Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương mười ba

10/07/201103:30(Xem: 9722)
Chương mười ba

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG MƯỜI BA

62.-ÂM:

Nhĩ thời Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Đương hà danh thử kinh? Ngã đẳng vân hà phụng trì?".

Phật cáo Tu Bồ Đề: "Thị kinh danh vi Kim Cang Bát Nhã Ba la mật dĩ thị danh tự, nhữ đương phụng trì ?".

NGHĨA:

Khi ấy Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Kinh này nên đặt tên chi? Chúng con phải phụng trì thế nào?".

Phật bảo Tu Bồ Đề: "Kinh này đặt tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Ông nên dùng nghĩa của danh tự ấy mà phụng trì?".

Vương Nhựt Hưu giải: Bát Nhã Ba la mật: Trí huệ đáo bỉ ngạn. - Kim Cang trí huệ đáo bỉ ngạn là nói: rõ đặng kinh này thì trí huệ cũng như loài kim bén chắc, đoạn dứt ngoại vọng, mà thẳng đến bờ kia, là chỗ của chư Phật và Bồ Tát. Dĩ thị danh tự.v... là vưng theo nghĩa ấy mà tu trì.

Trần Hùng giải: Ông Liễu Tông Nguyên có nói: Chỉ dạy rõ rệt hơn hết, có chi cho bằng kinh. Kinh này khi chưa đặt tên. Ông Tu Bồ Đề xin Phật đặt tên. Phật đặt là "Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật", lại dạy phải phụng thừa vưng giữ theo danh tự ấy, nhứt tâm truyền bá cho thiên hạ đời sau.

Lý Văn Hội giải: Kim Cang là vật bén chắc, nên mới mượn loại kim mà ví dụ - Bát Nhã là: trí huệ, là Phật dạy chúng sanh hãy dùng sức trí huệ đặng soi thấu các pháp, thì có pháp chi vật chi mà chẳng phải là không, ví như thép bén hễ chạm đến vật chi thì cũng đều phải đứt phải nát, vậy cho nên nói: "Bát Nhã Ba la mật là đến bờ bên kia". Nếu lòng thanh tịnh, cả thảy vọng niệmchẳng sanh thì mới độ thoát cái biển khổ sanh tử đặng. Nhữ đương phụng trì là lòng phải phụng trì trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, chớ có phân biệt ngã nhơn phải quấy.

Viên Ngộ Thiền sư giải: "Vừa manh động ra việc phải quấy, thì rối loạn bổn tâm", chỉ có một câu ấy làm cho kinh động bấy nhiêu người, phải so sánh suy nghĩ. Bằng đởm đương đặng, dứt bỏ đặng, thì sẽ thấu một bên chỗ Phật. Bằng như theo lời nói ấy, mà chuyển trở cái chỗ rối loạn, thì phải hồi quang, phản chiếu mới đặng.

Thiên Đàn Thạch Cổ Ký có nói: "Thất độ mảy may gây phải cái nhân hắc ám; tà ngôn giây phút, phạm vào sự quấy cấm không. Phật trời nghe thấy, gang tấc chẳng xa, căn dặn người ai, xét suy cho kỹ".

Lư Sơn Qui Tông Thường Thiền sư có nói: Có ông Tọa chủ đến ra mắt, lại nhằm lúc ông đương dẫy cỏ, kế gặp một con rắn, ông bèn chặt đứt.

Tọa chủ nói: "Bấy lâu hâm mộ nhà Sư, nay mới biết nguyên là một Sa mônhạnh xấu". Ông nói: "Ấy, ngươi xấu hay ta xấu?".

Các ngươi hãy nói thử coi, ông Tăng ấy quấy lại chỗ nào?

Ông Phần Dương Chiêu Thiền sư có làm lời tụng:

Lư nhạc Tông sư bực thượng ky (cơ),

Gặp duyên chặt rắn dấy từ bi.

Ngu si Tọa chủ sanh mê chấp.

"Hạnh xấu" gây nên việc thị phi.

