Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Chảy Vô Thường

03/06/202512:52(Xem: 775)
Dòng Chảy Vô Thường
cu ba tam thai-6 

DÒNG CHẢY VÔ THƯỜNG
Bài viết của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân
Do Phật Tử Diệu Trúc-Hồng Yến diễn đọc




 

Sáng hôm nay trời thật đẹp, nắng vàng ấm áp trải dài trên những nhành liễu, rồi những giọt sương  đêm cứ tan dần, dòng chảy của vô thường cứ như thế mà luân lưu.

Khiến  mình nhớ tối hôm qua cầu nguyện và chia sẻ nỗi đau của 1 bạn trẻ, bạn ấy đã bệnh rồi, bạn kể mỗi 1 lần xạ trị là 1 lần đi qua cửa địa ngục.

Chỉ còn vài hơi thở thoi thóp trên giường bệnh, bạn ấy đã nhìn những người thân xung quanh nước mắt  dâng trào và cầu cứu người thân hãy cứu mình.

Cô ấy may mắn có người anh trai rất thương em gái, đã bỏ nhiều tiền giúp em đấu tranh với tử thần từng ngày.

Đức Phật dạy: Khổ không từ bên ngoài đến, mà thân này luôn mang sẵn một khối nghiệp không ai cứu được,  chỉ có chính ta mới mở cửa và bước ra khỏi sự giam cầm của nghiệp .

Nhìn sâu vào thân xác này như 1 nhà tù từ lâu, dưới ánh sáng của Phật pháp thân này có mặt trên cõi trần thế là để trả nghiệp, sinh ra là đã khổ, giữ gìn là khổ, bệnh là khổ cho đến khi mất đi cũng là khổ.

Thỏa mãn cho nó là khổ mỗi ngày trôi qua, thân này già đi yếu đi, bệnh tật rối loạn và những cảm giác vui sướng chỉ thoáng qua. Thân này đã tích tụ tham sân si và cũng là nơi phát sinh ngã chấp, để cho nghiệp trổ là nơi chứa 1 khối khổ đau, 1 ổ vi trùng, máu mủ hôi thối vô thường và bất tịnh.

Nếu 1 ngày thân này tan rã ta sẽ mang theo được gì ?

Giữa dòng đời vô thường ta dành cả một đời vun vén cho 1 xác thân giả hợp, nhưng chúng ta quên mất rằng khi thân xác tan rã chỉ có nghiệp là duy nhất theo ta đi tiếp.

 Khi mà thân xác này không còn thì mới giật mình nhìn lại. Một ngày kia chúng ta nhìn sâu vào đôi mắt của mình, đôi mắt đã mờ đi không còn sáng tỏ như ngày nào, những nếp nhăn đã chảy, tay đã run mái tóc đã bạc màu.

Chúng ta tất cả đều là những con người rất mạnh mẽ, lao vào công việc lao vào công tác xã hội, lao vào để giúp đỡ người thân người thương. Nhưng bây giờ chúng ta nhìn rõ thân xác của mình  và chỉ còn những bước đi chậm chạp. Lúc này bất giác ta tự hỏi rốt cuộc thân này là của ai? Là gì? Và thấy nó tàn tạ và bắt đầu rơi rụng như 1 chiếc lá úa.

Thân này tạo lên bởi đất nước gió lửa không bền vững không tồn tại lâu dài. Thế nhưng có người sẽ vì thân này mà tô điểm, dành cả tuổi thanh xuân làm đẹp để hơn thua cho nó, bảo vệ nó, thậm chí bán rẻ linh hồn  cho nó, có thể vì thân này sát sanh để phục vụ  cho nó,  hại người vì thân thể này, bán rẻ đạo đức và lương tâm vì nó, mà quên mất rằng thân này nó đã mục rữa từng ngày.

Đến 1 ngày già nua bệnh tật gõ cửa, chúng ta lại bàng hoàng nhận ra chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc cái thân này. Dù bạn có bao nhiêu tiền bạc thì cũng không thể khiến cho nó trẻ và khỏe mạnh lại được.


