Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Kinh từ những buồng biệt giam

06/04/202416:54(Xem: 1474)
Lời Kinh từ những buồng biệt giam


trai giam

Lời Kinh

từ những buồng biệt giam




Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội.

Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.

Trong những thời khắc sống chỉ để chờ đợi tiếng gọi tử thần trong đêm, là nghe tiếng chân đi, tiếng mở khóa buồng giam trong thân thể lạnh toát để trả án bằng quy luật nhân quả “giết người thì đền mạng”, khi đó người phạm tội mới nhận ra mỗi giây phút được sống với họ là niềm hạnh phúc, một luồng ánh sáng trong trẻo bên ngoài khung cửa phòng biệt giam, nơi cách biệt giữa tự do và giam cầm là điều đáng quý, nhưng dường như, con người thường chỉ nhận ra những giá trị sống trong những giây phút cận kề sinh tử, khi cuộc sống không còn như lúc bình thường mới thấy những điều ngỡ là bình thường trở nên quý giá. Thế nhưng đâu phải ai cũng may mắn sinh ra trong những gia đình có điều kiện để được dạy bảo đến nơi đến chốn, để được lo lắng bảo bọc không mắc phải sai lầm, đâu phải ai cũng đủ mạnh mẽ, tỉnh táo để vượt qua được tham vọng, vượt qua những cái bẫy của tiền tài địa vị, để rồi khi rơi vào đó, con người phải trải qua những khúc ngoặt làm thay đổi cuộc đời mình, thay đổi suy nghĩ của mình thậm chí có những người không còn cơ hội để thay đổi nữa.

Câu chuyện một giám thị trại giam ngồi nói chuyện cùng một phạm nhân về những triết lý nhân sinh trong Phật pháp mà tôi được đọc khá lâu nhưng vẫn còn nguyên vẹn sự thâm trầm trong tâm tưởng, đó như hình ảnh ở hai bờ đối lập trong bản ngã một con người, giữa thiện và ác, giữa sự nghiêm khắc và bao dung, để mỗi người dù có rơi vào tận cùng khúc quanh nào cũng thấy đâu đó có một vầng ánh sáng, để họ không hoàn toàn rơi vào bóng đêm dù ngoài kia là những bức tường sắc lạnh.

Triết lý sẽ thật sự trở nên vô nghĩa nếu con người chỉ nói suông mà không thể vận dụng nó vào bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào, nhưng câu chuyện “Lời kinh sau những buồng biệt giam” sẽ là một câu chuyện đầy tính nhân văn, đầy tình người bởi nó đã hiện thực hóa lòng từ bi trong đạo Phật một cách sâu sắc nhất, bởi tình thương của Phật dành cho chúng sinh đều bình đẳng như nhau, không phân biệt là người tự do hay một kẻ tội đồ, tình thương trong triết lý từ bi nhà Phật có thể giúp an ủi, nâng đỡ và chữa lành vết thương lâu năm, có thể tha thứ tội lỗi trong tiềm thức con người để cứu rỗi tha nhân vẫn còn đang bế tắc, lần mò trong cảm giác mặc cảm, trong tự ti, hay những thời khắc hoang mang, cuồng dại nhất.

Nếu người tự do, đang có đời sống hạnh phúc bên ngoài cần đến Phật một thì người đang ở trong hoàn cảnh lao tù lại cần đến Phật gấp nhiều lần, bởi nơi đó chứa đựng nhiều bí bách nội tâm mà con người cần có một phương pháp, một bàn tay tháo gỡ, vậy thì còn gì phù hợp hơn khi những lời Kinh Phật được mang vào nơi đó, nơi có những con người cần phục thiện hoàn lương, cần giải tỏa được những áp lực tội lỗi, cần sửa đổi từ người tà thành người chánh, nơi đó chính là nơi giáo lý nhà Phật bộc lộ hết những nội hàm và giá trị không chỉ tín ngưỡng tâm linh, mà còn là tình thương yên dịu nhất.

