Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Về Sư Bà Diệu Tâm & Chùa Sư Nữ Bảo Quang - Đà Nẳng

01/10/202107:12(Xem: 4770)
Hoài Niệm Về Sư Bà Diệu Tâm & Chùa Sư Nữ Bảo Quang - Đà Nẳng
su ba dieu tam 3


HOÀI NIỆM VỀ SƯ BÀ DIỆU TÂM
& CHÙA SƯ NỮ BẢO QUANG - ĐÀ NẴNG

Bài viết của Thầy Thích Viên Thành
được đăng tải trên trang nhà Quảng Đức
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc


Thời gian thấm thoát, mới đó mà hôm nay đã gần nửa năm xả báo an tường của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, người trước đây đã phụ giúp cùng với Sư phụ là Sư Bà Đàm Minh, khai sơn Chùa Sư Nữ Bảo Quang tại Đà Nẳng. Bây giờ ngồi hồi tưởng lại một “kỷ niệm khó quên” và hành trạng cũng như phẩm hạnh của Sư Bà mà lòng đầy trân trọng.

Trước khi vào phần “hoài niệm” xin được giới thiệu đôi nét về Sư Bà và Thành Phố Du Lịch. Đà Nẳng nằm giao thoa giữa hai miền đất nước, có trục giao thông Bắc – Nam với cả đường bộ, đường sắt và đường biển, đồng thời là cửa ngõ giao lưu với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Phía Bắc tiếp giáp với cố đô Huế, được bao bọc bởi dảy “hoành sơn nhất đái” với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là khu nghỉ dưỡng Sun World Bà Nà Hills, có “bàn tay vàng” đầy hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới, Đà Nẳng là trung tâm được bao quanh bởi ba di sản nổi tiếng thế giới như: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Ngoài ra, vùng biển của thành phố này bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa. Do đó, Đà Nẳng là thành phố có vị trí đắc địa và vô cùng quan trọng cả về du lịch, giao lưu kinh tế, giao thương buôn bán và quân sự quốc phòng.


Sư Bà Diệu Tâm, đã được gia đình cha mẹ trân quý, mặc dầu rất thương, sợ con phải chịu cực khổ, nhưng với một quyết tâm hướng về con đường cao đẹp một cách mãnh liệt, với tinh thần xiển dương Phật Pháp và phụng sự chúng sanh rất cao, nên cuối cùng cha mẹ đã chìu thuận và được Sư Phụ là Sư Bà Đàm Minh cho xuất gia tu học tại Chùa Sư Nữ Bảo Thắng ở Phố cỗ Hội An, sau này vì nhu cầu phải có Chùa Ni để độ chúng, nên Giáo Hội đã điều Sư Bà Đàm Minh và đệ tử Diệu Tâm ra Đà Nẳng, khai sơn kiến lập Bảo Quang Ni Tự, hiện nay nằm tại 48 Núi Thành, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng, Vietnam, Phone: +84 236 3632 051. Nối tiếp công hạnh ấy, ngay sau khi được Hòa Thượng (HT) Thích Như Điển gợi ý và mời đến Đức Quốc vào mùa hè năm 1984, Sư Bà đã kiến lập ngôi Chùa Ni cũng mang tên Bảo Quang tại thành phố cảng Hamburg.

Sư Bà Diệu Tâm, lúc ban đầu với tất cả sự xa lạ nơi đất khách quê người, khác về văn hóa và ngôn ngữ, nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hòa hợp và xây dựng, nhưng mang trong người bản chất của dân xứ Quảng, đó là dòng máu Cách mạng và rất kiên định cũng như quyết tâm, nhờ đó đã cố gắng vượt qua bao nhiêu chướng ngại, để xây dựng đạo tràng và ni chúng trên mảnh đất lạ xứ người này, nơi mà trước kia Sư Bà thường nói đùa là khó khăn như kẻ đi gieo hạt bồ đề trên nền xi măng. Bên cạnh việc giáo dục đồ chúng, giảng dạy Phật pháp cho Phật Tử, Sư Bà cũng đã rất quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ rất nhiều cho đàn hậu học.