Ông Tử Tâm Hòa Thượng có nói: "Việc ấy, nếu cho là phải, thì như bị gai đâm trong con mắt; bằng cho là không phải, thì như mở mắt mà ngủ gục". Các người nói thử coi, rốt lại, sao mới là phải? Có hiểu rõ chăng?".

Dễ bề luyện sắt ra vàng bạc,

Khó nỗi khuyên người dứt thị phi.

Xuyên Thiền sư giải: Hôm nay cũng việc tình cờ, đi ra một chút ai ngờ gặp to.

Tụng:

Nước chẳng nhận chìm, Lửa không cháy thét

Gió chẳng hề xiêu; Dao không thể chặt.

Mềm lụn hơn tơ; Cứng khư quá sắt.

Dưới đất trên trời; Xưa nay chả biết...

Hả! hả!!

63.- ÂM:

Sở dĩ giả hà? - Tu Bồ Đề! Phật thuyết Bát Nhã Ba la mật, tức phi Bát Nhã Ba la mật, thị danh Bát Nhã Ba la mật.

NGHĨA:

Sở dĩ sao? - Này Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhã Ba la mật, nhưng chẳng phải Bát Nhã Ba la mật chỉ cưỡng danh là Bát Nhã Ba la mật.

Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Sự nói dùng trí huệ đến bờ kia, thì trong chơn tánh không chi mà có, nên nói chẳng phải trí huệ đến bờ kia, chỉ cưỡng danh là trí huệ đến bờ kia đặng dùng mà hóa độ chúng sanh vậy thôi.

Trần Hùng giải: Ông Liễu Tông Nguyên có nói: "Pháp, thiệt rất đúng, thì có pháp chi mà hơn pháp Bát Nhã!". Kinh Lăng Già có nói: "Dùng trí huệ mà quan sát, chẳng đọa vào hai bên, đặng đến địa vị bực Thánh tự giác, ấy là pháp Bát Nhã Ba la mật".

Kinh Tam Muội có nói: "Lòng chẳng chấp có tâm, chẳng chấp hư không, chẳng nương các pháp, chẳng trụ trí huệ, ấy là Bát Nhã Ba la mật ". Vậy thì pháp Bát Nhã Ba la mật là một pháp rất đúng! Nguyên của chính miệng Phật nói ra; nên nói "Phật nói", rồi sau lấy tâm mà truyền tâm, thì chứng đặng phápBát Nhã Tam muội ấy; pháp ấy thoát khỏi ra ngoài sự ngôn ý, mà cũng không có chi là "sở đắc". Vậy chẳng phải là Bát Nhã Ba la mật chớ đặt là tên gì?

Đã chẳng phải như vậy mà đặt tên như vậy, vậy mới là đúng với cái tên; vậy thì cái câu: "Ngươi nên phụng trì" đó cũng bởi nơi danh tự ấy.

Nhan Bính giải: Ấy là ông Tu Bồ Đề xin Phật đặt tên kinh, rồi lại hỏi: "Thế nào mà phụng trì?".

Đáp :"Kinh này đặt tên là Bát Nhã Ba la mật".

Vả lại cái bổn tánh diệu minhrỗng rang như cõi Thái hư thể đã là không thì có tên chi mà đặt?

Như Lai e người sanh lòng đoạn diệt, bất đắc dĩ phải cưỡng mà đặt vậy thôi. Cho nên ông Phó Đại Sĩ có tụng:

"E người sanh đoạn diệt,

Quyền phải lập hư danh".

Lý Văn Hội giải: Phật thuyết Bát Nhã Ba la mật: là sự chắc của thiệt tướng Bát Nhã, sự bén của cái quang chiếu Bát Nhã; dứt đặng nguồn cội phiền não mà thấu đến nẻo Niết bàn.

Tức phi Bát Nhã Ba la mật là đã biết pháp thể vẫn không vốn không vọng niệm; bằng không chi quái ngại, hà tất phải trì giới nhẫn nhục? Rỗng rang thanh tịnh, tự tại tiêu diêu, mới là Bát Nhã Ba la mật.

Xuyên Thiền sư giải: Cũng còn sự so sánh.

