Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương mười sáu

10/07/201103:30(Xem: 8918)
Chương mười sáu

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

95.-ÂM:

Phục thứ : "Tu Bồ Đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ trì, đọc tụng thử kinh, nhược vi nhơn khinh tiện, thị nhơn tiên thế tội nghiệp ưng đọa ác đạo, dĩ kim thế nhơn khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tức vi tiêu diệt, đương đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

NGHĨA:

Lại nói tiếp: "Này Tu Bồ Đề! Nếu trai lành, gái tín nào thọ trì, đọc tụng kinh này, mà bị chúng khinh dễ, là vì người ấy đời trước mắc tội nghiệp đáng lẽ đọa vào ác đạo, cho nên đời nay bị chúng khinh dễ, như vậy cái tội nghiệp đời trước mới là tiêu diệt, thì sẽ đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Giải :Tăng Nhược Nột giải: Bài trước nói về sự làm lành, bài này nói về sự dứt dữ; hễ tạo ra nghiệp thì không trốn khỏi quả báo, còn tu pháp Bát Nhã đổi đặng nghiệp trọng làm khinh.

Trong Đại Luận có nói: "Đời trước làm tội nghiệp đáng đọa vào địa ngục, bởi nhờ tự tánh Bát Nhã, nên chịu nghiệp khinh, là bị người khinh bỉ, cũng phạm tội trọng tử hình, mà có kẻ thế lực phò hộ, thì đặng chịu tội nhẹ; xử trượng mà thôi".

Trần Hùng giải: Tri chơn kinh này có cái công đức rất lớn lao, nên đáng cho các cõi nhơn, thiên, cung kỉnh cúng dường; mà bởi sao, nay lại bị người khinh bỉ? Là bởi người ấy đời trước tội nghiệp nặng nề; đáng đọa vào Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, A tu lađời đời kiếp kiếp nay nhờ cái công trì kinh, nên chỉ bị người khinh bỉ mà thôi, thì tội nghiệp của đời trước đều tiêu diệt hết, sau này sẽ đặng thành tựu quả vị Bồ đề.

Người đời phần nhiều ưa làm dữ, mà không ưa làm lành, nhằm khi thấy người trì kinh ấy, bị người khinh tiện, bèn cho là đọc kinh vô ích. Phước báu là lời nói luống, đến đỗi có sự mắng của ông Vân Môn, sự rầy của ông Dược Sơn. Những người tưởng như thế là làm cho mỗi người phải khởi lòng thối chuyển vậy.

Phật nói bài này là sở dĩ để giúp chỗ lành mà cứu chỗ thất cho đời.

Nhan Bính giải: Như người đời trước làm sự tội nghiệp, mà đời này bị người khinh tiện; đáng đọa vào ác đạo, mà hay thọ trì đọc tụng kinh này, bây giờ rõ tánh, ví như hư không của Thái Hư, mới biết là tánh tội vẫn không. Cho nên nói: "Tội nghiệp đời trước thảy đều tiêu diệt, lại đặng quả vị Vô thượng Chánh giác".

Thuở xưa có hai thầy Tỳ Khưu, một ông phạm tội dâm,một ông phạm tội sát, trong lòng không an, đến cầu ông Ba La Mật Tôn giả sám hối. Ông Ba La Mậtsám hối cho hai ông; hai ông ấy càng thêm e sợ. Sau khi gặp ông Duy Ma Đại sĩ, vì giải thuyết việc ấy rằng: "Tánh tội vẫn không, không ở trung gian cùng trong hay ngoài". Hai ông ấy nghe rồi liền ngộ; bấy giờ vắng lặng rỗng rang, có tội đâu mà có!dùng theo pháp Tiểu thừa mà

Cho nên ông Vĩnh Gia có nói:

Thuyết phá của Duy Ma Đại sĩ.

Ví như trời nắng tuyết sương tiêu.

Phó Đại sĩ giải:

Tụng:

Tiền thân gây tội chướng, Nay lại thọ trì kinh.

Bằng bị người khi báng, Thế thì tội giảm khinh.

Nghiệp duyên như đã tỏ. Mê chấp chẳng còn sanh.

Tánh Bát Nhã thường quán, Tự nhiên sẽ chứng thành.

