Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

08/04/201313:18(Xem: 14423)
Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

lamthenaodetrothanhbacbotat_phamcongthien

Chương 1: Những Điều Kiện Cần Thiết Trước Khi Đọc Tụng Kinh Phật

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện



bo_tat

Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh:

"Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa."

Và cung kính xưng danh niệm Phật cúi lạy Đấng Bổn Sư ba lần. Theo truyền thống lâu đời của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Hoa, đây là những điều kiện tâm linh để mở rộng cõi lòng mình, tha thiết kính ngưỡng quì lạy chư Phật, quì lạy Tam Bảo thường trụ, tri ơn và phát nguyện lớn cứu khổ tam đồ, phát Bồ Đề Tâm và nguyện hết lòng trì tụng kiến giải chân thực nghĩa của chân ngữ Như Lai.

Nói theo ngôn ngữ bình thường, trước khi làm bất cứ việc gì tinh thần chúng ta phải cần sạch sẽ và sáng suốt, cần phải linh động, uyển chuyển nhịp nhàng, tinh thành mở rộng ra cõi bao la linh thiêng đang hiện ra ngay trước mắt. Bất cứ việc gì, dầu là việc nhỏ nhặt tầm thường nhất, đều tạo ra những hậu quả lớn lao bất ngờ, huống chi là đọc tụng kinh Phật. Phải trải qua biết bao nhiêu trăm ngàn vạn kiếp mà vẫn khó có thể gặp nghe thấy được kinh Phật trong hiện tại thoáng mất; chúng ta đã tạo ra được vô lượng phước đức trong tiền kiếp, cho nên kiếp này mới được dịp tốt để nghe kinh Phật một lần hy hữu trong đời người.

Nguyên động lực nào khiến ta tìm đọc kinh Phật? Mở rộng kiến thức? Để khoe rằng mình hiểu Phật Giáo? Để thỏa mãn tính hiếu kỳ? Để có lòng tin vững chắc vào Phật Pháp? Có rất nhiều động lực thúc đẩy mình, và ít khi mình ý thức được trọn vẹn những động lực tiềm ẩn trong lòng vào lúc mình bắt đầu đọc tụng kinh Phật. Tất cả nguyên động lực của thế gian đều sai lầm. Chỉ có một nguyên động lực duy nhất để đọc tụng kinh Phật một cách đứng đắn là phát dậy Bồ Đề Tâm, dũng mãnh quyết tâm đọc tụng kinh Phật để tu hành ngay lập tức, vì lợi ích bao la cho tất cả chúng sanh. Chỉ có sự hoài nghi chính đáng là hoài nghi về chính bản ngã và bản thân. Khi mình đã hoài nghi tất cả mọi sự mà bỏ quên sự hoài nghi về chính cái "tôi" và cái "của tôi" ở chính mình thì tất cả sự hoài nghi đã mất hết nền tảng hiện hữu.

Ngôn ngữ của chư Phật và chư Bồ Tát là ngôn ngữ tự xóa mất trong từng chữ và từng tiếng để bất ngờ khai mở một thế giới vô tận và mới lạ, và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình bị nghiền nát thành tro bụi thì may ra lúc ấy mới bừng sáng lên tất cả chân thực nghĩa vô lượng của Như Lai.

Mình phải đọc tụng kinh Phật với tất cả tinh thần khẩn trương của một kẻ bị xử tử hình đang quì cúi lạy trong xà lim tối đen, đang lắng nghe sự im lặng trườn mình qua nỗi chết sắp đến...

Mình cũng có thể đọc tụng kinh Phật như người đã bị tước đoạt mất hết tất cả trong đời sống, và bỗng nhiên bất thần lại được tìm thấy một kho tàng trân bảo vô lượng trước mắt mình; niềm vui sướng vô tận, cơn khoái lạc tràn trề tràn ngập cả thể xác lẫn tinh thần mà trọn cả đời người chưa bao giờ có được cảm thức phi thường như vậy.

