Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Thích Đức Lâm bậc Thạch trụ Tòng lâm dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa Cận đại (1915 - 2015)

27/05/202020:54(Xem: 3786)
Thiền sư Thích Đức Lâm bậc Thạch trụ Tòng lâm dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa Cận đại (1915 - 2015)


Đại lão Thiền sư Thích Đức LâmThiền sư Thích Đức Lâm bậc Thạch trụ Tòng lâm dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa Cận đại

(1915-2015)

 

Đại lão Thiền sư Thích Đức Lâm, pháp danh Thiền Ngộ, tự Đức Lâm, sinh năm Giáp Dần (1914) tại huyện Phong Nhuận, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

 

Ngài họ Lương, sinh năm Giáp Dần (1914) tại huyện Phong Nhuận, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ngài vốn xuất thân dòng dõi trâm anh thế phiệt, Tiểu vương trang Vương thị gia phả (小王莊王氏家谱).


Năm Giáp Tuất (1933), vừa tròn 19 tuổi thanh xuân, Ngài đến Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, đảnh lễ Trưởng lão Thiền sư Lai Quả (1881-1953), cầu đạo thế phát xuất gia. Mùa xuân năm sau, Ngài được Bổn sư cho đến Bảo Hoa sơn Long Xương Luật Tự, đảnh lễ Hòa thượng Luật sư Đức Khoan cầu thọ giới Sa di và Cụ túc giới, sau khi tuyển khảo hạch giới tử, Ngài đậu thủ khoa đầu bảng đàn giới.  Thọ giới xong, Ngài trở về Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, thị giả hầu Trưởng lão Thiền sư Lai Quả (1881-1953) hơn hai mươi năm học đạo Tham thiền, công quả thị giả hầu Sư phụ trọn chí nguyện.


Sau đó, Ngài đến Vân Cư sơn Thánh Thủy Tự, Thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, đảnh lễ Pháp sư Tĩnh Tu cầu pháp học Thiên Thai giáo quán. Ngài bế quan nhập thất tĩnh tọa Tham thiền tại Khung Lung sơn, Thành phố Tô Châu, Tỉnh Giang Tô, đăng đàn tuyên dương Chính pháp giảng kinh tại Văn Phong Tự, Thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.


Sau năm Tân Mão (1951), Ngài về Tịnh thất Mao Bồng, Thượng Hải để hầu Đại lão Hòa thượng bổn sư (tức Thiền sư Lai Quả), trong lúc tuổi cao sức yếu. 


Năm Nhâm Thìn (1952), tại Tịnh thất Mao Bồng, Ngài được Hòa thượng Bổn sư (tức Thiền sư Lai Quả) truyền Tâm ấn, Pháp tự Cao Mân tục diệm truyền đăng Lâm Tế chánh tông đời thứ 47. Trong năm này, Ngài được Bổn sư (tức Thiền sư Lai Quả) công cử Phó Trụ trì Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.


Ngày 17/10/Quý Tỵ (1953), thiền sư Lai Quả nhập diệt tại Tịnh thất Mao Bồng, Thượng Hải, Ngài phải thọ tang và lo hiếu sự, ngày 01/11, Kim quan từ Tịnh thất Mao Bồng được đưa về Tổ đình Cao Mân, 08/12 năm Quý Tỵ Trà tỳ. Giờ Thìn ngày 04/04/Giáp Ngọ (1954) nhập tháp rồi cất đình ở bản tự Cao Mân để thờ tháp Xá Lợi.


Trưởng lão Thiền sư Lai Quả viên tịch vài năm, sau khi Trung Hoa “giải phóng”. Dòng Thiền được truyền qua đệ tử là Thiện Huệ, người mà sau này bị xếp loại “hữu khuynh”. Không biết chuyện gì đã xảy đến cho Thiền sư Thiện Huệ, có lẽ ngài đã bị Chính quyền Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác tra tấn dã man, đánh đập cho đến viên tịch. (Hòa Thượng Hư Vân bị đánh đập rất nặng trong thời gian này, và tác phẩm trước tác duy nhất của ngài là quyển chú giải Kinh Lăng Nghiêm đã bị đốt cháy. Một số đệ tử của ngài bị tử hình sau khi bị xếp loại là “hữu khuynh”).


