Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cựu chiến binh Hoa Kỳ biến Bạo lực thành Chất liệu Từ bi Hóa giải Hận thù

14/01/202213:07(Xem: 4356)
Cựu chiến binh Hoa Kỳ biến Bạo lực thành Chất liệu Từ bi Hóa giải Hận thù
Cựu chiến binh Hoa Kỳ 10
Cựu chiến binh Hoa Kỳ biến Bạo lực thành
Chất liệu Từ bi Hóa giải Hận thù 
 (Câu chuyện Liên quan Chiến tranh Việt-Mỹ)
 

Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về  Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. 


Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc kết từ cuộc sống, với ý thức sâu sắc về từ bi tâm. 


Thầy Claude Anshin Thomas giảng dạy giáo lý Phật đà và dạy phương pháp tu tập thiền Phật giáo cho công chúng thông qua các dự án xã hội, các buổi chia sẻ pháp thoại và các khóa tu thiền định. 


Năm 1994, Thầy đã thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc thiền hành 19.000 dặm (31.000 km) trong các chuyến hành hương vì hòa bình khắp Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Hoa Kỳ. Trong khi vân du dạo bước khắp đó đây, Thầy không mang theo tiền bạc, đến đâu xin thức ăn và nơi ở theo truyền thống Khất thực - Một phép tu truyền thống của đạo Phật. Thầy là tác giả của cuốn sách từng đoạt giải thưởng "AT HELL'S GATE: A Soldier’s Journey from War to Peace" (TẠI CỬA ĐỊA NGỤC: Hành trình của một người lính từ Chiến tranh đến Hòa Bình, 2004) và là người sáng lập Quỹ Zaltho, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm chấm dức bạo lực. 


Cuộc sống thuở ấu thơ đến trưởng thành


Thầy sinh vào tháng 11 năm 1947 tại Pennsylvania, một tiểu bang phía đông Hoa Kỳ và trưởng thành tại Waterford, một thị trấn thuộc quận Erie, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Phụ thân của Thầy là một giáo viên và là cựu chiến binh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mẫu thân của Thầy làm nghề phục vụ trong các nhà hàng và lao động phổ thông. 


Ông nội của Thầy là một cựu chiến bình trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918. Ông cố nội của Thầy là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ, một cuộc xung đột quân sự giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ xảy ra từ tháng tư đến tháng 8 năm 1898 vì các vấn đề giải phóng Cuba.


Tuổi thơ của cậu bé Claude Anshin Thomas đã thiếu sự thương yêu trong vòng tay êm ấm của cha mẹ, cậu bé đã bị mẫu thân bạo hành một cách thô bạo. Trong một lần tình cờ, mẫu thân đã trong cơn giận dữ và nếm cậu bé xuống cầu thang, một lần khác, cậu bé lại bị phụ thân đánh đập rất nặng. 


Cậu bé Claude Anshin Thomas đã được những người thân trong gia đình kể cho nghe những trải nghiệm về chiến tranh một cách hào hùng, họ nói về những cuộc chiến như một cuộc phiêu lưu tuyệt vời và đã làm ảnh hưởng đến cậu bé sau này. 


Khi Cậu bé Claude Anshin Thomas 11 tuổi, thì cha mẹ lại chia tay nhau. Cậu bắt đầu học Karate - môn võ truyền thống của người Hàn Quốc. Cậu bé đọc rất kỹ Triết lý phía sau Karate rất rộng lớn và phức tạp, nó được phát triển từ hàng nghìn năm trước qua các cuộc chiến tay không lẫn có vũ khí. Các kỹ thuật đã được hoàn thiện hàng trăm năm trước nhưng vẫn được tiếp tục hoàn hiện qua từng thế hệ. Đạo Phật, đạo Lão và võ sĩ đạo đều có phần đóng góp trong quá trình phát triển triết lý của môn võ này.


Năm 14 tuổi, cậu bé đã được sư phụ thương như con ruột và ân cần dạy cậu thực tập thiền định. 


Tại trường học, cậu bé là một vận động viên thi đấu thể thao và tâm lý bị ảnh hưởng bởi chiến binh mà cậu phát hiện trong sân chơi. Đối điện ảnh thì cậu bé Claude Anshin Thomas rất đam mê thưởng thức các bộ phim của hãng phim Hollywood đã khiến cậu bé nảy sinh ý định tham gia chiến tranh. Cậu đã được nhận học bổng thể thao theo đại học, nhưng đã từ chối khi cụ thân sinh thuyết phục rằng cậu chưa sẵn sàng vào đại học và rất lo sợ cậu sẽ bỏ học. Cậu bé rất tinh nghịch và thường ăn cắp ô tô để mua vui và thích sống theo quy tắc của riêng mình. 


Năm 1965, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Thầy gia nhập Quân đội Hoa Kỳ và sau đó được sự cho phép của phụ thân, Thầy tình nguyện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống Cộng sản ở Việt Nam ở tuổi thanh xuân 17. 


