Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấp thủ là nguyên nhân dẫn đến đau khổ và vô minh

09/04/202306:50(Xem: 1460)
Chấp thủ là nguyên nhân dẫn đến đau khổ và vô minh

chap thu

Chấp thủ là nguyên nhân dẫn đến đau khổ và vô minh.


Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thức và quán chiếu được điều đó để tự thay đổi hằng ngày, có người xem đó là cá tính và không muốn ai góp ý, sửa chữa.

Chấp thủ là dính mắc vào cái gì đó mà không thoát ra được, chẳng hạn dính mắc vào cái đẹp rồi cứ bám theo đó, sinh ra khổ lụy, thù hằn; dính mắc vào sự toan tính, dính mắc vào một suy nghĩ xấu, một hành động sai nhưng luôn cho rằng mình đúng và không chịu thay đổi.

Cái “Tôi” cũng là một trong những bản ngã của con người, trong cuộc sống, có những khó khăn người ta có thể vượt qua được nhưng để thắng được cái “Tôi”, chịu nhìn lại bản ngã và loại bỏ tính chấp thủ là điều không phải ai cũng muốn làm và làm được.

Mỗi người trong chúng ta luôn có suy nghĩ, quan niệm rằng những gì mình nói ra là đúng, cái gì không vừa ý mình là sai, ít ai chịu nhìn nhận rằng mình đang có cái sai, đang mắc phải một khuyết điểm cần phải thay đổi, ngược lại, khi có ai đó chạm đến cái “Tôi” là chúng ta đả kích, phản bác cho bằng được để bảo vệ lối sống, lối nghĩ và quan điểm của mình. Thế nhưng chúng ta quên một điều rằng, không ai sống trên đời mà toàn diện, chỉ có ưu điểm mà không có khuyết điểm nhưng chúng ta lại có thói quen nhìn thấy khuyết điểm từ người khác, thấy cái sai từ người khác chứ ít khi nhìn thấy cái sai trong chính bản thân mình, muốn người khác thay đổi nhưng không muốn mình thay đổi.

Tại sao mỗi ngày, chúng ta nên nghe pháp thoại? nên đọc những bài viết về Phật pháp? Nghe và đọc là để chúng ta nhận ra được mình còn đang mắc phải những khuyết điểm gì, còn những lỗi lầm gì và từ đó biết cách để thay đổi và sửa chữa. Thế nhưng có một số người khi nghe pháp thoại cũng không hài lòng, như lời một Chư Tôn Đức Tăng từng chia sẻ “Có những Thầy giảng Pháp thoại rất hay, nghe không có chỗ nào để chê nhưng vẫn có người vô nhấn dislike”, rồi cũng có những lời chê bai về hình thức, cử chỉ bên ngoài. Vì sao người ta chê bai trong khi những bài Pháp thoại đó không có gì xấu, không có gì sai? Bản thân người Thầy cũng không có gì thiếu chuẩn mực! Thật ra người ta chê bai, phản bác chỉ vì lý do “Người ta không hài lòng khi bị nói đụng đến khuyết điểm của họ” nhưng họ không đủ cơ sở, không đưa ra được lý do nào để phản biện lại nên họ phải hạ thấp người ta bằng một cách khác, chỉ nhằm mục đích là làm sao để thỏa mãn được sự tức tối, hằn học vì chạm phải thói xấu của họ, thay vì lắng nghe trong sự thiện lành để nhận ra những cái sai, những mặt còn hạn chế thì họ lại gồng mình để chống trả bằng những cách làm sát thương đối phương, thậm chí mang ngoại hình người ta ra để dè bỉu, xúc phạm, tất cả những hành vi đó, chung quy lại là để thỏa mãn cho tính tự ái bản thân, xoa dịu cái “Tôi” đang bị va chạm.

Tự ái nó khác với lòng tự trọng, tự ái tồn tại trong sự chấp thủ và tạo ra xung khắc khi ai đó nói những điều trái ý; Tự trọng là ý thức được cái đúng cái sai để không phạm vào điều trái quấy và tránh để người khác coi thường. Người có lòng tự ái càng lớn thì tính chấp thủ càng cao.

Đa phần người ta thường sống theo bản năng và ra sức bảo vệ cái “Tôi” của mình với khái niệm: “những suy nghĩ, cách sống, hành động, lời nói mà mình phát ra là luôn luôn đúng”, thậm chí phát biểu thiếu cân nhắc, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, gây tổn thương cho người khác nhưng vẫn ít ai nhận ra đó là hành động sai, lời nói sai, hoặc đặt mình vào vị trí khách quan, trung lập.

Một số người thì có thói quen “thích nói nhiều hơn thích nghe” đặc biệt trong một đám đông, nhiều người thường mượn lời nói để thể hiện mình, để mình không thua kém ai, đó là bản chất của tính chấp thủ vì thiếu đi sự khiêm nhường, luôn mong muốn mình là trên hết, không cam tâm khi thấy ai đó hơn mình. Ai hơn mình là mình ghét, mình phải dùng cách này hay cách nọ để hạ người ta xuống.