Nhân loại luôn trầm luân, lặn ngụp trong muôn vàn biển khổ, cái khổ tận cùng là khi mất đi sự tự do, là khi sự sống của mình phải nằm trong tay người khác, chờ ngày định đoạt, sẽ thật đáng sợ nếu thời điểm đó, hoàn cảnh đó con người không có phương pháp nào buông xả và cứu chữa, là phải đối diện với sự xáo trộn tâm lý cùng kiệt để đương đầu với nỗi cô đơn, sợ hãi tận cùng, trong những nút thắt đó, giáo lý nhà Phật đã chỉ ra được cho con người những lý do của nỗi thống khổ và dẫn dắt chúng sinh đi qua con đường thoát khỏi trầm lao cả về thể xác lẫn tinh thần, từ đó hóa giải nỗi sợ hãi của con người về “cái chết” để chúng ta có thể sám hối và nhẹ nhàng đón nhận thời khắc sinh tử như một quy luật tự nhiên, trong thân giả tạm này, không còn đau đớn nữa.

Đạo Phật rực rỡ và đẹp đẽ từ ánh đạo mầu trong những ngôi Chùa, là hình ảnh an yên từ những đạo tràng với phật tử áo lam thuần thành, tay búp sen và tâm rỗng lặng, nhưng đạo Phật càng đẹp hơn, từ bi hơn khi lan tỏa đến những nơi đang đầy nặng phận đời của những người yếu thế, những người đang phải mang trên mình cái nhìn khác biệt của cộng đồng. Để thấy rằng Phật luôn đến với tha nhân trong tình thương và sự thấu cảm sâu xa nhất, trong mắt Phật không có tội đồ, không có người sang kẻ hèn, người được kẻ mất, người tốt kẻ xấu, trong mắt Phật và ngọn từ bi của Phật tỏa xuống cõi tục trần này đều phẳng lặng như nhau, bất kỳ người đó là ai, một khi tiếp nhận, cảm thụ và đến với Phật bằng niềm tin, tình thương thì luôn có được sự che chở tâm hồn.

Khi Nghị Định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2024 về “Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”, trong đó có tại Điều 4 quy định “Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo” như sau:

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).

2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

3. Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý.

Có thể thấy rằng Nghị định được ban hành với điều lệ trên là một tinh thần nhân văn giữa người và người vì đã góp phần rất lớn vào việc mang tính ngưỡng tôn giáo đến cho người bị tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của chúng sinh, việc gieo trồng tinh thần từ bi, sự tu tập quán niệm bản thân, biết sám hối những điều chưa lành để chuyển hóa thành điều lành từ người phạm tội, để khi được trở về đời sống bình thường, họ có thể sống tốt hơn, biết cách vượt qua những rào cản tâm lý, biết cách đối diện với những thử thách trong đời sống hằng ngày mà không rơi vào bi quan, tiêu cực.

Pháp luật vận dụng tinh thần đạo giáo, đặc biệt là đạo Phật vào việc giáo hóa chúng sinh là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những người đang rơi vào góc kẹt nội tâm, những người yếu thế ngoài xã hội, bởi đó không chỉ góp phần làm giảm bớt áp lực đau khổ cho con người mà còn giúp họ hướng thiện từ bên trong, để cảm thấy lòng người, tình người trong căn phòng biệt giam, trong khu xà lim không chỉ toàn lạnh lẽo.

“Những lời Kinh từ buồng biệt giam” sẽ là những lời Kinh đầy tình thương, lòng từ bi trắc ẩn của người nhà Phật dành cho những người lầm lỡ, là ngọn đèn soi cho họ giữa mê mịt cuộc đời, là ngọn nguồn nước mát tỏa xuống những ngày tháng đau khổ và buồn tủi giúp con người có một lý tưởng sống tốt hơn, đó không còn là những triết lý suông trong kinh điển mà đã cứu rỗi cho thật nhiều người, giúp họ bước ra ánh sáng từ những vũng lầy tăm tối. Nhân sinh có câu “Quay đầu là bờ” hàm chứa rằng trong đời người, không ai là không một lần phạm lỗi nhưng nếu biết nhìn nhận và sửa đổi sẽ không ai lại không có sự bao dung, mà sự bao dung của Phật để hướng thiện cho người đời càng vị tha, rộng mở hơn thế nữa.

Tôi mong những lời Kinh này sẽ không chỉ dừng lại trên quyển sách mà còn được tiếp diễn bằng những lời giáo huấn của những bậc chân tu, để giáo lý nhà Phật không chỉ dừng lại ở những ngôi Chùa mà có thể đến những nơi này, nơi mà những phận người trầm lao đang rất cần sự yêu thương, chia sẻ và giác ngộ từ tấm lòng nhà Phật.