Phục vụ Chiến đấu chống Cộng sản tại Việt Nam


Từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 11 năm 1967, trong chiến tranh tại Việt Nam, Thầy giữ chức vụ trưởng phi hành đoàn Trực thăng quân sự Mỹ. Bắt đầu Thầy với tư cách là một Xạ thủ Phi Hành Trực Thăng thay thế Tiểu đoàn 90  ở tổng kho Long Bình (Tổng kho Long Bình được chính quyền Mỹ - Diệm xây dựng từ giữa năm 1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung khi cần thiết)  và sau đó Thầy được bổ nhiệm chức Đại đội trưởng Đội Trực thăng Xung kích 116 tại Phú Lợi, nay là một phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam, nơi Thầy bắt đầu sử dụng súng máy M60. (M60 đã được phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam như một vũ khí tự động trong đội hình với nhiều đơn vị của Hoa Kỳ). Trong một lần tuần tra mặt đất, Thầy và bốn chiến sĩ khác cùng đơn vị đã bị những người đàn ông ăn mặc như các nhà sư Phật giáo màn vũ khí dấu bên trong áo choàng của họ. Cả năm binh sĩ đều bị thương và ba người chết. 

Cựu chiến binh Hoa Kỳ 9Cựu chiến binh Hoa Kỳ 4

Cựu chiến binh Hoa Kỳ 5
Khi còn là một chiến binh Hoa Kỳ, Thầy đã giết chết vài trăm chiến sĩ Việt Cộng. Các phi hành gia đoàn trực thăng nơi Thầy làm việc đã đặt cược với nhau xem binh sĩ Mỹ nào có thể tiêu diệt nhiều quân địch nhất. Thầy đã bị chết hụt và sống sót sau khi bị bắn hạ 5 lần. Lần thứ 5 là giữa năm 1967, Thầy bị Việt Cộng bắn rơi báy bay trực thăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phi công và Chỉ huy trưởng đã thiệt mạng các xạ thủ trực thăng và Thầy bị thương. Thầy bị thương ở vai, mặt, gãy xương hàm, gãy xương gò má, gãy xương sườn, chấn thương xương cổ và chấn thương xương ức.


Cựu chiến binh Hoa Kỳ 6

Hình: Thầy Claude AnShin Thomas bị bắn hạ 5 lần trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Archive Holdings Inc


Thầy đã nhận được 25 Huy chương hàng không (Air Medal, MP) tương đương với 625 giờ chiến đấu, (Air Medal, MP), một trang trí quân sự của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Nó được tạo ra vào năm 1942 và được trao tặng cho những hành động anh hùng hoặc thành tích đáng kể trong khi tham gia chuyến bay trên không.


Anh hùng, chính trị và giá trị của hệ thống (Distinguished Flying Cross) là huân chương tặng cho những quân nhân đã tỏ ra can đảm một cách đặc biệt hoặc hành xử có tính chất phi thường.


Cảm nhận được nỗi đau thương bởi chiến tranh, Thầy chia sẻ rằng:


"Chiến tranh không bao giờ kết thúc. Chiến tranh không bắt đầu từ một tuyên bố và kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến. Chiến tranh không thể tồn tại trừ khi chúng ta ủng hộ chúng. Chiến tranh là một biểu hiện chung cho sự hung hăn, gây hấn của cá nhân, nó là một biểu hiện chung của sự đau khổ của cá nhân chúng ta. 'Đây là một ví dụ về tính liên kết với nhau giữa vạn vật'. Nếu một bao gạo rơi ở Trung Quốc, nó sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi cho dù tôi có nhìn thấy nó hay không, cho dù tôi có chạm vào nó hay không. Và nếu tôi không sẵn sàng thức tỉnh thì thực tế sự hung hãn, gây hấn này sẽ tiếp diễn". 


Claude Anshin Thomas


Hồi hương Hoa Kỳ


Thầy Claude Anshin Thomas đã hồi hương Hoa Kỳ và trải qua 9 tháng vật lý trị liệu để hồi phục sau chấn thương vai tại Bệnh viện cộng đồng quân đội Ireland ở căn cứ quân đội Mỹ, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Thầy được xuất viện và xuất ngũ trong danh sách ngày 23 tháng 8 năm 1968. Thầy trở về quê nhà một cường quốc vẫn còn ủng hộ chiến tranh, nhưng nhiều nhà tuyển dụng họ không thuê các cựu chiến binh và Thầy phải gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Thầy mang theo một khẩu súng vân du đó đây ở khắp mọi nơi, khẩu súng luôn bên mình để bảo phòng hộ khi ngủ nghỉ. Thầy đã cố gắng quên đi nỗi ám ảnh của chiến tranh máu lửa khốc liệt và không nhắc đến nhiều những cuộc chiến ác liệt này, nhưng trong tâm thức của Thầy cứ cứ mãi nhớ đến quá khứ dĩ vãng "Everywhere I looked there was the war" (Bất cứ nơi nào tôi đều nhìn thấy có chiến tranh). 


