- 01_Khóa Tu Mùa Thu (4-5/11/2023) tại Chùa Việt Nam, Kanagawaken, Nhật Bản
- Lễ Tấn Phong Và Công Cử Thượng Toạ Thích Nhuận Ân Viện Chủ Chùa Việt Nam. Ni Sư Thích Nữ Giới Bảo Trụ Trì Chùa Việt Nam tại Kanagawa- Nhật Bản (5/11/2023)
- Ngày 6/11/2023: Tham quan Chùa Cao Đức và Tượng Đại Phật Kamakura
- Ngày 7/11/2023: Tham quan Chùa Thiển Thảo, Ngoại Uyển Hoàng Cung Nhật và giao lưu với đoàn Phật Giáo Đà Nẵng
- Ngày 8/11/2023: Chiêm bái Đại Phật A Di Đà cao 120 mét tại Ushiku, Tokyo, Nhật Bản
- Ngày 9/11/2023: Đoàn tham quan Bảo Tàng Thảm Họa động đất sóng thần Fukushima
- Ngày 10/11/2023: Thác Hoa Nghiêm (華厳の滝), hồ Trung Thiền Tự (中禅寺湖), Chùa Luân Vương (Rinoji Temple- 輪王寺), Đền thờ Nikko Toshogu (Di sản văn hoá thế giới)
- Chùa Đại Ân, Saitama, Nhật Bản
- Chùa Đại Ân, Saitama và Khóa Tu Mùa Thu (11/11/2023)
- Ngày 12/11/Chùa Phước Huệ ở Aichi, Nhật Bản
- MP3: Phật Pháp Vấn Đáp tại Ngày tu An Lạc ở Chùa Phước Huệ ở Aichi, Nhật Bản (12/11/2023)
- Ngày 15/11/23: Tham quan Chùa Thiên Long và Kim Các Tự, Kyoto, Nhật Bản
- Ngày 16/11/23: Tham quan Chùa Thanh Thủy, Tri Ân Viện (知恩院) Tổ Đình Tịnh Độ Tông; Đông Bổn Nguyện Tự (Higashi Honganji 東本願寺), Tổ Đình Tịnh Độ Chân Tông
- Ngày 17/11/2023: Tham bái Bình Đẳng Viện (平等院); Chùa Đông Đại (東大寺 ,Tōdai-ji?) Tổ đình Hoa Nghiêm Tông; Chùa đại An (大安寺, Daianji )
- Ngày 18/11/2023: Tham bái Diên Lịch Tự - Tổ đình Thiên Thai Tông Nhật Bản
- Ngày: 19/11/2023: Hình ảnh Khóa Tu Mùa Thu tại Chùa Tinh Tấn, Hamamatsu, Nhật Bản
- Ngày 20/11/2023: Giao Lưu Văn Hóa Phật Giáo Việt-Nhật tại Chùa Đông Nghinh (Tokoji), Tagawa-Fukuoka, Nhật Bản
- Ngày 21/11/2023: Tham bái Nam Tạng Viện, Đại Tượng Phật Niết Bàn & Chùa Cửu Tạng, Hiroshima, Nhật Bản
- Ngày 22/11/2023: Tham quan & cầu nguyện tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Hiroshima Peace Memorial Park | 広島平和記念公園)
- Ngày 22/11/2023: Lễ Quy Y Tam Bảo cho gia đình đệ tử Mai Trọng Đại, Pháp danh: Bổn Tín tại TP Hiroshima, Nhật Bản
- Ngày 23/11/2023: Tham bái tượng Địa Tạng Không Đầu Fuchuu, Hiroshima
- Ngày 24/11/2023: Tham bái tại Cao Dã Sơn, tỉnh Wakayama của Nhật Bản, phía Nam Osaka, là Tổ Đình của Chân Ngôn Tông (shingon).
- 25-26/11/2023: Khóa Tu An Lạc tại Chùa Đại Nam, Himeji, Nhật Bản
- Ngày 25/11/2023: Khóa Tu An Lạc tại Chùa Đại Nam, Himeji, Nhật Bản
- Ngày 26/11/2023: Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tại Chùa Đại Nam 大南寺 , Himeji, Nhật Bản 11:15am, Sunday 26/11/2023 🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺
- Ngày 26/11/2023: Khóa Tu Mùa Thu tại Chùa Đại Nam 大南寺 , Himeji, Nhật Bản 🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺
- Tường thuật về chuyến Hành Hương & Hoằng Pháp tại Nhật Bản (Bài viết của ĐĐ Thích Chúc Hiếu , do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
Chương trình tham quan ngày 22/11/2023
7h00-7h45: Ăn sáng tại tầng 1 khách sạn.
8h00 Xe bus di chuyển
8h15 Cầu nguyện cho nạn nhân tử nạn vì bom nguyên tử tại công viên Hoà Bình
9h00 Tham quan bảo tàng Nguyên tử Hiroshima
10h00 Di chuyển về Miyajima
11h00 Tham quan đền thờ Itsukushima Jinja.
12h00 Dùng cơm trưa trên đảo
Tuỳ theo tình hình sức khoẻ, có thể tham quan chùa Đại Thánh Viên or về khách sạn nghỉ ngơi.
