Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương hai mươi ba

10/07/201103:30(Xem: 8856)
Chương hai mươi ba

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG HAI MƯƠI BA

132.ÂM:

Phục thứ: "Tu Bồ Đề! Thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ, thị danh A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

NGHĨA:

Lại nói tiếp: "Này Tu Bồ Đề! Pháp vốn bình đẳng, không có cao thấp, mới gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Giải :Vương Nhựt Hưugiải: Câu thị pháp bình đẳng vô hữu cao hạđây là viết theo kinh Kim Cang đại bổn.

Nói pháp đây là chơn tánh. Chơn tánh có chi là pháp, chỉ cưỡng danh vậy thôi.

Trên từ chư Phật dưới thì loại bò, bay, máy, cựa, cũng đồng một cái chơn tánh, cho nên nói: "Bình đẳng không có cao thấp", là sắc thân thì có cao thấp, mà chơn tánh thì không chi cao thấp cả.

Tạ Linh Vận giải: Người không quí tiện, pháp không tốt xấu lộng lộng bình đẳng là nghĩa Bồ đề.

Triệu Pháp sưgiải: Rõ đặng cái pháp thân Bồ đề; ở trong sáu đường cũng không giảm kém, ở trên chư Phật cũng chẳng tăng cao. Ấy mới là bình đẳng Vô thượng Bồ đề.

Ông Chơn Võ thuyết kinh Báo Phụ Mẫu Ân Trọng có câu: "Vật không bình vật đặng, duy có nước là không động mới bình vật đặng; vật không cân vật đặng, duy có cái cân là chí công mới cân vật đặng. Bình thì không cao thấp, cân thì chẳng trọng chẳng khinh".

Lý Văn Hộigiải: Thị pháp bình đẳng v.v...là phàm phu chẳng biết tự tánh, vọng sanh phân biệt cao thấp; nói Phật là cao, chúng sanh là thấp. Bực Bồ Tát tỏ ngộ, nhơn pháp đều không. Trên thì chư Phật dưới đến loài kiến mối đều có tánh Phật, không có phân biệt. Cho nên cả thảy pháp đều bình đẳng không có chi là cao thấp.

Huỳnh Bá Thiền sư giải: Bằng coi Phật là có tướng thanh tịnh quang minh, giải thoát, coi chúng sanh là có tướng nhơ trược, mờ tối, sanh tử, nếu hiểu như thế, dầu cho cả hằng hà sa số kiếp rồi cũng không đặng đạo Bồ đề.

Lại nói: Nếu lòng bình đẳng không phân cao thấp, thì với chúng sanh, chư Phật, thế giới, non sông, có tướng, không tướng, khắp cả thập phương thảy đều bình đẳng, không tướng ngã, nhơn. Ấy là lòng bổn nguyên thanh tịnh, thường đặng viên mãn sáng suốt vậy.

Phó Đại Sĩgiải:

Tụng:

Thai thấp đồng chơn tế, Bò bay thể cũng như.

Pháp nào chia bỉ thử, Lý hà có thân sơ.

Tướng ngã nhơn nên diệt, Chấp cao hạ đáng trừ.

Tính bình đẳng rõ thấu, Cả thảy nhập Vô dư.

133.ÂM:

Dĩ vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả.

NGHĨA:

Bởi không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ giả.

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Sở dĩ kêu là Vô thượng Chánh giác là trong chơn tánh không bốn tướng ngã, nhơn, sanh, thọ. Bốn tướng ấy là bởi nghiệp duyên hiện ra, chơn tánh thì bình đẳng mà há có bốn tướng ấy sao? Cho nên nói:Vô thượng Chánh giác.

134.ÂM:

Tu nhứt thế thiện pháp, tức đắc, A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

NGHĨA:

Tu cả thảy pháp lành, tức là đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Giải : Vương Nhựt Hưugiải: Nhứt thế thiện pháp là cái pháp của Phật dắt dẫn chúng sanh tỏ ngộ chơn tánh. Tu hành theo pháp ấy, thì đặng cái chơn tánh Vô thượng Chánh giác.