Tụng:

Một tay đè, một tay xách;

Thổi tiêu quảng nhịp trường canh,

Đờn không dây khảy khúc vô sanh,

Chẳ>ng cần xang, xề, ca ngâm mới.

Âm điệu thông rồi hiểu giả danh.

64.-ÂM:

"Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Như Lai hữu sở thuyết pháp phủ?".

Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Như Lai vô sở thuyết".

NGHĨA:

"Này Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có chỗ chi thuyết pháp chăng?".

Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Như Lai không có chỗ chi thuyết pháp cả".

Giải :Nhan Bính giải: Phật hỏi: "Có chỗ chi thuyết pháp chăng?". Ông Tu Bồ Đề đáp: "Như Lai không có chỗ chi thuyết, là bởi tỏ ngộ rồi, thì không có chỗ lại nói đặng; bằng nói có chỗ thuyết, tức là chê Phật".

Cho nên khi Phật sắp nhập Niết bàn, ông Văn Thù xin Phật "Chuyển pháp luân"lại. Phật bảo rằng: "Ta ở thế 49 năm, chưa hề nói lấy một chữ gì, mà nay ngươi xin ta "Chuyển pháp luân"lại! Vậy thì Ta có Chuyển pháp luân hay sao?".

Lại Phật có kệ rằng:

Từ sau khi Giác ngộ,

Sông Bạt đề vào ngụ;

Hai chỗ chỉ trên đây,

Chưa hề nói một chữ.

Lý Văn Hội giải: Bổn tâm vốn tịnh, các pháp vốn không, lại có pháp chi mà thuyết - Hai bực thừa còn chấp nhơn, pháp là có, nên mới có chỗ thuyết. Còn Bồ Tát tỏ ngộ nhơn, pháp đều không, nên không có chỗ thuyết.

Cho nên trong Kinh mới nói: "Bằng có người nói Như Lai có chỗ thuyết pháp tức là chê Phật".

Từ Thọ Thiền sư giải:

Tụng:

Tự tánh dường thu nguyệt

Vực sâu màu nước biếc;

Vật chi dám sánh tày;

Mà biểu làm sao thuyết.

Ông Hàng Sơn nói chẳng đặng thì nín. Các người có nói đặng chăng? Làm sao cho cái miệng như tấm tảng đá, mới tỏ rõ thấu đáo đặng.

Bằng hay, tỏ ngộ tướng, tánh vốn không, có không đều bỏ, nói, nín thảy quên; vậy mới thấy đặng tự tánh thanh tịnh cho. Tuy trọn ngày nói cũng không có nói, tuy trọn ngày thuyết cũng là không thuyết.

Bảo Ninh Dõng Thiền sư giải:

Tụng:

Con cái trong thân cả lũ đoàn,

Đứa xưng tái bá đứa xưng vương.

Thế mà có đứa không hay nói,

Đại Phật từ bi chẳng dám đương.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Trong danh không có Trong nghĩa cũng không nghĩa, danh.

Đao trí huệ rèn đúc, Ải tham vọng phá banh.

Kíp qua nơi bỉ ngạn, Mới khơi chốn mê tình.

Người trí tu chơn tánh, Đứa ngu chuộng sắc, thinh.

Xuyên Thiền sư giải: Nói nho nhỏ, nói nho nhỏ!

Tụng:

Vào cỏ tìm người chẳng quản bao,

Dùng dao gọt vết mó tay vào.

Tới lui vi bẳng không tông tích,

Văn thể ràng ràng chẳng thấy sao?

65.-ÂM:

"Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Tam thiên đại thiên thế giới sở hữu vi trần thị vi đa phủ?". Tu Bồ Đề ngôn: "Thậm đa, Thế Tôn !". Tu Bồ Đề! Chư vi trần, Như Lai thuyết phi vi trần, thị danh, vi trần; Như Lai thuyết thế giới, phi thế giới, thị danh thế giới.

NGHĨA:

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? - Trong tam thiên đại thiên thế giới có những vi trần, vậy là nhiều chăng?".

Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn ! Rất nhiều".

- Tu Bồ Đề! Những vi trần, Như Lai nói chẳng phải vi trần chỉ cưỡng danh là vi trần - Như Lai nói thế giới, cũng chẳng phải thế giới, chỉ cưỡng danh là thế giới.