Ngoài Chùa Bảo Quang tại Đà Nẳng và Hamburg tại Đức, khi còn ở Việt Nam, Sư Bà đã cố vấn sáng lập và trực tiếp hướng dẫn tinh thần nhiều cơ sở đào tạo Ni chúng khắp nơi. Đó là các ngôi già lam Bảo Vân và Hoa Đàm tại Sài Gòn. Khi ở Đức thì có Linh Thứu ở thủ đô Berlin, Bảo Thành ở Koblenz, Bảo Đức ở Oberhausen tại Đức quốc và Bảo Liên ở Odense tại Đan Mạch. Ngoài ra, Sư Bà muốn yểm trợ cho quê hương và những nơi mạng mạch Phật Pháp, nên vẫn luôn hỗ trợ các chương trình xây dựng hoặc trùng tu các ngôi tổ đình, tự viện tại Việt Nam, thường tổ chức hành hương và cúng dường các chùa cũng như các Phật Học Viện trên toàn thế giới.

Sau cuộc tranh đấu Phật Giáo ngày 1/11/1963, tinh thần của quần chúng nhân dân hướng về Phật Giáo rất mạnh. Đứng trước sự bất mãn của đồng bào với việc các tướng lãnh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, tranh giành quyền hành, liên tiếp gây nhiều binh biến, khiến cho tình hình Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, luôn bị xáo trộn; quần chúng nhân dân đòi hỏi dân chủ hóa đất nước, thiết lập Quốc hội Lập hiến, trở lại Chính phủ Dân sự. Thấu hiểu được nỗi lòng của đại đa số quần chúng nhân dân mà trong đó Phật Tử đã chiếm 80% dân số, nên chư Tôn Đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện, Giáo Hội  Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã lãnh đạo công cuộc đấu tranh đòi dân chủ lập hiến, dẫn đến Biến động Miền Trung, mà nguyên nhân trực tiếp là vụ cách chức Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, người đã dám ngang nhiên công khai tố cáo và chỉ trích việc bất công, tham nhũng của ông Nguyễn Văn Thiệu (Quốc trưởng) và ông Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng) lúc bấy giờ.

Sư Bà lúc đó rất hăng say tham gia các công cuộc đấu tranh nên đảm trách nhiệm vụ Phó Đoàn Thanh Niên Tăng Ni Quyết Tử và Ni chúng Bảo Quang tích cực tham gia vào các cuộc biểu tình tuyệt thực. Sự nhiệt tâm của Sư bà Diệu Tâm và chư Ni Bảo Quang trong phong trào này được thể hiện qua sự hy sinh phát nguyện tự thiêu làm ngọn đuốc đầu tiên của Phật Giáo Quảng Nam-Đà Nẵng của Sư cô Diệu Định, ngọn đuốc ấy bùng cháy vào ngày Rằm tháng 4 năm Bính Ngọ (1966) từ đó Bảo Quang Ni Tự là “hậu phương” vững vàng cho phong trào yêu nước của Tăng Ni và Phật tử miền Trung.

Tiếp vào phần chính “hoài niệm”

Trong thời gian này Viên Thành là chú tiểu Thị Kỉnh còn để một “chỏm dài” đi theo hầu Sư Phụ lúc đó là cố Trưởng Lão Hòa Thượng (TLHT) Thích Như Huệ, Chánh Đại Diện GHPGVNTN Tỉnh Quảng Nam, kiêm Tuyên Úy Trưởng Tiểu Khu Quảng Nam, người lảnh đạo công cuộc đấu tranh đòi dân chủ tại Quảng Nam. Cuộc đấu tranh cũng có gặp nhiều chướng ngại, nên không thành công, Chư Tôn Đức ở Hội An bị bắt, Sư Phụ được chư vị lảnh đạo Viện Hóa Đạo và Nha Tuyên Úy gọi vào trung ương, để bàn kế hoạch mới và sắp xếp nhiệm vụ khác.

Tình hình lúc này rất nhiễu nhương, đúng là Phật Giáo đứng trên tinh thần dân tộc và vì nền tự do, dân chủ cho toàn dân mà đấu tranh, nên phải đương đầu với 2 phía, một bên là phe chính phủ đang đưa quân đội nắm lại tình hình, một bên là phe “cộng sản” đang lợi dụng tình hình bất ổn chính trị tại miền Nam, để nỗi lên vận động lập cơ sở tại các vùng thôn quê, nên các Chùa và Phật Tử ở thôn quê, phải chịu nhiều khổ lụy. Hòa Thượng Thích Như Huệ lúc bấy giờ đang bị truy lùng, phải trình diện với Trung Ương, không còn giúp được gì nữa, nên trên đường vào Sài Gòn, Sư phụ phải “cải trang” để dễ lẩn tránh. Trước tiên là tạm trú tại Chùa Bảo Quang – Đà Nẳng, nơi đây theo sự bàn bạc của Chư Tôn Đức thì Sư Phụ phải giả dạng bịt khăn Sư Cô, để đi bằng đường bộ và tàu hỏa ra Huế, từ đây cùng với Chư Tôn Đức lảnh đạo Miền Vạn Hạnh tìm đường vào Sài Gòn để Họp với hàng Giáo Phẩm Trung Ương.

