Mật Tạng Bộ 4_ No. 1202 (Tr.23_ Tr.27)
BẤT ĐỘNG SỨ GIẢ ĐÀ LA NI BÍ MẬT PHÁP
_MỘT QUYỂN_
Pháp Vô Lượng Lực Bất Động Thánh Giả Tỳ Lô Giá Na Sứ Giả Tâm Nhất Thiết Lợi Ích Thành Tựu như vậy. Người muốn thọ trì, trước tiên nên thực hành bốn loại Hạnh tinh tiến, tự thắt buộc Thân Tâm khiến cho niệm chẳng phân tán, một Chí bền chắc mau được chứng nghiệm, khiến mãn ước nguyện.
Thế nào là bốn loại Hạnh mà mình tự thắt buộc ?
1_ Nhịn ăn
2_ Nuốt Khí
3_ Ăn rau
4_ Tiết chế ăn uống
Tùy theo sức có thể làm, tự thắt buộc Thân xong, chuyên tụng Căn Bản Đà La Ni đủ một Lạc Xoa (Lakṣa: một trăm ngàn) cho đến ba Lạc Xoa xong. Tức một ngày một đêm, cũng chẳng uống nước, cúng dường rộng lớn trang nghiêm Đạo Trường.
Ở trước Tượng vẽ, thiêu đốt gỗ cây Khổ Luyện như ngón cái, dài 12 ngón tay, hai đầu tẩm bơ, mỗi lần tụng Chú thì một lần thiêu đốt một cành, đủ 1008 cành. Thiêu đốt xong thì mỗi một việc nhỏ nhặt của Thế Gian liền được mãn nguyện.
Lại nữa, tụng đủ số xong, vào chỗ sâu đến cổ của sông nhỏ, biển lớn, sông lớn, đứng hướng mặt về phương Đông, mỗi ngày niệm tụng, đủ ba Lạc Xoa xong thời ruộng Phước đã yêu thích trong Tâm đều được mãn nguyện.
Sợ Công của Chú chưa thành, bị vật khác gây tổn hại, như thế nên kết Giới.
Nếu thường gia công trì tụng thì Bất Động Sứ Giả (Acala-ceṭaka) hiện thân, sức hay cột trói tất cả Quỷ Thần, cũng hay bẻ gãy tất cả cây cối, cũng khiến cho loài chim bay trong hư không tùy theo niệm bị rơi xuống, cũng hay làm khô cạn ao Rồng. Nếu luận nghị và đối đáp với Ngoại Đạo, người ác đều hay giáng phục được.
_ Lại nữa, lúc trước lúc sau khi mặt trăng muốn bị ăn (nguyệt thực), khiến tụng Chú đủ số. Trước khi ăn, một ngày một đêm nhịn ăn, lấy phân bò mới chưa bị rơi xuống đất, làm cái Đàn vuông vức một khuỷu tay.
Phân bò chưa bị rơi xuống đất có hai nghĩa:
1_ Dùng vật khí đỡ lấy đừng để cho rơi xuống đất
2_ Khi đã rơi xuống đất nhưng chưa bị bụi đất gây ô nhiễm, liền lược lấy phần bên trên chưa rơi xuống đất, đem tô trét Đàn.
Tô trét Đàn xong, đem mọi loại hoa tốt, rải tán để cúng dường. Lấy Kinh Đại Bát Nhã (Mahā-prajñā-pāramita-sūtra) an trí ngay chính giữa, lấy sữa của con bò con lớn tuổi, đồng màu sắc với mẹ, làm Lạc (sữa đặc). Trở lại xong, lấy một lạng bơ chứa đầy trong cái chén đồng đã được tôi luyện, dùng gỗ cây Khả Lý La làm cái lược dày, khuấy bơ. Từ lúc bắt đầu Nguyệt Thực, liền niệm tụng cho đến nhìn thấy ba loại Tướng là: nóng ấm, khói, lửa
Được tướng nóng ấm, khi uống vào thì trừ khỏi tất cả bệnh tật.