Lý Văn Hội giải: Ấy là nói: Như người thọ trì đọc tụng kinh này, đáng cho Thiên, Nhơncung kỉnh, mà lại bị các sự khổ vì đau ốm nghèo hèn lại bị người ghét bỏ; người đời thấy vậy cho là tụng kinh làm lành không có chi chứng nghiệm bèn sanh lòng nghi hoặc - Nào có biết: Nếu không công đức, trì kinh ấy thì phải đọa vào ác đạo; nhờ người khinh bỉ mà bởi đặng nghiệp báotrong ba đường, mau chứng thành quả vị Vô thượng.

Trương Vô Tận giải:

Tụng:

Bốn mùa lạnh nóng, mãi lần qua.

Phàm Thánh bao nhiêu chỉ sát na.

Tội nghiệp tiền thân nay phải chịu,

Chịu rồi mới hết nghiệp oan gia.

Xuyên Thiền sư giải: Chẳng bởi một việc, chẳng thêm đặng một sự khôn.

Tụng:

Khen không ắt, chê không ắt,

Một lý thông rồi muôn việc chắc.

Chẳng thiếu chẳng dư tợ Thái hư,

Ví người tặng hiệu Ba la mật.

96.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Ngã niệm quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, ư Nhiên Đăng Phật tiền, đắc trị bát bá tứ thiên vạn ức na do tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự, vô không quá giả. Nhược phục hữu nhơn ư hậu mạt thế, năng thọ trì đọc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư Phật, công đức bá phần bất cập nhứt, thiên vạn ức phần, nải chí toán số thí dụ sở bất năng cập.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Ta nhớ đời quá khứ, kiếp vô lượng a tăng kỳ, trước Phật Nhiên Đăng, Ta đã có gặp đặng tám trăm bốn ngàn muôn ức na do tha ([129]) chư Phật, Ta thảy đều cúng dường thờ phụng, chẳng có bỏ qua. Nếu lại có người sau đời mạt pháp ([130]) hay thọ trì đọc tụng kinh này, chỗ đặng cái công đức sánh với công đức của Ta cúng dường chư Phật thì công đức của Ta không bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần muôn, một phần ức; cho đến cũng không bằng một phần thiệt nhỏ tột số không thể mà đếm tính ví dụ đặng.

Giải :Sớ Sao : Phật nói "Cái công đức cúng Phật của Ta chẳng bằng công đức người trì kinh trong một phần ngàn muôn ức", cho nên nói: Cho đến cũng không bằng một phần thiệt nhỏ tột số không thể mà đếm tính ví dụ đặng.

Vương Nhựt Hưu giải: A tăng kỳ vô ức số, na do tha: nhứt vạn vạn (một trăm triệu: 100.000.000).

Nói là vô lượng vô ức số kiếp, ở trước Phật Nhiên Đăng thì Phật Thích Ca thuyết kinh này đã cách đời Phật Nhiên Đăng đến vô ức vô số kiếp rồi.

Lại khi trước ấy gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức na do tha chư Phật ra đời, thì cái kiếp số thiệt nhiều hết sức, mà Phật nhãnđều thấy đặng, bởi tánh huệ không cùng, nên những việc từ đời vô thỉ đến nay thảy đều biết cả; vậy mới đặng làm Phật. Người người cũng đều có tánh huệ ấy, nhưng bị căn trần nó che lấp, nên không đặng như thế.

Công đức cúng dường chư Phật như thế mà không bằng công đức trì kinh, bởi cúng dường thuộc về tài thí, phước báu ấy hưởng càng ngày càng bớt, rốt rồi cũng có khi hết. Còn trì kinh thuộc về gieo căn lành, thì căn lành càng ngày càng tăng trưởng cho đến thành quả Phật, nên mới không cùng. Dùng "có hết", sánh "không cùng"; cho nên nói: Chẳng bằng.

Trần Hùng giải: A tăng kỳ na do tha đều là vô số. Lịch kiếp vô số, cúng Phật vô số thì cầu phước mà thôi, chẳng bằng thọ trì chơn kinh này thì rõ đặng bổn tánh, thoát khỏi luân hồi.

Ngũ Tổ có nói: "Trọn ngày cúng dường chỉ cầu phước điền, chẳng cầu thoát khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê, phước nào cứu đặng". Cho nên công đức cúng Phật tuy trăm phần, ngàn muôn ức phần cho đến toàn số cho nhiều, cũng ví như bụi cát đều không bằng một phần công đức trì kinh.

