Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi trường - Nhận thức của Phật Giáo về thiên nhiên

04/09/201015:12(Xem: 6390)
Môi trường - Nhận thức của Phật Giáo về thiên nhiên

MÔI TRƯỜNG, NHẬN THỨC CỦA PHẬT GIÁO VỀ THIÊN NHIÊN
His Holiness the Dalai Lama

Tuệ Uyểnchuyển ngữ

Tối nay chúng tôi sẽ nói nhận thức của Phật Giáo về thiên nhiên.

Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.

Vì vậy cho dù nó là môi trường là nơi để cho sự sống hiện diện, hay cư dân, cả hai được cấu thành bởi bốn hay năm yếu tố căn bản. Những yếu tố này là đất, gió, lửa, nước và không, đấy là khoảng không. Về khoảng không gian, trong Mật điển Kalachakra có một đề cập về điều được biết như nguyên tử của không gian, những hạt không gian. Vì điều đấy tạo thành năng lực trung tâm của toàn bộ những hiện tượng. Khi toàn bộ hệ thống của vũ trụ lần đầu tiên tiến hóa, nó tiến triển từ năng lực trung tâm này là hạt của không gian, và cũng là một hệ thống của vũ trụ và cuối cùng sẽ hòa tan vào trong hạt này của vũ trụ. Vì nó ở trên căn bản của năm yếu tố chính nên có một sự quan hệ gần gũi hay sự tương quan giữa địa bàn là môi trường thiên nhiên và cư dân, những chúng sinh sống trong nó.

Cũng thế, khi chúng ta nói về những yếu tố có những yếu tố nội tại tồn tại một cách vốn có trong những chúng sinh, chúng cũng có những mức độ khác nhau – có những thứ tinh tế và có những thứ thô thiển.

Vì căn bản theo giáo nghĩa Phật Giáo những tâm thức tinh tế tận cùng là loại duy nhất tạo nên, tự nó bao gồm năm yếu tố, những hình thức rất vi tế của những yếu tố. Những yếu tố vi tế này phục vụ như những điều kiện để sản sinh những yếu tố nội tại, hình thành nên chúng sinh, và nó biến thành nhân của sự tồn tại hay phát triển của những yếu tố ngoại tại. Như vậy có một sự tùy thuộc tương liên hay mối quan hệ hổ tương rất gần gũi giữa môi trường và sự sống (cư dân).

Trong ý nghĩa của sự phụ thuộc lẫn nhau có nhiều trình độ khác nhau rằng những thứ lệ thuộc trên những nhân tố tự nhiên bình thường, hay trên chính những phần của nó, hay trên tâm nhận thức, điều thật sự mang đến nhãn hiệu, mệnh danh.

Chủ đề mà chúng ta đang thảo luận hôm nay là sự phụ thuộc lẫn nhau hay mối quan hệ hổ tương giữa môi trưởng thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó.

Bây giờ đây, quý vị thấy, vài người bạn của chúng tôi nói với chúng tôi rằng căn bản của loài người là những gì bạo động. Rồi thì chúng tôi nói với những người bạn ấy rằng. Chúng tôi không nghĩ như vậy. Nếu chúng ta thể nghiệm những động vật có vú khác nhau, những thú vật như sư tử, cọp, beo sống tùy thuộc rất nhiều trên mạng sống của những loài khác cho sự tồn tại căn bản của chúng do bởi căn bản tự nhiên của chúng có một cấu trúc đặc biệt, răng và móng dài, như thế. Thế, những thú vật hiền lành, như nai, hoàn toàn ăn cỏ, răng và móng của chúng thì là những gì khác hơn, hiền dịu hơn. Cho nên từ quan điểm ấy, loài người chúng ta thuộc vào những chủng loại hiền hòa, có đúng thế không? Răng, móng chúng ta rất mềm mại. Vì thế chúng tôi nói với những người bạn rằng, chúng tôi không đồng ý với quan điểm của các bạn. Một cách căn bản loài người là tự nhiên bất bạo động.

Cũng vậy, câu hỏi về sự tồn tại của loài người, loài người là những động vật xã hội. Để sống còn chúng ta cần sự hợp quần với những người khác; không có những con người khác thì đơn giản không có sự tồn tại khả dĩ; đấy là luật tự nhiên, đấy là thiên nhiên.

