Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

08/01/201920:39(Xem: 5505)
Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

CHƯƠNG 12:  CHÍN GIAI TẦNG CỦA NHẤT TÂM BẤT LOẠN

 

 

Tuesday, October 23, 2012

 

BẤT CỨ ĐỐI TƯỢNG thiền tập của chúng ta là gì, cho dù nó là bản chất của tâm thức hay hình tượng của Đức Phật, chúng ta đi qua chín giai tầng trong sự phát triển của nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NHẤT

 

Giai tầng thứ nhất liên hệ việc an trụ tâm thức trên đối tượng của việc tập trung.  Giai tâng này được gọi là bố trí.  Ở giai tầng này hành giả duy trì tập trung một cách khó khăn trong hơn một khoảnh khắc và cảm thấy rằng những sự xao lãng tinh thần đã gia tăng.  Chúng ta thường rời khỏi đối tượng, đôi khi hoàn toàn quên nó.  Chúng ta để nhiều thời gian vào những tư tưởng khác và phải dành một nổ lực lớn để đem tâm thức chúng ta trở lại đối tượng.

 

 

GIAI TẦNG THỨ HAI

 

Khi chúng ta có thể gia tăng chiều dài của thời gian mà chúng ta duy trì tập trung trên đối tượng chọn lựa được vài phút, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ hai.  Giai tầng này được gọi là sự bố trí tương tục.   Các thời điểm của sự xao lãng vẫn dài hơn những thời điểm tập trung của chúng ta, nhưng chúng ta thật sự trải nghiệm các thời khắc lướt nhanh của sự tập trung tĩnh lặng tinh thần.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BA

 

Cuối cùng chúng ta trở nên có thể nắm bắt ngay lập tức của mình khi nó bị xao lãng và tái lập sự tập trung của nó.  Đây là giai tầng thứ ba của sự thực tập, tái bố trí.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TƯ

 

Ở giai tầng thứ tư, được gọi là bố trí gần, chúng ta đã phát triển sự chánh niệm đến phạm vi mà chúng ta không đánh mất sự tập trung với đối tượng thiền tập.  Tuy nhiên, đây là khi chúng ta trở nên khốn khổ với những khoảng cách của giải đải và trạo cử mãnh liệt.  Phương pháp đối trị chính là sự tỉnh thức mà chúng ta đang trải nghiệm chúng.  Khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị đến những biểu hiện rõ ràng hơn của giải đải và trạo cử (hưng phấn), có hiểm họa của những hình thức giải đải vi tế hơn sinh khởi.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NĂM

 

Giai tầng thứ năm là rèn luyện.  Trong giai tầng này, sự nội quán được sử dụng để xác định sự giải đải vi tế và để áp dụng phương pháp đối trị của nó.  Một lần nữa, phương pháp đối trị là sự tỉnh thức của chúng ta về tính giải đải vi tế này.

 

 

GIAI TẦNG THỨ SÁU

 

Ở giai tầng thứ sáu, bình ổn, giải đải vi tế không còn sinh khởi nữa.  Nhấn mạnh vì vậy  được đặt trên việc áp dụng phương pháp đối trị đến trạo cử vi tế.  Sự nội quán của chúng ta phải là năng động hơn, khi chướng ngại vi tế hơn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BẢY

 

Khi qua nổ lực tương tục và phối hợp, chúng ta đã chủ động giữ được những hình thức của giải đải và trạo cử không sinh khởi, tâm thức chúng ta không nhất thiết phải cẩn mật thái quá.  Giai tầng thứ bảy, sự bình ổn hoàn hảo đã đạt được.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TÁM

 

Khi, với một sự nổ lực khởi đầu nào đó, chúng ta có thể đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng của nó và có thể duy trì sự tập trung mà không có một trải nghiệm nhỏ nhiệm nào của giải đải hay trạo cử, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ tám.  Chúng ta gọi đây là nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ CHÍN

 

 

Giai tầng thứ chín, quân bình bố trí, được đạt đến khi tâm thức chúng ta duy trì trên đối tượng của nó mà không cần cố gắng, lâu mau tùy ý chúng muốn.  Tịch tĩnh bất động thật sự được đạt đến sau khi đạt được giai tầng thứ chín, bằng việc tiếp tục hành thiền với nhất tâm bất loạn cho đến khi hành giả trải nghiệm sự hỉ lạc khinh an của thân thể và tâm thức.

