Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày 15/11/23: Tham quan Chùa Thiên Long và Kim Các Tự, Kyoto, Nhật Bản

15/11/202322:35(Xem: 1676)
Ngày 15/11/23: Tham quan Chùa Thiên Long và Kim Các Tự, Kyoto, Nhật Bản

Ngày Thứ Tư, 15/11/2023: HT Trưởng Đoàn hướng dẫn đại chúng đến tham quan: Thiên Long tự (天龍寺; J: tenryū-ji), đây là một trong những Thiền viện lớn của Kinh Đô (kyōto), Nhật Bản. Thiền viện này được kiến lập với sự hỗ trợ của vị Tướng quân (j: shōgun) Túc Lợi Tôn Thị (ashikaga takauji) và sự chỉ đạo của Thiền sư Mộng Song Sơ Thạch (musō soseki), được xếp vào Ngũ sơn của Kinh Đô. Thiền viện này nổi danh với một vườn cảnh tuyệt đẹp do chính tay Quốc sư Mộng Song thiết trí.

Mộng Song Sớ Thạch (zh. 夢窗疏石, ja. musō soseki), 1275-1351, là một vị Thiền sư Nhật Bản danh tiếng thuộc tông Lâm Tế. Sư là người rất có công trong việc truyền bá tông phong Lâm Tế tại Nhật, sau được Nhật hoàng phong danh hiệu Quốc sư.

Sư sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc, mất mẹ năm bốn tuổi. Vừa lên tám, Sư đã xuất gia và ban đầu chuyên tu tập theo Mật giáo (zh. 密教, ja. mikkyō). Trong khoảng thời gian 10 năm, Sư thu thập tất cả những ấn tượng huyền bí của Mật giáo tại đây. Một năm sau khi thụ giới cụ túc (1292), Sư chuyển sang tu tập theo phương pháp của Thiền tông. Nguyên nhân của sự thay đổi này chính là cái chết bi thảm của một vị thầy. Sư tự thấy rằng, vấn đề chính của cuộc sống là sinh tử luân hồi không thể giải quyết được bằng tri thức uyên bác, kiến thức của một học giả. Trong thời gian 100 ngày sau khi thầy mình lâm chung, Sư tụng kinh cầu an cho thầy và nhân đây, Sư có một giấc mộng rất quan trọng. Trong giấc mộng này, Sư được gặp hai vị Thiền sư Trung Quốc quan trọng đời nhà Đường là Thạch Đầu Hi Thiên (zh. 石頭希遷, ja. sekitō kisen) và Sơ Sơn Quang Nhân (zh. 疏山光仁, ja. sozan kōnin), một môn đệ của Động Sơn Lương Giới (zh. 洞山良價). Thạch Đầu xuất hiện dưới dạng một vị tăng của Chân ngôn tông, Sơ Sơn dưới dạng Bồ-đề-đạt-ma. Sau giấc mộng này, Sư tự đặt tên cho mình là Sơ Thạch (疏石, ja. so-seki) - ghép từ hai chữ đầu của Sơ Sơn và Thạch Đầu. Mộng Song, 'Cửa sổ của giấc mộng' (zh. 夢窗, ja. musō) đã mở rộng, hướng dẫn Sư trên con đường Thiền.

Sau đó, Sư yết kiến nhiều vị Thiền sư danh tiếng đương thời - một trong những vị này là Nhất Sơn Nhất Ninh (zh. 一山一寧, ja. issan ichinei), một vị Thiền sư Trung Quốc danh tiếng - nhưng không hài lòng với những phương pháp tu tập của những vị này. Nghe danh của Thiền sư Cao Phong Hiển Nhật (zh. 高峰顯日, ja. kōhō kennichi), Sư liền đến tham học. Sư học không lâu nơi Cao Phong nhưng vẫn được xem là môn đệ vì sau này Cao Phong chính là người ấn khả cho Sư.

Vào một ngày tháng năm (1305), đang trên đường trở về am và trong lúc mệt mỏi, Sư vừa muốn dựa lưng vào tường thì có cảm giác bức tường bỗng nhiên biến mất, Sư té xuống và nhân đây ngộ được yếu chỉ thiền.

Sau sự việc quan trọng này, Sư vẫn chu du đây đó, chú tâm đến việc Toạ thiền (ja. zazen). Cuối cùng, Sư nhận lời mời trụ trì Thiên Long tự (zh. 天龍寺, ja. tenryū-ji) tại Kinh Đô - một ngôi chùa được xếp vào hệ thống Ngũ sơn thập sát (五山十剎, ja. gozan jissetsu) - và trở thành một nhân vật quan trọng của nền văn hoá Phật giáo tại đây.

Sư cũng là một trong những tác giả đứng hàng đầu của phong trào Ngũ sơn văn học (zh. 五山文學, ja. gosan bungaku), một phong trào rất quan trọng trong việc truyền bá văn hoá, khoa học và nghệ thuật của Trung Quốc sang Nhật. Tên của Sư gắn liền với nhiều việc khai sơn, sáng lập thiền viện và đích thân Sư cũng trụ trì nhiều thiền viện danh tiếng, trong đó có Nam Thiền tự (zh. 南禪寺, ja. nanzen-ji), một ngôi chùa với những kiến trúc, vườn cảnh nổi danh trên thế giới. Dưới sự chỉ đạo của Sư, một vị Tướng quân (shōgun) với tên Túc Lợi Tôn Thị (ja. ashikaga takauji) truyền lệnh lập 66 ngôi chùa ở 66 nơi khác nhau với tên An Quốc tự (zh. 安國寺, ja. ankoku-ji) và từ đây, Thiền tông được truyền bá khắp nước Nhật. Một trong những tác phẩm quan trọng của Sư là Mộng trung vấn đáp tập (zh. 夢中問答集, ja. muchūmondō-shū), trong đó, Sư trình bày các yếu chỉ của Thiền tông qua các câu hỏi và trả lời. Ngoài ra, Sư cũng nổi danh trong nghệ thuật Thư đạo (zh. 書道, ja. shodō). Sư được bảy vị Nhật hoàng tôn làm thầy và được phong bảy danh hiệu khác nhau. Dưới danh hiệu Mộng Song Quốc sư, Sư đi vào lịch sử của Phật giáo Nhật Bản.