Lúc đầu dự định Viên Thành sẽ đi theo hầu cận, nên Sư Bà Diệu Tâm và Sư Cô Diệu Hiền đã bàn với Sư Phụ là phải cạo cái “chỏm” (Chú Kỉnh) để mới có thể chít khăn, theo hầu và bảo toàn Sư Phụ mà tiếp tục công cuộc đấu tranh được. Hy sinh cho “đại cuộc”, thế là “cái chỏm dài” trong 3 năm chải dưỡng, thật xinh xắn, đầy yêu thích và tự hào, đã từng gắn liền với danh xưng “trưởng lão điệu” mà nhiều năm che chở và quấn ấm mái đầu, theo cuộc đời giải thoát của Viên Thành, giờ này phải đành nghẹn ngào ngồi yên cho Sư Bà Diệu Tâm cạo bỏ, với đầy sự nuối tiếc. Nhưng sau đó sợ đi theo nhiều người sẽ gặp khó khăn, nên Sư Phụ đã gởi (Thị Kỉnh) qua Tổ Đình Tam Thai, bên Ngũ Hành Sơn – Non Nước sống tạm trong thời gian “tỵ nạn”.

Đó là “hoài niệm” đáng nhớ và đầy ấn tượng luôn khắc ghi, trong thời hành điệu của Viên Thành, gắn liền với hình ảnh Sư Bà Diệu Tâm, một vị “Ni lưu” xuất sắc, đầy sự năng nỗ, từ bi, tháo vác, bao dung và chu toàn trách nhiệm, với Giáo Hội với Pháp Lữ cũng như Tăng Tín Đồ lúc bấy giờ và cho mãi đến ngày nay trên khắp hoàn vũ.

Hôm nay, Viên Thành viết lại “hoài niệm” này, để tưởng niệm tri ân về Sư Bà Diệu Tâm, một người hết lòng vì đạo, đã “Phật hóa” được toàn gia đình các anh chị em và thân tộc, cùng hướng về việc phụng trì Tam bảo và tích cực đóng góp rất lớn, thành công trên con đường kiến tạo, xây dựng chùa viện, đạo tràng ở khắp nơi, cũng như hoằng pháp lợi sanh một cách viên mãn và cầu nguyện cho Sư Bà an nhiên nơi cõi tịnh, sớm hồi nhập Ta bà, để tiếp tục hoàn thành những hoài bảo, tâm nguyện cao đẹp, lợi lạc quần sanh.

Suốt cuộc đời tu học và hành đạo của Sư Bà, chúng ta có thể nhìn thấy rằng:

Hội An Bảo Thắng khởi tu hành
Đà Nẳng Bảo Quang trong đấu tranh
Đòi hỏi Tự Do cùng Diệu Định (SC tự thiêu)
Giành quyền Dân Chủ vẫn tinh thanh
Hăng say một thuở thời còn trẻ
Chững chạc Sư Bà độ chúng sanh
Nội ngoại góp công cùng Giáo Hội
Mãn duyên đệ tử đều viên thành.
(Thơ của Hạnh Trung Thích Viên Thành)

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Tứ Thế, Đức Quốc Bảo Quang Ni Tự Khai Sơn, Húy Thượng NGUYÊN Hạ TỪ, Tự DIỆU TÂM Hoà Thượng Ni Giác Linh Thuỳ Từ Chứng Giám.

Tổ Đình Pháp Hoa – Nam Úc, 01/10/2021

Thích Viên Thành

 