Đức Phật từng dạy thân này như bọt nước, như sương mai, như ánh chớp không có gì là bền vững, là mộng huyễn giữa cõi trần. Tạm mượn thân này như chiếc thuyền để vượt qua biển trần khổ đau, tiền tài địa vị danh lợi và ích kỷ nhỏ nhen là dòng nước đục,  nếu ta không vững tay chèo thì dòng  nước kia  tràn vào làm cho  nó tan rã.

Mỗi hơi thở đi ra mà không vào là 1 bước chân tiến gần đến luân hồi, không 1 ai biết mình còn được bao nhiêu thời gian. Chính vì thế nên ta cứ mãi rượt đuổi và chìm trong tham vọng.

Cứ đợi đến già yếu, đợi có thời gian rảnh rỗi, trì hoãn việc tu tập là chính mình đã khép lại cánh cửa giải thoát. Thân người khó được mà khi có được rồi thì không biết tận dụng, đến khi mất rồi thì trôi lăn trong cảnh giới thấp, cơ hội tu tập lại càng nhỏ bé hơn gấp bội.

Giả sử như có thân này rồi thì không phải ta luôn đủ duyên để gặp Phật pháp, gặp thiện tri thức, được  tu học trong  chánh pháp.

Mỗi 1 kiếp người là 1 ân huệ rất lớn, nếu ta dùng kiếp này để ăn ngủ và hưởng thụ bon chen, thì ta đã đánh đổi 1 kho báu để lấy những hạt bụi mù của trần thế.

Với người học Phật không phải là từ bỏ thế tục mà chỉ cần thay đổi cách sống. Làm việc bằng chánh niệm, sống trong chánh niệm, nói năng bằng tâm từ bi, suy nghĩ bằng trí tuệ, giữ tâm tánh trong sáng như ngọn đèn trong đêm tối.

Dù sống giữa phố thị với người học Phật phải tu tập thiền định, giữ giới buông xả, luôn biết thân này là vô thường, nghiệp là sự thật, có sự tỉnh thức mới có thể cứu ta ra khỏi bể khổ luân hồi.

Đừng chờ đến khi bệnh tật mới nhớ niệm Phật, mới nhớ làm phước, mới nhớ phóng sanh, mới nhớ cúng dường bố thí, đừng nghĩ đến khi cha mẹ mất mới hiếu đạo.

Đứng trước nấm mồ mới bắt đầu sợ chết, cũng đừng chờ đến lúc tâm rối loạn, thân không còn sức, mắt không còn sáng mới nghĩ đến con đường tu tập.

Một cuộc đời trôi qua như 1 đoạn phim ngắn, nhưng mọi khoảnh khắc để ta sống thảnh thơi trong chánh niệm tỉnh thức, từ bi là 1 điểm sáng trong dòng chảy của nghiệp. Chính những khoảnh khắc tỉnh giác đó, sẽ dẫn đường cho chúng ta trong vô lượng kiếp về sau.

Vậy chúng ta hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, chỉ là 1 câu niệm Phật, 1 lời sám hối chân thành, 1 hành động thiện lành cũng là 1 bước tiến về phía ánh sáng. Có thể  hôm nay là cơ hội cuối cùng, nên phải sống trọn vẹn trong từng giây phút nhỏ. Chính từ việc nhỏ đó, ánh sáng của giác ngộ sẽ tự tỏ rạng chiếu soi vào tâm, phá tan bóng tối của vô minh đã tích tụ muôn đời.

Vậy hãy bắt đầu từ hôm nay tu sửa khi mắt còn sáng, thân còn khỏe, tai còn nghe được Pháp âm và chân còn quỳ được trước Phật. Chúng ta hãy gieo 1 hạt giống thiện lành ngay lúc này. Có thể đây là giây phút cuối cùng chúng ta có duyên để gieo hạt giống phúc đức. Ta cứ xoay quanh 1 đời sống phục vụ cho cái thân ăn ngon mặc đẹp hưởng thụ nhưng rồi nó lặng lẽ tan rã dần theo thời gian.

