúng sanh, Trọn Bồ Đề nguyện.
01/08/2021(Xem: 13021)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/08/2020(Xem: 7711)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
17/07/2020(Xem: 7133)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từngnói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi sai lầm”.Lời nói của bậc toàn giác thật chính xác. Chúng sinh còn trầm luân trong ba cõi, sáu đường, là còn gây nhiều nghiệp xấu. Cho nên, dù chúng ta là ai của những đời trước, kiếp trước? Kiếp này, tuy chung sống ở cõi Ta-Bà nhưng mỗi người ôm vào đời một biệt nghiệp riêng, do tội lỗi hay phước báo đã gây ra trong đời trước. Nhưng nói chung,dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người cũng đã từngbị vô minh che mờ lý trí xúi quẩy tạo ra muôn ngàn tội lỗi, và tội lỗi đó cứ chồng chất mãi theo thời gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]