Giải :Trần Hùng giải: Kinh Hoa Nghiêm có nói: Trong ba ngàn đại thiên thế giới là bởi tại vô lượng nhân duyên mà tạo ra cả thảy chúng sanh, chớ không phải thế giới nào khác hơn nữa. Ngộ cũng chỗ ấy, mà mê cũng chỗ ấy. Lòng ngộ là lòng thanh tịnh có lòng ấy mà ở thế giới ấy là thế giới thanh tịnh; lòng mê là lòng vi trần; có lòng ấy ở thế giới ấy, tức là thế giới vi trần.

Ấy vậy: Biết bao nhiêu là vi trần, thì biết bao nhiêu là thế giới. Cho nên ông Tu Bồ Đề đáp: "Rất nhiều", thiệt là đáng lắm.

Lại nói: Chư vi trần là cái lòng vi trần của cả thảy chúng sanh.

Phật Hóa thân ở nơi vi trần thế giới, ứng hiện ra biết bao nhiêu là đại thần lực, khai mở cái pháp Thanh tịnh Vô cấu:

1. Khiến cho cả thảy chúng sanh, đều sanh lòng thanh tịnh, không thể cho vi trần nó ô nhiễm, nên nói: Chẳng phải vi trần.

2. Đặng cái pháp xuất thế gian, không để cho thế gian nó vi phạm, nên nói: Chẳng phải thế giới.

Thế Tôn đáp với ông Văn Thù: "Nói thế lìa thế, nói trần lìa trần"; ấy là cái pháp ráo rốt. Còn nói: "Chẳng phải vi trần, chẳng phải thế giới", tức là cái lý lìa trần lìa thế vậy.

Nhan Bính giải: Thế giới, vi trần, cả hai đều chẳng phải chơn thiệt.

Trong kinh có nói: "Cả thảy núi non có khi sụp lở, cả thảy sông rạch có khi khô cạn, duy Pháp thânthường còn, chẳng hoại".

Lý Văn Hội giải:Vi trần là chúng sanh, vọng niệm nên phiền não, khách trần nó che lấp cái tánh thanh tịnh, ví cũng như bụi trần ô nhiễm vậy.

Vọng tưởng phiền não như thế, cũng như người nhặm con mắt thấy hoa trên không, kẻ si mê mò trăng dưới nước, bắt bóng trong gương; đã uổng công lại thêm vô ích.

Phó Đại Sĩ

Tụng:

Vi trần thành thế giới, Thế giới hóa vi trần.

Giới ấy nhơn thiên quả, Trần là trược lậu nhân.

Nhân vi trần chẳng thiệt, Quả thế giới không chơn.

Nhân quả cho rằng huyễn, Mới thanh tịnh pháp thân.

Tụng tiếp:

Vọng tưởng dây thành rắn, Chấp mê bởi tại lòng.

Nhát, kinh ma xó tối, Nhặm, thấy sắc trên không.

Một việc tuy không khác, Ba người nói chẳng đồng.

Biết rằng đều mộng huyễn, Xe lớn mặt thong dong.

Triều Thái Phó giải: Niệm sanh, niệm dứt đều bởi tại lòng. Niệm sanh thì cả thảy phiền não đều sanh, niệm dứt thì cả thảy phiền não đều dứt; đã tự lòng thì phải làm thế nào đặng cho không niệm.

Cổ Đức có nói:

Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện,

Sáu căn vừa động đám mây che.

Sát Thiền sư giải:

Chơn tịnh vừa sanh may mảy niệm,

Diêm phù đã chốc tám ngàn năm.

Tiêu Diêu Ông giải:

Tụng:

Chẳng sợ niệm sanh, Chỉ e ngộ trễ.

Ngộ mau dứt mau, Nhị diệu hạp lẽ.

Lỗi cải quấy chừa, Nhan, Cừ ([115]) kỉnh lễ.

Viên Ngộ Thiền sư lên Pháp đường nói :

Mười phương tụ hội về,

Kẻ kẻ học vô vi.

Ấy thiệt trường thi Phật,

Tâm không mới trúng đề.

