Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương hai mươi mốt

10/07/201103:30(Xem: 8804)
Chương hai mươi mốt

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT

127.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhữ vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương hữu sở thuyết pháp, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? - Nhược nhơn ngôn: Như Lai hữu sở thuyết pháp, tức vi báng Phật; bất năng giải ngã sở thuyết cố.

NGHĨA:

Này Tu Bồ Đề! Ông chớ nói Như Lai có tưởng như vầy: "Ta nên có thuyết pháp. Chớ tưởng như thê">.

Bởi cớ sao? - Nếu ông mà nói: "Như Lai có thuyết pháp, tức là chê Phật; đâu có tỏ nghĩa của Ta đặng".

Giải : Lý Văn Hội giải: Lòng đã thanh tịnh, nói nín đều như, gặp duyên thì thí, duyên qua rồi thì thôi.

Trương Vô Tận giải: Không có pháp, lấy chi mà nói "không"? Không có người lấy chi mà thuyết pháp? Ấy là tùy cái lòng sanh diệt chẳng đồng, nên mới có pháp có thuyết!

Bằng chấp cái lòng có sanh diệt mà thuyết pháp, là khiến cho cả thảy những người chẳng thấy đặng tự tánh; tức là chê Phật. Chỉ không có lòng sanh diệt mới thuyết pháp đặng cho.

Xuyên Thiền sư giải: Vậy là phải, mà Đại tạng, Tiểu tạng bởi nơi nào mà ra?


Tụng:

Có thuyết thì khinh báng,

Mà không thuyết chẳng thông.

Vì ngươi truyền lý nhiệm,

Ác mọc ánh non Đông.

128.ÂM:

Tu Bồ Đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Thuyết pháp đó, không có pháp chi mà thuyết, chỉ cưỡng danh là thuyết pháp vậy thôi".

Giải : Vương Nhựt Hưugiải: Nhược nhơn ngôn v.v.. là Phật vốn chẳng thuyết pháp, bởi chơn tánh không có pháp chi mà thuyết! Nếu nói Phật vốn có thuyết pháp, thì cái chí còn chấp tại nơi pháp.

Mà chí của Phật, há phải tại nơi pháp đâu? Vậy nên nói: chê Phật. Chẳng rõ đặng cái thuyết của Phật là vậy.

Phật bảo ông Tu Bồ Đề: "Thuyết pháp thiệt không có pháp chi", pháp bổn lai không có, vì sự trừ khử ngoại vọng cho chúng sanh mà thuyết, chớ có pháp chi chơn thiệt đâu! Nếu chúng sanh đã ngộ thì chẳng dùng pháp nữa. Cho nên nói: Chỉ cưỡng danh là thuyết pháp vậy thôi.

Bài này đồng nghĩa với câu "Không có pháp chi mà Như Lai nói", trong phần thứ bảy và câu "Như Lai không có chỗ chi thuyết pháp", trong phần thứ mười ba.

Nhưng mà đến đây còn lập lại nữa là vì những thính giả đến sau.

Nhan Bínhgiải: Trọn ngày ăn cơm chẳng hề cắn lấy một hột gạo, trọn ngày mặc áo chẳng hề mang lấy một sợi tơ. Sở dĩ Phật ta thuyết pháp, thuyết tới thuyết lui trong 49 năm, chớ hề nói lấy chữ. Duy có người đồng đạo mới biết đặng cái câu: "Nếu nói Như Lai có chỗ thuyết, tức là chê Phật, và chẳng rõ nghĩa của Ta đặng" thì dầu có thuyết cho đến hoa trên không rớt vãi xuống, cũng lạc vào pháp môn thứ hai (chẳng phải pháp) mà thôi.

Duy có hạng người Tọa đoạn (không tâm) thâu mười phương lại làm một mảnh, không còn ngôn thuyết gì mà nói cho đúng, như vậy mới thiệt là thuyết pháp. Sở dĩ nói: Tường vách và miểng sành ưa mùi thiền phới phở là vậy.

Người tiền bối có tụng:

Rất kỳ thay rất kỳ thay!

Thuyết pháp vô tình pháp quá hay;

Lý nhiệm tai nghe chưa dễ thấu;

Nghe bằng con mắt mới anh tài.

Tạ Linh Vậngiải: Giáo đạo, truyền đạo cũng nghĩa là thuyết pháp. Trước đây nói không có chi thuyết, là không phải làm thinh mà chẳng nói, chỉ không để ý mà thuyết, thì thuyết đầy cả thiên hạ cũng không lỗi với cái lý pháp. Không để ý là không chấp các tướng, lòng không chỗ trụ.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng: Tướng lặng danh liền dứt,

Lòng yêu cảnh ắt dang.

Lại qua đều chẳng thấy.

