Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ giác biểu hiện

29/05/201104:58(Xem: 3917)
Tuệ giác biểu hiện

work
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạch và sáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày. Như ánh sáng của mặt trăng xưa nay vẫn thường soi chiếu nhưng vì mây che phủ nên vạn vật bị chìm trong màn đêm, và đến khi mây tạnh trời quang thì khắp không gian đều được sáng tỏ.

Cũng vậy, khi ngọn đèn tuệ giác ở trong tâm ta được thắp sáng thì bóng tối vô minh không còn. Lúc bấy giờ, niềm an lạc và hạnh phúc chân thực luôn hiện hữu trong ta, và lan tỏa đến mọi người.

Chúng ta vừa kỷ niệm Phật đản, ngày Đức Thế Tôn thị hiện ra giữa cuộc đời này, để chỉ cho nhân loại thấy rõ giá trị đích thực của sự sống và giúp cho tất cả chúng sinh vượt thoát phiền não, khổ đau. Hình ảnh Đức Phật sơ sinh biểu tượng cho tuệ giác ở trong tâm thức của chúng ta phát khởi. Đức Thế Tôn từng dạy rằng: "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành". Nghĩa là, trong bản tâm của mỗi người đều có trí tuệ giác ngộ và sẽ thành Phật. Nhưng vì ta bị tham lam, giận hờn và si mê trói buộc, sai khiến cho nên tuệ giác "đáng tôn quý" ấy chưa có cơ hội để biểu hiện. Nay nhờ có phước duyên gặp được Chánh pháp và thực hành theo lời Phật dạy, nên tâm trí ta được thắp sáng và thấy rõ bản chất sinh động của cuộc đời.

Thắp sáng đèn trí tuệ
Tỏa chiếu khắp thế gian
Thấy rõ ràng muôn pháp
Thôi tìm kiếm Niết bàn.

Thật vậy, khi còn ở trong bóng tối của vô minh ái dục thì ta chẳng thấy được sự vận hành tất yếu của các pháp, nên bị bản ngã dễ dàng điều động và sai sử nhưng khi có ánh sáng trí tuệ soi chiếu thì niềm an vui và hạnh phúc tự biểu hiện, và ta không cần phải chạy đi tìm kiếm ở một nơi nào khác.

Sở dĩ con người chịu nhiều khổ đau và sinh tử luân hồi trong lục đạo, là do cái tôi ở nơi chính mình tạo ra. Bởi khi ta sống trong thất niệm thì cái tôi hay bản ngã ấy sẽ sinh khởi và chi phối toàn bộ đời sống sinh hoạt của bản thân đồng thời tạo ra phiền não cho những người chung quanh.

Sống thuận theo bản ngã, tức là ta đi ngược lại với lẽ thật của cuộc đời và sự vận hành của nhân duyên, nghiệp quả. Bởi thói quen của bản ngã là chọn lựa, chiếm hữu, muốn duy trì những gì mà nó ưa thích, tham muốn. Trong khi thực trạng của cuộc sống thì khác hẳn luôn sanh diệt, vô thường. Mỗi người hiện hữu trên cõi đời này, ai mà chẳng bị ốm đau, bệnh tật? Cho dù chúng ta có đầy đủ của cải vật chất đến mấy thì cũng không thể nào tránh khỏi được bệnh hoạn, đó là một sự thật hiển nhiên. Thế nhưng, người ta vẫn cứ mong cầu cho cơ thể của mình đừng bị bệnh tật và được trẻ trung mãi mãi. Nếu sự mong cầu ấy được thành tựu, thì cớ sao con người vẫn cứ bị ốm đau, già nua và tàn hoại theo thời gian? Như vậy, mọi tính toán của bản ngã đều trái ngược lại với dòng biến chuyển sinh động của các pháp trong đời sống. Đám mây trắng thì cứ thong dong bay lơ lửng trên bầu trời, dòng nước vẫn êm ả đêm ngày chảy ra biển khơi, cây cối thì ra hoa kết trái và úa tàn theo chu kỳ của nó. Vạn vật luôn luôn thay đổi theo tiến trình tất yếu để làm nên sự sống. Cũng giống như khi ta làm nhiều công việc, thì cơ thể sẽ bị mệt mỏi và căng thẳng, do đó ta cần nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe. Nhưng nếu ta không biết lắng nghe và cảm thông sự nhu cầu ấy của cơ thể, mà lại cố gắng để làm thêm nữa, nhằm thỏa mãn những gì mà bản ngã ưa thích, mong muốn thì chỉ đem lại sự mệt mỏi và bất an cho thân tâm. Còn hạnh phúc, điều ta luôn mong mỏi lại nghìn trùng xa cách.

Thực ra, tất cả các pháp đến và đi trong đời sống này, có thể là thuận hay nghịch, khổ hay vui v.v… đều tuân theo nguyên lý vận hành tất nhiên của dòng nhân quả nghiệp báo mà mỗi người tự tạo ra. Vì thế, người nào biết sống thuận theo sự vận hành của pháp tức là không còn rơi vào chấp thủ của bản ngã, người ấy xứng đáng được Đức Phật tán thán, ngợi khen, là người tiếp nhận được Chánh pháp. Do đó, trước khi nhập Niết bàn, Thế Tôn có căn dặn rằng:

"Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các người phải học tập như vậy" (Kinh Đại Bát Niết Bàn).

