Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 21: Thiện Sinh Luân Vương

14/05/201316:12(Xem: 13758)
Phẩm 21: Thiện Sinh Luân Vương

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 21: Thiện Sinh Luân Vương

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn vì cả đại hội nói về vương pháp chính luận rồi, lại bảo, đại hội các người nên lắng nghe. Như lai lại nói cho các người về một sự phụng hành chánh pháp xưa kia của Như lai. Ngay lúc ấy đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Như lai xưa kia
làm vị luân vương,
bỏ hết đại địa
và cả đại dương,
đem bao trân bảo
đầy bốn đại lục
cung kính hiến cúng
chư vị Như lai.
(2) Như lai xưa kia
trong vô lượng kiếp,
vì cầu pháp thân
tối cực chân tịnh,
nên bao bảo vật
đều xả bỏ cả,
cả đến thân mạng
cũng không tiếc lẫn.
(3) Trong thì quá khứ
khó lường đời kiếp,
có bậc đẳng giác
danh hiệu Bảo kế;
sau khi Ngài đã
nhập vào niết bàn,
có một vị vua
tên là Thiện sinh.
(4) Làm bậc luân vương
cả bốn đại lục,
ngoại biên đại dương
đều qui phục cả;
vua có hoàng thành
tên Diệu âm nhạc,
vua thường cư trú
nơi hoàng thành ấy.
(5) Đêm mộng thấy nói
phước trí Như lai.
Thấy có pháp sư
tên là Bảo tích,
ngồi nghiêm trên tòa
tựa vầng thái dương,
diễn giảng kinh mầu
Ánh sáng hoàng kim.
(6) Sau khi tỉnh mộng,
vua rất hoan hỷ,
nỗi hoan hỷ lớn
tràn khắp cơ thể.
Đến lúc trời sáng,
vua ra hoàng cung,
đi đến dà lam
của chư Bí sô.
(7) Luân vương tôn kính
cúng thánh chúng rồi,
liền hỏi các ngài :
trong thánh chúng này
có hay không có
pháp sư Bảo tích
thành tựu công hạnh
hóa độ chúng sinh?
(8) Bấy giờ Bảo tích,
vị đại pháp sư,
cư trú ở trong
một cái tịnh thất,
chánh niệm trì tụng
kinh mầu Hoàng kim,
trang nghiêm bất động,
thân tâm vui đẹp.
(9) Một vị Bí sô
hướng dẫn luân vương
đến chỗ cư trú
của ngài Bảo tích,
thấy trong tịnh thất
ngài ngồi thẳng mình,
toàn thân đầy cả
ánh sáng tướng đẹp.
(10) Bí sô bảo vua:
đây, ngài Bảo tích,
giữ được hành xứ
sâu xa của Phật,
đó là bản kinh
Ánh sáng hoàng kim,
kinh vua các kinh,
tối thượng bậc nhất.
(11) Luân vương tức thì
lạy ngài Bảo tích,
cung kính chắp tay
mà thỉnh cầu ngài:
Xin bậc mặt đẹp
tựa như trăng đầy,
nói cho con nghe
diệu pháp Hoàng kim.
(12) Pháp sư Bảo tích
nhận lời thỉnh cầu,
hứa sẽ nói cho
bản kinh vua ấy.
Thế là khắp cả
đại thiên thế giới,
hết thảy chư thiên
cùng đại hoan hỷ.
(13) Vua dùng một nơi
rộng rãi sạch sẽ,
tận lực trang hoàng
trân bảo quí lạ,
rưới bụi bằng nước
hương liệu thượng hạng,
rải những bông hoa
màu sắc đa dạng.
(14) Nơi đặc biệt này
vua đặt tòa cao,
trang hoàng bảo cái
tràng phan gấm lụa;
xát hương xoa hương
với đủ mọi cách,
hơi thơm tỏa ra
khắp cả mọi nơi.
(15) Thiên, long, tô la,
và khẩn na la,
ma hô lạc dà
cùng với dược xoa,
nhất là chư thiên
rải hoa mạn đà,
hiến cúng pháp tòa
rất cao cả ấy.
(16) Lại có hàng ngàn
hàng vạn chư thiên
ưa nghe chánh pháp
cùng đến tụ tập.
Pháp sư bắt đầu
rời chỗ ngồi cũ,
họ đã hiến cúng
bằng những thiên hoa.
(17) Bấy giờ Bảo tích,
vị đại pháp sư,
tắm rửa mình mẩy,
mặc đồ sạch sẽ,
đi đến đại hội,
lại chỗ pháp tòa,
chắp tay chân thành
mà kính lễ bái.
(18) Thiên chủ, thiên chúng,
cùng với thiên nữ,
chung nhau rải xuống
thiên hoa mạn đà;
trăm ngàn thiên nhạc
khó nghĩ khó tả,
ở trong không trung
xuất ra tiếng mầu.
(19) Bấy giờ Bảo tích,
vị đại pháp sư,
liền lên pháp tòa
mà ngồi xếp bằng,