Nói nín thảy không can.

Trí tới viên thành lý.

Thân vào pháp tánh thường.

Nhị đề cần ấn chứng,

Vốn thiệt chỗ tân lương.

Xuyên Thiền sư giải: Gậy sừng thỏ, quạt lông rùa.

Tụng:

Lâu đời ngựa đá phát hào quang,

Trâu sắt tuông pha hét hộc vang.

Chỉ dặm hư không không ảnh tích.

Ẩn nơi Bắc Đẩu mấy ai tường!

Nói thử coi: thuyết pháp hay chẳng thuyết pháp?

129.ÂM:

Nhĩ thời, Huệ Mạng Tu Bồ Đề...

NGHĨA:

Khi ấy, Huệ Mạng Tu Bồ Đề...

Giải : Sớ Saogiải: Nhĩ thời là đương lúc khởi hỏi. Huệ Mạng: là ông Thiện Hiện thông trí hải của Phật, thấu rõ pháp môn, tỏ ngộ lý Vô sanh, biết đặng cái mạng của bổn nguyện: chẳng phải đi, chẳng phải lại. Cho nên nói: "Huệ Mạng Tu Bồ Đề".

Trần Hùnggiải: Chữ Huệ Mạng Tu Bồ Đề, thấy ở trong kinh Pháp Hoa, phẩm Tín giải: "Huệ là nói về đức, Mạng là nói về sống lâu", là cái tên riêng của bực Trưởng lão.

Nhan Bính giải: Huệ Mạng là đủ cái tánh trí. Cho nên nói: "Thiên mạng chi vị tánh", nghĩa là Mạng trời gọi là tánh (Câu này ở sách Trung Dung).

130.ÂM:

Bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh, ư vị lai thế văn thuyết thị pháp, sanh tín tâm phủ?". Phật ngôn: "Tu Bồ Đề! Bỉ phi chúng sanh phi bất chúng sanh. Hà dĩ cố? - Tu Bồ Đề! Chúng sanh, chúng sanh giả, Như Lai thuyết phi chúng sanh thị danh chúng sanh".

NGHĨA:

Bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Có những chúng sanh ở đời vị lai nghe nói pháp này, có sanh lòng tin chăng?".

Phật nói: "Tu Bồ Đề! Nó chẳng phải chúng sanh, nhưng chẳng phải là không phải chúng sanh.

Bởi cớ sao? - Này Tu Bồ Đề! Chúng sanh, chúng sanh ấy, Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, chỉ cưỡng danh là chúng sanh".

Giải : Sớ Saogiải: Phật nói chẳng phải chúng sanh là đều đủ cái tánh chơn nhứt, đồng nguyên với Phật, cho nên nói: Chẳng phải chúng sanh.

Phi bất chúng sanhlà bỏ chơn theo vọng, làm mất linh tánh của mình, cho nên nói: Chẳng phải là không phải chúng sanh.

Vương Nhựt Hưugiải: Trong phần thứ hai có nói: Mạng là sống lâu, thọ là già. Nói Huệ Mạng là ông Tu Bồ Đề đã đặng Huệ nhãn và tuổi già.

Đến đây Tu Bồ Đề lại nói: "Vả có chúng sanh đời sau nghe thuyết pháp này, có sanh lòng tin chăng?". Phật nói: "Chẳng phải chúng sanh, chẳng phải là không phải chúng sanh", lại e người nghe pháp lầm nhận chúng sanh là có thiệt, nên nói chẳng phải chúng sanh, là bởi trong nghiệp duyên mà hiện ra, nghiệp hết thì dứt, có chi là chúng sanh chơn thiệt đâu. Nhưng mà có cái thân của chúng sanh hiện tại đó, thì cũng chẳng đặng gọi là chẳng phải chúng sanh. Cho nên nói: Chẳng phải là không phải chúng sanh, là hư vọng chớ chẳng phải chơn thiệt.

Phật lại hỏi: "Bởi cớ sao", là bởi cớ sao chẳng phải không chúng sanh, rồi tự đáp mà bảo ông Tu Bồ Đề: "Chúng sanh, chúng sanh" là phàm làm chúng sanh là cả thảy chúng sanh.

Như Lai thuyết v.v... là cả thảy chúng sanh, Phật đều nói là chẳng phải chúng sanh chơn thiệt, chỉ hư danh là chúng sanh vậy thôi.

Ấy là Phật tự nói, mà lại nói Như Lai nói, thì chư Phật cũng nói như vậy.

Nhan Bínhgiải: Tu Bồ Đề hỏi Phật: "Chúng sanh đời sau nghe thuyết pháp này, sanh lòng tin chăng?".

Đáp : "Chẳng phải chúng sanh, chẳng phải là không phải chúng sanh", là bởi chúng sanh thuộc về có, còn chẳng phải chúng sanh thuộc về không.