Source: vi.wikipedia.org


kim cac tu (1)kim cac tu (2)kim cac tu (3)kim cac tu (4)kim cac tu (5)kim cac tu (6)kim cac tu (7)kim cac tu (8)kim cac tu (9)kim cac tu (10)kim cac tu (11)kim cac tu (12)kim cac tu (13)kim cac tu (14)kim cac tu (15)kim cac tu (16)kim cac tu (17)kim cac tu (18)kim cac tu (19)kim cac tu (20)kim cac tu (21)kim cac tu (22)kim cac tu (23)kim cac tu (24)kim cac tu (25)kim cac tu (26)kim cac tu (27)kim cac tu (28)kim cac tu (29)kim cac tu (30)kim cac tu (31)kim cac tu (32)kim cac tu (33)kim cac tu (34)kim cac tu (35)kim cac tu (36)kim cac tu (37)kim cac tu (38)kim cac tu (39)kim cac tu (40)kim cac tu (41)kim cac tu (42)kim cac tu (43)kim cac tu (44)kim cac tu (45)kim cac tu (46)kim cac tu (47)kim cac tu (48)kim cac tu (49)kim cac tu (50)kim cac tu (51)kim cac tu (52)kim cac tu (53)kim cac tu (54)kim cac tu (55)kim cac tu (56)kim cac tu (57)kim cac tu (58)kim cac tu (59)kim cac tu (60)kim cac tu (61)kim cac tu (62)kim cac tu (63)kim cac tu (64)kim cac tu (65)kim cac tu (66)kim cac tu (67)kim cac tu (68)kim cac tu (69)kim cac tu (70)kim cac tu (71)kim cac tu (72)kim cac tu (73)kim cac tu (74)kim cac tu (75)kim cac tu (76)kim cac tu (77)kim cac tu (78)kim cac tu (79)kim cac tu (80)kim cac tu (81)kim cac tu (82)kim cac tu (83)kim cac tu (84)kim cac tu (85)kim cac tu (86)kim cac tu (87)kim cac tu (88)kim cac tu (89)kim cac tu (90)kim cac tu (91)kim cac tu (92)kim cac tu (93)kim cac tu (94)kim cac tu (95)kim cac tu (96)kim cac tu (97)kim cac tu (98)kim cac tu (99)kim cac tu (100)kim cac tu (101)kim cac tu (102)kim cac tu (103)kim cac tu (104)kim cac tu (105)kim cac tu (106)kim cac tu (107)


Buổi chiều, đoàn đến viếng: Kinkaku-ji (金閣寺 (Kim Các Tự), nghĩa đen "chùa Gác Vàng") là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (鹿苑寺 (Lộc Uyển Tự)? nghĩa đen "chùa Vườn Nai") ở Kyoto, Nhật Bản. Chùa nằm trong di sản văn hóa cố đô Kyoto.

Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho shogun Ashikaga Yoshimitsu. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.

Gần 500 năm sau, vào năm 1950 tòa Gác Vàng bị một vị sư nổi lửa đốt cháy thành tro. Nhà sư sau đó bèn tự tử nhưng bị nhà chức trách bắt được. Mẹ nhà sư cũng bị đem ra tra hỏi. Trên đường về, bà nhảy từ xe lửa, gieo mình xuống sông tự vẫn còn nhà sư sau khi truy tố bị tuyên án bảy năm tù. Trong khi thụ án ông chết bệnh trong ngục năm 1956.

Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi (鏡池: Kính Trì, tức "ao Gương"). Vách gác hai tầng trên đều dát vàng lá, ánh lên rực rỡ nên gác mới có tên là Gác Vàng. Cảnh trí gác, ao, vườn và lối đi có tiếng là hài hòa mỹ thuật. Gác này thường được so sánh với Ginkaku (銀閣; Ngân Các tức Gác Bạc) ở chùa Jisho-ji (慈照寺; Từ Chiếu Tự) cũng ở Kyoto.

Phần kiến trúc Kinkaku hiện thấy là do cuộc tái thiết năm 1955. Năm 1987 nhà chùa dát thêm lớp vàng mới cùng sửa chữa nội thất; sang năm 2003 thì phần mái được trùng tu.


Câu chuyện ly kỳ về vụ đốt Gác Vàng năm 1950 này đã được nhà văn Mishima Yukio phóng tác trong cuốn tiểu thuyết Kinkaku-ji 金閣寺. Sách này được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Bản tiếng Việt do Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch và xuất bản ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970. 

Source: vi.wikipedia.org



kim cac tu (108)
kim cac tu (109)kim cac tu (110)kim cac tu (111)kim cac tu (112)kim cac tu (113)kim cac tu (114)kim cac tu (115)kim cac tu (116)kim cac tu (117)kim cac tu (118)kim cac tu (119)kim cac tu (120)kim cac tu (121)kim cac tu (122)kim cac tu (123)kim cac tu (124)kim cac tu (125)kim cac tu (126)kim cac tu (127)kim cac tu (128)kim cac tu (129)kim cac tu (130)kim cac tu (131)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]