Thân này cứ thế từng ngày già yếu đi và mục rữa, đến 1 lúc nào đó có níu kéo cách mấy thì nó cũng rời bỏ ta như 1 chiếc áo cũ, để lại 1 tâm thức hoang mang lạc lõng chơi vơi và trơ trọi, với tất cả những gì từng gọi là của tôi.

Người trí dùng thân này để hành Thiện, giữ chánh niệm trong từng hành vi, rồi đến 1 ngày thân này sẽ tan rã ta không hối tiếc những tháng ngày đã qua.

Đừng để thân này bỏ rơi ta giữa chốn mịt mù, hãy dùng thân này như 1 chuyến đò vượt biên  giới trần lao. Đến 1 ngày kia cái chết không phải là 1 việc đáng sợ  nữa, ta cứ chuyển mình ra đi 1 cách thanh thản.

Hãy sống tỉnh thức trong từng hơi thở còn lại, vì mỗi phút giây còn có thân này, chính là 1 cơ hội đang mở ra để giải trừ nghiệp cũ, vun bồi công đức để bước đi gần tới ánh sáng Niết bàn.

Trải qua muôn ngàn cay đắng và đã trải nghiệm thấy rõ được thân này tuy đang hiện hữu nhưng nó tan rã từng giây phút.

Ta có một cơ hội tốt để bắt đầu và làm lại, để nhớ lại và để đi đúng một bước nhỏ trên hành trình trở về với chính mình.

 Thân này quý như cây cầu duy nhất có thể đưa chúng sinh từ bóng tối trở về với ánh sáng, tất cả chúng ta ai cũng làm được, giác ngộ từ khổ đau trở thành hạnh phúc

 Chỉ có trong thân thể này ta mới có thể đủ hai mặt đau khổ và hạnh phúc, để mình cần phải thay đổi và có trí tuệ để biết cách đi đúng con đường.

Cõi trời quá sung sướng khiến con người quên đi, mãi chìm trong hưởng thụ, còn cõi địa ngục thì quá khổ đau làm chúng ta cũng không đủ tỉnh táo.

Chỉ có cõi người vừa khổ vừa tỉnh khiến con người làm cho mảnh đất  tâm trở thành mầu mỡ, khiến con người giác ngộ, may mắn  là chúng ta đang sống trong cõi người ấy.

Ngay lúc này không cần phải đợi đến kiếp sau không cần phải tìm một hoàn cảnh lý tưởng. Chỉ cần biết rõ ngay trong từng hành động hành vi nhỏ bé mỗi ngày.

Bạn đang chọn con đường đi lên hay đi xuống, bạn đang làm dày thêm cái tôi, hay đang làm nhẹ và bào mòn dần đi bản ngã.

Bạn đang sống với ánh sáng, hay như một bóng tối biết suy nghĩ.

Ý dẫn đầu các pháp Ý làm chủ Ý tạo. Nghĩa là mỗi suy nghĩ không quan sát sẽ trở thành lời nói lập lại thành hành động và lập lại thành thói quen.

Thói quen kết lại thành nghiệp, chính là nghiệp dẫn đi để quyết định mọi thứ và dẫn bạn đi về đâu trong kiếp này và sau đó, hiểu như vậy thân này rất quý.

Không chỉ vì nó hiếm, mà nó có khả năng vận chuyển được số phận của bạn ...

Một kiếp người không phải để sở hữu nhiều thứ

Mà để học cách quay về

Học cách sống trong tỉnh thức

Học cách thương mà không trói buộc

Học cách buông mà không lạnh lùng

Học cách hiện diện trọn vẹn với những gì đang có

Học cách ngồi yên như thế nhìn dòng đời đi qua trước mắt mà lòng không động không dính.