Sau Cách mạng Văn hóa, “Phá tứ cựu” đã thiêu hủy toàn Trung Hoa đại địa. Cơ sở tự viện Tôn giáo, Phật giáo, Đạo giáo, tượng Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, thư họa, đồ cổ và danh lam thắng cảnh cổ đã bị hủy hoại hầu như không còn gì. Tinh hoa văn hóa Trung Hoa trải qua tích lũy truyền thừa mấy nghìn năm, đều bị bọn cộng sản vô thần cực đoan tàn ác phá hoại tan nát, một khi bị hủy diệt thì không cách nào khôi phục nguyên trạng.

 

Sau năm Mậu Tuất (1958), trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá, Tổ đình Cao Mân Thiền Tự bị tấn công nặng nề cay đắng, hàng trăm vị thiền sinh đều bị trục xuất. Tất cả đều bị phá hủy, tượng Phật, Bồ tát, văn vật, pháp khí, gồm cả Thiền Đường nổi tiếng là nơi nhiều cao tăng đắc đạo và nơi tôn thờ năm Nhục Thân Bồ Tát. Tổ đình Cao Mân Thiền Tự đã biến mất và sau đó biến thành một xưởng làm áo len. Chỉ có cổng sơn môn nguyên là món quà của vua Khang Hy tặng là còn tồn tại, có lẽ vì làm bằng đá và rất khó phá hủy. Trong thời kỳ Cách mạng, mặc dầu có những cuộc phá hoại quy mô, nhiều di vật đã tránh thoát được sự phá hoại nhờ ở vị trí xa xôi, nhờ làm bằng đá, nhờ dùng hình Mao Trạch Đông che phủ, hoặc được các vị tăng sẵn sàng tự thiêu để bảo vệ đã làm đám đông quần chúng sợ hãi tránh đi.

 

Sau đó nữa, chính quyền cộng sản vô thần đã chuyển sang sử dụng mục đích khác, Đại Hùng Bảo điện Tổ đình Cao Mân Thiền Tự bị bọn chúng phá hủy. Năm 1980, chư tôn tinh đức tăng già tại Bản tự yêu cầu Chính quyền cộng sản vô thần trả lại tự viện Phật giáo. Năm 1983, Quốc vụ viện đã phê chuẩn Tổ đình Cao Mân Thiền Tự là một trong những ngôi cổ tự chính tại khu vực Hán tộc. Chính phủ đã phân bổ một khoảng ngân sách lớn để thiên chuyển các đơn vị bị chiếm đóng tại ngôi cổ tự trước đây, và chấp thuận cho tứ chúng Phật tử thỉnh cầu Ngài Thiền sư Thích Đức Lâm quay trở về tiếp tục Trụ trì Tổ đình Cao Mân Thiền Tự.

 

Sau nhiều năm khi cuộc cách mạng chấm dứt, theo chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình, nhà cầm quyền địa phương quyết định phục hồi Tổ đình Cao Mân Thiền Tự. Ngài được mời phụ trách công việc. Lúc đó Ngài đã 72 tuổi, Ngài nói “Người ta về hưu vào độ tuổi ngoài ngũ thập tri thiên mạng. Nay tuổi đã thất thập cổ lai hy, tôi lại bắt đầu làm việc lại.”

