Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Trì Trai (1)

21/05/201316:19(Xem: 12434)
Kinh Trì Trai (1)

Kinh Trì Trai

Kinh Trì Trai (1)

Hòa Thượng Thích Tâm Châu

Nguồn: Cư-sĩ Chi-Khiêm dịch chữ Phạn ra chữ Hán, Thích-Tâm-Châu dịch Hán ra chữ Việt

Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong điện quan Thừa Tướng, thuộc phía Đông thành Xá-Vệ.
Một hôm mẹ quan Thừa Tướng ấy tên là Duy-Da; sáng sớm dậy, bà tắm gội, mặc áo mầu, rồi cùng những người con dâu đi đến chốn Phật. Đến nơi, cùng nhau cúi đầu lễ sát chân Phật. Lễ xong, tất cả đều ngồi về một bên.
Đức Phật hỏi bà Duy-Da: Bà tắm gội làm gì sớm thế? - Bà thưa: Lạy đức Thế-Tôn, con muốn cùng những con dâu con cùng thụ trai-giới!
Đức Phật dạy: Trai có ba hạng, bà muốn trì hạng trai nào! - Bà Duy-Da liền quỳ xuống và thưa rằng: Lạy đức Thế-Tôn, chúng con chưa biết gì, nay chúng con muốn được Thế-Tôn chỉ giáo cho chúng con nghe biết những gì là ba hạng trì trai? - Đức Phật dạy: Một là trì trai như những người chăn trâu. Hai là trì trai như những người tu đạo Ni-Kiền (Nirgrantha: khỏa thân). Ba là, trì trai của Phật-pháp.
- Trì trai như những người chăn trâu: Nghĩa là, những người chăn trâu cầu sao được nước lành, cỏ ngon, trâu ăn uống no. Chiều về suy nghĩ xem cánh đồng nào được phong-nhiêu, để sớm mai lại lùa trâu đến chỗ ấy cho nó ăn. Cũng như những họ hàng, trai, gái, đã thụ trai giới, ý còn để vào lợi-dục sản nghiệp ở nhà và còn nghĩ đến những thức ăn uống ngon, để dưỡng dục thân thể. Thế là, sự trì trai ấy cũng như ý người chăn trâu kia, không được phúc lớn và không phải là sáng suốt lắm.
- Trì trai như những người tu đạo Ni-Kiền: Nghĩa là, đến thời trai giới, ngày rằm (15) trong tháng, những người tu đạo Ni-Kiền họ nằm ép mình xuống đất để thụ trai-giới, họ lại làm lễ, lạy các vị Thần trong khu vực mười do-tuần và tâu rằng: "Ngày nay tôi trì trai, không dám làm ác; không dám gọi rằng có nhà người kia, nhà của tôi và tôi không thân quen gì; vợ, con, tôi-tớ không phải là của tôi có, tôi cũng không phải là chủ của họ". Song, cái học của họ chỉ là cái học văn sang mà chất hèn, không có gì là chính tâm cả. Đến sáng mai, khi mặt trời mọc rồi thời tất cả lại có những việc như việc cũ không khác chút nào. Thế là, trì trai như nhưng người tu đạo Ni-Kiền kia không được phúc lớn và không phải là sáng suốt lắm.
- Trì trai của Phật-Pháp: Nghĩa là, những đệ-tử trong đạo, theo lời đức Phật dạy, mỗi tháng sáu ngày trai, nên thụ-trì tám giới, Tám giới là những gì?