Không oán không cầu dù thân ở trong thế gian mà tâm đã thoát vòng sinh tử.
ni su tam van-4

ni su tam van-1ni su tam van-5ni su tam van-6
ni su tam van-2

Bởi vì một kiếp người chính là đi về với chân tâm. Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài từ lúc sinh đến giây phút giật mình tỉnh thức; từ vô minh trói buộc đến ánh sáng của chánh niệm.

Từ vòng xoáy của nghiệp lực, đến niềm tin tự do tất cả đều từng bước chân trong kiếp người ngắn ngủi nhưng vô cùng quý báu.

Phật dạy thân người khó được, phật pháp khó gặp, tín tâm khó phát. Được làm người là vô cùng quý giá vì chỉ trong thân người với đầy đủ ngũ căn và sự tỉnh giác ta mới có thể bước vào con đường tu tập và giải thoát.

Ta đến với đời trong vô minh, lớn lên trong vọng tưởng, sống trong lãng quên và chết trong hỗn loạn. Nên đừng để kiếp sống này trôi qua như bao kiếp đã trôi.

Đừng để trái tim này khô héo vì dính mắt. Đừng để tiếng thở dài trong nuối tiếc. Một kiếp người không dài, chỉ một lần dừng lại là bạn đã thấy bến bờ hạnh phúc, là đủ để xoay chuyển bánh xe luân hồi.

Không cần làm điều gì to lớn chỉ cần sống tỉnh thức từng ngày, gieo thiện, nói thiện nghĩ thiện và buông bớt oán thù giữ lòng từ bi làm nhẹ tâm thanh lọc nghiệp.

Bạn không cần đi đâu xa để tìm sự bình an vì sự bình an đã luôn có trong bạn chỉ chờ bạn quay về.

Phật không ở trên cao mà ngay trong tâm bạn, chờ bạn thắp lên một ngọn đèn trí tuệ để tự mình bước ra khỏi bóng tối.

Nguyện cho tất cả chúng sanh nhận ra con đường

Nguyện cho ai còn lạc lối cũng có ngày tìm về .

Nguyện cho một kiếp người không trôi qua quá vô ích, tìm về với ánh sáng chánh niệm giữa cuộc sống bộn bề, sẽ soi đường chỉ lối cho chúng ta trên con đường tỉnh thức.


 Ngọn gió vô thường đến không có hẹn trước. Nó đến một cách lặng lẽ bất ngờ dứt khoát. Sinh mệnh của con người xét cho cùng chỉ là một sợi tơ mỏng giữa hai bờ sinh tử. Tối đi ngủ liệu rằng mình có mở mắt vào sáng mai hay không?

Cái chết có thể đến trong giấc ngủ trong khi làm việc, trong khi ăn, thậm chí ngay lúc ta đang cười. Ta không sẵn sàng, nó không quan tâm ta giầu hay nghèo. Vô thường đến không có lịch hẹn không có hẹn trước, bản chất của vô thường là bất định, một cái chớp mắt là xong một kiếp người.


Hiểu như thế, không phải để cho ta sợ hãi mà để cho ta sống có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc, ta không níu giữ được thời gian nhưng ta có thể chuyển hóa từng phút giây sống thảnh thơi.

Không thể biết mình sống bao lâu nhưng có thể mình đang sống ra sao. Sống thiện, sống an, sống có đạo đức.

Bệnh tật là nghiệp quả nhưng cũng là cơ hội

Tai nạn là hiểm họa nhưng là gương chiếu soi

Sinh ly là khổ đau, nhưng cũng là thước đo cho sự tỉnh thức


Không né tránh không than trách không sợ hãi, ta bắt đầu đi trên đường giác ngộ ngay giữa khổ đau .

Tất cả những gì ta có rồi sẽ tan vỡ như một giấc mộng, như làn khói. Sau một cơn bạo bệnh mới biết sống chậm lại, mới biết niệm Phật mới biết hiểu sâu hơn, mới biết giá trị của một hơi thở và một nụ cười.