 

Vào tháng 5 năm 1984, sau khi tham khảo ý kiến từ nhiều bên khác nhau, tứ chúng Phật tử địa Phương thỉnh cầu Ngài đảm nhậm Phương trượng Tổ đình Cao Mân. Từ đó, Ngài trùng kiến Tổ đình Cao Mân bao năm xuống cấp do hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa để lại. Với cao niên thạc đức, tinh ý trong quy hoạch và kết thiện duyên sâu dầy, liên tiếp xây dựng Đại Hùng Bảo điện, Thiền đường, Thiên Trung Bảo tháp, Thủy Tinh cung và Đại Giảng đường . . . Sơ đồ Đại kế hoạch Thiền môn mãi bền vững, Phật nhật tỏ sáng, tô điểm thêm diễm lệ cho non sông đất nước.

 

Năm Tân Mùi (1991), trải qua thời gian gần một tháng chia sẻ về việc hoằng dương Tổ sư Thiền tại Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, giữa Ngài và Thiền sư Thích Duy Lực (1923-2000) từ Hoa Kỳ sang, hai vị tôn túc rất tâm đắc trong việc hoằng truyền Thiền tông trong thời đại bùng nổ thông tin, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và kỹ thuật, Ngài nhã ý mời Thiền Thiền sư Thích Duy Lực làm Thủ tọa Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, nhưng vì Phật sự hoằng dương Tổ sư Thiền Quốc tế và Việt Nam cho nên Thiền sư Thích Duy Lực không nhận lời mời của Ngài. 


Đáp lời thỉnh cầu Thiền sư Thích Duy Lực  khai thị cho đại chúng tại Tổ đình Cao Mân Thiền Tự từ ngày 07/08 đến 27/08/1991.

 

Vào ngày 5 tháng 10 năm 2013, tứ chúng Phật tử Tổ đình Cao Mân tổ chức lễ Sinh nhật, Khánh tuế chúc Đại thọ 100 tuổi. Hơn một nghìn người từ khắp cả nước, bao gồm chư sơn trưởng lão thiền đức, đại đức tăng, cư sĩ tề tựu Tổ đình Cao Mân tự chúc mừng Ngài Đại thọ bách tuế giai lão.

 

Hơn 30 năm gian khổ, Tổ đình Cao Mân Thiền Tự khôi phục trùng kiến được thành quả đáng kể, vun bồi chốn Tổ, khôi phục Tọa hương môn đình, liên tục Tĩnh hương mỗi ngày, coi trọng nông thiền, dung nhiếp Thiền pháp hợp với thời đại, giương cao gia phong chốn tổ Cao Mân, tiếp tục thắp sáng ngọn đèn Thiền pháp tông phong Lâm Tế, trở thành nơi mô phạm Tùng Lâm cho Thiền sinh tứ phương tụ hội tham học.


Hằng năm có hàng vạn Thiền sinh từ khắp nơi trên thế giới đến tham học. Ngài thiết kế đại Thiền đường, dung nạp năm trăm người Hành hương, Bão hương, Tọa hương và tham thoại đầu. Đương thời được tôn vinh “Đệ nhất Thiền đường Trung Quốc-第一禪堂中國”.


Suốt đời Ngài nghiêm trì Tịnh giới, dù trăm tuổi nhưng thân vẫn khinh an thanh thoát, ngôn giáo, thân giáo tịnh trọng, lãnh chúng Tọa hương, Chủ trì Thiền thất Pháp hội, giảng Kinh Kim Cương, Kinh Pháp Hoa, Giáo Quán cương tông.

Ngài được cung thỉnh đến các nước Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Myanmar để làm chủ Thiền thất, dựng Thiền phong chốn tổ Cao Mân khắp tứ hải.


