Lê Huy Trứ
Phi tiết lộ
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
Bản ngã [cái Ta, chủ từ, chủ nhân ông/bà] chỉ có hiện hữu trong tâm tưởng, và nó được thể hiện qua ngôn ngữ với tâm chấp ngã, và ý phân biệt, tánh duy ngã độc tôn của mỗi cá nhân sinh.
Chấp ngã là tập quán vô minh từ vô lượng kiếp của mỗi cá nhân trong đám bụi hư lân trần người trong vũ trụ bao la.
“Cộng ngã” tuy thường được dùng như là tập thể để kêu gọi cá nhân đặt quyền lợi của cộng đồng trên hết nhưng thật ra nó chỉ là tổng hợp của những quyền lợi của biệt ngã với một mục đích chung đầy tham vọng hơn.
Ngã
Sau khi những loài khủng long bị diệt chủng, chỉ có một loại động vật duy nhất trên trái đất này tiến hóa để có được cấu tạo của 18 căn trần thức, và để có thể cảm nhận hoàn toàn khoái lạc và đau khổ trong cái nhục thể đó là con người.
Có thể chưa có động vật nào trong vòng Thái Dương Hệ tiến hóa hơn loài người để được may mắn và ân huệ có được cái nhận thức khoái lạc và đau khổ này.
Cho nên, nếu đời mất khoái lạc và đau khổ rồi thì cái bản ngã vô nghĩa này còn sống với ai?
Đời mất “nó” rồi thì “ta” vui buồn với ai?
Không nó thì làm gì có ta?
Vậy thì nó cần thiết hay quan trọng?
Nó là những gì chúng ta (mong) muốn hay là những gì chúng ta cần (thiết) trên cuộc đời vô thường, tạm bợ này?
Đây là vấn đề rất khó giải thích cho chúng sinh còn chấp vào duyên sanh với tập tục phân biệt nhị nguyên đã ăn sâu vào tâm khảm từ vô lượng kiếp.
Vì tuy chúng sinh duyên nghiệp bất đồng nhưng đồng căn bệnh duyên sanh.
Tuy nhiên, chúng sinh tuy đồng căn bệnh duyên sanh nhưng căn trí thì bất đồng.
Cá nhân là một phân tử của chúng sinh. Đồng thể nhưng khác căn.
Cá nhân không thể trường tồn nếu không có chúng sinh.
Tương tự, cơ thể của mỗi cá nhân có chừng 200 tỷ tế bào. Những tế bào và những chủng tử trong cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi cùng những nguyên tử (Paramaa Anu or Aadhi Anu in Vedas,) những điện tử, những carbons, ... như mọi vật chất trong vũ trụ.
(The cells and molecules in our bodies are made up of the same atoms, electrons, carbons, etc. as everything in the universe.)
Mỗi tế bào như mỗi cá nhân, chúng nó khi được quan sát qua nhục nhãn cứ tưởng giống nhau nhưng thật ra chúng sinh đó có những diện mục rất đặc thù với bản lai bất đồng.
Mỗi cá bào này tuy cùng thể nhưng khác tánh. Có nghĩa là chúng bào cùng sinh diệt nhưng khác bản tính.
Tự nó cũng có bản ngã và tính linh, rung động để sinh trưởng, liên lạc, truyền tin, và quan hệ cùng với các tế bào khác để tạo thành cái nhục thân, một con người trong gần 7 tỷ nhân sinh.
Vậy thì cái bản ngã của cá bào này có thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn như bản ngã của cá nhân không?
Và cái bản lai diện mục của cái ngã đó là gì tuy cần thiết nhưng thật có quan trọng trong cái nhục thể không đáng kể này khi nó dở chứng?
Cái bản ngã nào tham khả đắc?
Tôi mạo muội mượn ý Đức Phật quở dạy Ngài Tu Bồ Đề và Ngài Ca Diếp:
Nên hiểu “phật” này cũng có thể là bản ngã quở dạy bản bào.
Cũng có thể bản bào quở dạy bản lượng tử.
Bản lượng tử quở dạy bản lân hư trần.
Nghiệp thân người gánh nặng vô minh có mắc mớ gì tới vô ngã?
Vô ngã chuyển cho gánh vô minh đó từ nặng tới nhẹ được không?
Cái nhục thân đó “ăn cơm nhà vát ngà voi,” nghiệp quả nặng nhẹ dính mắc gì tới vô ngã mà trợ duyên, rồi thì ngã vào nhậm vận?
Xoay chuyển lối tư duy vô minh từ những tập tục đầy thành kiến của duyên sanh đó mới thay đổi được nghiệp quả kia.
Theo Phật Quang Đại Tự Điển, một trong 18 cái không được gọi là vô sở đắc không (anupala-mbha-zùnyatà), tất cả các pháp như sống chết, niết bàn, ... tính, tướng đều tịch diệt, tìm không thể được.