Đã nói tánh vốn của ta sẵn có, thì há cho là "đặng", đặng sao? Phàm nói đặng là đều đặng ở ngoài, còn chơn tánh thì không phải là đặng ở ngoài, nên chẳng nói là đặng cho đặng. Nhưng mà nói là đặng là bất đắc dĩ nên phải cưỡng danh vậy thôi.

Lý Văn Hội giải: Tu nhứt thế thiện pháp là: Bằng không lìa các tướng mà tu hành, quyết không đặng giải thoát. Chỉ phải lìa các tướng mà tu pháp lành, thì mới đặng cái đạo Vô thượng Chánh giác cho.

Lại nói: Bằng người đối với cả thảy các việc không nhiễm trước, với cả thảy cảnh không của động lay, với cả thảy pháp không chấp bỏ, với cả thảy thời, thường làm việc phương tiện tùy thuận theo chúng sanh, khiến cho đều hoan hỷ mà thuyết pháp cho chúng sanh tỏ ngộ chơn tánh Bồ đề, mới gọi là tu pháp lành.

Xuyên Thiền sư giải: Non cao, nước sâu, mặt trời mọc, mặt trăng lặn.

Tụng:

Tăng ấy Tăng, mà tục ấy tục,

Vui thì cười cợt, buồn thì khóc.

Nghĩ suy thấu đáo các điều này,

Hai số ba mươi là sáu chục.

135.ÂM:

Tu Bồ Đề! Sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết: tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Gọi là pháp lành ấy, Như Lai nói chẳng phải pháp lành, chỉ cưỡng danh là pháp lành".

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Phật lại bảo ông Tu Bồ Đề: Chỗ gọi pháp lành ấy, là chẳng phải pháp lành bổn lai vốn không có cái pháp lành ấy, bởi mượn đặng khai ngộ cho chúng sanh cho nên cưỡng danh là pháp lành.

Nhan Bính giải: Chia hai đầu thì có ba mươi sáu thứ đối với nhau, như: lành đối dữ, có đối không, sanh đối tử, đi đối về, động đối tịnh, nói đối nín, hơn đối thua, cao đối thấp v.v... Còn không chia ra thì gọi là cái pháp bình đẳng, cũng gọi làVô thượng Chánh giác, bởi không có lòng chấp bốn tướng. Tu cả thảy pháp lành, thì đặng đạo A nậu Bồ đề.

Sở dĩ nói chẳng phải pháp lành là kẻ phàm phu chấp dữ, bực Thinh Văn chấp lành. Nếu không lìa pháp lành thì lạc vào hai đầu, đâu phải bình đẳng!

Lý Văn Hội giải: Chẳng trụ tướng chưa phải là pháp lành, phước Vô lậu mới là pháp lành.

Kinh Pháp Hoa có nói: Lành trước, lành giữa và lành sau.

Trước là khi phát lòng lành, phải mỗi niệm tinh tấn, không sanh lòng nghi hoặc giải đãi.

Giữa, là thường tu cả thảy pháp lành, khiến cho tỏ ngộ chơn tánh, chẳng chấp các pháp tướng.

Sau, là bỏ các pháp lành, làm cho cái lòng không chấp bỏ, thương ghét, cả thảy lành dữ phàm Thánh đặng bình thường vô sự.

Cho nên nói: "Chẳng phải pháp lành, chỉ cưỡng danh là pháp lành".

Cổ Đức có nói:

Đạo là tỏ ngộ tánh bình thường,

Đói phải ăn cơm, buồn phải ngủ.

Lại nói: Cái lòng bình đẳng quảng đại như thế, cái trí diệu quan sát như mặt nhựt sáng suốt; thể dụng đến thế ấy, tức là cảnh giới của Phật.

Xuyên Thiền sưgiải: Bề ngoài rực rỡ hoa đào, trong bụng lôm chôm gai góc.

Tụng:

Ác chẳng phải ác,

Thiện chẳng phải thiện.

Lịnh tướng chỉ huy,

Đoàn binh trực tiến.