Đừng để vô thường đánh đập, ta phải sẵn sàng, nghĩa là mỗi ngày đều tu dưỡng thân tâm, mọi hành vi đều thiện, mỗi suy nghĩ đều trong sạch, có như vậy khi bệnh đến ta không hỗn loạn.

Đức phật luôn đứng đó tỏa sáng chờ ta quay trở về, nhưng bước  chân đó chính bạn phải bước đến, không ai thay được cho bạn.


Viết tại Tu Viện Quảng Đức Melbourne ngày 18-5-2025

Thích Nữ Tâm Vân

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2025(Xem: 485)
Xưa nay thiên hạ vẫn cho là “Thân gái mười hai bến nước trong nhờ, đục chịu” hàm ý về thân phận nữ nhi Việt Nam khi lập gia đình trong mười hai thành phần sang hèn trong xã hội: Sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục, công, hầu, bá, tử, sẽ lọt trúng thành phần nào. Đã vậy, khi bước chân lên xe hoa về nhà chồng như đem cuộc đời đánh lô tô mà phần đục nhiều hơn phần trong. Đa số, bên cạnh niềm vui làm cô dâu vẫn canh cánh bên lòng không biết về nhà chồng sống chung với những người khác máu tanh lòng họ sẽ đối xử mình ra sao. Viễn ảnh về những bà mẹ chồng,
22/05/2025(Xem: 652)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy về định tâm, tuyệt dục và thấy tánh, ghi trong sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch. Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư, và được nhiều vị sư tôn vinh là vị Tổ Thứ Tư của Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/05/2025(Xem: 1339)
Thơ mộng, uyên bác, thấu suốt Phật lý... Những dòng thơ của Thầy Tuệ Sỹ hiện lên trang giấy như các dãy núi nơi những đỉnh cao ẩn hiện mơ hồ giữa các vầng mây. Do vậy, dịch thơ Thầy Tuệ Sỹ qua tiếng Anh cũng là một công trình lớn, khi phải cân nhắc từng chữ một để giữ được cái thơ mộng, cái uyên bác, và cái nhìn thấu suốt ba cõi sáu đường của một nhà sư thiên tài, độc đáo của dân tộc. Hai dịch giả Terry Lee và Phe X. Bạch đã làm được phần rất lớn trong việc giới thiệu thơ của Thầy Tuệ Sỹ cho các độc giả trong thế giới Anh ngữ.
17/05/2025(Xem: 970)
Là một thuật ngữ âm Hán – Việt, có lẽ khó hiểu với một số Phật tử cũng như những người trẻ. Sở tri chướng nói một cách dễ hiểu là chướng ngại từ chính cái biết của mình. Tại sao cái biết, cái tri kiến của mình lại là chướng ngại? lẽ ra phải là điều phát triển đáng quý chứ, nghe thì tưởng chừng vô lý nhưng thật ra thì rất chính xác, nhất là trong giới học Phật.
17/05/2025(Xem: 2577)
Trong 6 năm qua, từ năm 2019 đều đặn mỗi năm Viên Giác Tùng Thư và Báo Viên Giác có xuất bản một Đặc San Văn Hóa Phật Giáo. Và chính quý Ngài và quý thân hữu đã đóng góp những bài viết giá trị (xin xem 1 bản mẫu của năm 2024 đính kèm). Chúng con/ chúng tôi tiếp nối truyền thống đó nên viết Thư này kính mong quý Ngài tiếp tục gởi bài cho Đặc San 2025 (chi tiết xin xem Thư đính kèm). Đặc San năm nay mang chủ đề là "TÂM BÌNH - THẾ GIỚI BÌNH". ấn hành vào tháng 8 năm 2025 nhân dịp Chào mừng Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2569.
16/05/2025(Xem: 7110)
