Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05 - Văn giới sắc

24/04/201318:00(Xem: 10930)
05 - Văn giới sắc


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Văn Răn Giới Sắc

Ôi! Lưng ong tóc mượt, hay khiến tính hoặc tâm mê. Sắc én mày ngài, đưa đến hồn phiêu phách lạc. Mắt đưa đẩy con dao không liếc ai chẳng nát lòng, lưỡi rung rinh một ống sáo diều, hết đều ngây ngất. Kẻ mê say đoạn nghĩa thày bạn; người tham đắm đức mất đạo tan. Trên mà phong giáo chẳng còn, dướt tất khuê môn rối loạn. Chẳng kể học-lưu thế-tục, hay hàng Tăng-lữ xuất-gia. Phép nước sụp đổ ở Tô-đài (1), giới thể (2) chôn vùi nơi dâm thất. Chỉ giương mắt nhìn ngoại cảnh, chẳng quay đầu chiếu nội tâm. Cởi bỏ lụa là quanh mình, vẫn lộ da bì bọc thịt. Độc-giác (3) gần nữ am hoàn tục, Chân-quân xa thán-phụ thăng thiên. Người chẳng đắm được 5 thần thông (5), kẻ đam trước mất phần giới hạnh.

* Kệ rằng:

Má trắng môi son điểm phấn hồng,

Nhìn rồi đưa mắt ý mơ mòng.

Chẳng qua một túi da nhơ bẩn,

Cắt đứt ruột người chẳng tốn công.

(Tai nhược mai hương kiển nhị đào,

Kiến chỉ mục tống ý đao đao.

Đô lô nhất đại cơ bì xú,

Ám đoạn nhân trường bất dụng đao).

* Chú thích:

(1) Tô-đài: Vua Ngô-Phù-Sai đời Xuân-Thu vì mê Tây-thi trên đài núi Cô-tô mà mất nước.

(2) Giới thể: Thật thể của giới. Do nơi biểu hiện của tác lễ, khất-giới, bạch tứ yết ma phát được giới thể. Tức tánh của Tỷ-Kheo.

(3) Độc-giác: Tiếng Phạn gọi là Bích-Chi Phật (Pratycka-Buddha) một bậc Thánh hiện thân tự tu tự ngộ, tức vô sự độc ngộ.

(4) Chân-quân: Tức chân-tiên, chỉ cho các đạo-sĩ tu tiên. Thán-phụ hay Thán phụ tu: Người đàn bà bằng than. Theo truyền-thuyết, Trương-Đạo-Lăng, tu pháp thuật, luyện đan phù chú, người theo học rất đông. Một hôm Đạo-Lăng đẽo than làm thành một người đàn bà rất đẹp để thử môn đồ. Trong số môn đồ nếu người nào đạo-tâm chưa kiên cố mà đụng vào thì tay đều bị nhuộm đen. Nên có câu: "Đạo sĩ do hoài Thán phụ tu" (Đạo-sĩ còn màng Thán-phụ tu - Tu là xấu hổ).

(5)Ngũ thần thông: Gọi tắt là ngũ thông:

1 - Thiên nhĩ thông, tai nghe khắp mọi cảnh giới.

2 - Thiên nhãn thông, mắt thấy khắp mọi cảnh giới.

3 - Túc mệnh thông, biết được các kiếp về trước.

4 - Tha tâm thông, thấu suốt được tâm niệm của mọi người.

5 - Thần-túc-thông, đầu đủ thần thông biến hóa, bay đi tự tại.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 7345)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 11428)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 9810)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6616)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5870)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 10103)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]