Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

08/01/201920:39(Xem: 6011)
Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

CHƯƠNG 12:  CHÍN GIAI TẦNG CỦA NHẤT TÂM BẤT LOẠN

 

 

Tuesday, October 23, 2012

 

BẤT CỨ ĐỐI TƯỢNG thiền tập của chúng ta là gì, cho dù nó là bản chất của tâm thức hay hình tượng của Đức Phật, chúng ta đi qua chín giai tầng trong sự phát triển của nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NHẤT

 

Giai tầng thứ nhất liên hệ việc an trụ tâm thức trên đối tượng của việc tập trung.  Giai tâng này được gọi là bố trí.  Ở giai tầng này hành giả duy trì tập trung một cách khó khăn trong hơn một khoảnh khắc và cảm thấy rằng những sự xao lãng tinh thần đã gia tăng.  Chúng ta thường rời khỏi đối tượng, đôi khi hoàn toàn quên nó.  Chúng ta để nhiều thời gian vào những tư tưởng khác và phải dành một nổ lực lớn để đem tâm thức chúng ta trở lại đối tượng.

 

 

GIAI TẦNG THỨ HAI

 

Khi chúng ta có thể gia tăng chiều dài của thời gian mà chúng ta duy trì tập trung trên đối tượng chọn lựa được vài phút, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ hai.  Giai tầng này được gọi là sự bố trí tương tục.   Các thời điểm của sự xao lãng vẫn dài hơn những thời điểm tập trung của chúng ta, nhưng chúng ta thật sự trải nghiệm các thời khắc lướt nhanh của sự tập trung tĩnh lặng tinh thần.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BA

 

Cuối cùng chúng ta trở nên có thể nắm bắt ngay lập tức của mình khi nó bị xao lãng và tái lập sự tập trung của nó.  Đây là giai tầng thứ ba của sự thực tập, tái bố trí.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TƯ

 

Ở giai tầng thứ tư, được gọi là bố trí gần, chúng ta đã phát triển sự chánh niệm đến phạm vi mà chúng ta không đánh mất sự tập trung với đối tượng thiền tập.  Tuy nhiên, đây là khi chúng ta trở nên khốn khổ với những khoảng cách của giải đải và trạo cử mãnh liệt.  Phương pháp đối trị chính là sự tỉnh thức mà chúng ta đang trải nghiệm chúng.  Khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị đến những biểu hiện rõ ràng hơn của giải đải và trạo cử (hưng phấn), có hiểm họa của những hình thức giải đải vi tế hơn sinh khởi.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NĂM

 

Giai tầng thứ năm là rèn luyện.  Trong giai tầng này, sự nội quán được sử dụng để xác định sự giải đải vi tế và để áp dụng phương pháp đối trị của nó.  Một lần nữa, phương pháp đối trị là sự tỉnh thức của chúng ta về tính giải đải vi tế này.

 

 

GIAI TẦNG THỨ SÁU

 

Ở giai tầng thứ sáu, bình ổn, giải đải vi tế không còn sinh khởi nữa.  Nhấn mạnh vì vậy  được đặt trên việc áp dụng phương pháp đối trị đến trạo cử vi tế.  Sự nội quán của chúng ta phải là năng động hơn, khi chướng ngại vi tế hơn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BẢY

 

Khi qua nổ lực tương tục và phối hợp, chúng ta đã chủ động giữ được những hình thức của giải đải và trạo cử không sinh khởi, tâm thức chúng ta không nhất thiết phải cẩn mật thái quá.  Giai tầng thứ bảy, sự bình ổn hoàn hảo đã đạt được.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TÁM

 

Khi, với một sự nổ lực khởi đầu nào đó, chúng ta có thể đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng của nó và có thể duy trì sự tập trung mà không có một trải nghiệm nhỏ nhiệm nào của giải đải hay trạo cử, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ tám.  Chúng ta gọi đây là nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ CHÍN

 

 

Giai tầng thứ chín, quân bình bố trí, được đạt đến khi tâm thức chúng ta duy trì trên đối tượng của nó mà không cần cố gắng, lâu mau tùy ý chúng muốn.  Tịch tĩnh bất động thật sự được đạt đến sau khi đạt được giai tầng thứ chín, bằng việc tiếp tục hành thiền với nhất tâm bất loạn cho đến khi hành giả trải nghiệm sự hỉ lạc khinh an của thân thể và tâm thức.

 

Thật quan trọng để duy trì một sự quân bình khéo léo trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta giữa việc áp dụng tập trung nhất tâm bất loạn và phân tích.  Nếu chúng ta tập trung quá nhiều trong việc hoàn hảo tập trung nhất tâm bất loạn, khả năng phân tích sẽ bị xói mòn.  Trái lại, nếu chúng ta quá tập trung với việc phân tích, chúng ta có thể bị hao mòn khả năng trau dồi sự ổn định, để duy trì tập trung trong một thời gian dài.  Chúng ta phải làm việc với sự tìm kiếm một sự quân bình giữa việc áp dụng tịch tĩnh bất động và phân tích.