17h30 Dùng cơm tối tại nhà Phật tử Đại- Thuỷ
*****
Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima
(Hiroshima Peace Memorial Park | 広島平和記念公園)
Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima hay Hiroshima Peace Memorial Park (広島平和記念公園 Hiroshima Heiwa Kinen Kōen?) là một công viên tưởng niệm ở trung tâm Hiroshima, Nhật Bản. Nó được lập ra để tưởng nhớ những di sản của Hiroshima - thành phố đầu tiên trên thế giới hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân, và để tưởng nhớ những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của quả bom (trong đó có thể có tới 140.000 người).Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima được hơn một triệu người đến thăm mỗi năm.[1] Công viên nằm ở đó để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công hạt nhân vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, trong đó Mỹ đá thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.[2] Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima được lên kế hoạch và thiết kế bởi Kiến trúc sư người Nhật Kenzō Tange tại Tange Lab.
Vị trí của Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima từng là khu dân cư và thương mại sầm uất nhất của thành phố. Công viên được xây dựng trên một bãi đất trống được tạo ra bởi vụ nổ. Ngày nay có một số đài tưởng niệm và tượng đài, viện bảo tàng và giảng đường, thu hút hơn một triệu du khách hàng năm. Lễ Tưởng niệm Hòa bình ngày 6 tháng 8 hàng năm, được tài trợ bởi thành phố Hiroshima, cũng được tổ chức tại công viên.[3] Mục đích của Công viên Tưởng niệm Hòa bình không chỉ là để tưởng nhớ các nạn nhân, mà còn để lưu giữ ký ức về nỗi kinh hoàng hạt nhân và ủng hộ hòa bình thế giới.
Những sự thật về 2 vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki
Hai vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki đã đi vào lịch sử như một trong những hậu quả thảm khốc nhất do chiến tranh gây ra. Sau hơn 75 năm, những gì đã xảy ra vẫn là nỗi ám ảnh đối với 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki, cũng như Nhật Bản.
Những người sống sót sau cả 2 vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản: Sau khi thành phố Hiroshima bị ném bom vào ngày 6/8/1945, một số người sống sót đã di chuyển đến Nagasaki, nơi hứng chịu trận ném bom thứ hai vào ngày 9/8/1945. Khoảng 165 người đã sống sót sau cả hai vụ tấn công.
Loài hoa biểu tượng của thành phố Hiroshima: Trúc đào được coi là loài hoa của thành phố Hiroshima vì nó là loài cây đầu tiên mọc lên sau vụ ném bom nguyên tử.
Vào ngày xảy ra vụ ném bom 9/8/1945, Nagasaki có khoảng 260.000 dân. Ngày nay, hơn 500.000 người đang sinh sống tại thành phố này.
Khoảng 10% nạn nhân trong 2 vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là người Hàn Quốc.
Những người sống sót sau vụ đánh bom nhận được nhiều sự quan tâm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của 2 vụ đánh bom tới những người này. Quỹ Nghiên cứu hiệu ứng bức xạ do Mỹ và Nhật Bản thành lập đã nghiên cứu hơn 94.000 người sống sót.
Cây bạch quả. 6 cây bạch quả nằm cách địa điểm ném bom ở Hiroshima khoảng hơn 1,6km vẫn sống sót và tiếp tục phát triển sau vụ nổ bom nguyên tử chấn động. Loài cây này hiện được coi là biểu tượng của hy vọng ở Nhật Bản.
Vào tháng 5/2016, ông Barack Obama trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ tới thăm thành phố Hiroshima kể từ sau vụ ném bom năm 1945. Ông Obama đã đến thăm Bảo tàng và Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima và bày tỏ lòng kính trọng đối với các nạn nhân.
Từ tiếng Nhật được sử dụng cho những người sống sót sau vụ đánh bom là "Hibakusha". Nghĩa đen của từ này là "những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ".
Công viên hòa bình Nagasaki mở cửa vào năm 1955, tại nơi quả bom nguyên tử rơi xuống. Trong công viên có một bức tượng nặng 30 tấn do nhà điêu khắc Seibo Kitamura tạo ra. Bức tượng có tay phải chỉ lên trời tượng trưng cho sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân, tay trái đưa ra theo chiều ngang tượng trưng cho hòa bình.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử phơi nhiễm khoảng 210 miliverts phóng xạ. Trong khi đó, việc chụp cộng hưởng từ (MRI) trong một bệnh viện chỉ phát ra 2 miliverts phóng xạ.
Một nghiên cứu do nhà sinh học phân tử tên là Bertrand Jordan thực hiện đưa ra kết luận rằng, tuổi thọ của những người bị ảnh hưởng bởi vụ ném bom ở Nagasaki và Hiroshima chỉ giảm vài tháng so với những người không bị ảnh hưởng.
Sau 2 vụ ném bom nguyên tử, việc người dân thuê thám tử tư để điều tra xem những người thân của họ còn sống sót hay không đã trở nên rất phổ biến ở Nhật Bản.
Godzilla là một quái vật khổng lồ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là phép ẩn dụ cho vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt trong vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki.
Chỉ 3 trong số 12 người trên chiếc máy bay ném bom B-29 của Mỹ mang biệt danh "Enola Gay" biết mục tiêu thực sự của nhiệm vụ ném bom ở Hiroshima.
Nhiệt độ do vụ ném bom tỏa ra tương đương với nhiệt độ của mặt trời.
Không phải tất cả các thi thể nạn nhân của vụ ném bom đều được xác định danh tính vì nhiều thi thể đã cháy hoàn toàn thành tro bụi./.
VOV.VN trên Google News
https://vov.vn/the-gioi/nhung-su-that-ve-2-vu-nem-bom-nguyen-tu-o-hiroshima-va-nagasaki-879811.vov
🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐
🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