- Giới thứ nhất: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân (2), không có ý giết, nghĩ thương chúng-sinh. Và, không được cướp hại những loài côn trùng nhung-nhúc; không dùng dao, gậy đánh, giết chúng-sinh. Nghĩ muốn được an lành, lợi-lạc, đừng nên làm việc sát sinh. Như Giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ hai: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, không có ý tham lấy của ai, tự-niệm bố-thí và nên cho bằng cách hoan hỷ cùng tự tay mình cầm cho, cho bằng cách trong sạch và cung-kính; không có ý mong-cầu cùng lại tham-lam, keo-lận. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ Ba: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, không có dâm ý, không nghĩ phòng-thất; tu-trì Phạm-hạnh, không làm tà-dục và tâm không tham-sắc. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ tư: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, không ý vọng-ngữ, tư-niệm chí-thành, an-định từ-ngôn, không nói dối-trá, tâm, miệng hợp nhau. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ năm: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, không uống rượu, không say, không mê-loạn, không thất ý và bỏ ý buông lung. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ sáu: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, không có ý cầu an, không ham hoa, hương, không soa phấn sáp, không làm việc ca-vũ, xướng-nhạc. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ bảy: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, không có ý cầu an, không nằm giường tốt. Nên nằm giường xấu, chiếu cỏ, bỏ sự nằm ngủ, tư-niệm kinh-đạo. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
- Giới thứ tám: Giữ trọn một ngày, một đêm, tâm như bậc Chân-nhân, vâng theo như pháp ăn đúng thời; ăn ít và tiết-độ thân-thể, quá giữa ngày, sau không ăn. Như giới thanh-tịnh, đem nhất tâm tập.
Đức Phật lại bảo bà Duy-Da: Ngày thụ-trì trai, nên tập niệm năm niệm. Năm niệm là những gì?
- Một là, nên niệm Phật: Phật có hiệu là Như-Lai, là Chí-chân, là Đẳng-chính-giác, là Minh-Hạnh-Túc, là Thiện-Thệ thế-gian-phụ, Vô-thượng-Sĩ, Kinh-pháp-ngự, Thiên-nhân-sư... gọi là Phật (3), Thế là niệm Phật. Niệm Phật: ngu si, ác-ý, nộ-tập đều trừ, thiện-tâm tự-sinh, nghĩ vui Phật-nghiệp. Ví như, người ta đem thứ ma du, tảo-đậu gội đầu, trừ được cáu bẩn. Người trì trai niệm Phật, đức thanh-tịnh của họ như thế, mọi người thấy họ, ai chẳng tin, ưa.
- Hai là, nên niệm Pháp: Phật thuyết diệu-pháp ba mươi bảy phẩm, (4) đầy đủ không thiếu, tư niệm đừng quên. Và, nên biết Pháp ấy là ánh sáng của thế gian. Thế là niệm Pháp. Niệm Pháp: ngu-si, ác ý, nộ-tập đều trừ, thiện-tâm tự sinh, vui dùng Pháp-nghiệp. Ví như, người ta dùng thứ ma du, tảo-đậu tắm rửa thân thể, trừ được cáu bẩn. Người trì trai niệm Pháp, đức thanh-tịnh của họ như thế, mọi người thấy họ, ai chẳng tin, ưa.
- Ba là, nên niệm Chúng (Tăng): Là, những đệ-tử Phật, cung kính, thân cận Phật, nương theo và lĩnh-thụ những lời giáo hóa của Phật để ngộ-nhập Phật tuệ. Những đệ tử Phật có người đắc vị Tu Đà Hoàn, lĩnh-thụ sự chứng ngộ quả-vị Tu Đà Hoàn; có người đắc vị Tư Đà Hàm, lĩnh-thụ sự chứng ngộ quả vị Tư Đà Hàm; có người đắc vị A Na Hàm, lĩnh-thụ sự chứng ngộ quả vị A Na Hàm; có người đắc vị A La Hán, lĩnh-thụ sự chứng ngộ quả vị A La Hán. Ấy là tám hạng (Bát bối: tứ quả, tứ hướng) Trượng phu. Trong bốn đôi (tứ song) trên đây, đều là những vị thành Giới, thành Định, thành Tuệ, thành Giải (giải thoát), thành Độ-tri-kiến (giải thoát tri kiến); là những vị có Thánh-đức, là những vị đủ mọi hạnh, nên chắp tay cung-kính các bậc Tôn-giả phúc-điền trong thiên thượng, thiên hạ ấy. Thế là niệm Chúng. Niệm Chúng: ngu si, ác ý, nộ-tập đều trừ, hỷ-tâm tự sinh, ưa vui Chúng-nghiệp. Ví như, người ta lấy tro chính giặt áo, trừ được nhơ, cáu. Người trì trai niệm chúng, đức họ như thế, mọi người thấy họ ai chẳng tin, ưa.
