Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Bốn mươi điều làm tăng trưởng Bồ Đề tâm của một bậc Bồ Tát

15/05/201318:53(Xem: 8396)
Chương 10: Bốn mươi điều làm tăng trưởng Bồ Đề tâm của một bậc Bồ Tát

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Chương 10: Bốn Mươi Điều Làm Tăng Trưởng Bồ Đề Tâm Của Một Bậc Bồ Tát

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện


Bốn mươi điều này đều có thể khiến cho những sự tu hành thiện pháp của Bồ Tát được tăng trưởng không ngừng, chứng đạt tâm bình đẳng và chứng nhập Bồ Đề Tâm, đạt tới Bồ Đề vô thượng.

1. Bậc Bồ Tát lìa bỏ những tà thuyết tà đạo và cầu tìm những kinh điển Phật giáo chân chính, như những kinh điển về Sáu Ba la mật đa, tức là Pháp Tạng của Bồ Tát, và lúc cầu đạo tu hành như vậy, liền vứt bỏ tính kiêu mạn và giữ lòng khiêm tốn, khiêm hạ đối với tất cả chúng sinh;

2. Một bậc Bồ Tát chấp nhận những sự cúng dường quà tặng, thuận theo Phật Pháp, bằng lòng, biết vừa đủ với những gì mình nhận được, không sinh sống với những tà hạnh, tà mạng, và biết vui sống an lành trong bốn thánh hạnh. Tứ thánh hạnh là biết vừa lòng, vừa đủ với việc ăn mặc giản dị, ăn uống sơ sài, ngủ nghỉ không cần tiện nghi, tu hành thiện pháp vứt bỏ phiền não. Phấn tảo y làm lương dược để đối trị lòng ham muốn quần áo (y dục). Khất thực để đối trị với lòng ham ăn uống cao lương mỹ vị (thực dục). Thọ hạ (ngồi nghỉ dưới cây) để đối trị lòng thèm ngủ giường cao gối đẹp êm ấm (ngọa cụ dục). Và thân tâm tịch tĩnh đối trị với lòng ham muốn vật chất tài sản (hữu dục);

3. Bậc Bồ Tát không vạch trần những tội lỗi của những người khác, dù những điều ấy có đúng hay sai, có thực hay không. Bồ Tát không bới lông tìm vết, cố tìm cho ra những sơ hở khuyết điểm của người khác;

4. Mỗi khi bậc Bồ Tát cảm thấy rằng một số giáo lý Phật Pháp có vẻ khó hiểu thì bậc Bồ Tát phải nghĩ rằng Phật Pháp có những phẩm tính vô lượng, vô hạn định, vì giáo pháp được thuyết giảng tùy theo những khuynh hướng riêng biệt của chúng sinh. Chỉ có Đức Phật là thông đạt biết rõ những điều khó hiểu ấy, chứ riêng mình thì chưa đủ khả năng. Mình phải tùy thuận vào Đức Phật như là chứng tín, chứ không nên nuôi lòng trái nghịch, bất thuận và chống đối lại chánh pháp.

Còn những điều kế tiếp sau đây là những dấu hiệu nói lên tướng trạng của lòng ngay thẳng, trực tâm của Bồ Tát:

5. Bậc Bồ Tát không che giấu những điều phạm tội của mình, phải phơi bày thú nhận những điều phạm tội của mình cho kẻ khác biết để cho cõi lòng của mình được thoát khỏi những phiền muộn che đậy thắt buộc;

6. Bồ Tát chẳng bao giờ nói dối, chẳng bao giờ vọng ngữ, ngay đến phải chịu mất thân mệnh, sinh mệnh, quê hương hay quốc độ;

7. Lúc Bồ Tát gặp tai nạn nghịch cảnh bi đát, bị chửi rủa, mắng nhiếc, đánh đập, bêu xấu, trói buộc xiềng xích giam cầm hoặc bị tổn thương bằng mọi cách khác, Bồ Tát chỉ tự trách mình và khép mình chịu đựng tuân theo nghiệp báo, chớ không giận hờn thù ghét ai cả;

8. Bồ Tát giữ gìn sức mạnh của đức tin mình một cách vững chắc. Lúc nghe Phật Pháp, gặp điều gì sâu thẳm và khó tin, chính lòng trong sạch của Bồ Tát khiến cho mình có khả năng nhận lãnh thọ trì Phật Pháp, nhận lãnh thọ trì những điều thậm thâm khó tin của Phật Pháp một cách thuần thành trọn vẹn.

Kế đó là những điều, những dấu hiệu, tướng trạng chỉ tỏ lòng thiện thuận, điều thuận của Bồ Tát:

9. Bồ Tát lãnh nhận Kinh Phật với tất cả lòng tin sâu đậm ngay vào lần đầu tiên được nghe kinh và thực hành như đã được giảng dạy (tín thọ thực hành), nương tựa vào Phật Pháp, chứ không nương cậy vào những lời, những chữ (y chỉ nơi Phật Pháp, không y theo ngôn thuyết, vì ngôn thuyết chỉ là biểu tượng dụng cụ cho Phật Pháp);

10. Bồ Tát thuận theo những lời dạy đạo của Sư Trưởng, biết rõ những ý định, ý chỉ của Sư Trưởng và thưa hỏi học đạo với Thầy một cách cởi mở; bất cứ việc làm gì cũng đều thuận hợp với đức độ và thuận hợp với ý định của Thầy mình;

11. Bồ Tát không bao giờ thối chuyển trong giới luật và thiền định, chấp nhận những sự cúng dường với một tâm thức điều thuận;

12. Mỗi khi bậc Bồ Tát lại nhìn thấy một vị Bồ Tát đầy đủ đức hạnh thiện lành thì liền cung kính, ngưỡng mộ và gắng sức noi gương thực hành thiện hạnh.