 

Thật quan trọng để duy trì một sự quân bình khéo léo trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta giữa việc áp dụng tập trung nhất tâm bất loạn và phân tích.  Nếu chúng ta tập trung quá nhiều trong việc hoàn hảo tập trung nhất tâm bất loạn, khả năng phân tích sẽ bị xói mòn.  Trái lại, nếu chúng ta quá tập trung với việc phân tích, chúng ta có thể bị hao mòn khả năng trau dồi sự ổn định, để duy trì tập trung trong một thời gian dài.  Chúng ta phải làm việc với sự tìm kiếm một sự quân bình giữa việc áp dụng tịch tĩnh bất động và phân tích.

 

Tuesday, October 23, 2012 / 15:30:56

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2025(Xem: 11)
Trong một từ Láy, nếu một tiếng có dấu HUYỀN, tiếng còn lại có dấu NGÃ. (Tiếng mang dấu Ngã có thể đứng trước hoặc đứng sau. Xem ví dụ.) Từ đây trở đi, ngoài phần ví dụ về từ Láy, xin ghi một số từ Ghép và từ Hán Việt có hình thức giống từ Láy để học thêm. Trong ví dụ ở mỗi âm, phần đứng trước là từ Láy âm đầu. Phần đứng sau dấu // là từ Láy vần. Phần đứng sau dấu /// là từ Láy toàn bộ.
18/04/2025(Xem: 12)
MỤC LỤC TỔNG LUẬN.. 1 Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI 26 NỘI DUNG CHỦ YẾU.. 34 PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH.. 51 BỒ TÁT DIỆU ÂM, PHẨM 24 CỦA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 58 PHẨM "DIỆU ÂM BỒ TÁT" THỨ HAI MƯƠI BỐN- Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch 83
16/04/2025(Xem: 260)
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
15/04/2025(Xem: 246)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập. - **Kham nhẫn** (kshanti) là khả năng chịu đựng những khó khăn, thử thách, bất công trong cuộc sống mà không để tâm sân hận chi phối. - **Nhẫn nhục** là sự nhẫn nại, chịu đựng sự xúc phạm, bất công, chỉ trích từ người khác mà không oán hận hay phản kháng một cách tiêu cực. Cả hai đều thuộc phạm vi của ba la mật (pāramitā), là những đức tính cần thiết để đạt đến sự giác ngộ.
13/04/2025(Xem: 179)
TỊNH ĐỘ CỰC LẠC VÀ TỊNH ĐỘ HIỆN TẠI Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng thuyết giảng ngày 8 tháng 8 năm 2024 Con, Phật Tử Tâm Lương Thành Kính Dâng Tặng Thầy Những Đoạn Thơ Đã Được Lấy Ý Từ Bài Thuyết Giảng Của Thầy.
12/04/2025(Xem: 282)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ xin tường trình cứu trợ động đất Mynamar đợt 2. Cũng như đợt 1 vừa qua, lần này chúng con cùng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari)
12/04/2025(Xem: 267)
Giữ giới không sát sanh, cho dẫu trong tình huống tổn thương nghiêm trọng cho đến mất mạng, vẫn kham nhẫn, từ bi, không phản kháng, không phẫn nộ, không ác ý đối với kẻ hại mình, là pháp hành giữ giới bất sát sanh tuyệt diệu, vì lòng từ bi, vì trí đạo sáng suốt, mang lại kết quả tốt đẹp khả ái, khả hỷ.
07/04/2025(Xem: 482)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari) xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar. Chúng tôi quyết định đi cứu trợ trễ một vài ngày mục đích là trực tiếp giúp những nạn nhân có tiền mặt để tự mua nhu yếu phẩm, xây dựng lại nhà cửa, khắc phục khó khăn sau hoạn nạn..
29/03/2025(Xem: 694)
Quê hương có cội nguồn, dân tộc có tổ tiên. Trong một quốc gia, người dân thường tự hào về quê hương mình và hãnh diện được làm con cháu của tổ tiên mình. Người Việt Nam nào lại chẳng xem quê hương mình mang tính cách thiêng liêng, tổ tiên mình mang khí phách hào hùng. Sách Tàu có nói đến nước Văn Lang và giống dân Lạc Hồng, thế nhưng có đúng là đất nước ta và dân tộc ta hay không. Theo truyền thống dân gian thì chúng ta là con Rồng cháu Tiên, thế nhưng đấy cũng chỉ là huyền thoại.
24/03/2025(Xem: 653)
Duyên khởi cho bài chia sẻ này là từ một quý Phật tử được cho là bị hữu tình trong thế giới vô hình quấy nhiễu. Sau đây là một trong những cách trưởng dưỡng tâm từ bi mỗi ngày cho đến sung mãn, có thể chuyển xấu thành tốt, tiêu hết oán ghét đối nghịch, hóa giải hận thù, đưa đến an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com