Được tướng khói. Khi đem dùng xoa bôi thân của mình thì có thể dùng ẩn che, chẳng cho người ác được nhìn thấy
Được tướng lửa rực. Khi uống vào thì thông Thần, thân có thể bay đi, ấy là Thân Thông vậy
Sữa của con bò con lớn tuổi, con bò này sinh từ một năm trở lên, con bò con lớn như mẹ do nhờ uống sữa. Màu sắc của con bò này đồng với màu sắc của mẹ. Sữa của con bò như vậy mới có thể đem làm bơ để dùng.
_ Lại nữa Hành Nhân tụng một Lạc Xoa xong, liền đến trên đỉnh cao tại núi sâu, không ăn lúa đậu, nhịn ăn rồi tụng một Lạc Xoa, Tâm Tâm nối nhau không theo Duyên khác thời kho tàng được che dấu (phục tàng) của Trời tự nhiên hiện ra
Phàm Phục Tàng (kho tàng bị che dấu) có người, có Thần, có Trời. Kho tàng do con người chôn vùi là Nhân Đại Phục Tàng, Kho tàng do Quỷ Thần sở hữu thì gọi là Thần Tàng, cũng gọi là Địa Tàng, do chư Thiên thủ hộ thì gọi là Thiên Phục Tàng.
Kho tàng của Trời còn hay thấy được, huống chi là Địa Phục Tàng với Nhân Tàng ư !...Nên làm việc Phước, tùy ý thọ dụng
_ Lại nữa, y theo Pháp Hộ Ma, dùng cái muỗng chứa đầy sữa bò, một lần Chú thì một lần thiêu đốt, như vậy đủ một ngàn biến sẽ hay trừ bệnh Dịch Lệ lớn trong nước.
Pháp Hộ Ma (Homa): đào đất, làm lò, đốt lửa rực sáng.
Pháp cái muỗng: Dùng gỗ cứng khắc sao cho đầu như cái muỗng, có thể chứa được con gà con, để đổ sữa xuống. Cán muỗng ngay thẳng, dài khoảng hai Xích (2 thước Tàu: 2/3 mét), dùng riêng vật khí sạch sẽ chứa đầy sữa. Dùng cái muỗng này múc lấy rồi Chú vào.
Nước ở phương Tây (Ấn Độ) có bệnh dịch, một nhà có một người bị bệnh thì lần lần lây nhiễm lẫn nhau, người bị nhiễm đều chết hết. Nay nước Ngô, nước Thục, Lĩnh Nam cũng có việc này. Pháp này có thể đặt ra (năng chế)
_ Lại nữa, lấy trăm loại hoa cỏ hòa với bơ, Mật, Lạc…một lần Chú, một lần thiêu đốt thời quần áo đã mong cầu như màu sắc của hoa này đều được vừa ý.
Nếu cầu lụa đào thì nên thiêu đốt hoa màu đỏ, còn lại đều dựa theo điều này. Tuy Thần Lực chẳng thể nghĩ bàn khiến thỏa mãn được nguyện của Hành Nhân, nhưng nên tự mình có thể lường tính phân chia việc mong ước mà cầu, tức không có tai vạ sau này.
Nếu chẳng phân chia, vọng nhận lấy thì Thần cũng khinh thường người, tuy được nhưng chẳng quý.
_ Nếu thiêu đốt Mật La Phộc một Lạc Xoa, mỗi một lần Chú thì thiêu đốt, sẽ được Quan Vị bậc nhất trong nước. Cân nhắc việc đã hay làm thì mong cầu đều toại nguyện. Mật La Phộc là quả trái ở nước ngoài.
Lại nữa, thiêu đốt hoa Tất Dưỡng Ngư thì được tất cả mọi người yêu thích.
Thiêu đốt gỗ cây Tùng, dùng ba vật nhỏ bé thiêu đốt, tụng mười vạn biến sẽ được vô lượng Quyến Thuộc. Gỗ cây Tùng dài một Thốn (1 tấc Tàu= 1/10 thước, lớn như ngón tay cái.
Thiêu đốt Đại Mạch và Chú vào thì được phú quý tự tại của bậc Đại Trượng Phu (Mahā-Puruṣa). Đại Mạch là lúa tẻ để cho ngựa ăn (mã mạch) có vỏ.