Vì chúng tôi tin tưởng sâu xa rằng căn bản của con người là tự nhiên hiền hòa vì thế chúng tôi nghĩ thái độ của con người đối với môi trường của chúng ta nên hiền hậu. Vì vậy cho nên chúng tôi tin tưởng rằng không chỉ chúng ta giữ gìn mối quan hệ với những đồng loại nhân sinh rất hiền diệu và bất bạo động, nhưng cũng rất quan trọng để mở rộng thái độ ấy đến môi trường thiên nhiên. Chúng tôi nghĩ nói năng một cách đạo đức chúng ta có thể nghĩ giống như thế ấy và tất cả chúng ta nên quan tâm về môi trường của chúng ta.

Rồi thì chúng tôi nghĩ có một quan điểm khác. Trong cách này nó không là một câu hỏi về đạo đức hay luân lý, không phải câu hỏi đấy; nó là câu hỏi về sự sống còn của chính chúng ta. Không chỉ cho thế hệ hiện tại, mà cho những thế hệ khác nữa, môi trường là những gì rất quan trọng. Nếu chúng ta khai thác môi trường thiên nhiên trong một cách cực đoan, hôm nay chúng ta có thể tiếp nhận một số lợi nhuận nhưng về lâu về dài chính chúng ta sẽ khổ đau và những thế hệ khác sẽ đau khổ. Vì khi môi trường đổi thay, điều kiện khí hậu cũng thay đổi, ngay cả cơ thể vật lý của chúng ta. Vì chúng ta có thể góp phần nung nấu ảnh hưởng to lớn trong sự thay đổi đó. Vì từ quan điềm ấy điều này không chỉ là một câu hỏi của sự tồn tại của chính chúng ta.

Do vậy, để đạt được những kết quả tác động hơn và để thành công trong việc bảo vệ, bảo tồn và duy trì môi trường thiên nhiên, trước tiên, chúng tôi nghĩ thật cũng quan trọng để mang về một sự cân bằng nội tại trong chính những con người chúng ta. Vì cẩu thả lơ đểnh với môi trường – điều sẽ mang lại hậu quả tai hại vô cùng đến cộng đồng nhân loại – đã đến từ sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng vô cùng đặc biệt của môi trường, chúng tôi nghĩ nó là rất quan trọng trên trước tất cả để làm thấm nhuần tri thức này trong loài người. Thế thì, thật hệ trọng để hướng dẫn hay nói với mọi người về tầm quan trọng của nó mang lại chính lợi ích cho chúng ta.

Rồi thì, một trong những thứ quan trọng nhất, một lần nữa, như chúng tôi luôn luôn nói, là tầm quan trọng của tư tưởng từ bi. Như chúng tôi đã đề cập lúc sớm, ngay cả từ những quan điểm của những người vị kỷ, chúng ta cần những người khác. Thế thì, bằng sự biểu lộ lưu tâm cho quyền lợi những người khác, chia sẻ khổ đau những người khác, và bằng sự giúp đở những người khác, một cách căn bản một người sẽ đón nhận được lợi lạc. Điều này cũng là những gì giống như luật lệ tự nhiên. Chúng tôi nghĩ là nó rất đơn giản. Nếu chúng ta không hé một nụ cười đến người khác, và biểu lộ một cái nhìn không thiện cảm hay giống như thế, người đối diện cũng sẽ đáp ứng tương tự như vậy. Có đúng thế không? Nếu bạn biểu lộ đến người khác với một thái độ rất cởi mở và chân thành thì cũng sẽ có một sự đáp ứng giống như thế. Vì nó là một sự hợp lý hợp tình hoàn toàn đơn giản.

Mọi người muốn bạn và không muốn kẻ thù. Một cách thích đáng để tạo thêm bạn là qua một trái tim nồng ấm và không phải đơn giản là tiền bạc hay quyền lực. Bạn của tiền và quyền là những gì khác. Những điều đó không phải là bạn.

