Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05 - Văn giới sắc

24/04/201318:00(Xem: 9009)
05 - Văn giới sắc


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Văn Răn Giới Sắc

Ôi! Lưng ong tóc mượt, hay khiến tính hoặc tâm mê. Sắc én mày ngài, đưa đến hồn phiêu phách lạc. Mắt đưa đẩy con dao không liếc ai chẳng nát lòng, lưỡi rung rinh một ống sáo diều, hết đều ngây ngất. Kẻ mê say đoạn nghĩa thày bạn; người tham đắm đức mất đạo tan. Trên mà phong giáo chẳng còn, dướt tất khuê môn rối loạn. Chẳng kể học-lưu thế-tục, hay hàng Tăng-lữ xuất-gia. Phép nước sụp đổ ở Tô-đài (1), giới thể (2) chôn vùi nơi dâm thất. Chỉ giương mắt nhìn ngoại cảnh, chẳng quay đầu chiếu nội tâm. Cởi bỏ lụa là quanh mình, vẫn lộ da bì bọc thịt. Độc-giác (3) gần nữ am hoàn tục, Chân-quân xa thán-phụ thăng thiên. Người chẳng đắm được 5 thần thông (5), kẻ đam trước mất phần giới hạnh.

* Kệ rằng:

Má trắng môi son điểm phấn hồng,

Nhìn rồi đưa mắt ý mơ mòng.

Chẳng qua một túi da nhơ bẩn,

Cắt đứt ruột người chẳng tốn công.

(Tai nhược mai hương kiển nhị đào,

Kiến chỉ mục tống ý đao đao.

Đô lô nhất đại cơ bì xú,

Ám đoạn nhân trường bất dụng đao).

* Chú thích:

(1) Tô-đài: Vua Ngô-Phù-Sai đời Xuân-Thu vì mê Tây-thi trên đài núi Cô-tô mà mất nước.

(2) Giới thể: Thật thể của giới. Do nơi biểu hiện của tác lễ, khất-giới, bạch tứ yết ma phát được giới thể. Tức tánh của Tỷ-Kheo.

(3) Độc-giác: Tiếng Phạn gọi là Bích-Chi Phật (Pratycka-Buddha) một bậc Thánh hiện thân tự tu tự ngộ, tức vô sự độc ngộ.

(4) Chân-quân: Tức chân-tiên, chỉ cho các đạo-sĩ tu tiên. Thán-phụ hay Thán phụ tu: Người đàn bà bằng than. Theo truyền-thuyết, Trương-Đạo-Lăng, tu pháp thuật, luyện đan phù chú, người theo học rất đông. Một hôm Đạo-Lăng đẽo than làm thành một người đàn bà rất đẹp để thử môn đồ. Trong số môn đồ nếu người nào đạo-tâm chưa kiên cố mà đụng vào thì tay đều bị nhuộm đen. Nên có câu: "Đạo sĩ do hoài Thán phụ tu" (Đạo-sĩ còn màng Thán-phụ tu - Tu là xấu hổ).

(5)Ngũ thần thông: Gọi tắt là ngũ thông:

1 - Thiên nhĩ thông, tai nghe khắp mọi cảnh giới.

2 - Thiên nhãn thông, mắt thấy khắp mọi cảnh giới.

3 - Túc mệnh thông, biết được các kiếp về trước.

4 - Tha tâm thông, thấu suốt được tâm niệm của mọi người.

5 - Thần-túc-thông, đầu đủ thần thông biến hóa, bay đi tự tại.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5716)
Theo gương Sư trưởng, bằng tấm lòng thiết tha phụng sự Đạo pháp và chúng sanh, đệ tử chúng con đã kết tập những lời chỉ dạy của Thầy về pháp "Thiền Tịnh Song Tu" và ấn tống quyển sách này.
22/04/2013(Xem: 5038)
Hệ thống giáo nghĩa Chân Tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân Tông và các đặc điểm của nó.
22/04/2013(Xem: 4845)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độ là hết sức sâu đậm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và cần sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xác định truyền thống tu học của người Phật tử Việt Nam, nhằm xây dựng các nguyên tắc tổ chức trong các tự viện nói riêng và đời sống tín ngưỡng.
22/04/2013(Xem: 4851)
Nhìn nhận một cách tổng quát về ý nghĩa giáo lý Đức Phật thuyết Pháp một đời mà nói, nếu rời xa ý nghĩa phương tiện thì không có nội dung tam tạng kinh điển Phật giáo xuất hiện ở thế gian này. Giáo lý là chiếc bè cứu vớt chúng sanh đang khổ đau vô cùng tận trong biển lớn sanh tử luân hồi.
22/04/2013(Xem: 4717)
Ðây là hai câu phú trong bài Cư Trần Lạc Ðạo phú của Sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vị sáng tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền mang đậm đà bản sắc Việt nam. Có thể nói, hai câu phú trên đã đúc kết được phần nào cách lý giải mà các Thiền giả dành cho pháp môn Tịnh độ. Và đây cũng chính là nội dung của bài viết này muốn đề cập đến.
22/04/2013(Xem: 5688)
Phật pháp là pháp bình đẳng hoàn toàn không có cao thấp, tu tập bất kỳ pháp môn Phật pháp nào, cũng có công đức và cũng có thể thành Phật. Phật pháp vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật dạy vô lượng pháp môn, chẳng qua là tùy bệnh mà cho thuốc. Vì chúng sinh nghiệp lực không giống nhau, tâm lượng lại có lớn nhỏ. Phật phương tiện dẫn đạo chúng sinh nên nói Tiểu thừa và Đại thừa. Tất cả các pháp, vốn là không hai, không khác, đồng về một thật tướng.
22/04/2013(Xem: 5363)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
22/04/2013(Xem: 5210)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
22/04/2013(Xem: 5360)
Vấn đề tha lực và tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ở đây, NSGN trân trọng giới thiệu ý kiến của Minh Đức Thanh Lương, tác giả của Tịnh độ luận, Con đường lý tưởng Bồ tát đạo về mối quan hệ giữa tự lực và tha lực trong quá trình thực nghiệm tâm linh.
22/04/2013(Xem: 7413)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567