PHÁP VẼ TƯỢNG_ TỒI PHỤC thứ nhất:
Nếu muốn làm Pháp, nên đối trước Tượng, Tâm có chỗ của Tượng thì Thần ứng Tượng cảm. Ở trên mảnh lụa tốt, vẽ Bất Động Sứ Giả (Acala-ceṭaka) mặc áo màu đỏ với áo choàng vai nghiêng lệch, quần đùi cũng màu đỏ, một lọn tóc bên trái rũ xuống đến lỗ tai, mắt trái nhìn nghiêng, tay trái cầm sợi dây, tay phải cầm cây kiếm dựng đứng, đầu kiếm như dạng cánh hoa sen, cán kiếm có hoa văn báu, ngồi ở trên tảng đá báu, cau mày trợn mắt giận dữ, thân màu vàng đỏ, dạng phẫn nộ, hình tướng khiến cho tất cả chúng sinh đều sợ hãi.
Vẽ Tượng này xong, ở bên bờ sông biển, chốn Lan Nhã (Araṇya) thanh tịnh, hoặc ở trong Tịnh Ốc. Hành Giả cũng thanh tịnh, thân mặc áo màu đỏ, Tâm tưởng thân của mình đều là màu đỏ, chẳng được tán loạn, lặng yên đi xin ăn (khất thực). Niệm tụng năm Lạc Xoa xong, lấy Giang Đậu Ky năm tấc (5/10 thước Tàu) chặt làm một vạn cọng, ba vật ngầm thiêu đốt. Ở trước Tượng chí Tâm thiêu đốt, tụng thì Bất Động Sứ Giả liền tự hiện thân, khiến cho Hành Nhân nhìn thấy. Thấy xong, được Như Lai Tam Ma Địa Tâm (Tathāgata-samādhi-citta) cùng các vị Bồ Tát thường được ở chung một nơi
Lại nữa, ở trước Tượng này, mỗi ngày ba thời niệm tụng Bản Chú, trải qua một tháng; tùy theo sức cúng dường hương, hoa, thức ăn uống cầu mọi loại Nguyện đều được mãn túc.
Nếu có binh giặc đi đến. Hành Nhân tay cầm một cây phướng, tụng một ngàn biến, dựng cắm tại nơi đi đến thì nhóm giặc cướp tự nhiên lui chạy, sợ hãi mà tan.
Nếu Oan Gia, người ác gây tổn hại cho đất nước, tổn hại Phật Pháp. Lấy muối, đất hòa chung với nhau làm Tượng của kẻ ấy. Trên trái tim viết tên họ của kẻ ấy, hình dài một khuỷu tay, tụng Chú chú vào một biến, rồi chặt lấy một đoạn thiêu đốt cho đến khi thiêu đốt hết thì người kia nếu chẳng chịu hàng phục, ắt bị chết.
Lại lấy lá Mạn Đà La (Mandara) thiêu đốt, tụng Chú. Cứ một lần Chú thì một lần xưng tên gọi của người ác, thiêu đốt đủ một ngàn lần thì người lúc trước quyết định bị mất Tâm. Lấy sữa bò thiêu đốt một ngàn biến khiến hồi phục như cũ.
Nếu thiêu đốt muối, xưng tên. Một lần Chú, một lần thiêu đốt, đủ một ngàn biến thì bên trong một ngàn dặm kêu gọi người đều đến.
Nếu thiêu đốt An Tất Hương, ba thời thường chẳng đoạn tuyệt sẽ được địa vị Thượng Phẩm trong đất nước.
Lại dùng Pháp lúc trước, đều ở bên dưới Tượng vẽ này, dùng sẽ thành tựu
Lại PHÁP VẼ TƯỢNG thứ hai:
Trước tiên, ở trung tâm vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi), bên trái vẽ hình trạng Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta), bên phải vẽ Bồ Tát Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) với dạng xinh đẹp tươi cười, tay phải cầm cái chày Kim Cương, dưới đế vẽ Bất Động Sứ Giả (Acala-ceṭaka) với chuỗi Anh Lạc báu trang nghiêm.