Thầy đã kết hôn và nhập học tại Đại học Slippery Rock, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, nơi Thầy theo học chuyên ngành Sư phạm khoa Anh ngữ, nhưng sớm nhận thấy mình vô gia cư, thất nghiệp và nghiện ma túy, rượu bia. 


Thầy đã phải vào tù ra khám nhiều lần và cố gắng đối phó với các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Những nỗi ám ảnh về cuộc chiến máu lửa ác liệt cứ mãi hiển hiện trong tâm thức Thầy, dẫn tới sự tan vỡ của cuộc hôn nhân của Thầy và sự bỏ rơi của vợ và con trai. 


Những khi rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) làm Thầy khó ngủ và vào ban đêm, Thầy lại hồi tưởng lại những ký ức của mình về cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Trong hai năm, Thầy sống trong một chiếc xe hơi bị cháy ở Quận Strip - Khu lân cận Pittsburgh. 


Những thập niên 1970-1074, Thầy đã bắt đầu đó đây du lịch bên ngoài nước Mỹ, Thầy mua vé một chiều từ London, Vương quốc Anh đế Iran và sau đó quay trở lại Hoa Kỳ. 


Vào đầu những thập niên 1980, Thầy nhận lời làm cố vấn cho Hội Cựu Chiến binh, Trung tâm tiếp cận ở Boston, thủ phủ và thành phố lớn nhất của khu vực Thịnh vượng chung Massachusetts tại Hoa Kỳ.


Năm 1983, Thầy đã hoàn thành công việc cai nghiện ma túy ở New Hampshire, một tiểu bang thuộc vùng New England ở phía đông-bắc của Hoa Kỳ và năm 1984 Thầy ngừng mang súng bên mình vì không còn cảm thấy nó giữ an toàn cho mình nữa. Mặc dù Thầy đã học và dạy võ thuật trong 27 năm, nhưng Thầy đã nhận ra rằng võ thuật đôi khi đã góp phần vào "Mầm móng của bạo lực" và Thầy đã không tham gia vào năm 1989. Sau đó, Thầy đã nhận bằng Thạc sỹ từ trường Đại học Lesley (Lesley University), luận văn tốt nghiệp thạc sĩ "Management and reconciled with his son" (Quản lý và hòa giải với con trai mình).


Đến với đạo Phật


Vào đầu những thập niên 1990, Thầy đang cư trú ở Concord, Massachusetts, là tiểu bang đông dân nhất của khu vực New England thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Bị giam trong nhà và sợ đi ra ngoài, Thầy đã trải qua các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) nghiêm trọng. Khi Thầy ra ngoài, máy bay phản lực bay trên không thì khiến Thầy tưởng tượng đang bị Việt Cộng tấn công. Nếu Thầy đi mua hàng tạp hóa thì Thầy tưởng tượng rằng hàng hóa đóng hộp đã bị mắc kẹt. 


Cựu chiến binh Hoa Kỳ 7

Hình: Thầy Claude Anshin Thomas bái kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và dự khóa tu thiền dành cho Bác sĩ Thú y Việt Nam tại Làng Mai, Pháp quốc. Vào cuối tháng 11 năm 1990 "Chia sẻ Hòa bình và Bất bạo động" tại H.R. MacMillan Space Centre, 1100 Chestnut Street, thành phố Vancouver, tỉnh British Columbia, Canada

 

Để đối phó với những cảm xúc cảm xúc thác loạn điên cuồng này, Thầy bắt đầu làm việc với một nhân viên xã hội ở Cambridge, Massachusetts, thành phố ở Hạt Middlesex, Đông Bắc bang Massachusetts, Hoa Kỳ, người đã đề nghị Thầy đến tham dự một khóa tu thiền dành cho các cựu chiến binh Việt Nam do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn, Ngài là vị sứ giả hòa bình, nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và tích cực thúc đẩy hòa bình, Ngài thường chia sẻ rằng "Chiến tranh không cần thiết cho cuộc sống. Gốc rễ của mọi cuộc chiến cũng như tất cả các xung đột chính là vô minh, vô minh về tự tính tốt đẹp - Phật tính - trong mỗi con người".


Thầy đến Rhinebeck, New York để tham dự một khóa tu thiền định tại Viện Nghiên cứu toàn diện Omega (Omega Institute for Holistic Studies). Vài tháng sau, một Ni sư đã mời Thầy Claude Anshin Thomas đến Làng Mai tại Pháp quốc để trực tiếp chia sẻ với cộng đồng người Việt. 


Năm 1992, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã khuyến khích Thầy xuất gia, nhưng Thầy từ chối vì chưa sẵn sàng.


Năm 1994, nam diễn viên, thiền giả Michael O'Keefe đã giới thiệu Thầy đến với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững. Trong khi tham gia một cuộc hành hương vì hòa bình ở Trại tập trung Auschwitz, một mạng lưới các trại tập trung và trại hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước này thôn tính trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1994, tại Trại hành quyết Birkenau, Thầy đã phát nguyện 16 lời thệ nguyện với tư cách là Người Thiền xây dựng hòa bình (Zen Peacemaker) được truyền thừa từ Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman. Thiền xây dựng hòa bình (Zen Peacemaker) là một mạng lưới đa dạng của xã hội tham gia Phật tử, hiện nay bao gồm các cấu trúc chính thức của Zen xây dựng hòa bình quốc tế.  