Một trong những tính chấp thủ mà chúng ta thường hay thấy, đó là cách dạy con của một số bậc phụ huynh, khi hai đứa trẻ gây gổ, ai cũng bênh vực con mình, cho rằng con mình là đúng nhưng trong hai đứa trẻ, chắc chắn phải có một đứa gây chuyện trước, nhưng không ai muốn tìm hiểu ngọn nguồn để nhận cái sai về mình. Trong công việc cũng vậy, khi ai đó góp ý về khuyết điểm của mình, mình cũng không hài lòng, mình cũng biện minh lại, có lúc mình đúng, có lúc mình sai nhưng một số người không bao giờ chấp nhận mình sai. Trong suy nghĩ của đa phần, chấp nhận mình sai là một cảm giác không dễ chịu, là cái gì đó kém cỏi, nặng nề dữ lắm, nhưng nếu chúng ta kiểm soát được tính chấp thủ, chúng ta sẽ nhận ra rằng: “con người ai cũng có sai lầm và biết nhận sai là một việc làm tích cực chứ không yếu kém” như mình từng nghĩ.

Tính chấp thủ khiến cho bản thân người ta ít khi chịu lắng nghe ai, nhất là đối với người bằng tuổi, người nhỏ tuổi hơn càng ít cơ hội để chuyển hóa, góp ý được người chấp thủ vì họ quan niệm rằng những người tuổi tác nhỏ hơn hoặc ngang bằng là người không đủ khả năng, không đủ tư cách để mà khuyên nhủ họ, họ không có đủ sự từ tốn, khiêm nhường để lắng nghe người nào góp ý, đặc biệt là góp ý vào cái khuyết điểm của mình, nhưng chúng ta quên một điều rằng, bất cứ ai cũng có cái cho chúng ta học, từ một đứa trẻ, từ một người ăn xin, người bán hàng rong, người khuyết tật, thậm chí người xấu cũng đều có những cái để chúng ta học, học để thực hành và học để tránh xa, không phải ai bằng tuổi mình, nhỏ hơn mình là cũng thua mình, là không có cái gì hơn mình, có những người bằng tuổi hoặc nhỏ hơn mình nhưng kinh nghiệm sống, kiến thức, suy nghĩ của họ có những cái hay, mình cũng phải học, cũng phải nghe, nghe đúng người, đúng việc, nghe và tiếp thu có chọn lọc, một khi tập được thói quen biết lắng nghe, biết tôn trọng người khác thì chúng ta sẽ tích lũy được nhiều vốn sống, tiếp nhận được nhiều cái hay, cái đẹp, giảm dần tính chấp thủ và mang đến cho chúng ta một đời sống tường minh, an lạc.

Tại sao chấp thủ chính là rào cản lớn nhất của sự giác ngộ và là một trong những lý do dẫn đến sự vô minh?

Vì chấp thủ làm cho người ta luôn nghĩ mình là đúng và không chịu nhận ra cái sai, luôn gồng mình phản bác, đả kích những ai chạm đến yếu điểm của mình, khi gặp phải lời nghịch ý là tự ái trỗi dậy khiến cho tinh thần không ổn định, tâm trí không bình an, bản thân luôn nghĩ cách để đối kháng, chống chế để bảo vệ cái “Tôi”, bảo vệ cho những suy nghĩ, hành động của mình, từ đó bản thân không ngộ ra được mình đang sai cái gì, thiếu cái gì để sửa đổi, ngược lại chấp thủ càng làm người ta dấn sâu vào sự cố chấp, vị kỷ, một khi sự tranh cãi đi đến căng thẳng, người chấp thủ luôn tự đắc với thành quả của mình, và cứ như vậy, cuộc sống họ sẽ trượt dài trong cái sai và tự hào với cái sai của họ, tự hào với sự bảo thủ mà không nhận ra rằng mình đang rơi vào đời sống vô minh. Người chấp thủ nhìn bên ngoài thì nghĩ rằng đó là người mạnh mẽ, cá tính nhưng thực chất lại là người yếu đuối vì họ không đủ bản lĩnh, điềm tĩnh để chấp nhận được sự tổn thương, không đủ dũng cảm để đương đầu với những ý kiến trái chiều mà chỉ nương tựa theo những điều thuận ý.

Chấp thủ khiến người ta không quán chiếu được thân tâm để rời xa cái sai, cái xấu, từ đó những yếu điểm sẽ lan rộng, đến một thời điểm, người chấp thủ sẽ gặp thất bại trong cuộc sống bởi họ thiếu sự hòa nhã, không có tinh thần học hỏi, tiếp thu ý kiến nên ít có được sự tin cậy của nhiều người, vì vậy, chấp thủ chính là rào cản lớn nhất trên con đường đi đến giác ngộ, là một trong những nguồn gốc của sự vô minh khi người ta mải mê thỏa mãn trong vùng u tối của mình.