Võ Đào Phương Trâm (An Tường Anh).

                                                                                         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2025(Xem: 334)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa, lại một mùa xuân trên xứ Đức lạnh lẽo co ro, Danh ngồi đếm từng ngày trên tấm lịch để chờ đón cái Tết Ất Tỵ, năm tuổi của chàng vừa tròn 60. Chàng thường nghe nói, 59 chưa qua 60 đã đến, đấy là những năm đại hạn! Ai qua được ngưỡng cửa 60 sẽ sống thọ lâu.
04/01/2025(Xem: 286)
NỘI DUNG SỐ NÀY: · THƯ TÒA SOẠN, trang 2 · DIỆU ÂM CHUYỂN NGỮ: SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH TAM TẠNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI (Nguyên Siêu), trang 4 · THƯ XUÂN ẤT TỴ (HT. Thích Nguyên Siêu), trang 5 · TẾT VIỆT NAM, TẾT DI LẶC (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 · THÔNG BẠCH XUÂN ẤT TỴ 2025 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 8 · THƯ CHÚC XUÂN ẤT TỴ - 2025 (HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 9 · NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC... (HT. Thích Trí Chơn), trang 11
08/11/2024(Xem: 875)
Phước báu” không tự nhiên mà có. Tuy nhiên được sinh ra làm người là chúng ta đã sở hữu được một loại Phước báu rất lớn rồi. Bởi ta có quyền được lựa chọn giữa việc tạo ác nghiệp hoặc tạo thêm thiện phước cho mình.
22/10/2024(Xem: 591)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la.
17/10/2024(Xem: 1428)
Trong cuộc sống thực tế, rất hiếm gặp những người sở hữu một sức mạnh thầm lặng, biết tự vấn bản thân, trái lại phần đông luôn sống trong những tháng ngày buồn tẻ để rồi khi sóng dậy biển khơi , sợ hãi, chơi vơi, hỗn loạn phiêu du đến rồi đi trong kiếp sống luân hồi.
04/10/2024(Xem: 1091)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến? Một ngày ngổn ngang công việc với hằng trăm thứ lo âu, bắt đầu những giờ phút chạy đua trong cuộc sống vốn dĩ gắn liền với cơm áo, gạo tiền, xa hơn một chút là đời sống trưởng giả, danh vọng và quyền lực. Một bữa ăn sáng vội vã, một ai đó tranh thủ vượt đèn vàng để kịp giờ vào công sở cũng bởi nhịp sống hối hả khiến chúng ta trôi theo không lúc nào ngơi nghỉ, thế nhưng với nhiều người, sự tất bật trong công việc không phải là điều làm người ta mệt mỏi mà điều làm người ta mệt mỏi lại đến từ những điều khác, nó không phải là mớ công việc lao động tay chân, lao động trí óc, không phải là xấp văn bản dày cộm trên bàn làm việc, không phải là lời hối thúc của cấp trên mà nó đến từ lòng người.
02/10/2024(Xem: 1825)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
28/09/2024(Xem: 1023)
Lần đầu tiên y gặp tôi, y chắp hai tay và cúi đầu chào. Tôi rất ngạc nhiên, trong đầu xuất hịện câu hỏi:" Sao y laị biết lễ tiết chào trong nhà Phật?". Tôi cũng chắp tay chào đáp lễ. Mọi người xung quanh cười rần rần vì họ thấy lạ mắt quá. Họ hỏi ý nghĩa của việc đó có nghĩa là gì? Tôi vận dụng cái mớ tiếng Anh ba rọi giải thích cho họ hiểu. Họ có vẻ thích thú lắm. Tôi nghĩ y chào như vậy chắc tuỳ hứng bất chợt nhưng tôi đã lầm. Mọi ngày đều như thế cả, suốt một thời gian dài . Mỗi buổi sáng là y chắp tay chào tôi với nụ cười rạng rỡ... Dần dần có thêm vài người nữa cũng chắp tay chào tôi như thế vào mỗi buổi sáng.
25/09/2024(Xem: 4358)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
23/09/2024(Xem: 2167)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com