Ở trước Tượng vẽ, niệm tụng năm Lạc Xoa xong. Mọi loại sai khiến, lấy mười vạn cái hoa sen, dùng ba vật: bơ, mật, Lạc hòa với nhau, rồi chấm trên mỗi một bông hoa, tụng Chú một lần liền thiêu đốt, như vậy thiêu đốt hoa đến hết. Lúc đó Liên Hoa Cát Tường Thiên (Padma-śrī-deva) liền hiện thân của mình, hỏi Hành Nhân rằng: “Ngươi cầu nguyện việc gì ?Tùy theo điều mong cầu của ngươi đều được mãn túc”
Lại lấy một Lạc Xoa hoa Tô Mạt Na (Sumana), một lần Chú, một lần thiêu đốt cho đến khi thiêu đốt hết. Liền được nữ Dạ Xoa đi đến hiện thân, nhận mọi sự sai khiến.
Nếu có người sắp trải qua sự sợ hãi, đi đến cầu trợ giúp. Lấy tro trong rừng Thi Đà, chú vào bảy biến rồi đưa cho, khiến kẻ ấy hộ thân, liền được an vui.
Lại lấy Ngưu Hoàng, ở trước Tượng, Chú vào bảy biến, hòa chung với nước trong sạch rồi chấm một điểm ở trên trán, sẽ khiến cho tất cả người nhìn thấy đều vui vẻ, giáng phục tất cả Tỳ Na Dạ Ca (Vinayāka)
Nếu vướng chất độc của rắn, bò cạp. Dùng đất sạch làm bùn, Chú vào bảy biến rồi chấm lên chỗ ung nhọt đau nhức, ứng thời liền khỏi.
PHÁP VẼ RIÊNG SỨ GIẢ thứ ba:
Nếu muốn được thấy Bất Động Sứ Giả (Acala-ceṭaka) cho đến mọi thứ, ngàn việc, việc của nhân gian…đều có thể xứng với Tâm. Nên vẽ Bất Động Sứ Giả thân màu vàng đỏ, áo bên trên choàng lệch vai có màu xanh, quần bên dưới màu đỏ, bên trái có một búi tóc màu mây đen, tướng mạo Đồng Tử, tay phải cầm cái chày Kim Cương, tay trái nắm sợi dây, hai bên miệng hơi ló răng nanh, mắt giận dữ màu đỏ, ngồi trong lửa rực, trên núi đá.
Ở trước tượng vẽ này, mọi loại kết Ấn niệm tụng đều được thành tựu. Phóng ánh sáng, ẩn hình, cột trói tất cả Quỷ Thần đều được thành tựu
Ví như không có tượng vẽ thì chỉ ở nơi thanh tịnh hoặc trong chùa, được một gian phòng thanh tịnh không có người gây ồn áo, liền được niệm tụng. Tất cả nhóm bệnh sốt rét của Quỷ Thần trong Thế Gian, tụng bảy biến hoặc đến 21 biến thì không có bệnh gì không khỏi.
Ở trước tượng vẽ này, lấy bùn sạch xoa tô mặt đất, thiếu đốt An Tất Hương, sai một đứa bé gái nhìn vào trong cái gương, miệng gia thêm niệm tụng, rồi hỏi điều đã nhìn thấy, liền đều nói rõ việc đã cầu nguyện
Nên kêu gọi Long Thần, chỉ được kêu tên gọi (danh tự). Đặt để đồng nam, đồng nữ, người thanh tịnh…tụng Chú chú vào thì hàng Thần ấy nhập vào trong Tâm của Đồng Tử, liền cùng nói với Hành Giả về việc của ba đời. Hỏi gì đều trả lời.
Nếu muốn được thành tựu Căng Yết La (Kiṅkara), khởi đầu từ ngày mồng một của tháng, sáng sớm thức dậy, trong sạch, ở trước Tượng vẽ, rải hoa dùng bột Đàn Hương tô trét mặt đất làm Đàn (Maṇḍala), chú vào 108 biến. Mỗi ngày: giờ Ngọ, hoàng hôn đều tụng 108 biến. Nếu tụng nhiều chẳng dứt thì rất tốt, thời khác chẳng thể tụng Chú, chỉ hướng đến ngồi trong Đạo Trường, một lòng Chính Niệm, đến Thời thì tụng cũng được, cho đến hết ngày 15, liền làm mọi thức ăn uống cúng dường.