Đại trượng phu phải có chí khí oanh liệt khẳng khái, anh linh, đạp phá Hóa thành, về nhà ngồi an ổn. Ngoài chẳng thấy có cả thảy cảnh giới, trong chẳng thấy có tự mình, trên chẳng thấy có chư Thánh, dưới chẳng thấy có phàm phu; sạch sạch bóng, đỏ đỏ thắm, một niệm chẳng sanh như thùng không đáy. Như vậy không phải là "tâm không" sao?

Đến chỗ ấy lại còn rầy đánh nữa sao? - Lại còn huyền diệu lý tánh nữa sao? - Lại còn kia đây phải quấy nữa sao? - Bấy giờ ví như một điểm tuyết rớt trong lò lửa, như thế không phải là trường thi Phật hay sao?

Tuy vậy mà cũng phải nương lấy thềm thang, ví bằng đừng nói cái câu "nương thềm thang" rồi nói làm sao chớ?

Ấy là:

Trong hội quần tiên không ảnh tích,

Giữa trường đa sĩ chiếm khôi khoa.

Tiêu Diêu Ông giải: Tan canh thức dậy duyên niệm chưa sanh, tinh thần tĩnh mỉnh, bên tai chỉ nghe tỏ rõ, như có ba thứ diệu âm: một là tiếng rửa ngọc dưới suối trong, hai là tiếng khánh ngân khua động trên không; ba là tiếng ve kêu véo vắt; lặng lẽ lóng nghe giúp mùi thiền duyệt, ở yên diệu cảnh chả có chi hơn. Hiểu rõ đặng cùng chăng?

Người đau xem giống hình cò ốm,

Tai bịnh nghe in tiếng dế kêu.

Phi vi trần thị danh vi trần: là một niệm tỏ rồi nên diệu dụng niệm trước không các vọng tưởng, rỗng rang thanh tịnh, là chẳng phải vi trần, niệm sau không thanh tịnh ấy là vi trần.

Phi thế giới thị danh thế giới : làbằng không vọng niệm tức thế giới Phật, còn có vọng niệmtức thế giới chúng sanh. Niệm trước thanh tịnh tức chẳng phải thế giới, niệm sau không thanh tịnh tức là thế giới.

Tạ Linh Vận giải: Tan ra làm vi trần, hiệp lại thành thế giới, không tánh là chẳng chẳng phải vi trần thế giới, giả danh là vi trần thế giới.

Xuyên Thiền sư giải: Phương Nam: Thiệm Bộ Châu, phương Bắc: Uất Đơn việt.

Tụng:

Trên trời che, Dưới đất chở,

Đói thì ăn, buồn thì ngủ,

Đông độ Tây thiên, Tây thiên Đông độ,

Tháng giêng, mồng một tức đầu năm,

Đồng cả thế gian đâu cũng có.

66.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? - Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ? - Phất dã, Thế Tôn ! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? - Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng?".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? - Nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai chăng? - Bạch đức Thế Tôn! Không - Chẳng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai.

Bởi cớ sao? - Bởi Như Lai nói ba mươi hai tướng, nhưng chẳng phải tướng, chỉ cưỡng danh là ba mươi hai tướng ?".

Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Vi trần trong tam thiên thế giới thiệt cũng là nhiều; nhưng gặp mưa thì thành bùn, mà bị lửa lại thành ra ngói gạch, hẳn không có định thể, không chi là chơn thiệt vi trần cả; cho nên nói: Chẳng phải vi trần, chỉ cưỡng danh vậy thôi.

Ấy là nói về vật thiệt nhỏ mà thiệt nhiều, còn như vật thiệt lớn như là thế giới, mà thế giới cũng chẳng phải là chơn thiệt; đến khi kiếp số hết rồi thì phải hư hoại. Ấy là hư vọng chẳng phải chơn thiệt chỉ cưỡng danh là thế giới.