facebook-1
***
youtube
 


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2025(Xem: 220)
Vào lúc 06pm ngày thứ sáu 07/3/2025, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Đêm tưởng niệm cố Sư Bà khai nguyên chùa Đức Viên Thích Đàm Lựu. Hòa thượng Thích Huyền Diệu, trú trì An Việt Nam Phật Quốc Tự ở Ấn Độ; Hòa thượng Thích Thông Hải, trú trì chùa Bảo Quang ở Santa Ana, California; Hòa thượng Thích Thông Đạt, trú trì chùa Đại Nhật Như Lai ở San Jose, California; Sư Bà Thích Nữ Đồng Kính, trú trì thiền viện Vô Ưu ở San Martin, California; Ni sư Thích Đàm Nhật, trú trì chùa Đức Viên, California; cùng đông đảo chư Tôn Đức Ni và Phật tử đến từ nhiều thành phố ở các tiểu bang của Hoa Kỳ và nhiều thành phố ở Việt Nam đã đến chùa dự Đêm tưởng niệm cố Sư Bà nhân húy nhật lần thứ 26.
16/03/2025(Xem: 174)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức lễ Khánh thọ chư Ni (12 vị) và Chúc thọ quý đồng hương Phật tử cao niên (46 người) vào lúc 10 giờ ngày 15/02/2025. Chủ lễ: Ni sư Thích Đàm Nhật MC: Sư cô Thích Trung Tuệ và Sư cô Thích Trung Nhã Chương trình buổi lễ như sau: 01. Chư Ni và Phật tử vân tập tại Chánh điện. 02. Thỉnh chuông trống bát nhã 03. Chư Tôn đức Ni nguyện hương 04. Đảnh lễ Tam Bảo 05. Khai kinh 06. Lễ tôn hiệu Đức Phật Dược Sư 07. Tụng sám Phổ Hiền hạnh nguyện 08. Hồi hướng. Phục nguyện. 09. Chư Ni và Phật tử dâng lời Khánh thọ quý Sư Thầy, quý Sư Già. 10. Ni sư Thích Đàm Nhật ban huấn từ 11. Ni sư Thích Đàm Nhật ban lời Chúc thọ và khuyến tấn Phật tử 12. Đại diện con cháu dâng lời chúc thọ ông bà, cha mẹ 13. Đại diện các cụ phát biểu 14. Chụp hình lưu niệm chung và từng nhóm tuổi 15. Cúng dường trai tăng 16. Dâng quà cúng dường quý Sư Thầy, quý Sư Già 17. Tặng qu
13/03/2025(Xem: 484)
Sách song ngữ Việt-Anh Sự Thật của Giáo Pháp ◦ The Truth of the Dhamma là một tuyển tập các trích đoạn từ những bài pháp mà Sư đã giảng từ năm 1989 đến 2012 trong các khóa thiền, bao gồm pháp học, pháp hành và các kinh nghiệm thân chứng của Sư. Giờ đây tuy tuổi cao, sức yếu, mắt mờ, tai lãng, thân đau, Sư vẫn cố gắng hỗ trợ cho pháp sự này bằng cách giải thích, bổ túc và làm sáng tỏ thêm một số chi tiết trong các bài giáo lý xưa của Sư, với mong muốn các Phật tử, thiền sinh lãnh hội pháp học và thực tập pháp hành căn bản trong sách này. Bên cạnh đó, thực hiện sách song ngữ là tâm nguyện trao truyền giáo lý Phật giáo đến những thiện tín thông hiểu Anh ngữ hơn Việt ngữ, ngôn ngữ Sư hằng sử dụng khi giảng pháp.
10/03/2025(Xem: 550)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
20/02/2025(Xem: 761)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Trí Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo H. Phù Cát, viện chủ chùa Long Hòa (xã Cát Tân, H. Phù Cát, tỉnh Bình Định); Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch vào lúc 16 giờ 50 phút ngày 19/2/2025 (nhằm ngày 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại chùa Long Hòa, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Trụ thế: 98 năm Hạ lạp: 68 năm
16/01/2025(Xem: 1247)
Khi lên 11 tuổi, Hòa Thượng được Ngài Thích Nguyên Thần, hiệu Tịnh Thông (vốn là người cậu trong gia đình) dẫn đến Tu Viện Nguyên Thiều, Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định để xuất gia tu học. Ngày 15 tháng 4 năm 1970 : Cố Hòa Thượng Thích Đồng Thiện, Đệ Nhất Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, làm Lễ Xuất Gia chính thức, thế phát cho Hòa Thượng, đặt Pháp Danh là Thị Anh (Hồng Anh), là đệ tử của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Vị Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều.
15/12/2024(Xem: 1515)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)
06/11/2024(Xem: 1707)
Vào lúc 08h30 sáng nay, ngày 05/11/2024 (nhằm mồng 5 tháng 10 Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Tưởng niệm huý nhật lần thứ 3 (2019-2024) Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý, huý Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn các chùa Linh Sơn Pháp Bảo (X.Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang), Linh Sơn Pháp Ấn (X. Suối Cát, Cam Lâm) và chùa Linh Sơn Phước Điền (X. Phước Đồng, TP. Nha Trang).
30/10/2024(Xem: 1257)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ. Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com