Ở trước Tượng vẽ, vuông vức một khuỷu tay làm một cái hầm, sâu một Trách Chỉ (Vitasti: một gang tay), thiêu đốt cây Át Già, nếu không có thì dùng cây Khổ Luyện cũng được. Lấy một đẩu năm thăng hạt cải trắng, từ hoàng hôn bắt đầu tụng, lấy Hạnh Nhân lớn bằng hạt cải, Chú vào một biến xong liền ném vào trong lửa thiêu đốt. Hạt cải ấy đem hòa chung với bơ khiến cho ẩm ướt. Như vậy thiêu đốt đến sau nửa đêm thì Căng Yết La liền hiện hình nói rằng: “Cần làm việc sai khiến gì?”. Hành Nhân báo rằng: “Cần Căng Yết La từ ngày hôm nay trở đi, có việc cần hỏi thì thường đi theo bên mình, đừng có ở Đông Tây”.
Căng (Kiṅ) là hỏi việc, Yết La (Kara) là sai khiến vậy.
Nếu chẳng hiện thì Tâm quyết định niệm tụng Bất Động Sứ Giả, ắt sẽ được nhìn thấy, đừng sinh nghi ngờ, thẳng đến lúc bình minh thì không có gì chẳng đến. Hiện xong, dùng mọi loại sai khiến xử phân đều được, cho đến rửa tay…hoặc dùng cành Liễu khiến lấy đều được. Muốn được lên Trời, vào núi cũng nâng dìu Hành Nhân cùng đến đó. Muốn được thấy hàng Thiên Nữ trên cõi Dục, khiến đem đến gặp mặt cũng được, huống chi là lấy người với vật ở Nhân Gian, cho đến mọi thức ăn uống.
Vị Thần này làm hình Đồng Tử nhỏ bé (tiểu đồng tử), có hai loại: Một loại tên là Căng Yết La (Kiṅkara) là hàng cung kính có Tâm nhỏ bé. Một loại tên là Chế Tra Ca (Ceṭaka) là hàng có Tính ác khó nói chuyện, giống như kẻ bề dưới có Tính ác ở Nhân Gian, tuy nhận sự sai khiến nhưng thường có nhiều lỗi lầm vậy.
Nếu lúc không có việc thời chỉ dẫn, tạm cho (Sứ Giả) đi rồi quay lại, đừng chỉ dẫn mà không có việc tiễn đi. Nếu chỉ dẫn mà không có việc tiễn đi, tức liền đi lâu dài mà chẳng quay lại vậy. Tốt nhất nên ghi nhớ chẳng được không hẹn mà gặp. Tây Quốc (Ấn Độ) có vị Tăng sai khiến nhiều năm, một buổi sáng sai lầm cho nên (Sứ Giả) chẳng quay lại, bởi vậy khóc lóc, hối hận chẳng kịp.
Nếu muốn sai khiến Cổ Lực Ca Long Vương (Kulika-nāga-rāja). Ở trên tường vách, vẽ một cây kiếm, dùng Cổ Lực Ca Long Vương quấn quanh trên cây kiếm, hình Rồng như con rắn, giữa cây Kiếm viết chữ A (唒), trong Tâm cũng tự mình quán cây kiếm này với chữ, mỗi mỗi thật rõ ràng, Tâm niệm Bất Động Sứ Giả, tụng 108 biến, một ngày ba thời, đủ sáu tháng, tụng càng nhiều càng tốt. Nếu đủ tháng xong, sau đó Cổ Lực Ca Long Vương tự hiện hình, làm hình dạng con người, thường đi theo, nhận sự sai khiến.