 

Tuesday, October 23, 2012 / 15:30:56

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2025(Xem: 49)
Xá lợi Đức Phật là kết tinh từ Đại Từ Đại Bi Đại Trí (mà Ngài đã chứng đạt, khi thành tựu thập ba-la-mật viên mãn qua vô lượng kiếp tu Bồ Tát Đạo).
20/06/2025(Xem: 125)
Trong màn đêm tối đen như mực vì vô minh, con người sống trong đau khổ, phiền não do ái dục, tham ái chi phối. Con người sống trong nỗi sợ hãi, sân hận, gièm pha, đố kỵ nghi ngờ, tà kiến, kiêu mạn, tranh giành hơn thua lẫn nhau, danh vọng, địa vị, tiền tài, lợi dưỡng vv.
20/06/2025(Xem: 147)
Khi xã hội càng văn minh, con người càng rời xa tâm linh. Chúng ta mãi mê bị mắc lừa bởi ảo giác về thực tại và cái bản ngã rồi chúng ta hụp lặn theo định hướng và kỳ vọng xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta bị nhốt trong hai nhà tù lớn: tham dục và tham ái. Đây là hai xiềng xích trói buộc và dẫn dắt chúng ta trôi lăn trong vòng luân hồi.
20/06/2025(Xem: 120)
Khả năng tâm linh là khả năng cảm nhận, liên kết và tương tác với những thực thể, năng lượng hay thông điệp thuộc về thế giới phi vật chất. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân, mục đích sống và mối quan hệ với các chúng sinh khác hay vũ trụ. Đây là một quá trình đòi hỏi chúng ta nhận biết và rèn luyện bản thân. Những người có khả năng tâm linh là những người có thể cảm nhận những hiện tượng siêu nhiên. Một số người có sẵn khả năng đặc biệt này ngay từ còn nhỏ.
20/06/2025(Xem: 131)
Bất chấp những ngày nắng mùa hè oi bức, những đêm khuya khoắt, trời mưa, đường sá xa xôi, bệnh tật, tuổi già sức yếu vv mà lòng thành kính với Đức Phật của dòng người nối đuôi nhau, vượt lên trên mọi khó khăn, gian nan, trở ngại, nhất tâm một lòng chiêm bái xá lợi Phật trong niềm hân hoan hỷ lạc. Chứng kiến dòng người với hai tay chắp lại cung kính, vừa đi nhiễu quanh, vừa xá lạy tháp thờ xá lợi Phật. Khoảnh khắc thành kính và thiêng liêng này khiến lòng ‘tôi’ xúc động. Dường như thể, đức tin vào Phật pháp, đang soi rọi trong từng bước chân của người hành hương.
07/06/2025(Xem: 814)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh.
07/06/2025(Xem: 722)
Trưới tiên chúng tôi xin nhắc lại niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ để quý vị nhớ và không khó chịu khi đọc những đọan thơ lạc vần.
04/06/2025(Xem: 885)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ. Kiếp người ở thế gian này trong vòng trăm năm, tuy nhiên thật sự “sống” chỉ vài mươi năm, còn lại phần lớn là thời gian của tượng hình, trẻ nít, bệnh tật, già nua… Có không ít người càng kéo dài tuổi thọ lại càng đau khổ: Đau khổ vì thể xác và cả tinh thần, sống không xong chết không được. Kiếp người ở thế gian này buồn vui lẫn lộn nhưng phần nhiều là buồn hơn vui. Suốt trăm năm ấy sum họp và chia ly cũng khó ai biết trước, sinh ly tử biệt là nỗi đoạn trường ai cũng phải qua. Muốn không được mà không muốn cũng không xong.
04/06/2025(Xem: 1039)
Hôm 02/06/2025, chư Tôn đức Tăng Ni giáo phẩm GHPGVN Đà Nẵng, những đại diện lãnh đạo địa phương, đông đảo quý Phật tử và người dân hành lễ cung tiễn xá lợi Phật trong không khí trang nghiêm và tôn kính . Hàng ngàn Phật tử mặc đồng phục, pháp phục đứng hai bên đường bùi ngùi xúc động cung tiễn xá lợi Phật đến tận sây bay quốc tế Đà Nẵng ‘trở về’ quê hương Ấn Độ, nơi Đức Phật thị hiện đản sanh, giác ngộ, niết bàn, để lại cho đời vô số xá lợi và 84000 pháp môn, chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh những cách sống an lạc, hạnh phúc, sống từ bi hỷ xả, được chơn lạc, nhơn thiên, niết bàn.
04/06/2025(Xem: 1093)
- Tu là tập cho mình thói quen quan sát lại chính mình. Cảm xúc đến rồi đi như những con sóng xô bờ. Khi tỉnh thức, bạn sẽ hiểu chúng đến từ đâu và nhận ra bản chất vô thường của các ý nghĩ cảm xúc và cả sự vô thường của vạn pháp. Nếu đang buồn chán, bạn không cần phải bám chặt lấy cảm xúc ấy mà hãy đơn giản để nó trôi đi. Cứ để cảm xúc phát khởi, sinh diệt một cách tự nhiên, bạn không can đè nén nó theo cách này hay cách khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com