Kế tiếp là những chánh đạo, những con đường chân chính cho một bậc Bồ Tát:

13. Đối xử tất cả chúng sinh một cách bình đẳng, với lòng không thiên vị và không phân biệt;

14. Giảng dạy, giáo hóa Phật Pháp cho tất cả chúng sinh với lòng bình đẳng như trên và đều đồng phát từ Trí Huệ của chư Phật;

15. Thuyết pháp cho tất cả chúng sinh mà không có tâm phân biệt kỳ thị, bình đẳng như trên;

16. Khiến cho tất cả chúng sinh đều được đồng đều an trụ trong hành động chân chính (chính hạnh).

Sau đây là những hạng người làm bạn tốt và kẻ đồng hành tốt cho một vị Bồ Tát:

17. Những kẻ nào kêu gọi một bậc Bồ Tát để cầu xin giúp đỡ, đó là những người bạn tốt (thiện tri thức) của Bồ Tát, vì họ khiến cho Bồ Tát được bước trên con đường của chư Phật;

18. Những kẻ nào có thể thuyết giảng Phật Pháp đều là thiện tri thức của Bồ Tát, vì họ trải rộng lan truyền Trí Huệ;

19. Những kẻ nào có thể làm cho kẻ khác lìa bỏ đời sống thế tục (để xuất gia) đều là thiện tri thức, vì họ làm tăng trưởng những thiện pháp;

20. Tất cả chư Phật, tất cả đấng Thế Tôn đều là những thiện tri thức của Bồ Tát, vì chư Phật khiến cho tất cả Phật Pháp được tăng trưởng phồn thịnh.

Kế tiếp theo là hạng Bồ Tát chơn thực, Bồ Tát thực sự là Bồ Tát:

21. Những hạng Bồ Tát chân thực là hạng người chẳng những hiểu tin Không Tính thôi mà cũng tin cả thuyết nghiệp báo nữa;

22. Hạng Bồ Tát chân thực biết rằng tất cả pháp đều không có tự tính mà vẫn giữ trọn lòng Đại Bi cho chúng sinh;

23. Hạng Bồ Tát chân chính yêu thích Niết Bàn một cách thâm thiết mà vẫn thong dong tiếp tục lang thang trong cõi luân hồi;

24. Hạng Bồ Tát chân chính thực hành bố thí xả thân vì lợi ích chúng sinh mà vẫn không cần báo đáp trả ơn.

Kế đó là những kho tàng quí báu vĩ đại của một Bồ Tát, những "đại tạng" của Bồ Tát:

25. Đại tạng của Bồ Tát là gặp được chư Phật;

26. Đại tạng của Bồ Tát là nghe được sáu Ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã) và được nghe giảng giải về ý nghĩa siêu việt của sáu Ba la mật;

27. Đại tạng của Bồ Tát là tôn trọng ngó nhìn một bậc Pháp Sư với tâm vô ngại (lòng không bị chướng ngại ngăn trở);

28. Đại tạng của Bồ Tát là thích tu hành viễn ly, xa lìa thế tục với lòng không giải đãi (lười biếng, trễ biếng).

Tiếp theo là những điều khiến cho một bậc Bồ Tát vượt thắng những chướng ngại ma quái, vượt thắng những ma sự;

29. Không bao giờ lìa xa ly cách với Lòng Bồ Đề (Bodhicitta: Bồ Đề Tâm);

30. Không bao giờ mảy may giận hờn, không bao giờ có một mảy may ác cảm muốn làm hại chúng sinh;

31. Biết rõ ràng đủ loại tri và kiến (ngộ nhập Tri Kiến);

32. Không bao giờ có lòng khinh bỉ, coi nhẹ xem thường bất cứ chúng sinh nào.

Đây là những điều khiến cho Bồ Tát nhiếp được các thiện căn:

33. Tránh lìa tâm địa siểm khúc lúc sống trong sự cô độc;

34. Thực hành bốn nhiếp pháp giữa lòng chúng sinh mà không cần mong đợi bất cứ sự đền đáp ban thưởng nào (tứ nhiếp pháp là bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự);

35. Tìm cầu học Phật Pháp một cách dũng mãnh tinh tiến, dù phải tan thân nát mạng;

36. Tu hành rất nhiều thiện căn mà không bao giờ biết chán.

Sau đây là những sự trang nghiêm tạo ra những phước đức vô lượng:

37. Giảng dạy Phật Pháp (Pháp thí) với lòng trong trắng thanh tịnh;

38. Có lòng Đại Bi đối với những kẻ phá giới;

39. Tuyên dương ca tụng Lòng Bồ Đề (Bồ Đề Tâm) giữa lòng chúng sinh;

40. Thực hành tu tập lòng Nhẫn Nhục mỗi khi bị hạng người thấp hèn lăng mạ mình, sỉ nhục mình tồi tệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 6202)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
21/11/2012(Xem: 7224)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6751)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5952)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5566)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7235)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10369)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12233)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5391)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6549)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]