Ngài là bậc mô phạm Thiền phong, các giới đạo đời đều kính ngưỡng, từng được suy tôn các trọng trách của tổ chức Phật giáo, cựu Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Cố vấn Hiệp hội Phật giáo tỉnh Giang Tô, Hội trưởng Danh dự Hiệp hội Phật giáo Thành phố Dương Châu, Pháp chủ Tổ đình Cao Mân Thiền Tự, trụ trì Quải Giáp tự, Thành phố Thiên Tân (thành phố cảng quốc tế, trung tâm kinh tế phương Bắc, thành phố sinh thái), Trụ trì Từ Vân tự, Thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

 
Quán nhân duyên Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Ngài thuyết kệ Thị tịch:

 
人生幻化古今同

誰肯將身入夢中

來時百花逢春境

去時黃葉悲秋風


釋德林書

 

Nhân sinh huyễn hóa cổ kim đồng,  

Thùy khẳng tương thân nhập mộng trung,  

Lai thì bách hoa phùng xuân cảnh;  

Khứ thì hoàng hiệp bi thu phong.  

Thích Đức Lâm thư

 

Nghĩa:

 

Cuộc đời huyễn hóa chuyện xưa nay,

Ai dám đem thân gá mộng này,

Lúc đến hoa xuân tràn sắc thắm;

Đi thời hiu hắt lá thu bay.

(Thích Nguyên Hiền dịch)

 

Phật giáo Giang Tô lừng danh tổng trì vô lượng Pháp môn, buông xả vạn duyên, chuyên sâu tham: Niệm Phật là ai? (念佛是誰?). Công đức viên mãn, thuận thế vô thường, Thiền sư Đức Lâm an nhiên thể nhập Chân tính tại Tổ đình Cao Mân Thiền Tự vào lúc 18h58 phút ngày 22/06/2015 (07/05/Ất Mùi). 

 

Hưởng đại thụ 101 xuân. Tăng tịch 82 niên. Giới tịch 81 Hạ. Trụ trì 80 đông. 


Nhất đại Cao tăng Pháp thân tịch diệt, tứ chúng ai thán, tứ hải đồng bi. 


9h30 phút ngày 28/06/2015 (13/05/Ất Mùi), cử hành Lễ Truy tiến Giác linh Cao tăng Đức Lâm trưởng lão, cung tống Kim quan, Pháp thể nhập Bảo tháp, tại Tổ đình Cao Mân Thiền tự, Thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

 

Đương thời Đại lão Thiền sư Thích Đức Lâm, truyền thừa chính pháp nhãn tạng, khôi phục đạo tràng Tổ sư thiền, tinh tiến dũng mãnh, trực hạ thừa đương, hố thẳm buông tay, giải thoát sinh tử, tịch diệt vi lạc. Đại lão Thiền sư Thích Đức Lâm tuổi bách niên giai lão sung mãn truyền kỳ, hơn 30 năm trước, theo lời thỉnh cầu của tứ chúng Phật tử địa phương, Ngài đã chấn tích đảm nhậm Phương trượng trụ trì hoằng dương Tổ sư thiền, trùng kiến Tổ đình Cao Mân Thiền tự, hiện tại chốn tổ không vị tình thế gian đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng nhân gian, chỉ nhất tâm tham thiền, cầu minh tâm kiến tính, kiến tính tức thành Phật.  Ngài đã thiết kế Thiền đường, không gian có sức chứa từ 500 người thực hành thiền, và được tôn vinh “Đệ nhất Thiền đường Trung Quốc” (中国第一禅堂).

 

Đại lão Thiền sư Thích Đức Lâm đã viên tịch với tuổi đại thụ bách tuế dư niên, gương chân tu thật học của Ngài mãi tỏa sáng trong lòng người Phật tử, và đời đời ghi công đức của Ngài một thời hưng hiển Tổ sư thiền Trung lục địa.


Nam Mô Cao Mân Đường Thượng Từ Lâm Tế Chánh Tông tứ thập thất thế pháp danh Diệu Ngộ, tự Ngộ Tham, hiệu Đức Lâm Trưởng lão Thiền sư giác linh tác đại chứng minh.

 

Clip:  念佛是誰 04 高旻寺德林老和尚開示

https://www.youtube.com/watch?v=d0oZfshx7G8


Thích Vân Phong kính biên tập 

(Nguồn: 佛友網)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com