Phật tuy hiện sắc thân ra ba mươi hai tướng, chớ đến khi nhậpNiết bàn thì cũng đều không cả. Chẳng nên dùng tướng ấy mà cho là chơn tánh Phật, cho nên nói: Chẳng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là chơn tánh Như Lai - Chữ Như Lai này tức là chơn tánh Phật, còn bài sau nói: "Như Lai nói ba mươi hai tướng", chữ "Như Lai" đó tức là sắc thân Phật.

Phật nói : "Ta nói ba mươi hai tướng là chẳng phải tướng" (chẳng phải tướng chơn thiệt), chỉ cưỡng danh vậy thôi.

Đại ý trong phần này nói: Nhỏ như vi trần, lớn như thế giới, tốt như sắc thân Phật, thảy đều hư vọng giả hiệp, chỉ có cái hư danh mà thôi, rốt rồi cũng phải biến hoại, duy có cái chơn tánhmới là chơn thiệt; nên từ xưa đến nay chẳng hề biến hoại.

Trần Hùng giải: Ba mươi hai tướng tốt đẹp khác thường, hình thể sáng chói như ngọc lưu ly. Tướng ấy chẳng phải là tại dục ái mà sanh, cũng như Kinh Lăng Nghiêm nói vậy. Nếu nói không phải tại dục ái mà sanh thì hẳn bởi tại tiền thân có tu ba mươi hai hạnh mà có.

Người đời luống chấp ba mươi hai tướng mà chẳng tu ba mươi hai hạnh, thì làm sao mà thấy đặng Pháp thân Như Lai?

Lại nói: Như Lai bởi có hạnh ấy nên mới có tướng ấy.

Nói tướng là đại ý nói bởi ba mươi hai hạnh, còn nói chẳng phải tướng là nói Pháp thân.

Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Pháp thâncủa chư Phật không thể nghĩ bàn đặng, không hình sắc cũng không ảnh tượng".

Vậy nên nói ba mươi hai tướng của Như Lai, là bởi cớ ấy, chớ không chi khác.

Kinh Bát Nhã có nói về ba mươi hai tướng của Như Lai:

1. Dưới bàn chân đầy đủ,

2. Dưới chân có cả ngàn chỉ khu ốc,

3. Tay chân mềm dịu,

4. Ngón chân như chân nhạn,

5. Ngón tay ngón chân đều no tròn,

6. Gót xứng với bàn chân,

7. Bàn chân xứng với gót,

8. Hai chân tròn vót như chân nai,

9. Tay dài thòng tới đầu gối,

10. Âm tướng qui tàng,

11. Chân lông ửng màu xanh tía,

12. Lông đều xoay qua phía hữu,

13. Da trơn mịn không dính dơ,

14. Màu da sắc vàng,

15. Tay chân vai cổ, bảy chỗ đầy đủ,

16. Cổ tròn lạ thường,

17. Hai cái nách no đủ,

18. Dung nghi đoan chánh,

19. Thân tướng trang nghiêm,

20. Hình thể xứng nhau,

21. Oai dung như sư tử,

22. Chói hào quang mỗi phía một tầm,

23. Hàm răng bốn mươi cái khít và bằng,

24. Bốn răng cấm trắng và bén,

25. Trong miệng có mùi thơm,

26. Lưỡi dài che đặng cả cái mặt,

27. Tiếng Phạm dịu dàng đủ giọng,

28. Lông nheo như Ngưu vương,

29. Con mắt có quầng đỏ,

30. Mặt như trăng tròn,

31. Chỗ gian mi có lông trắng,

32. Trên đầu lồi thịt lên như đầu tóc.

Nhan Bính giải: Cứ theo tướng tốt đẹp của Như Lai là cái bổn tánh rỗng rang vắng lặng không có tướng chi cả, chớ chẳng phải dùng ba mươi hai tướng mà cho bổn tánh đặng.

Khi Phật ở trên cõi Trời Đao Lợi, ông Mục Liên biểu thợ chạm ba mươi hai tướng của Phật; thợ chạm đặng có ba mươi một tướng, duy còn tướng Phạm âm chạm không đặng.

Ông Viện chủ hỏi ông Nam Tuyền: "Thế nào là tướng Phạm âm?".

Đáp: "Sái thì hai người".