- Bốn là, nên niệm Giới: Thân thụ giới của Phật, nên nhất tâm vâng giữ không thiếu, không phạm, không động không quên, khéo kiến lập, giữ cẩn thận, làm gì là đều làm trong đường trí-tuệ, sau không hối hận; không có hy-vọng và thường đem lòng bình đẳng dạy người. Thế là niệm Giới. Niệm Giới: ngu si, ác ý, nộ-tập đều trừ, hỷ tâm tự sinh, vui giới-thống-nghiệp (5). Ví như, mài gương, cáu sạch, sáng tỏ. Người trì trai niệm Giới, đức thanh-tịnh của họ như thế, mọi người thấy họ, ai chẳng tin, ưa.
- Năm là nên niệm Thiên: Thiên là cõi trời, có: thứ nhất là Tứ-thiên-vương, thứ hai là Đao-lỵ-thiên, Diêm-thiên, Đâu-thuật-thiên, Bất-kiêu-lạc-thiên, Hóa-ứng-thanh-thiên (6)... Nên tự niệm rằng: "Ta vì có đức tin, có giới-pháp, có nghe biết, có bố thí, có trí tuệ... đến khi thân ta chết đi, tinh thần ta sẽ sinh lên cõi Thiên. Ta nguyện không mất được đức tin, giới-pháp, nghe biết, bố thí, trí tuệ". Thế là niệm Thiên. Niệm Thiên: ngu si, ác ý, nộ-tập đều trừ, hỷ-tâm tự-sinh, vui Thiên-thống-nghiệp (7). Ví như bảo-châu, thường sửa chữa tối tăm, đem lại trong sáng. Người trì trai niệm Thiên, đức thanh-tịnh của họ như thế.
Vâng giữ tám giới, tập năm điều tư-niệm là trì trai của Phật-Pháp. Và, cùng với cõi Thiên, tham đức, diệt ác, hưng thiện, sau sinh lên cõi Thiên, tới khi mệnh chung được lên cõi Niết-bàn. Thế nên bậc Trí-giả, tự lực thực-hành, ra tâm tác phúc.
Như thế, bà Duy-Da! Phúc lành của việc trì trai, thực rõ ràng, đáng khen và xa rộng như mười sáu đại quốc trong thiên-hạ này vậy. Mười sáu đại quốc trong thiên-hạ, dù trong ấy đầy đủ các của báu đến nổi không thể sao tính kể được, cũng không bằng một ngày thụ trì trai-pháp của Phật-Pháp. Xét thấy phúc ấy như thế, thời mười sáu đại quốc (8) kia cũng chỉ như là một hạt đậu.