Ý kiến bạn đọc
02/09/201602:16
Khách
ma da co ac nghiep
02/09/201602:15
Khách
ma da co nhieu ac nghiep
02/09/201602:13
Khách
lam the nao tro thanh bo tat ma co nhieu ac nghiep
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 7338)
Theo, Đại-Vô-Lượng-Thọ-Kịnh. Đại-A-Di-Đà-Kinh Q1.- Bình-Đẳng-Giác- Kinh Q1. Đại-Bảo-Tích-Kinh Q17. Bi-Hoa-Kinh Q3. Vô-Lượng-Quảng- Trang-Nghiêm-Đại-Thừa-Kinh… Thì đều lạy tu theo 48 nguyện. 48 đại nguyện có đủ trong 6 bộ kinh nói trên. Chỗ cốt yếu cho người tu niệm Phật và lễ lạy 48 đại nguyện là : 1.Tin tưởng tha thiết nguyện về cõi Phật A Di Đà chắc thật diệt sạch hết tâm nghi ngờ. Lòng tin trọn vẹn trong sạch. 2. Lập thời khóa tu niệm lễ lạy trong một ngày đêm 1, 2, hay 3 Thời, Tùy ý thích. Chọn cho thích hợp để tu. Quan trọng là thành tâm. Đừng ham nhiều mà lụy thân rồi chán bỏ! 3. Quyết tâm phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, Tâm luôn kính nhớ ưa thích cõi Cực Lạc của Từ Phụ A Di Đà, quí mến Từ Phụ A Di Đà. niệm Hồng danh Phật liên tục, khi xướng lạy lời nguyện thân tâm vui thích mừng rỡ cảm động, thân nhẹ lân lân như ơn Phật đang ban phước cao vời vô tận, đầy tâm an lạc, như thấy mình đầy đủ sức khỏe. Niệm, chừng nào được “nhứt tâm bất loạn” đồng nghĩa với “hế
22/06/2020(Xem: 5342)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
21/06/2020(Xem: 9807)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
07/05/2020(Xem: 6598)
Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính - Đức Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề - Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu chẳng đặng sinh Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy - Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,
05/05/2020(Xem: 6850)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
13/03/2020(Xem: 19834)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
20/12/2019(Xem: 5923)
Niệm Phật là phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông hay còn được gọi là Pháp môn Niệm Phật. Nhưng nếu thuần túy chỉ niệm Phật mà thôi, thiếu tu học thì chúng ta có thể tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được hay không? Tính cốt lõi của pháp môn Niệm Phật là lấy Minh tâm (trong sáng) làm công yếu, lấy Hạnh môn (tịnh tâm) làm chính yếu. Tu và học phải đi đôi với nhau. Tu là thay đổi bản chất, tánh nết của mình cho được tốt hơn, cho được thiện lành hơn -đó mới là tu tâm dưỡng tánh. Còn Học là để mở mang kiến thức, để hiểu và nhận ra những điều thiện lành. Vậy tu học là đôi chân vững chắc để chúng ta đi đến được bến bờ giác ngộ. Tu làm sao để nở tâm Bồ Đề, đừng nở tâm ganh tỵ. « Văn, tư, tu » như lời Đức Phật dạy, trước tiên chúng ta phải lắng nghe, sau đó suy nghĩ để nhận biết rồi mới thực hành. Khi niệm Phật chúng ta phải nhất tâm tưởng đến Phật hiện tại, giúp tâm chúng ta có chất liệu để thành Phật. « Nhất thiết ch
12/09/2019(Xem: 6306)
Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.
24/08/2019(Xem: 10615)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
22/08/2019(Xem: 7436)
Chư Tôn liên tông vãng sanh tịnh độ Cực Lạc lưu lại bằng chứng: - Đa số các ngài vãng sanh tự tại và biết trước ngày tháng ra đi - Một số lưu lại xá lợi (Sư Thích Thiền Tâm biết trước 6 tháng, ngày vãng sanh Cực Lạc, ra đi ngay trên bổn tọa trước đại chúng, lưu lại xá lợi răng ngũ sắc, và một bài kệ Bồ Tát Thích Quảng Đức an nhiên tự thiêu vì đạo pháp để lại xá lợi trái tim bất diệt)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]