Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

08/01/201920:39(Xem: 5013)
Chương 12: Chín Giai Tầng Của Nhất Tâm Bất Loạn

CHƯƠNG 12:  CHÍN GIAI TẦNG CỦA NHẤT TÂM BẤT LOẠN

 

 

Tuesday, October 23, 2012

 

BẤT CỨ ĐỐI TƯỢNG thiền tập của chúng ta là gì, cho dù nó là bản chất của tâm thức hay hình tượng của Đức Phật, chúng ta đi qua chín giai tầng trong sự phát triển của nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NHẤT

 

Giai tầng thứ nhất liên hệ việc an trụ tâm thức trên đối tượng của việc tập trung.  Giai tâng này được gọi là bố trí.  Ở giai tầng này hành giả duy trì tập trung một cách khó khăn trong hơn một khoảnh khắc và cảm thấy rằng những sự xao lãng tinh thần đã gia tăng.  Chúng ta thường rời khỏi đối tượng, đôi khi hoàn toàn quên nó.  Chúng ta để nhiều thời gian vào những tư tưởng khác và phải dành một nổ lực lớn để đem tâm thức chúng ta trở lại đối tượng.

 

 

GIAI TẦNG THỨ HAI

 

Khi chúng ta có thể gia tăng chiều dài của thời gian mà chúng ta duy trì tập trung trên đối tượng chọn lựa được vài phút, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ hai.  Giai tầng này được gọi là sự bố trí tương tục.   Các thời điểm của sự xao lãng vẫn dài hơn những thời điểm tập trung của chúng ta, nhưng chúng ta thật sự trải nghiệm các thời khắc lướt nhanh của sự tập trung tĩnh lặng tinh thần.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BA

 

Cuối cùng chúng ta trở nên có thể nắm bắt ngay lập tức của mình khi nó bị xao lãng và tái lập sự tập trung của nó.  Đây là giai tầng thứ ba của sự thực tập, tái bố trí.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TƯ

 

Ở giai tầng thứ tư, được gọi là bố trí gần, chúng ta đã phát triển sự chánh niệm đến phạm vi mà chúng ta không đánh mất sự tập trung với đối tượng thiền tập.  Tuy nhiên, đây là khi chúng ta trở nên khốn khổ với những khoảng cách của giải đải và trạo cử mãnh liệt.  Phương pháp đối trị chính là sự tỉnh thức mà chúng ta đang trải nghiệm chúng.  Khi chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đối trị đến những biểu hiện rõ ràng hơn của giải đải và trạo cử (hưng phấn), có hiểm họa của những hình thức giải đải vi tế hơn sinh khởi.

 

 

GIAI TẦNG THỨ NĂM

 

Giai tầng thứ năm là rèn luyện.  Trong giai tầng này, sự nội quán được sử dụng để xác định sự giải đải vi tế và để áp dụng phương pháp đối trị của nó.  Một lần nữa, phương pháp đối trị là sự tỉnh thức của chúng ta về tính giải đải vi tế này.

 

 

GIAI TẦNG THỨ SÁU

 

Ở giai tầng thứ sáu, bình ổn, giải đải vi tế không còn sinh khởi nữa.  Nhấn mạnh vì vậy  được đặt trên việc áp dụng phương pháp đối trị đến trạo cử vi tế.  Sự nội quán của chúng ta phải là năng động hơn, khi chướng ngại vi tế hơn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ BẢY

 

Khi qua nổ lực tương tục và phối hợp, chúng ta đã chủ động giữ được những hình thức của giải đải và trạo cử không sinh khởi, tâm thức chúng ta không nhất thiết phải cẩn mật thái quá.  Giai tầng thứ bảy, sự bình ổn hoàn hảo đã đạt được.

 

 

GIAI TẦNG THỨ TÁM

 

Khi, với một sự nổ lực khởi đầu nào đó, chúng ta có thể đặt tâm thức chúng ta trên đối tượng của nó và có thể duy trì sự tập trung mà không có một trải nghiệm nhỏ nhiệm nào của giải đải hay trạo cử, chúng ta đã đạt được giai tầng thứ tám.  Chúng ta gọi đây là nhất tâm bất loạn.

 

 

GIAI TẦNG THỨ CHÍN

 

 

Giai tầng thứ chín, quân bình bố trí, được đạt đến khi tâm thức chúng ta duy trì trên đối tượng của nó mà không cần cố gắng, lâu mau tùy ý chúng muốn.  Tịch tĩnh bất động thật sự được đạt đến sau khi đạt được giai tầng thứ chín, bằng việc tiếp tục hành thiền với nhất tâm bất loạn cho đến khi hành giả trải nghiệm sự hỉ lạc khinh an của thân thể và tâm thức.

 

Thật quan trọng để duy trì một sự quân bình khéo léo trong sự thực tập hàng ngày của chúng ta giữa việc áp dụng tập trung nhất tâm bất loạn và phân tích.  Nếu chúng ta tập trung quá nhiều trong việc hoàn hảo tập trung nhất tâm bất loạn, khả năng phân tích sẽ bị xói mòn.  Trái lại, nếu chúng ta quá tập trung với việc phân tích, chúng ta có thể bị hao mòn khả năng trau dồi sự ổn định, để duy trì tập trung trong một thời gian dài.  Chúng ta phải làm việc với sự tìm kiếm một sự quân bình giữa việc áp dụng tịch tĩnh bất động và phân tích.

 

Tuesday, October 23, 2012 / 15:30:56

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2010(Xem: 7048)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 10869)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 8153)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 13749)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
26/04/2010(Xem: 9629)
Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ Sau Đại lễ Phật Đản, tôi đến Chùa thăm Sư Phụ và Chư Tôn Đức. Lúc chờ ở ngoài sân Chùa, phía sau hiên nhà bếp, tôi gặp rất đông anh em làm công quả đang đứng ngồi giải lao. Họ hỏi tôi: - "A Di Đà Phật, lúc này anh Thị Chơn có khám phá ra điều gì lạ không? Nói cho tụi em biết với". - "A Di Đà Phật. Lạ thì chẳng có gì lạ cả". Tôi trả lờirồi tiếp:
10/03/2010(Xem: 12128)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]