Tôi xin đơn giản hóa, tức là do 3 cái không chẳng thể được đó là a) tìm ngã, ngã sở và tương tại trong ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới; b) tìm tự tánh của các pháp trong nhân duyên của chúng; c) tìm nhân duyên của các pháp trong tự tánh của chúng .
“Năm uẩn và thế giới có mặt trong tự thân chân như của chúng; ý niệm của ta về năm uẩn và về thế giới là những ý niệm phát sinh từ các khuôn khổ có, không, thường và đoạn, vân vân… Các khuôn khổ này chỉ là những ý niệm không chứa đựng được thực tại, không nắm bắt được thực tại, cũng như một cái màn lưới không thể buông bắt được hư không. Đó là ý nghĩa của những tiếng không thành lập được, không nắm bắt được, rất quan trọng trong giáo lý đạo Bụt. Từ ngữ Anupalabhya được dịch là bất khả thi thiết và bất khả đắc trong tụng bản chữ Hán của kinh Người Bắt Rắn. Giáo lý bất khả thi thiết và bất khả đắc thật vô cùng quan trọng, nhưng trong các hệ phái Hữu bộ và Đồng diệp bộ, giáo lý ấy cũng đã không được khai thác đúng mức.”
Trong kinh Người Bắt Rắn, Alagaddūpamasutta, Đức Thế Tôn giảng thuyết về ba loại ngã chấp: ngã, ngã sở và tương tại. Ngã là ta, ngã sở là của ta, và tương tại là trong ngã có ngã sở và trong ngã sở có ngã.
Trong trường hợp tương tại, cái này nằm trong cái kia và cái kia nằm trong cái này. Nhân ở trong quả, quả ở trong nhân?
Vài bộ phái Phật Giáo sau này quan niệm, kiến chấp liên hệ với chủ trương Phi tức phi ly uẩn ngã (cái ta không phải là năm uẩn mà cũng không thể rời năm uẩn mà có.)
Tạp A Hàm và Samyutta Nikaya thường đề cập đến ba phạm trù ngã chấp trên (ngã, ngã sở và tương tại). Nhu yếu bám víu vào một cái ngã là tập tục muôn đời của con người. Nhưng nếu không có những tập tục này thì có thể chúng ta không hiện hữu?
Đức Phật dạy rằng ý niệm về ta phát sinh từ ý niệm về của ta và ý niệm của ta được phát sinh từ ý niệm ta. Những ý niệm luẩn quẩn ấy đều là những vọng tưởng (perceptions) không có căn cứ, cho nên không có thể thành lập được mà cũng không có thể nắm bắt được. Thành lập và nắm bắt cái ngã chỉ đưa tới khổ đau, bơ vơ và thất vọng. Vì vậy những ý niệm về ngã, ngã sở, tương tại, và ngay cả thế giới hiện. tượng … đều chỉ là những khối vô minh, những nhận thức sai lầm, những kết sử (samyojana) trong tâm này chỉ là vô thường, không thật đưa đến đau khổ không cùng.
Đây là lời của Phật dạy:
“Vì có ý niệm về ta cho nên có ý niệm về của ta; nếu không có ý niệm về ta thì không có ý niệm về của ta. Ta và của ta đều là những ý niệm không thể nắm bắt được, không thể thành lập được.”
Buông bỏ được gánh nặng chấp ngã là cứu cánh của ngộ không.
“Thấy được tự tính vô ngã, ta sẽ thấy luôn được nguyên tắc duyên sinh, vì duyên sinh và vô ngã là một. Vạn vật đều do nhân duyên sinh khởi, vì vậy không vật nào có một tự thể riêng biệt và độc lập.” (Im lặng sấm sét, Kinh Người Bắt Rắn chú giải, Thích Nhất Hạnh)
Theo tôi, duyên sinh bất thị vô ngã. Vô ngã bất thị duyên sinh. Vô ngã và duyên sinh không đồng nhất mà vô ngã từ duyên sinh mà ra. Nói theo luận lý toán học, vô ngã là một phần tử của duyên sinh. Vô ngã là hạt mầm (chủng tử) ở trong nhân duyên sinh chờ kết quả ... để trở thành chấp ngã.
Vì cái này có nên cái kia có. Cái kia không có thì cái này có không?
Vì cố chấp bản ngã này nên có cái vô ngã kia. Cái bản ngã này không có thì cái vô ngã kia có không?
Hữu pháp kia không có thì làm sao mà tư nghị vô pháp được?
Lúc mà vô tánh, và vô duyên thì tự tánh và nhân duyên của các pháp không còn là vấn đề nữa để mà tìm hiểu.
Rốt ráo, chính cái “bản ngã” cũng là hư ảo, không có thật để mà, chấp và bám lấy vậy thì cái “vô ngã” có cần quan tâm tìm kiếm không?
Cho nên ngay chính cái “vô ngã” cũng không có thật để mà khả chấp “không ngã”.
Ngay cả, mong cầu được vô ngã cũng sẽ bất khả chấp, bất khả đạt.
Gửi ý kiến của bạn