Thọ số trên cõi Thiên thực là xa rộng không nói xiết được, như đương kim nhân-gian năm mươi năm, thời là một ngày một đêm cửa cõi Trời thứ nhất; cõi Tứ-thiên thứ nhất thọ năm trăm tuổi, thời cõi nhân-gian này chín trăm vạn năm, người trì trai của Phật-Pháp, được sinh lên cõi Trời ấy. Cõi nhân-gian một trăm năm, thời là một ngày một đêm của cõi trời Đao-Lỵ. Cõi trời Đao-Lỵ thọ một nghìn tuổi, thời cõi nhân-gian này là ba nghìn sáu trăm vạn năm. Cõi nhân-gian hai trăm năm, thời là một ngày một đêm của cõi Diêm-Thiên. Cõi Diêm-Thiên thọ hai nghìn tuổi, thời cõi nhân-gian này là một ức năm nghìn hai trăm vạn năm. Cõi nhân-gian bốn trăm năm, thời là một ngày một đêm của cõi Đâu-thuật-thiên. Cõi Đâu-thuật-thiên thọ bốn nghìn tuổi, thời cõi nhân-gian này là sáu ức tám trăm vạn năm. Cõi nhân-gian tám trăm năm, thời là một ngày một đêm của cõi Bất-Kiêu-Lạc thiên. Cõi Bất- Kiêu-Lạc thiên thọ tám nghìn tuổi, thời cõi nhân-gian này là hai mươi ba ức bốn nghìn vạn năm. Cõi nhân-gian một nghìn sáu trăm năm, thời là một ngày một đêm của cõi Hóa-Ứng-Thanh-Thiên. Cõi Hóa-Ứng-Thanh-Thiên thọ một vạn sáu nghìn tuổi, thời cõi nhân-gian là chín mươi hai ức một nghìn sáu trăm vạn năm. Nếu người nào có đức tin, có giới-pháp, có nghe biết, có bố thí, có trí-tuệ, phụng-trì trai-pháp của Phật-Pháp, khi mệnh mất đi, tinh thần người ấy, đều sinh lên sáu cõi Trời ấy, hưởng sự an-ổn khoái lạc. Ôi việc thiện rất nhiều, đây ta chỉ nói ít vậy thôi! Phàm người làm việc thiện, hồn-thần sẽ sinh lên cõi Trời, thụ phúc vô-lượng.
Bà Duy-Da nghe đức Phật dạy như thế, hoan hỷ bạch: Quý hóa thay! Quý hóa thay! Lạy đức Thế-Tôn, phúc đức của việc trì trai khoái lạc vô-lượng, chúng con xin vâng thụ Phật giới và từ nay về sau mỗi tháng sáu ngày trai, chúng con xin hết sức làm việc phúc cho đến khi chết.
Đức Phật nói kinh này rồi, tất cả đều hoan-hỷ thụ-giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2020(Xem: 4307)
Muốn tu học theo Đạo Phật, muốn trở thành Phật tử thời chính bản thân mình phải có chí muốn thành Phật và tự nguyện sẽ thành Phật, vì biết mình có sẵn Phật tánh nên tự tin là mình sẽ thành Phật. Ai tu cũng được cả, dù giàu sang hay nghèo hèn, dù thông minh hay dốt nát, dù già hay trẻ. Tu càng sớm càng hay. Tu chỉ có nghĩa là “sửa đổi”, sửa xấu thành đẹp, sửa ác thành hiền, sửa si mê thành giác ngộ… Tu ở nhà, tu ngoài xã hội, tu ở chùa, nơi đâu cũng được.
21/04/2020(Xem: 8499)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
24/08/2019(Xem: 10788)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
14/04/2019(Xem: 9663)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
20/09/2018(Xem: 5453)
Trung Bộ Kinh Nikaya (Majjhima Nikaya) có bốn bài kinh: 1) Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta), 2) Ananda và kinh Nhất Dạ Hiền (Anandabhaddekaratta Sutta); 3) Đại-Ca Chiên-Diên và kinh Nhất Dạ Hiền (Mahakaccanabhaddekaratta Sutta); 4) Lomasakangiya và kinh Nhất Dạ Hiền (Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta). Cả bốn bài kinh này đều xoáy trọng tâm vào một bài kệ do Đức Phật tổng thuyết và biệt thuyết nhằm khuyến tấn các đệ tử của Ngài hãy nỗ lực tu tập để phát huy tuệ quán nhận ra "cái đang là" của các pháp hiện tại và an trú trong bây giờ và ở đây.
28/04/2018(Xem: 9242)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
12/11/2017(Xem: 23339)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
02/04/2017(Xem: 9372)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
28/04/2016(Xem: 20366)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
07/01/2015(Xem: 9975)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]