Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Những biến thái đa dạng của sự kiêu mạn.

15/05/201318:38(Xem: 8458)
Chương 5: Những biến thái đa dạng của sự kiêu mạn.

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương

Chương 5: Những Biến Thái Đa Dạng Của Sự Kiêu Mạn

Phạm Công Thiện

Nguồn: Phạm Công Thiện


Tự tin khác hẳn sự kiêu mạn. Tự tin rằng mình có khả năng dẹp bỏ tất cả mọi kiêu mạn; tự tin rằng mình có khả năng vô tận để tiêu diệt tất cả những phiền não; tự tin rằng mình có khả năng vô biên để thành Phật vì lợi ích bao la cho tất cả chúng sinh; tự tin rằng mình có sức mạnh tâm linh mênh mông để giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi tất cả nỗi sợ hãi và đau khổ trong cõi luân hồi; tự tin rằng mình không khác gì ảo tưởng phù du và như một giấc chiêm bao; tự tin rằng lúc chết mình sẵn sàng hóa kiếp xuống địa ngục để cứu giúp những kẻ đọa đày bi thảm, vân vân…

Có thể tự tin như vậy, vì thấy hiểu rằng cái "tôi" không có thực, và "mình" chính là tất cả những gì được thấy và được hiểu; chính là tất cả những gì chưa được thấy và chưa được hiểu; chính là tất cả những gì không thể thấy và không thể hiểu.

Còn sự kiêu mạn chỉ là xây dựng tất cả những "thần thoại" và "huyễn thoại" chung quanh ngũ uẩn vô thường. Sự kiêu mạn được thành hình từ vọng tưởng về cái "tôi là thế này" hay "tôi là thế kia", "tôi không là thế này", "tôi không là thế kia", "tôi đã như thế" và "tôi sẽ như vậy", vân vân…

"Mặc cảm tự tôn" chỉ là hình thức khác của "mặc cảm tự ty", và chính "mặc cảm tự ty" lại là hình thức ẩn giấu vi tế của "mặc cảm tự tôn": thấy tưởng rằng mình hơn chỉ là hình thức khác của việc thấy tưởng mình thua, còn thấy tưởng rằng mình ngang hàng với ai hoặc với cái gì đó chỉ là kết quả của sự so sánh, sự đo lường, sự tính toán, sự phân biệt giữa cái này và cái kia, đây là bước đầu phá vỡ sự kiêu mạn.

Từ ba mối đầu của Mạn:

I. Tôi cao siêu hơn kẻ khác (thắng mạn)

II. Tôi ngang hàng kẻ khác (đẳng mạn)

III. Tôi kém thua kẻ khác (liệt mạn)

Chúng ta có thể nhìn thấy bao nhiêu biến thái đa dạng của sự kiêu mạn (gọi chung là "kiêu mạn", nhưng mạn vẫn trọng hơn kiêu và tất cả kiêu đều khởi phát từ mạn, từ ngã mạn); trong kiêu đã hàm ý mạn, do đó, chúng ta có thể diễn giải ba kiêu như sau:

I. Vô bệnh kiêu: tôi lành mạnh hơn kẻ khác;

II. Niên tráng kiêu: tôi trẻ tuổi hơn kẻ khác

III. Hoạt mệnh kiêu: tôi linh động tràn trề sức sống hơn kẻ khác.

Chỉ có chứng nhập pháp vô thường là dẹp bỏ mọi kiêu, mọi mạn, và mọi kiêu mạn. Một người sắp chết khó lòng tiếp tục giữ được tâm kiêu mạn. Sự bất khuất của một anh hùng trước cái chết không phải là kiêu mạn mà là thái độ bất lay chuyển của một người dám hy sinh bản thân cho một cái gì siêu việt cao cả vượt lên trên kiếp người.

Sau đây, cũng nên liệt kê ra những biến thái đa dạng của kiêu mạn để chúng ta dễ nhận những phiền não đã trói buộc mình và khiến cho mình đánh mất trí huệ Bồ Tát:

a) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình hơn kẻ khác;

b) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình bằng kẻ khác;

c) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình kém thua kẻ khác.

Điều kiêu mạn thứ ba ở trên có vẻ mâu thuẫn, sự thực thì sự kiêu mạn càng tăng trưởng qua sự mâu thuẫn bề ngoài: có những sự "khiêm tốn" hay "hạ mình" chỉ là hình thức tế nhị của kiêu mạn; nhận rằng mình thua kém chỉ là lùi lại để nhảy thực xa hơn nữa… Nói một cách văn chương: có sự toàn thiện của cái bất toàn… Hay nói một cách thơ mộng cải lương: "tình chỉ đẹp lúc dang dở…" hay nói một cách triết lý: sự thành tựu của cái gì chưa xong, sự có mặt của cái vắng mặt…

Ngoài ba hình thức kiêu mạn chính yếu trên, có thể nhìn ra những dạng thái phồn thịnh khác của kiêu mạn:

a) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình hơn cả cái hơn của kẻ khác;

b) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình ngang bằng cái hơn của kẻ khác;

c) Mình tưởng rằng mình cao siêu, vì mình cho rằng mình thua kém hơn cái hơn của kẻ khác;

d) Cao siêu, vì hơn cả cái trung bình của kẻ khác;

e) Cao siêu, vì ngang bằng với cái trung bình của kẻ khác;

f) Cao siêu, vì thua kém với cái trung bình của kẻ khác;

g) Cao siêu, vì hơn cái kém của kẻ khác;

h) Cao siêu, vì bằng với cái kém của kẻ khác;

i) Cao siêu, vì thua kém với cái kém của kẻ khác...

Tóm lại, tất cả mọi dạng thái của kiêu mạn đều là trò hý luận chằng chịt của tâm thức vọng động, xô đẩy con người ra ngoài sự tịch lặng của Phật Pháp, khiến cho mình đánh mất trí huệ của Bồ Tát, vì khinh thường chúng sinh, tự tôn tự đại, không tôn trọng Phật Pháp và không tôn kính Đạo sư, chướng ngại cho chúng sinh và chướng nạn cho sự thành tựu Phật Đạo ra ngoài sáu nẻo luân hồi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 6202)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
21/11/2012(Xem: 7224)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6751)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5952)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5566)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7236)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10370)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12234)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5391)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6549)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]