Một người bạn chân chính nên là một người bạn thật sự của trái tim, có đúng không? Chúng tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những người bạn đó đến với quý vị khi quý vị có tiền và quyền không phải là những người bạn chân chính nhưng là bạn của tiền và quyền. Bời vì chẳng bao lâu khi tiền và quyền của quý vị biến mất, những người bạn đó cũng đã sẵn sàng nói lời giả biệt, bye-bye. Vì thế, những người bạn đó không đáng tin cậy. Những người bạn nhân loại thật sự và chân thành sẽ luôn luôn chia sẻ nổi buồn khổ của quý vị, gánh nặng của quý vị và sẽ luôn luôn đến với bạn cho dù bạn thành công hay thất bại. Vì vậy, phương cách để tạo nên một người bạn như thế không qua giận dữ, không qua học vấn, không chỉ thông minh, nhưng bằng một trái tim – một trái tim tốt, một tấm lòng tốt, hảo tâm, thiện ý.

Vì thế, như chúng tôi luôn luôn nói nếu quý vị suy nghĩ trong một phương thức sâu sắc hơn nếu quý vị sẽ vị kỷ, thế thì quý vị nên vị kỷ một cách thông tuệ, không là một tâm vị kỷ hẹp hòi. Từ quan điểm ấy, vấn đề then chốt là một cảm giác trách nhiệm toàn cầu, đấy là một nguồn gốc thật sự của sức mạnh, nguồn gốc thật sự của hạnh phúc an lạc.

Từ viễn tượng ấy, nếu trong thế hệ chúng ta khai thác mọi thứ có thể: cây cối, nguồn nước, khoáng sản hay bất cứ thứ gì, mà không lo lắng đến thế hệ tiếp theo, về tương lai, đó là tội lỗi của chúng ta, có đúng không? Vì thế, nếu chúng ta có một cảm xúc chân thành về trách nhiệm toàn cầu như một động lực trung tâm chính yếu, rồi thì từ hướng dẫn ấy những mối quan hệ của chúng ta với môi trường sẽ cân bằng tốt đẹp. Tương tự với mỗi khía cạnh của những mối quan hệ, sự tương quan của chúng ta với láng giềng, và những láng giềng của gia đình, của những quốc gia lân bang, sẽ được cân bằng từ hướng dẫn ấy.

Thực tế, trong thời xưa nhiều tư tưởng gia, cũng như những bậc đạo sư tâm linh vĩ đại được sản sinh trong xứ sở này, Ấn Độ. Vì thế, chúng tôi cảm thấy trong thời nay nhưng tư tưởng gia vĩ đại Ấn Độ, chẳng hạn như Thánh Gandhi cũng như một số chính trị gia, thi hành những ý tưởng quý báu này như bất bạo động trong lãnh vực chính trị. Trong một cách nào đấy đường lối ngoại giao của Ấn Độ là không liên kết thì cũng liên quan đến nguyên tắc đạo đức. Vì thế chúng tôi nghĩ sự mở rộng hơn, hay phát triển xa hơn những tư tưởng cao quý này, hay những hành động cao quý này, trong xứ sở này rất thích hợp và rất quan trọng.

Bây giờ trong sự tôn trọng này, một điều khác mà chúng tôi cảm thấy rất quan trọng là thức là gì, tâm là gì? Cho đến bây giờ, đặc biệt chúng tôi nghĩ trong thế giới phương Tây, trải qua một hai thế kỷ cận đại khoa học và kỷ thuật đã từng nhấn mạnh rất nhiều và là điều chính yếu ấy đối diện với vấn đề.

Hôm nay đây, một vài nhà vật lý nguyên tử và thần kinh học đã bắt đầu khảo sát và phân tích những hạt trong một phương thức rất sâu sắc và chi tiết. Trong khi làm như thế, họ tìm ra những loại liên hệ từ phía những nhà quán sát điều mà thỉnh thoảng họ gọi là "thức giả" (knower). "Thức giả" là gì? Đơn giản nói nó là chúng sinh, nhân sinh, như những nhà khoa học qua những phương thức nào đấy làm cho những nhà khoa học biết (cách làm khoa học)? Chúng tôi nghĩ qua bộ não. Bây giờ về não bộ. Những khoa học gia phương Tây đã chưa thể hoàn toàn nhận dạng tất cả hơn hàng trăm tỉ tế bào não. Chúng tôi trù tính chỉ một trăm tỉ vài trăm đã được nhận diện. Bây giờ tâm, cho dù quý vị gọi nó là tâm hay một năng lượng đặc biệt của não bộ, hay thức. Quý vị sẽ thấy rằng có một mối liên hệ giữa bộ não và tâm cũng như tâm và vật. Điều này chúng tôi nghĩ là những gì quan trọng. Chúng tôi cảm thấy nên có một loại đối thoại nào đấy giữa triết gia phương Đông và khoa học gia phương Tây trên căn bản của sự liên quan giữa tâm và vật.