Chấp thủ xuất hiện và tồn tại trong nhiều bối cảnh khác nhau. Ngày nay, có một thực trạng là một số phụ huynh thường ép con cái phải có thứ hạng cao, phải hạng nhất không được hạng nhì, phải học bù cho những gì ngày xưa cha mẹ chưa được học hoặc chưa học giỏi thì bây giờ muốn con cái phải lấp vào cái khuyết điểm của cha mẹ. Vậy là căn bệnh thành tích đã khiến cho bậc phụ huynh áp lên vai đứa trẻ một gánh nặng cả về sức khỏe lẫn tâm lý mà có bao giờ tự hỏi rằng “mình làm như vậy có đúng hay không?” phụ huynh luôn bảo vệ quan điểm của mình với một lập luận “Mong cho con được tốt, có thành tựu, được nên người” nhưng đứa trẻ sẽ có thành tựu gì khi đang phải học thay cho mong muốn của cha mẹ mà không phải là mong muốn của bản thân? Con thích ngành xã hội nhưng lại bắt con học kỹ sư xây dựng vậy thì đứa con có thành công hay không, có yêu thích hay không? Có những đứa trẻ học không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực đến mức nghĩ quẩn, có em bị trầm cảm, tâm thần nhẹ, tất cả là do áp lực quá mức về mặt tinh thần mà không có sự cân bằng giữa học và thư giãn, khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn thì những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, khi đó bậc phụ huynh hối hận cũng đã muộn nhưng trước đó hầu như phụ huynh nào cũng nghĩ mình đúng, họ không chấp nhận nghe lời giải thích của con cái, vậy thì việc bảo vệ cho hành động, suy nghĩ của một số bậc phụ huynh, mượn danh nghĩa mình là cha mẹ, người lớn để áp đặt con trẻ, đó có phải là hành động chấp thủ không?

Khi một người không nghe những ý kiến xung quanh, luôn quả quyết là mình đúng, khẳng định mình đúng theo tỷ lệ tuyệt đối 100%, không chịu thay đổi tư duy, hành động của mình thì đó chính là chấp thủ, và tính chấp thủ đa phần đều mang lại những hệ lụy không tốt sau này.

Chấp thủ là bức tường thành kiên cố trong mỗi chúng ta, mọi người khi sinh ra đến khi lớn lên đều sống cùng với sự chấp thủ, nó là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của xã hội và con người bởi khả năng tiếp nhận sự việc theo hướng khách quan hạn hẹp, chỉ mang tính chủ quan là chính, thế nên, để loại bỏ được tính chấp thủ đó, chúng ta cần phải biết tiếp nhận, lắng nghe những ý kiến, những thông điệp mang tính tích cực, không cố thủ, duy trì tính tự ái và cố chấp, biết khiêm nhường và từ bỏ chấp niệm để đi đến chánh niệm, không nuôi dưỡng sự sân si, đố kỵ hơn thua bởi nó là một trong những nguyên nhân làm cho tính chấp thủ ngày càng phát triển. Mỗi người chúng ta cần rèn luyện thân tâm mình vừa từ bi, vừa trí tuệ để biết chọn lọc và lắng nghe những lời hay ý đẹp, lời hay ý đẹp không phải là lời nịnh nọt, không phải là lời mật ngọt xuôi hướng để làm hài lòng một ai mà là những lời ngay thật, tích cực, giúp người ta rời xa những khổ đau, phù phiếm, giúp chúng ta nhận ra những thiếu sót và hạn chế của bản thân để sửa đổi, tu dưỡng bởi không ai sống trên đời mà không có khuyết điểm, không có sai lầm. Người luôn cho rằng mình đúng thì người đó mới chính là người sai. Để đạt đến khả năng “vô chấp” là điều rất khó và đòi hỏi một quá trình thực niệm, hành trì nghiêm túc và trí tuệ, nhưng một khi sự chấp thủ được kiểm soát, con người ý thức được bản thân luôn có sự chấp thủ để mỗi ngày chuyển hóa bằng thói quen biết lắng nghe, bằng một thân tâm bình an khi tiếp nhận một nội dung tốt hay xấu, thuận ý hay nghịch ý, từ đó thay đổi tâm tính ngày một thiện lành, không bị tác động bởi những sân hận hơn thua, đó cũng là cách giúp chúng ta rời xa sự vô minh và đến với đời sống khiêm nhường, an lạc.

                                                                                 

Võ Đào Phương Trâm

                                                                                            Pháp danh An Tường Anh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22338)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
23/04/2024(Xem: 440)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
16/04/2024(Xem: 258)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 691)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 517)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 515)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 845)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 572)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 740)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567