Lý Văn Hội giải: Tam thập nhị tướng là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, trong năm căn ấy đều đủ sáu hạnh Ba la mật;bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định trí huệ. Còn cái căn ý sẵn đủ pháp Vô trụ, Vô vi, đủ hạnh thanh tịnh mới gọi là ba mươi hai tướng.

Như Lai thuyết tam thập nhị tướng v.v...là nói Pháp thân có danh không tướng, nên nói chẳng phải tướng, mà đã tỏ đặng chẳng phải tướng thì rõ đặng chơn tánh Như Lai.

Tiêu Diêu Ông giải: Phải biết Pháp thân của chư Phật, bổn tánh không có thân chi, lấy tướng hảo trang nghiêm mà làm thân. Cho nên ông Lâm Tế có nói: "Chơn Phật không hình, chơn đạo không thể, chơn pháp không tướng" là vậy.

Xuyên Thiền sư giải: Mượn áo của bà mừng tuổi bà.

Tụng:

Ngươi có thì ta có,

Ngươi không ta cũng không.

Có, không đều chẳng chấp,

Đối diện miệng mồm đồng.

67.-ÂM:

"Tu Bồ Đề? Nhược hữu Thiện nam tử; Thiện nữ nhơn, dĩ Hằng hà sa đẳng thân mạng ([116]) bố thí.

NGHĨA:

"Tu Bồ Đề! Bằng có trai lành, gái tín nào đem thân mạng bằng như số cát sông Hằng mà bố thí.

Giải :Lý Văn Hội giải: Như có người đem cả thân mạng mà bố thí đặng cầu đạo Vô thượng Bồ đề, là trụ tướng bố thí.

Kinh Thiền Yếu có nói: "Nếu mà cầu tướng bề ngoài, dầu lịch kiếp cũng không chi đặng".

Lại kinh Giáo Trung có nói: "Nếu tưởng cho có thân mà bỏ đặng, thì chẳng tỏ cái nghĩa Uẩn không".

Thuở xưa có vua nước Kế Tân mang gươm đến chỗ ông Sư Tử Tôn giả ([117]) mà hỏi rằng:

- Sư tỏ đặng cái lý Uẩn không chăng?.

- Đã đặng rồi.

- Hãy cho ta cái đầu.

- Thân còn chẳng có, huống chi là đầu.

Dứt lời vua bèn chém đầu Tôn giả, thì thấy máu trắng như sữa, phun vọt lên cao hơn một trượng, rồi thình lình cái tay của vua tự nhiên rụng xuống.

Bởi biết đặng nhơn, pháp đều không, nên bố thí chẳng trụ tướng. Sở dĩ ông Tôn giả không sợ chết là thế ấy.

Ông Phó Đại Sĩ có lời tụng:

"Pháp tánh không sau trước,

Dung quang chẳng cựu tân.

Uẩn không là giả hiệp,

Chỉ có ngã cùng nhân ".

Cho nên đem cả thân mạng mà bố thíthì trở lại không hạp với đạo Bồ đề. Nếu chẳng rõ đặng Phật tánh, dầu cho đem cả thân mạng như số cát sông Hằng, mà bố thí, nào có ích chi!

Tụng tiếp:

Dùng thân mạng bố thí, Nghiệp phước lợi càng xa.

Ngăn ngại lòng A nậu, Lu mờ tánh Mật đa,

Vượn khờ mò bóng nguyệt, Mắt chóa lượm vàng hoa.

Biển ái thường chìm nổi, Sông mê luống lại qua.

68.-ÂM:

Nhược phục hữu nhơn ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, kỳ phước thậm đa".

NGHĨA:

Nếu lại có người giữ theo trong kinh này mà thọ trì cho đến những tứ cú kệ và diễn thuyết lại cho người khác, thì đặng phước rất nhiều".

Giải :Nhan Bính giải: Đẳng thân mạng bố thí, đẳng là sánh, là tuy ham làm phước chớ rốt lại cũng chẳng rõ bổn tánh. Ví như sanh nhằm nhà giàu sang kiêu căng phóng túng thì không dễ gì là chẳng tạo nghiệp, hẳn phải bị lấy nghiệp báo; đâu bằng thọ trì Tứ cú kệrồi vì người mà giảng giải; tự lợi lợi tha, đặng phước rất nhiều.