Trong buổi lễ truyền thụ Phật pháp, Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman đã đặt pháp danh cho Thầy là Anshin "Tâm của Hòa bình" và pháp hiệu là Angyo "Người kiến tạo Hòa bình". 


Chưa đầy một năm sau, tại Yonkers là một thành phố ở quận Westchester tiểu bang New York, Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 8 năm 1995, Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman đã thỉnh chư Tăng làm lễ thụ phong cho Thầy là một nhà sư Thiền tông Phật giáo thuộc truyền thống Thiền phái Tào Động (曹洞宗, sōtō-shū) và Thiền phái Lâm Tế (臨濟宗, Rinzai-shū) Phật giáo Nhật Bản. 


Trước tác biên soạn


Thầy Claude Anshin Thomas bắt đầu xuất bản các bài luận, thơ và những cuốn sách được viết từ sự trải nghiệm với tư cách là một cựu chiến binh Hoa Kỳ và một Phật tử tu thiền chánh niệm, Thầy đã trải nghiệm trong viết lách từ các Hội thảo Sáng tác văn học cho Cựu chiến binh do tác giả người Mỹ gốc Hoa nữ Giáo sư Thang Đình Đình (Maxine Hong Kingston, 湯婷婷) tổ chức. 


Năm 1996, Thầy đã viết một bài tiểu luận với chủ đề "Finding Peace after a Lifetime of War" (Sau cuộc Chiến tranh tìm lại Hòa bình), được xuất bản trong bộ sưu tập các tác phẩm về đạo Phật Nhập thế Dấn thân của nhà xuất bản sách phi lợi nhuận Parallax Press do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập và truyền cảm hứng.


Năm 1997, những bài thơ của Thầy được xuất bản như một phần của tập thơ, Cuốn sách gì!? Những bài thơ về Đức Phật từ Beat đến Hiphop và vào năm 2004, Shambhala Publications, một công ty xuất bản độc lập có trụ sở tại Boulder, Colorado đã phát hành cuốn sách đầu tiên của Thầy "At Hell's Gate: A Soldier's Journey from War to Peace" (Tại cửa Địa ngục: Hành trình của một người lính từ Chiến tranh đến Hòa Bình).

Cựu chiến binh Hoa Kỳ 1

Tại Ý, tác phẩm "At Hell's Gate" (Tại cửa Địa ngục) được nhà xuất bản Arnoldo Mondadori Editore SpA có trụ sở tại Segrate là một thị trấn và comune nằm ở Thành phố đô thị Milan trong vùng Lombardy, miền Bắc nước Ý phát hành với tựa đề "Una volta ero un sellato-Dall'orrore del Vietnam all'incontro con il Buddhismo" (Một thời gian tôi là chiến binh - Từ nỗi kinh hoàng tại Việt Nam đến cuộc gặp gỡ với đạo Phật).


Năm 2006, tác phẩm đã chọn lọc của Thầy được đưa vào bộ phim tài liệu Cựu chiến binh vì hòa bình, Cựu chiến binh vì hòa bình của Kingston, một bộ sưu tập các câu chuyện của các cựu chiến binh đã tham dự các hội thảo của nữ Giáo sư Thang Đình Đình (Maxine Hong Kingston, 湯婷婷) tổ chức. 


Hành hương


Thầy Claude Anshin Thomas tổ chức và tham gia các cuộc hành hương vì cuộc hành hương vì quốc tế Hòa bình. Chỉ mặc áo choàng và không mang theo tiền bạc, Thầy dẫn đầu các nhóm Phật tử đi đó đây các thị trấn, khắp phố phường để xin thực phẩm và chỗ ở, một thực hành được gọi là Khất sĩ (Takuhatsu). Trên xin giáo pháp của Phật để nuôi lớn pháp thân huệ mạng, dưới xin thức ăn của Đàn na thí chủ để trưởng dưỡng vóc thân Tứ Đại. Hơn hai nghìn năm trăm năm trước, đức Phật vì muốn cho tất cả mọi người đều có được cơ duyên cúng dường các bậc tu hành, gieo trồng phước đức, nên dạy hàng đệ tử xuất gia hằng ngày phải vào thôn xóm nhận thức ăn cúng dường của bách tính trăm họ, gọi là đi khất thực. Điều này đồng thời cũng là để tạo cơ hội cho mọi người được nghe giảng giải Phật pháp mà tiến tu phước huệ.

Cựu chiến binh Hoa Kỳ 8


Từ những thập niên 1994, Thầy đã thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc thiền hành 19.000 dặm (31.000 km) trong các chuyến hành hương vì hòa bình khắp Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Hoa Kỳ.