Phát hành vào tháng 7 năm 2024 Nhân Kỷ Niệm 45 Năm Thành Lập Chùa Viên Giác Đức Quốc và 45 Năm Xuất Bản Báo Viên Giác, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề "Người Cư Sĩ Phật Giáo" để chào mừng những sự kiện nêu trên. Đặc San năm 2024 này (lần thứ sáu) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 4 họa sĩ, nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Sách in màu, 658 trang, khổ 6x9 inches.
15/05/2025(Xem: 936)
Tôi năm nay đã 83 tuổi (sinh năm Nhâm Ngọ), hiểu biết kinh Phật chẳng bao nhiêu, tu hành thì biếng nhác, vợ chồng ăn chay mỗi tháng chỉ được hai lần. Thế nhưng nhờ tâm Bồ Đề kiên cố, quyết tâm theo Phật và lời dạy của chư Tổ cho nên cố gắng bỏ bớt tham-sân-si, không làm tổn hại tới ai. Ngoài thì giờ viết sách, lo chuyện gia đình, tôi vẫn thường vào youtube để nghe thuyết pháp. Tôi thấy khá nhiều giảng sư phê bình người này người kia không tu theo chánh pháp hoặc khuyên Phật tử tu theo chánh pháp. Nhưng tôi không rõ Phật tử có hiểu thế nào là tu theo chánh pháp hay không?
13/05/2025(Xem: 2438)
Sự chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Sanskrit: Anuttara-samyak-sambodhi) là một thuật ngữ cao quí, giác ngộ hoàn toàn không sai lầm vượt qua mọi giới hạn loại bỏ hoàn toàn vô minh, thấu rõ trọn vẹn bản chất của vũ trụ và Phật đã nói ra giáo pháp, chỉ rõ con đường, phương pháp để hành giả chứng ngộ, an lạc, giải thoát. Giáo pháp đã được truyền thừa qua kinh điển mà thiền đường, tu viện…nơi các nhà sư giảng giải khơi thông những khúc mắc, hoài nghi, hướng cho phật tử đến tu tập ngày càng thấu rõ hơn. Ghi ơn sự truyền dạy ấy trong tập nầy tác giả phần lớn những bài thơ tán thán công đức chư vị giảng sư, trụ trì, hành giả … và hoạ lại những bài thơ của chư vị Tỳ Kheo, thi hữu.
30/04/2025(Xem: 3315)
Mỗi người trong chúng ta đều có rất nhiều chuyến đi trong suốt cuộc hành trình dài sinh tử của mình. Có người đi ngắn rồi bỏ cuộc. Có người đi nửa chừng rồi lại quay về. Có người đi suốt một đoạn đường dài không ngơi nghỉ; trong đó có tôi đã bao lần đi rồi bao lần đến. Phái Đoàn Hoằng Pháp của chúng tôi tại Hoa Kỳ lần nầy có chuyến đi dài nhất kể từ xưa đến nay và kết hợp cả 3 châu lục, đôi khi trở thành 4. Đó là: Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Châu Mỹ, trải qua 10 địa phương chính tại các nơi ở Hoa Kỳ từ ngày 26.2.2025 đến ngày 6.5.2025 gồm các nơi như sau: Bắc California, Nam California, Dallas, Oklahoma, Atlanta, Houston, Jacksonville, Philadelphia, Washington DC và Minneapolis. Và mỗi nơi đến như vậy, Phái Đoàn của chúng tôi chia ra giảng 2 đến 4 chỗ khác nhau tại chùa và tại tư gia của các Phật tử, cũng như tham dự các lễ quan trọng tại những nơi sau đây:
30/04/2025(Xem: 2287)
Sáng mai tĩnh giữa mây bay, Tâm như gương sáng đón ngày nhẹ trôi. Không mong ngộ đạo cao vời, Chỉ xin tỉnh thức giữa đời lặng yên. Bồ Tát đâu cõi xa miền? Mà trong ánh mắt dịu hiền buổi mai. Không cần bước đến thiên thai, Chỉ cần bước vững, nhẹ hoài từng hơi. 🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com