Trong bất cứ trường hợp nào, ngày nay tâm thức nhân loại thì quán sát rất nhiều hay liên hệ rất nhiều với thế giới ngoại tại. Chúng tôi nghĩ chúng ta đang quên lãng việc chăm sóc hay học hỏi về thế giới nội tại.

Chúng ta cần cải thiện khoa học và vật chất để sống còn, để thu nhận những lợi lạc và để có thêm sự thịnh vượng phồn vinh. Cũng như thế chúng ta cần sự an bình tinh thần. Bất cứ bác sĩ nào cũng không thể tiêm thuốc bình an tinh thần, không chợ búa nào có thể bán món yên ổn tinh thần hay hạnh phúc an lạc. Với hàng triệu triệu rupi (tiền Ấn Độ) quý vị có thể mua bất cứ món gì nhưng nếu quý vị đến một siêu thị và nói rằng tôi muốn mua một tâm bình an, thế là mọi người sẽ cười phá lên. Và nếu quý vị yêu cầu bác sĩ, chúng tôi muốn sự bình an chân thành của tâm hồn, không phải là một tâm hồn u tối, quý vị có thể uống một viên thuốc ngủ, hay mũi thuốc tiêm nào đấy. Mặc dù quý có thể ngơi nghĩ, sự nghĩ ngơi ấy không đúng ý nghĩa, có phải thế không?

Vì thế, nếu quý vị muốn một tinh thần bình an chân thành hay một tinh thần tĩnh lặng bác sĩ không thể cung cấp nó. Một máy móc như máy điện toán, dù nó tinh vi phức tạp thế nào, cũng không thể cung cấp cho quý vị sự bình an của tâm hồn. Tinh thần an ổn phải đến từ tâm thức. Vì mọi người muốn hạnh phúc an lạc, vui sướng. Bây giờ so sánh niềm vui sướng thân thể và niềm đau đớn thân thể với sự khổ đau tinh thần hay hoan hỉ tinh thần và chúng ta sẽ tìm thấy rằng tâm thức là siêu tuyệt, tác động hơn và ưu thế hơn. Vì thế cho nên nó đáng giá để tăng gia sự bình an tinh thần qua những phương pháp nào đấy. Để làm thế thật quan trọng để hiểu biết hơn về tâm thức. Cũng vì lẽ đấy, chúng tôi luôn luôn cảm thấy rằng, nó là rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ đấy là tất cả.

Vì thế khi chúng ta nói môi trường, hay bảo tồn môi trường, nó liên hệ với nhiều thứ. Căn bản sự quyết định phải đến từ trái tim loài người, tấm lòng nhân loại, có đúng thế không? Thế cho nên chúng tôi nghĩ điểm then chốt là cảm giác chân thành của trách nhiệm toàn cầu điều đặt căn bản trên tình thương yêu, từ bi, và sự tỉnh thức trong sáng.

A Buddhist Concept of Nature
Transcript of an address on February 4, 1992, at New Delhi, India
http://www.dalailama.com/page.88.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
13-01-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2011(Xem: 4318)
“ Khi trung hữu của thời điểm chết xuất hiện tôi nguyện buông bỏ những ái luyến và những chấp thủ tâm ý, và nguyện tinh tấn không tán loạn trên đạo lộ mà những chỉ giáo làm sáng tỏ. Tâm đã phóng chiếu vào vô vi hư-không-xứ, đã li biệt cách tuyệt với thân, với thịt và máu, tôi sẽ tuệ tri tâm thì vô thường và như huyễn. ” Liên Hoa Sinh , Tử thư Tây Tạng.
31/05/2011(Xem: 3955)
Phật giáo là một chân lý thực tại[1]; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
30/05/2011(Xem: 3498)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trườngtrang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếutrong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước ti
29/05/2011(Xem: 3918)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạch và sáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
19/05/2011(Xem: 5088)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
18/05/2011(Xem: 4043)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
15/05/2011(Xem: 4644)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
14/05/2011(Xem: 7870)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/05/2011(Xem: 14234)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7203)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]