Tánh của chúng sanh vốn đồng hư không, không lạc vào hai thứ tà kiến có và không, nên Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, chỉ cưỡng danh là chúng sanh. Cho nên Phật thường nói: "Ta chẳng dám khinh bọn ngươi, bọn ngươi đều đặng làm Phật. Vậy thì, Phật ta chưa hề khinh chúng sanh bao giờ".

Trí Giả Thiền sưgiải:

Tụng:

Chớ cho rằng có nói,

Chớ nói diệu vô cùng.

Nói rõ ràng khi Phật,

Đạo mầu nhiệm tại trong.

Nhiều lời càng khó hiểu,

Ba thể xét đều không.

Tỏ ngộ trong giây phút,

Chẳng sanh chẳng thỉ chung.

Xuyên Thiền sư giải: Lửa nóng, gió động, nước ướt, đất cứng.

Tụng:

Nay không thành đặng ngựa truy phong.

Ác hóa loan thiệt khó mong.

Tuy vậy chớ cho may mảy niệm.

La, lừa thiên vạn ở nơi trong.

Ông Linh U Pháp sư gia thêm, từ chữ Huệ Mạng, Tu Bồ Đề, đến bài này có 62 chữ; việc ấy hồi đời Trường Khánh nhà Đường năm thứ hai (822), hiện nay (đời nhà Minh) ở tại Hào Châu có ghi trong trong bia đá, trước chùa ông Chung Ly.

Ông Lục Tổ đã có giải ở bài trước nên không giải, nhưng cũng ghi vào đây.

Lý Văn Hội giải: Bài này là của đời Ngụy dịch ra, nguyên của ông Tăng ở đời vua Trường Khánh (811) là Linh U Pháp sư, vào Minh phủ nhờ Minh Vương chỉ ra. Đời Ngụy dịch thì còn, mà đời Tần dịch thì không còn.

Như kính tin Phật pháp thì bị trước về Thánh kín. Ấy là chẳng phải chúng sanh; bằng tin Phật pháp thì bị trước về phàm kiến. Ấy là chẳng phải là không phải chúng sanh.

Bằng khởi ra hai thứ tà kiến ấy, thì chẳng rõ lý trung đạo. Vậy thì phải làm sao cho phàm Thánh đều bỏ, chẳng trụ hai đầu mối làkiến giải chơn chánh. Cho nên nói: Chúng sanh, chúng sanh, Như Lai nói chẳng phải chúng sanh chỉ cưỡng danh là chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8419)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
16/10/2010(Xem: 12023)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
05/10/2010(Xem: 927)
Kệ khai kinh Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu, Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu. Con nay nghe thấy chuyên trì tụng, Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
11/09/2010(Xem: 799)
Kính lễ các Bổn Tôn! Ôi những đệ tử may mắn cao quý trong tương lai: nếu các con tìm kiếm sự nương tựa nơi ta, Orgyen,[2] hãy đi tới một nơi hẻo lánh và nghĩ tưởng về sự mỏi nhọc của vô thường và nỗi buồn của sinh tử. Điều này rất quan trọng. Hãy hoàn toàn giao phó các con cho ta – thân thể, trái tim, tinh thần. Hãy coi mọi nguồn mạch của sự hy vọng và nương tựa thì nằm ở trong ta, Orgyen, và hãy tin rằng ta hoàn toàn thấu hiểu những niềm vui, nỗi buồn, và hy vọng của các con. Đừng van nài ta bằng những vật cúng dường và tán thán. Hãy đặt sang một bên những sự tích tập.
20/06/2010(Xem: 9856)
Lò Hương vừa ngún chiên đàn. Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa. Lòng con kính ngưỡng thiết-tha. Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh. Nam-Mô Phạm-Võng Giáo-Chủ Lô-Xá-Na Phật. (3 lần)
09/06/2010(Xem: 890)
Kinh Duy Ma là bộ kinh Đại thừa có sớm nhất, phát sinh từ ngã rẽ của bộ phái Phật giáo và 10 điều phi pháp ở thành Tỳ Da Ly. Có thể nói kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”. Hai hình ảnh Văn Thù và Duy Ma là hai mẫu người mô phạm lý tưởng duy trì và bảo vệ chánh pháp còn mãi trên thế gian. Nối gót theo các Ngài trên bước đường tu, đi theo lộ trình của kinh Duy Ma, chúng ta không an trú Niết bàn, cũng không trước sanh tử, phải giải thoát ngay trên cuộc đời này. Nghĩa là với trí Bát Nhã quán sát, chúng ta không theo đuổi con đường hoàn toàn thế tục nhiễm ô, nhưng cũng không đi trên Thánh đạo xa lánh cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]