Từ Trại tập trung Auschwitz đến Việt Nam


Vào tháng 12 năm 1994, Sasamori Shonin và chư tôn tịnh đức tăng già Nhật Liên tông (日蓮宗), Phật giáo Nhật Bản đã giúp tổ chức tổ chức và hướng dẫn một cuộc họp gần 200 người tại Trại tập trung Auschwitz, Ba Lan cho Cuộc hành hương vì Cuộc sống Hòa bình giữa các quốc gia, một cuộc tuần hành hòa bình kéo dài tám tháng từ Trại tập trung Auschwitz đến Hiroshima, được sắp xếp trùng với lễ kỷ niệm 50 năm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, giải phóng Trại tập trung Auschwitz, Ba Lan. 


Thầy Claude Anshin Thomas đã giúp dẫn đầu cuộc hành hương vì hòa bình 5.000 dặm (8.000 km) sẽ cho phép Thầy "làm nhân chứng cho các địa điểm chính của chiến tranh và bạo lực" (bear witness to major sites of war and violence) qua 27 quốc gia ở Đông Âu và Châu Á. 


Tiếp tục cuộc hành hương, Thầy và con trai cùng đi đến các quốc gia Vienna, Croatia, Hungary, Serbia, Romania, Bulgaria, Greece, the West Bank, Gaza, Israel, Jordan, Iraq, India, Malaysia, Thailand, Campuchia và Việt Nam. Do vì khoảng cách xa, biên giới khép kín và các hạn chế của các chính phủ, nhóm không thể đi bộ nhiều lần và phải di chuyển bằng các phương tiện thay thế. Suy ngẫm về cuộc hành quân, Thầy Claude Anshin Thomas viết: 


"Trong chuyến hành hương từ Trại tập trung Auschwitz đến Việt Nam, tôi đã từng bước chân trên lộ trình hòa bình, để được hòa bình, từng bước chân của tôi không rõ ràng vì hòa bình. Nếu tôi có một số định kiến về hòa bình là gì, có thể không bao giờ tôi tham gia việc làm có ý nghĩa giá trị đạo đức nhân văn này. Hòa bình không phải là một ý tưởng, hòa bình không phải là một phong trào chính trị, không phải là một lý thuyết hay một giáo điều. 


Hòa bình là một cách sống: sống với tâm trong giây phút hiện tại, hít thở trong thanh thản hồn nhiên, tận hưởng từng hơi thở ra vào một cách sảng khoái. Hòa bình thực sự. Nó luôn tươi đẹp và mới với mọi khoảnh khắc". 


Từ New York đến California 


Năm 1998, Thầy và các nhóm Phật tử Thiền giả đã từng bước chân an lạc hành hương 3.000 dặm (4.800 km) từ New York đến California theo truyền thống Cổ Phật khất thực. Đoàn hành hương vì hòa bình đi đến đâu, nơi nào, họ sẽ đến viếng thăm và chia sẻ tình đời ý đạo với các tổ chức tôn giáo địa phương và xin phép họ cho một nơi ăn chốn ở. Nếu tổ chức tôn giáo địa phương đó không đáp ứng nhu cầu, đoàn hành hương vì hòa bình sẽ đành nhịn đói và ngủ bên lề đường. Trên lộ trình đoàn hành hương từng bước chân thanh thản hồn nhiên với quãng đường trung bình từ 15 dặm (24 km) đến 30 dặm (48 km) mỗi ngày với những chiếc túi lớn trên lưng. Đoàn hành hương vì hòa bình gặp phải một số vấn đề ngoại trừ ở miền đông Hoa Kỳ, đặc biệt là ở bang Ohio, nơi đoàn bị cảnh sát chặn lại thường xuyên hơn. Tuy nhiên, đoàn đã được sự giúp đỡ của những người xa lạ trên khắp đất nước; một số mời đoàn vào nhà của họ. Ở Boulder, Colorado, đoàn đã sử dụng một chiếc xe tải để chở nước uống của đoàn qua vùng sa mạc. 


Tại Cộng hòa Liên bang Đức


Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1999, Thầy và sáu người Phật tử đã từng bước chân an lạc trên lộ trình hơn 620 dặm (1.000 km) trên khắp nước Đức; trên lộ trình nhiều người đi bộ, họ đã  tháp tùng cùng tham gia với đoàn Phật giáo. Đoàn hành hương vì hòa bình đã tổ chức các khóa tu thiền và cung ứng dịch vụ Phật giáo tại các địa điểm "khủng bố, lạm dụng, trụy lạc, tra tấn và giết chóc" và có đến hàng trăm người đã tham gia vào các sự kiện có ý nghĩa giá trị đạo đức nhân văn này. 


Từ Hungary đến Đức 


Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2002, trên lộ trình hành hương vì hòa bình, Thầy Claude Anshin Thomas cùng đoàn từng bước chân an lạc từ Budapest, thủ đô và thành phố đông dân nhất của Hungary, và một trong những thành phố lớn nhất trong Liên minh Châu Âu đến Mauthausen, một trại tập trung của Đức Quốc xã trên một ngọn đồi phía trên thị trấn của Mauthausen (khoảng 20 km (12 dặm) về phía đông của Linz ), Upper Austria, thực hiện theo lộ trình của các cuộc hành hương của người Do Thái trong suốt Holocaust ("thảm họa lớn"), là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.