Sống thuận theo sự vận hành của pháp, tức là ta không đem cái chủ ý, kiến thức, quan niệm v.v... của mình để áp đặt lên "thực tại đang là". Khi có sự việc gì đến với mình, thì căn cứ vào hiện thực ấy để giải quyết, xong rồi liền buông. Cũng giống như đôi bàn tay vậy, nó có khả năng cầm nắm và làm tất cả mọi công việc, nhưng đến khi làm xong việc thì buông ra chẳng cần nắm giữ lại cái gì trong tay cả. Nhờ vậy nên đôi bàn tay mới rảnh rang và có thể làm được tất cả mọi công việc. Đó là sự khéo léo, thông minh và diệu dụng của đôi bàn tay!

Mỗi khi ta sống trọn vẹn với từng diễn biến đang xảy ra của thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại thì sẽ phát hiện ra được ý đồ tạo tác của bản ngã. Những kiến thức, quy ước, điều lệ, thói quen phản ứng của bản ngã được xây dựng từ bấy lâu nay, đều bị rơi rụng và tan biến bởi nhờ sự soi chiếu của tuệ giác. Quy trình dựng lập của chúng vô cùng tinh tế và thiện xảo; ngay trong mỗi giây phút ở hiện tại, ta chỉ cần thiếu sự định tĩnh và không rõ biết là mình đang làm gì thì toàn bộ hành động, nói năng và suy nghĩ sẽ rơi vào ý đồ của bản ngã tham, sân, si. Lúc bấy giờ, cho dù ta phấn đấu để hoàn thành mọi công trình lớn lao đến mấy, nhưng nếu ta không có tuệ giác để soi chiếu vào mỗi hành động mà mình đang làm thì công việc đó đôi khi chỉ là để phục vụ cho một bản ngã tinh tế và thâm sâu hơn, mà lắm lúc ta không hề hay biết!

Do đó, hình ảnh Đức Phật đản sinh là biểu trưng cho tuệ giác vô ngã vốn có ở nơi mỗi chúng ta. Và người phát huy được tuệ giác thì sẽ biết sống tùy thuận với sự biến chuyển thăng trầm của cuộc đời, mà chẳng hề bị bất cứ điều kiện hay hoàn cảnh nào ràng buộc và sai khiến. Nhờ đó người ấy vẫn sống trong cuộc đời đầy ô trược, uế nhiễm nhưng tâm hồn vẫn ung dung và tự tại để cứu giúp cho mình và người thoát khổ, đạt đến an vui.

Để phát huy tuệ giác và sống tùy duyên thuận pháp thì khi tiếp xúc với mọi hoàn cảnh, chúng ta chỉ cần lặng lẽ quan sát sự sinh khởi và diễn biến của chúng mà không cần phải gia tâm thêm bớt hay loại trừ điều gì cả. Hay nói cách khác, đừng để cho bản ngã xen vào cắt xén và làm méo mó cái thực tại "bây giờ và ở đây". Hãy buông xuống mọi ý niệm, cho dù đó là ý niệm muốn thành Phật, thì ngay khi đó tuệ giác tự động soi chiếu, như ngọn đèn được thắp sáng lên giữa căn phòng trong đêm tối. Và mỗi khi trong tâm được thanh tịnh, thấy rõ ràng các pháp thì cho dù bạn sống bất cứ ở nơi đâu và hoàn cảnh nào, cũng đều được an bình và tự tại.

Viên Ngộ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2011(Xem: 4318)
“ Khi trung hữu của thời điểm chết xuất hiện tôi nguyện buông bỏ những ái luyến và những chấp thủ tâm ý, và nguyện tinh tấn không tán loạn trên đạo lộ mà những chỉ giáo làm sáng tỏ. Tâm đã phóng chiếu vào vô vi hư-không-xứ, đã li biệt cách tuyệt với thân, với thịt và máu, tôi sẽ tuệ tri tâm thì vô thường và như huyễn. ” Liên Hoa Sinh , Tử thư Tây Tạng.
31/05/2011(Xem: 3955)
Phật giáo là một chân lý thực tại[1]; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
30/05/2011(Xem: 3498)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trườngtrang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếutrong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước ti
19/05/2011(Xem: 5088)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
18/05/2011(Xem: 4043)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
15/05/2011(Xem: 4644)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
14/05/2011(Xem: 7870)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/05/2011(Xem: 14234)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7203)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
04/05/2011(Xem: 7476)
Tôi học Phật đến nay cũng đã lâu, tuy nhiên cũng đã từng đi trợ niệm người lâm chung! Lúc đối diện với người qua đời thường khiến cho người ta nhớ đến mấy câu thơ: Ngã kiến tha nhân tử Ngã tâm nhiệt như hỏa Bất thị nhiệt tha nhân Khán khán luân đáo ngã Ta thấy người khác chết Tâm ta như lửa đốt Chẳng phải đốt người khác Nhìn lại tới phiên ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]