Người đờimạt thế, luống biết thờ Phật, mà chẳng biết chỗ ráo rốt của Phật đều bởi tại kinh này. Bằng bỏ kinh này rồi bởi đâu mà đặng, cho nên mới nói như thế, đặng phân ra hơn kém.

Vua Lương Võ Đế cất chùa, bố thí, cúng Phật, trì trai, hỏi ông Đạt Ma Tổ sư: Có công đức chăng?

Đáp : Không.

Người đời sau không tỏ đặng ý ấy.

Ông Vi Sứ QuânThiều Châu đem việc ấy mà hỏi Lục Tổ.

Đáp : Cất chùa, bố thí, cúng Phật, trì trai, ấy là tu phước, không thế đem phước ấy mà làm công đức. Công đức ở trong Pháp thân chớ chẳng phải tại tu phước.

Lại nói: "Công đức ở trong tự tánh chẳng phải bố thí, cúng dường mà cầu đặng". Cho nên nói: Phước chẳng bằng công đức, bố thí chẳng kịp trì kinh là vậy.

Lý Văn Hội giải: A tăng kỳ :vô số.

Cúng dườngA tăng kỳ hằng hà sa chư Phật, thí báu đầy cả đại thiên, bỏ thân mạng như vi trần, mà cái công đức ấy, cũng không bằng công đức của người trì kinh này, mà ngộ đặng chơn tánh một phần trăm ngàn muôn ức.

Ông Đạt Ma đáp cùng vua Lương Võ Đế: Công đức cất chùa, tả kinh, cúng dường, bố thí chỉ đặng phước báu nhơn, thiên mà thôi, chớ thiệt chẳng phải là công đức.

Xuyên Thiền sư giải: Công chẳng bỏ luống.

Tụng:

Cúng Phật ngàn muôn phước thiệt nhiều,

Đâu bằng giáo pháp giữ làm theo,

Mực đen giấy trắng trong kinh dạy,

Mở mắt mà xem hãy chớ nheo.

Nước dợn dợn,

Gió hiu hiu.

Một thuyền gã Tạ ([131]) tự tiêu diêu.

97.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhơn, ư hậu mạt thế hữu thọ trì đọc tụng thử kinh, sở đắc công đức. Ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhơn văn tâm tức cuồng loạn, hồ nghi bất tín...

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Bằng có trai lành, gái tín nào, sau đời mạt pháp thọ trì đọc tụng kinh này, chỗ đặng công đức...Nếu ta nói cho hết, hoặc có người nghe, lòng bèn rối loạn, hồ nghi chẳng tin...

Giải :Tăng Nhược Nột giải: Hồ nghi; Hồlà con thú kêu là Giả can; tánh hay đa nghi. Mỗi khi lội qua sông thì vừa lóng tai vừa lội.

Bài trước tuy so sánh đặng rõ cái phước cho nhiều, nhưng cũng còn sơ lược; bằng nói thêm cho đủ, e thính giả hồ nghi, mà sanh lòng hoặc loạn.

Lý Văn Hội giải: Sở đắc công đức v.v... là cảnh giới tịnh diệu sau khi tỏ ngộ; trước kia nói về sự ưa tiểu pháp, là thuyết pháp đặng hàng trụbực Tiểu thừa, khiến cho tỏ ngộ, đến nay mà hãy còn chưa tin.

Bằng nói về pháp kiến tánh của bực Đại thừa, cho người đặng rõ thông thấu đáo, thì ắt sanh ra nhiều sự cuồng loạn không tin, luống khiến cho hồ nghi thêm nữa.

98.-ÂM:

Tu Bồ Đề! Đương tri thị kinh nghĩa, bất khả tư nghì quả báo diệc bất khả tư nghì.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Phải biết nghĩa lý kinh này, không thế bàn nghĩ đặng và sự quả báo kết quả cũng không thế bàn nghĩ đặng.

Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Cụ là đủ. Nếu ta nói cho đủ, cho đúng cái công đức, thì lòng của nhơn gian cuồng loạn và hồ nghi mà chẳng tin, là bởi thiệt quá lớn, nên người rất kinh quái. Kinh quái lắm thì phải cuồng loạn. Còn không lắm, thì cũng hồ nghi mà không tin - Đương tri thị kinh v.v... là nghĩa của kinh này không dùng tâm trí mà nghĩ đặng, không dùng lời nói mà bàn đặng. Bằng người theo đây mà tu hành, thì cái quả báohá dùng trí nghĩ lời bàn đặng sao?