Massachusetts đến Washington, DC 


Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2004, trên lộ trình hành hương vì hòa bình, Thầy Claude Anshin Thomas cùng đoàn từng bước chân an lạc từ Concord, Massachusetts, qua Connecticut , New York , New Jersey và Delaware , đến Washington, DC.


Texas đến California


Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2007, trên lộ trình hành hương vì hòa bình, Thầy Claude Anshin Thomas cùng đoàn Phật tử Thiền giả từng bước chân an lạc 1.650 dặm (2.660 km) dọc theo biên giới Hoa Kỳ-Mexico giữa Brownsville, Công viên Tiểu bang Texas và Công viên Bang Border Field, Bãi biển Imperial, California. Được sự hỗ trợ cung cấp bởi All Souls Unitarian Universalist Church ở Brownsville. 


Mất một tháng để từng bước chân bộ hành từ Brownsville đến El Paso, trong thời gian này, đoàn hành hương vì hòa bình thường bị Lực lượng thi hành Pháp luật chặn lại, đôi khi là Trưởng phòng cảnh sát quận, lực lượng Vệ binh Quốc gia hoặc Lực lượng Tuần tra Biên giới. Mỗi lần đoàn dừng lại, các sĩ quan sẽ tiếp cận đoàn với những khẩu súng đã được nạp đạn sẵn, bày tỏ sự lo lắng cho sự an toàn của họ. 


Thầy Claude Anshin Thomas đã phát nguyện vân du đó đây khắp thiên hạ trên lộ trình hành hương vì hòa bình như thực hành bất bạo động và lan tỏa từ bi tâm. Khi nhân viên thực thi pháp luật hỏi liệu họ có thể làm gì cho đoàn người hành hương không, Thầy trả lời "Chúng tôi rất ổn, chúng tôi mang nhiều nước uống, nhưng các bạn có thể để tay rời khỏi vũ khí được không?" Họ đều nghe lời yêu cầu của Thầy và trong tay họ 87% rời khẩu súng. Sau đó, họ hỏi liệu đoàn có thể kể cho họ nghe về cuộc hành hương vì hòa bình. Trong khi đi qua Tây Taxas, cả đoàn gặp phải một cơn bão bụi cát; 68 ngày sau, đoàn mới đến Thái Bình Dương. 


Các hoạt động khác 


Trong hơn một thập kỷ, Thầy Claude Anshin Thomas đã tham gia các khóa tu tập thiền Phật giáo với các cựu chiến binh và gia đình của học ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Thầy thường được hỏi làm thế nào để hỗ trợ nhân viên phục vụ bị trả lại. Thầy trả lời:


"Đánh thức cội rễ của chiến tranh trong các bạn. Và, hãy cho phép họ trở thành thầy của bạn. Bởi vì chúng tôi không thể giúp bất cứ điều gì cho họ, thực sự trừ khi họ yêu cầu chúng tôi, trừ khi họ muốn điều đó. Nhưng, chúng tôi không thể nghe họ đang nói gì, chúng tôi không thể nghe những gì mọi người đang nói, trừ khi chúng tôi sẵn sàng thức tỉnh với điều kiện của mình. Bởi vì đây là điều kiện của tôi, đó là nghiệp mà tôi phải gánh chịu và sau đó nghiệp mà tôi đang tạo ra khiến tôi bị đuôi, điếc. Tôi không thể nghe thấy. Tôi không có ân tứ của Đức Bồ tát Quán Thế Âm (Valokiteśvara, अवलोकितेश्वर), Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Tôi không có năng khiếu về thính giác. Tôi không thể nghe thấy âm tinh của thế giới." 


Thầy Claude Anshin Thomas đã hoạt động tích cực về mặt chính trị và xã hội, tham gia vào các nỗ lực chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, hoạt động vì quyền của sinh viên, và giải quyết các vấn đề của các cựu chiến binh bị vô gia cư, tự tử, ly hôn và tù đày. 


Năm 1993, Thầy sáng lập Quỹ Zaltho (Zaltho Foundation), một tổ chức phi lợi nhuận dựa trên tinh thần cam kết chấm dứt bạo lực bằng cách thúc đẩy chánh niệm và thay đổi tích cực trong mỗi cá nhân. Quỹ Zaltho hỗ trợ phúc lợi xã hội, trường học, cộng đồng, tổ chức và gia đình. Các chương trình bao gồm các cuộc hành hương vì hòa bình, chia sẻ pháp thoại, tuyên dương diệu pháp Như Lai và tiếp cận các cựu chiến binh, tù nhân, những người lạm dụng các chất kích thích, người vô gia cư và người tỵ nạn. Quỹ Zaltho điều hành hai trung tâm giảng dạy Phật pháp: Trung tâm Thiền Magnolia ở Mary Esther, Florida, Hoa Kỳ và Trung tâm thực hành Thiền Clock Tower Practice Center, Maynard, Massachusetts, Hoa Kỳ. 


