- Members of the Eleventh Executive Committee of WBSC ( term 2024-2028) - 世界佛教僧伽會第十一屆執行委員名單
- Day 1: Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 2/3/2024)
- Day 2: Lễ Khai Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Quán Âm Sơn Đạo Tràng, Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 2: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 3: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 3: Lễ Bế Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Chùa Pháp Tựu, Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 4: Bổ sung 2 tân thành viên vào Ủy Ban Hoằng Pháp thuộc Hội Tăng Già Thế Giới tại Đại Hội kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (05/03/2024)
- Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand
- Tuyên Bố Chung New Zealand của Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
- 6_Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại Hài Hòa
- 7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 8_Hài hòa Sinh Thái, Sự Sống còn của Nhân loại và Sự Ổn định
- 09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa
- 10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
- 11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên
- 12_Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung
- 17_Trở về với Thiên nhiên, Sống chung Hài hòa
- 25_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
- 20_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 21_Sống Hài Hòa Với Môi Trường
- 23_Môi trường và Năm Bộ Luật Tự Nhiên
- 24_Phục hồi và sống hài hòa với môi trường thiên nhiên
- 26_Hồi Hướng Công Đức
- 27_ Sống chung với Thiên Nhiên
Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung
Shi Shao Gen
Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Phật Giáo Thế Giới
Chủ Tịch Liên Đoàn Tăng Già Phật Giáo Hongkong
Tôi xin gửi lới chào mứng đến các Đại Đức, Sư Thày và nhân viên Tăng đoàn trong Hội Đồng Tăng Già Phật Giáo Thế Giới. Sau vài năm gián đoạn liên lạc và trao đổi vì đại dịch, chúng ta tập họp tại New Zealand một lần nữa để thảo luận về sự phát triển trong tương lai của Đạo Phật. Thật là một vinh dự và một dịp đáng nhớ khi được gặp gỡ trở lại các đại đức, được chào hỏi và chúc tụng nhau . Năm nay tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ của mình về đề tài “Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung”
Trong hai hay ba thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và phương tiện liên lạc đã phá vỡ những biên giới địa lý đem lại tiện ích cho đời sống và sự phát triển thương mại. Có một lúc “sự toàn cầu hóa” và “hội nhập” trở nên một con đường không thể tránh để nhân loại đi tới và bước vào thế kỷ mới. Tuy nhiên, có bằng chứng khách quan cho thấy sự toàn cầu hóa của chủ nghĩa duy vật và tiêu thụ đã thất bại trong việc thực hiện các lý tưởng của một cuộc hội nhập và sự hài hòa trên thế giới. Ngược lại, khẩu hiệu “ưu tiên cho chính mình” đã được mọi thành phần trong cộng đồng đề cao, điều này dẫn đến đối đầu và tranh chấp, kết quả là một hoàn cảnh chiến tranh và xung đột chủng tộc liên tục trên thế giới ngày nay.
Thêm vào tình hình thế giới hiện nay, lối sống “tiêu thụ để tiêu thụ” của mọi người đã gây ra thiệt hại nặng nề cho khí hậu và sự khai thác thái quá các loài sinh thực vật thiên nhiên. Trong những năm gần đây các khí hậu bất thường trên khắp thế giói, đặc biệt là cái nóng cùng cực, siêu bão và mưa lũ, đã gây rất nhiều thiệt hại và những hậu quả khủng khiếp. Đây là những hậu quả của sự bất hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Đề tài của đại hội năm nay “Trở về vói Thiên nhiên, Sống trong Hài hòa” là lời kêu gọi đúng lúc và thích hợp đối với các tu sĩ Phật giáo để họ có hành động đáp ứng các vấn đề hiện nay của nhân loại. Theo ý kiến của tôi, quan điểm “phát triển ổn định” quá tập trung vào những cái lợi ngắn hạn và sao lãng sự tôn trọng và săn sóc cho mỗi giai cấp và nhóm sắc tộc. Bồ Tát Quán Thế Âm của chúng ta (Avalokiteshvara) “lắng nghe âm thanh của các khó khăn trên thế giới và tìm đến chúng để xoa dịu đau khổ” và ngài “hiện ra dưới mọi hình hài cần thiết để cứu chúng sinh”, Ngài dạy chúng ta cảm thông với những nhu cầu của xã hội, nhóm săc tộc và cả các cá nhân, và chúng ta nên quan tâm và đồng cảm với tiến trình “tìm điểm chung trong khi tạm gác lại các khác biệt”, và đáp ứng các nhu cầu thực sự của các tầng lớp khác nhau qua hành động, như vậy để họ thấy mình được tôn trọng và giúp đỡ thực sự, thay vì là những vật bị hy sinh hay những thất bại trong việc theo đuổi “điểm chung” hay “sự hội nhập”. Thay vì trở thành nạn nhân hay người thua cuộc trong việc ‘đi tìm điểm chung” và “sự thống nhất”, họ cần được tôn trọng và giúp đỡ thật sự. Chỉ có bằng cách này chúng ta mới tiêu diệt được xung đột và đạt được mục tiêu sống chung hài hòa. Tương tự như vậy, là con người sống trên Trái đất, quý vị đừng quên quý vị không chỉ là người sử dụng các tài nguyên của Trái đất, mà quý vị cũng là một phần những tài nguyên đó, và quý vị chắc chắn sẽ là nạn nhân của việc phung phí mù quáng và không kiểm soát. Nếu tất cả chúng ta làm theo gương Bồ Tát Quán Thế Âm nhìn vào thiên nhiên trong tinh thần “đại từ bi dựa trên bản chất giống như nhau”, chứng tỏ sự quan tâm và tôn trọng hơn nữa và đánh giá cao quan hệ chặt chẽ giữa người và vật, “cùng sống chung như một”, chúng ta có thể giảm thiểu những mất mát không cần thiết và phát triển sự tin tưởng và động cơ để yêu thương, bảo tồn và thống nhất, như vậy đạt được sự hài hòa và hội nhập thật sự. A Di Dà Phật.
Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