Phật thường nói công đức kinh này, đến đây lại xưng tụng hết sức, vậy có phải là nói luống đâu? Là bởi kinh này là cái gốc tỏ ngộ chơn tánh, siêu thoát luân hồi, thiệt là công đức không cùng không tột vậy.

Nhan Bính giải: A tăng kỳ :là bất khả số kiếp.

Phật ở trước đời Phật Nhiên Đăng đặng gặp vô số chư Phật, tất cả cúng dường thờ phụng, chớ hề bỏ qua. Bằng đời sau có người thọ trì đọc tụng kinh này, mà đặng cái công đức kiến tánh thì cái công đức cúng dường của ta khi trước chẳng bằng một phần trăm. Công đức kiến tánh có trăm ngàn muôn ức phần đến nỗi dùng pháp toán số thí dụ mà so sánh cũng chẳng đặng.

Phật nói: "Ta nói cái công đức trì kinh, hoặc cũng có người nghe mà sanh lòng cuồng loạn, nghi hoặc chẳng tin", nhưng phải biết kinh này và quả báo, không thể nghĩ bàn đặng; nếu chẳng tin lời Phật, mà trở lại chê báng, thì ác quả đã nhiều, thế nào cũng phải mang ác báo.

Lý Văn Hội giải: Nghĩalà nghĩa Bát Nhã, còn Bát Nhã là trí huệ - Quả báo là đặng cái công đức. Bởi trí huệ mà ngộ đặng Chơn tánh. Chư Phật ba đời lý cũng không khác. Cho nên cái nghĩa không thể nghĩ bàn đặng.

Tạ Linh Vận giải: Muôn hạnh thẫm sâu, nghĩa lại khó lường, thì cái quả mầu diệu của đạo Bồ đề há lấy ý tứ gì mà suy nghĩ cho đặng?!

Xuyên Thiền sư giải: Thảy thảy đều chơn mày nằm ngang trên con mắt.

Tụng:

Thuốc đắng đã tật,

Lời thật mích lòng.

Ấm lạnh tự mình biết,

Như cá hớp nước trong,

Chẳng cần chờ đến "Long Hoa hội",

Tự tánh đã từng thọ kýxong.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8419)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
16/10/2010(Xem: 12023)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
05/10/2010(Xem: 927)
Kệ khai kinh Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu, Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu. Con nay nghe thấy chuyên trì tụng, Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
11/09/2010(Xem: 799)
Kính lễ các Bổn Tôn! Ôi những đệ tử may mắn cao quý trong tương lai: nếu các con tìm kiếm sự nương tựa nơi ta, Orgyen,[2] hãy đi tới một nơi hẻo lánh và nghĩ tưởng về sự mỏi nhọc của vô thường và nỗi buồn của sinh tử. Điều này rất quan trọng. Hãy hoàn toàn giao phó các con cho ta – thân thể, trái tim, tinh thần. Hãy coi mọi nguồn mạch của sự hy vọng và nương tựa thì nằm ở trong ta, Orgyen, và hãy tin rằng ta hoàn toàn thấu hiểu những niềm vui, nỗi buồn, và hy vọng của các con. Đừng van nài ta bằng những vật cúng dường và tán thán. Hãy đặt sang một bên những sự tích tập.
20/06/2010(Xem: 9856)
Lò Hương vừa ngún chiên đàn. Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa. Lòng con kính ngưỡng thiết-tha. Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh. Nam-Mô Phạm-Võng Giáo-Chủ Lô-Xá-Na Phật. (3 lần)
09/06/2010(Xem: 890)
Kinh Duy Ma là bộ kinh Đại thừa có sớm nhất, phát sinh từ ngã rẽ của bộ phái Phật giáo và 10 điều phi pháp ở thành Tỳ Da Ly. Có thể nói kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”. Hai hình ảnh Văn Thù và Duy Ma là hai mẫu người mô phạm lý tưởng duy trì và bảo vệ chánh pháp còn mãi trên thế gian. Nối gót theo các Ngài trên bước đường tu, đi theo lộ trình của kinh Duy Ma, chúng ta không an trú Niết bàn, cũng không trước sanh tử, phải giải thoát ngay trên cuộc đời này. Nghĩa là với trí Bát Nhã quán sát, chúng ta không theo đuổi con đường hoàn toàn thế tục nhiễm ô, nhưng cũng không đi trên Thánh đạo xa lánh cuộc đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]