Quỹ Zaltho hoạt động với các cựu chiến binh, nạn nhân của chiến tranh, những người bị chứng rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (PTSD) là một dạng rối loạn lo âu gây ra sau những sự kiện đau buồn, kinh hoàng hay gây căng thẳng và gia đình của họ.


Tại Hội thảo khoa học diễn ra vào ngày 1 tháng 9 năm 2015 tại Đại học Allegheny College, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ - cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam sau thập niên 1960, Thiền giả Claude AnShin Thomas đã thuyết trình với chủ đề "Thế nào là sự Thức tỉnh?" (What Does It Mean to Wake Up), sau đó Thầy hướng dẫn tu tập thiền chánh niệm trong 30 ngày tại Đại học Allegheny College. 


Từ những thập niên 1995, sau khi xuất gia dự vào dòng Thích tử, là một trong những Sứ giả Như Lai, thầy luôn tuyên dương Diệu pháp của Đức Thế Tôn, dẫn dắt các khóa tu tập thiền định, thuyết trình tại Mỹ và các nước ngoài về thực hành thiền chánh niệm, chuyển hóa phiền não khổ đau, hòa giải xung đột chiến tranh. 


Giúp Thế nhân Bình An


Xuyên qua tổ chức Quỹ Zaltho (Zaltho Foundation), Thầy Claude Anshin Thomas hướng dẫn cho các thường dân và các cựu chiến binh tu tập thiền định Phật giáo, tích cực quảng bá thông điệp từ bi tâm bất bạo động, chuyển hóa tam độc tham, sân si thành giới, định, tuệ. 


Thầy chia sẻ rằng: "Tôi khuyến khích người ta tọa thiền thì chỉ là ngồi thôi. Nếu chúng ta muốn tìm gì từ đây, thì thực sự hiển hiện cho chúng ta qua tiến trình đó, chúng ta sẽ không thấy nó, chúng ta sẽ lạc mất nó. Tiến trình này không phải là tìm kiếm những gì hoàn hảo, mà chỉ là tỉnh giác."


Thông qua thực tập thiền định, những người cựu chiến binh từ chiến trường Việt Nam hiểu thêm vì ý nghĩa hòa bình. Thầy nói rằng: "Với thân tâm an tịnh, tập trung vào nền tảng của đời sống 'tức là, từng hơi thở thoải mái ra vào' thanh thản hồn nhiên có cơ hội để tự hiển hiện chính nó với mình, khi nó đã hiển hiện trong từng khoảnh khắc tiếp nối. Thanh thảnh hồn nhiên không phải là một thực tại cố định"


Về ý nghĩa hòa bình, Thầy chia sẻ rằng:


"Chúng ta không thể nào làm cho thế giới bên ngoài trở nên hòa bình; chỉ có thể mỗi cá nhân chúng ta trở thành hòa bình. Trên thế giới có quá nhiều tổn thương, nỗi lo buồn và sợ hãi, quá nhiều nỗi khổ niềm đau. Khi chúng ta không còn đổ lỗi cho người khác và bắt đầu tự quán chiếu thẩm thấu vào bản thân, chúng ta có thể khám phá nguyên nhân phát sinh phiền não nghiệp chướng, gây ra biết bao đau khổ cho chính mình và tha nhân, nó liên quan đến bạo lực như thế nào và làm thế nào để ngăn chặn các cuộc gây hấn, xâm hại lẫn nhau dường như vô tận"


Khi đã thức tỉnh tai hại của chiến tranh, bạo lực, từ cửa Đại ngục bước lên Thiên đàng, Thầy đã biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải Hận thù, Thầy tâm sự rằng: 


"Sự bạo lực của tất cả các cựu chiến binh 'cho dù họ là cựu chiến binh hay sự bạo lực của cựu chiến binh trên đường phố, nhà cửa của chúng ta' đều giống như những ngọn nến đang lung linh huyền diệu. Nó chiếu sáng rực rỡ, ấm lên và xua tan bóng đêm đau khổ tuyệt vọng, ví như chúng ta là lực lượng hùng cường để chữa lành thân tâm cho tha nhân trên thế giới. Con đường trị liệu và chữa lành này thông qua những trải nghiệm nỗi khổ niềm đau của chính mình, sẵn sàng nhìn sâu vào bản thân và sau đó chia sẻ cởi mở về kinh nghiệm của mình. Thực hành thiền chánh niệm có thể là một hỗ trợ vô giá trong quá trình này. 


Tôi không muốn bị giết, nhưng tôi đã giết người. Để từ chối điều đó là từ chối chính bản thân tôi và thực tế của những hành động của tôi. Thông qua thực hành thiền chánh niệm, sống với giây phút hiện tại là biết trân trọng và hài lòng với những gì mình đang có, có thể tôi dốc toàn lực bản thân vào cuộc sống của mình, hòa nhập tất cả các phần khác của mình thành một tổng thể. 