Khi thì lên chót núi Tu Di,

Lúc lại vào đền vua Thập điện.

Thấy cả chúng sanh chỉ gật đầu,

Đại bi tay mắt nhiều phương tiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17393)
Đại sư tên Huệ Năng, thân phụ họ Lư, húy Hành Thao, thân mẫu họ Lý. Đời vua Đường Vũ Đức năm thứ 3 tháng 9 ở tân Châu, bà Lý Thị nằm mộng thấy trước sân hoa trắng đua nở, có đôi chim nhạn trắng bay, hương lạ tỏa đầy nhà, khi tỉnh dạy thì thụ thai. Bà thanh khiết trai giới, hoài thai sáu năm Sư mới ra đời. Ấy là năm Trinh Quán thứ 12 đời Đường Thái Tông, nhằm năm Mậu Tuất (638DL) ngày mồng 8 tháng 2 giờ Tý.
08/04/2013(Xem: 15917)
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong điện quan Thừa Tướng, thuộc phía Đông thành Xá-Vệ. Một hôm mẹ quan Thừa Tướng ấy tên là Duy-Da; sáng sớm dậy, bà tắm gội, mặc áo mầu, rồi cùng những người con dâu đi đến chốn Phật. Đến nơi, cùng nhau cúi đầu lễ sát chân Phật. Lễ xong, tất cả đều ngồi về một bên.
08/04/2013(Xem: 14514)
“Bát Thức Quy Củ Tụng” là một tác phẩm thuộc bộ môn Duy Thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Nguyên tác vốn rất dài, khó nhớ, khó thuộc, vì vậy Ngài Khuy Cơ, đệ tử của Ngài Huyền Trang được phép Sư Phụ, đã toát yếu tác phẩm trên thành 41 câu tụng, giúp người tu học Phật được dễ dàng hơn trong việc đọc tụng hằng ngày.
08/04/2013(Xem: 18287)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 6214)
Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy.
08/04/2013(Xem: 7199)
Quan Thế Âm là danh hiệu của một vị Bồ Tát. Quán Thế Âm dịch nghĩa của chữ Avalokitesvara (Trung Hoa phiên âm là A phạ lô chỉ đê thấp phạt la) của chữ Phạm (Ấn Độ) và có nghĩa là vị Bồ Tát quán sát tiêng kêu cầu của chúng sinh trong thế gian, mà độ cho họ được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 9735)
Điều mình không ưa chớ nên trách người. Anh hãy là ngọn đuốc và nơi nương náu cho chính mình anh. Anh đừng nên phó thác vào chốn dung thân nào khác. Muốn bình thiên hạ, hãy bình tâm địa trước đã. Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất!
08/04/2013(Xem: 9279)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người nên độ, Ngài đã độ xong. Ngài nghỉ ở giữa hai cây Sa-la và sắp nhập niết-bàn.
08/04/2013(Xem: 6146)
Chính tôi được nghe: một thời kia đức Thế-Tôn ở trong Trúc-lâm tinh-xá: Ca-Lan-Đa (Karanda-venùvana), thuộc Vương-Xá đại-thành. Bấy giờ, Ngài cùng rất nhiều vị Đại-Bồ-Tát, trụ bất-thoái-chuyển (2) chứng ngôi Thập-địa (3) và đã viên-mãn mười pháp Ba-La-Mật-Đa (4).
08/04/2013(Xem: 5831)
Một năm trọn, dịp kỷ-niệm Phật-Tổ thành-đạo năm ngoái (1956) tôi tâm-nguyện phiên-dịch và ấn-hành trọn năm những cuốn kinh mỏng, thông-thường, phổ-biến cho các hàng Phật-tử sơ-cơ. Hoàn-cảnh vô cùng khó-khăn, phức-tạp, chỉ một lòng nhẫn-nại, tin-tưởng nơi Tam-bảo gia-hộ, vừa trong kỳ kỷ-niệm Phật-Tổ thành-đạo năm nay (1957), 12 tập gồm 22 quyển và 4 phẩm nhỏ được ra đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567