tập trung tâm trí
nghĩ đến mười phương
trăm ngàn vạn ức
bậc Đại từ tôn.
(20) Nghĩ đến tất cả
chúng sinh đau khổ,
phát sinh ý niệm
từ bi bình đẳng.
Rồi vì chủ mời
là Thiện sinh vương,
mà giảng kinh mầu
Ánh sáng hoàng kim.
(21) Vua đã nghe được
diệu pháp như vậy,
thành tâm chắp tay
nói rằng tùy hỷ.
Nghe pháp hiếm có,
Vua trào nước mắt,
nỗi mừng lớn lao
tràn ngập thân tâm.
(22) Bấy giờ quốc chúa
luân vương Thiện sinh,
vì muốn hiến cúng
kinh vua Hoàng kim,
nên cầm viên ngọc
như ý ma ni,
nguyện rằng hãy vì
bao loại chúng sinh.
(23) Hãy ngay nơi đây,
đại lục Thiệm bộ,
mưa xuống thất bảo,
những xâu chuỗi ngọc,
để người nghèo thiếu
đồ dùng tiền của
hảy đều tùy ý
thụ hưởng hạnh phúc.
(24) Tức thì thất bảo
đổ xuống khắp nơi,
sung mãn dân chúng
cả bốn đại lục,
cần gì tùy ý:
chuỗi ngọc làm đẹp
y phục ẩm thực
không thiếu thứ gì.
(25) Bấy giờ quốc chúa
luân vương Thiện sinh
thấy bốn đại lục
được mưa trân bảo,
thì đem hiến cúng
Bảo kế như lai,
và Bí sô tăng
theo di huấn Ngài.
(26) Đại hội nên biết
luân vương Thiện sinh
ngày nay chính là
bản thân Như lai,
xưa kia đã bỏ
cả đại địa này,
cả bao trân bảo
đầy bốn đại lục.
(27) Còn ngài Bảo tích,
vị đại pháp sư,
đã thuyết diệu pháp
cho Thiện sinh vương,
diễn giảng kinh vua
cho nhà vua ấy,
nay ở hướng đông
thành đức Bất động.
(28) Như lai xưa kia
lắng nghe kinh vua,
chắp tay nói rằng
con xin tùy hỷ,
quảng thí thất bảo,
do những phước ấy
được kim cương thân
tối thắng bậc nhất.
(29) Thân ấy ánh vàng
trăm phước trang nghiêm,
ai nhìn thấy được
cũng hoan hỷ cả;
tất cả chúng sinh
không ai không thích,
vô số chư thiên
cũng thích như vậy.
(30) Như lai trải qua
chín mươi chín lần
vô số đời kiếp
làm vị luân vương,
hoặc làm quốc vương
cho những tiểu quốc
cũng đến số lượng
trăm ngàn đời kiếp.
(31) Trong vô lượng kiếp
lại làm Đế thích,
và cũng đã làm
bậc Đại phạn vương,
hiến cúng Thập lực
đại từ thế tôn
số lượng đời kiếp
cũng khó biết hết.
(32) Như lai xưa kia
nghe kinh, tùy hỷ,
khối phước có được
số lượng khó biết;
do khối phước ấy
được vô thượng giác,
được pháp tánh thân
diệu trí chân thường.

Bấy giờ đại hội nghe sự tuyên thuyết như vậy ai cũng than là hiếm có. Ai cũng nguyện phụng trì kinh vua Ánh sáng hoàng kim, quảng bá bất tuyệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2013(Xem: 4849)
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. (Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
21/03/2013(Xem: 4586)
Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định.
18/03/2013(Xem: 6409)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
23/02/2013(Xem: 5496)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
19/02/2013(Xem: 6299)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
11/01/2013(Xem: 7175)
Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau: 1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
26/12/2012(Xem: 6157)
Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...
14/12/2012(Xem: 9935)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
13/12/2012(Xem: 9339)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
13/12/2012(Xem: 6950)
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm ta thêm nữa. Ta không phải thực sự nhìn vào trong và xem điều gì xảy ra. Vì thế ta trở nên khô cạn. Ta làm hư hại Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]