Vâng, tôi là cậu bé chơi bóng chày và tôi là người lính giết người. Vâng, tôi là một kẻ say sưa nghiện ma túy, sử dụng Heroin và tôi là cha của một cậu bé dễ thương, thật kháu khỉnh. Tôi là tất cả những thứ này và tôi không thể quay lưng lại với bất kỳ những thứ gì trong số chúng. 


Tôi đã phải chịu phần lớn cuộc đời của mình bởi chứng bệnh hay quên (đãng trí) gây suy giảm não bộ nếu lặp lại thường xuyên trong thời gian dài. Đôi khi tôi thức dậy vào buổi sáng, trong tâm trạng của tôi vẫn còn trong cơn tuyệt vọng bởi khổ đau, đầy sợ hãi, đầy sự nghi ngờ, đầy xấu hổ. Nhưng tôi chợt nhận ra sự xấu hổ này như một hồi chuông cảnh tỉnh. Tôi thanh thản hồn nhiên hít vào và thở ra thật sảng khoái, tôi rất biết ơn khi được tự do chạm vào những cảm xúc tích cực tuyệt vời này, để thiết lập một mối quan hệ khác và hòa bình hơn với chúng. 


Thiền chánh niệm tuy không tự động khiến tôi cảm thấy ít bị xâm chiếm bởi những suy nghĩ về ký ức, nhưng đúng hơn nó giúp tôi sống trong một mối quan hệ hài hòa hơn với chúng. Xin hãy hiểu rằng chữa lành không phải là không có khổ đau. Chữa lành là học cách sống trong mối quan hệ khác với đau khổ. Thông qua quá trình trực diện nhiều hơn với cuộc sống của tôi, tôi không cố gắng từ chối đau khổ. Đây là con đường chữa lành, chuyển hóa và tự do đích thực."


Claude AnShin Thomas


- Trích trong tác phẩm “At Hell’s Gate: A Soldier’s Journey from War to Peace” (Shambhala Publications, 2004).


"Thực hành tọa thiền là một trong những công cụ mà chúng ta sử dụng để nhận thức rõ hơn về cách tư duy xử lý của chúng ta, phản ứng cảm xúc và nhận thức của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào bởi điều kiện của chúng ta (thói quen suy nghĩ và hành động đã có từ trước của chúng ta được định hình bởi gia đình, kinh nghiệm sống và xã hội của chúng ta). 


Khi tọa thiền, bắt đầu chúng ta hướng tới biên giới của nhận thức, nơi mà chúng ta bắt đầu đặt lại sự hiểu biết trí tuệ, về lời nói khi phát biểu. Chúng ta thực hiện những gì bước về phía trước, biến ánh sáng của nhận thức xung quanh để phản tỉnh bản thân của chúng ta. Cuối cùng thì chúng ta phát triển việc nghiêm trì giới luật để phòng hộ tam nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, thường an lạc và hạnh phúc. Đó là nhờ căn nguyên của việc tọa thiền nghiêm túc, thì mặt mũi bản lai diện mục của thực tại sẽ hiển hiện."


- Claude AnShin Thomas


Gần đây, Thầy Chia sẻ về Đại dịch Covid-19:


"Khi khoa học càng hiểu rõ hơn về đại dịch Covid-19, riêng tôi nhận thấy rằng, bất cứ nơi nào tôi đến trên thế giới, dường như cần có một nỗ lực phối hợp nhiều hơn để học cách sống chung với loại virus quái ác này hơn thay vì dập tắt nó. Các dữ liệu khoa học có sẵn vẫn hỗ trợ việc tiêm phòng là cách tốt nhất để giảm thiểu sự lây lan của loại virus này và ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta biết rằng, ngay cả khi được tiêm phòng, chúng ta vẫn có thể tái nhiễm Covid-19 và lây bệnh cho người khác. 

Sau đó, điều quan trojgn là phải tiếp tục tuân theo nguyên tắc để thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19 như đeo Khẩu trang,  Khử khuẩn, giữ Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế. . ." 


Ấn phẩm 


- Thomas, Claude (1996). "Finding Peace after a Lifetime of War". In Arnold Kotler (ed.). Engaged Buddhist Reader. Parallax Press. ISBN 0-938077-98-8.


- Thomas, Claude Anshin (1997). "Claude Anshin Thomas". In Gary Cach (ed.). What book!? Buddha Poems from Beat to Hiphop. Parallax Press. pp. 74–78. ISBN 0-938077-92-9.


- Thomas, Claude Anshin (2004). At Hell's Gate: A Soldier's Journey from War to Peace. Boston: Shambhala Publications. ISBN 1-59030-134-X.


Lip video


Phim tài liệu: "Thầy Claude AnShin Thomas làm việc với các cựu chiến binh bạo lực trên khắp thế giới" (Claude AnShin Thomas works with veterans of violence all over the world)


Claude AnShin Thomas and Wiebke KenShin Andersen /Peace & Justice Scholars | Moravian College

https://www.youtube.com/watch?v=xDdlF9Hq5ME


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Bách khoa toàn thư)

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000