Phó Đại sĩ giải:

Tụng:

Tứ cú trong kinh nói, Nên trì niệm tại thân.

Người ngu coi tợ huyễn, Kẻ trí nhận rằng chân,

Pháp tánh không sau trước, Dung quang chẳng "cựu tân".

Uẩn không là giả hiệp, Chỉ có ngã cùng nhân,

Xuyên Thiền sư giải: Hai sắc chung một bàn.

Tụng:

Rành nghề chùy ít hay rành kiếm,

Người thiện nghệ đều gồm lão luyện,

Khỏi dụng an bài sẵn tự tâm,

Xử thân phải đủ tài quyền biến.

La la lý! Lý la la!...

Trên non hoa trổ, Dưới nội chim ca.

Lúc này mà đắc ý, Tùy chỗ tát bà ha.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 15880)
Chính tôi được nghe như thế nầy. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề, Gia-Du-Đà-La, v.v...
08/04/2013(Xem: 17989)
Thành thực mà nói, tôi chưa có được niềm tin rằng mỗi khi có thể bị tai nạn gì thì nên tụng Bồ tát giới Phạn võng, nhưng có một điều rõ rệt là mỗi khi làm gì cho giới ấy thì đang bịnh cũng thư thái thấy rõ. Từ trước đến nay đã có 5 lần như vậy.
08/04/2013(Xem: 19679)
Đại sư tên Huệ Năng, thân phụ họ Lư, húy Hành Thao, thân mẫu họ Lý. Đời vua Đường Vũ Đức năm thứ 3 tháng 9 ở tân Châu, bà Lý Thị nằm mộng thấy trước sân hoa trắng đua nở, có đôi chim nhạn trắng bay, hương lạ tỏa đầy nhà, khi tỉnh dạy thì thụ thai. Bà thanh khiết trai giới, hoài thai sáu năm Sư mới ra đời. Ấy là năm Trinh Quán thứ 12 đời Đường Thái Tông, nhằm năm Mậu Tuất (638DL) ngày mồng 8 tháng 2 giờ Tý.
08/04/2013(Xem: 17835)
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong điện quan Thừa Tướng, thuộc phía Đông thành Xá-Vệ. Một hôm mẹ quan Thừa Tướng ấy tên là Duy-Da; sáng sớm dậy, bà tắm gội, mặc áo mầu, rồi cùng những người con dâu đi đến chốn Phật. Đến nơi, cùng nhau cúi đầu lễ sát chân Phật. Lễ xong, tất cả đều ngồi về một bên.
08/04/2013(Xem: 15792)
“Bát Thức Quy Củ Tụng” là một tác phẩm thuộc bộ môn Duy Thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Nguyên tác vốn rất dài, khó nhớ, khó thuộc, vì vậy Ngài Khuy Cơ, đệ tử của Ngài Huyền Trang được phép Sư Phụ, đã toát yếu tác phẩm trên thành 41 câu tụng, giúp người tu học Phật được dễ dàng hơn trong việc đọc tụng hằng ngày.
08/04/2013(Xem: 20672)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 6845)
Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy.
08/04/2013(Xem: 7788)
Quan Thế Âm là danh hiệu của một vị Bồ Tát. Quán Thế Âm dịch nghĩa của chữ Avalokitesvara (Trung Hoa phiên âm là A phạ lô chỉ đê thấp phạt la) của chữ Phạm (Ấn Độ) và có nghĩa là vị Bồ Tát quán sát tiêng kêu cầu của chúng sinh trong thế gian, mà độ cho họ được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 10867)
Điều mình không ưa chớ nên trách người. Anh hãy là ngọn đuốc và nơi nương náu cho chính mình anh. Anh đừng nên phó thác vào chốn dung thân nào khác. Muốn bình thiên hạ, hãy bình tâm địa trước đã. Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất!
08/04/2013(Xem: 10330)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người nên độ, Ngài đã độ xong. Ngài nghỉ ở giữa hai cây Sa-la và sắp nhập niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]