Bất Động Sứ Giả Căn Bản Chú là:
“Na mô tam mạn đa phộc nhật-la nam (1) vĩ ca tra, vi cật lý đa, yết la (2) ma ha bế lệ đa (3) mật sắt tra, khế chú sất sắt-tra, ha la (4) Án đát la, ma la đạt la (5) chiết đổ lỗ mộc khư (6) thấp-phộc la, na la ca, ca bỉ lỗ liệt trì-phộc kế xá hồng (7) bạt chiết-la, bạt chiết-lộ tử la, hồng, phán, toa ha”
矧休 屹亙阢 惵忠冊 合玸晑 合邟出 乙捖 亙扣祁眊 合炖 卜手琬蚚 玅扣捖 尃誂 交匠四捖 旄加戢几 捂匡 哠扑吐檄 了喨 猲 惵忝 惵怵奇 猲 傋誆 渢扣
Namaḥ samanta-vajrāṇāṃ_ Vikaṭa vikṛtā-kāra_ Mahā-preta viṣṭha kheṭocchiṣṭa āhāra_ Indra-māla-dhāra catur-mukha jvala kapilordhva-keśa hūṃ_ vajra-vaja-ugra hūṃ phaṭ svāhā
Người trì Chú này, ở trong sáu tháng, mỗi ngày ba thời, tụng niệm chẳng dứt. Mỗi ngày ăn uống thanh tịnh, mỗi khi muốn ăn thời trước tiên trích ra một phần để trong vật khí sạch sẽ, Chú vào 21 biến, chờ khi mình ăn xong, đem thức ăn trong vật khí này, trút đổ ở chỗ sạch sẽ. Đủ tháng xong, sau đó Bất Động Sứ Giả đầy đủ mọi loại Nguyện. Ba Thời là: Sáng sớm, giờ ngọ, lúc hoàng hôn…mỗi Thời tụng riêng 108 biến.
Đây gọi là Pháp Thọ Trì Căn Bản Chú. Sau đó liền có Tâm Chú trích ra thức ăn
Vị Bất Động Sứ Giả này là Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya) của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana). Sau khi trì một lần thì đời đời gia hộ. Nếu người cầu Vô Thượng Xuất Thế Bồ Đề, nên giữ Phạm Hạnh (Brahma-caryā) trong sạch, một lòng tinh tiến sẽ được mọi loại Tam Muội (Samādhi), Cảnh Giới chẳng thể nghĩ bàn, Thần Thông chẳng thể nghĩ bàn, Biện Tài chẳng thể nghĩ bàn, Lực Dụng chẳng thể nghĩ bàn. Việc như vậy, người chứng liền biết, chẳng thể nói đủ
Nếu người của Thế Gian chưa chặt đứt được thói quen ở đời, tuy ngàn lần xúc phạm đến mọi loại nghiệp nặng thì vị Sứ Giả đều hứa cho kẻ ấy sám hối, chẳng buông lìa ngay.
_ Pháp Kết Giới Hộ Thân: Trước tiên tác Hải Lễ Ấn, tay trái đem ba ngón từ ngón giữa trở xuống (ngón giữa, ngón vô danh, ngón út) nắm ba ngón từ ngón giữa trở xuống của tay phải, đều đem ngón cái vịn ngón vô danh cùng nắm nhau xong, dựng thẳng ngón trỏ phải, co ngón trỏ trái vịn vằn thứ hai của ngón trỏ phải, an trên miệng, tụng Căn Bản Chú bảy biến. Ở trên đỉnh đầu xoay theo bên phải ba vòng, tùy theo Tâm xa gần, kết Giới liền thành, không gì có thể xâm phạm được vậy.
_ Tiếp theo tác Giáp Ấn. Chắp hai tay lại, đem hai ngón trỏ, hai ngón vô danh vào trong lòng bàn tay cài chéo nhau. Dựng đứng hai ngón cái, hai ngón giữa, hai ngón út cùng hợp nhau như hình cái chày Tam Cổ Kim Cương, gọi là Giáp Ấn.
Tụng Căn Bản Chú bảy biến xong. Trước tiên an trên vầng trán, tiếp đến vai phải, tiếp đến vai trái, tiếp đến trên trái tim, tiếp đến trên cổ họng… Ấn vào năm chỗ, dùng để Hộ Thân.
Muốn ngồi niệm tụng, trước hết đều làm Pháp Hộ Thân này. Muốn xuất hành ra đi cũng thích hợp tác làm.
_ Tiếp theo tác Kiếm Ấn. Tay trái: đem ngón cái vịn đầu ngón vô danh, ngón út, duỗi thẳng ngón trỏ với ngón giữa làm vỏ kiếm. Lại tay phải: đem ngón cái vịn trên móng ngón vô danh, ngón út, duỗi thẳng ngón giữa, ngón trỏ làm cây kiếm, đút vào bên trong lòng bàn tay trái, gọi là Kiếm Ấn, an trên trái tim, khiến cho đầu ngón giữa dựng thẳng.
Tụng Bất Động Sứ Giả Tịch (trừ khử) Nhất Thiết Ác Độc Chú, chú bảy biến xong, dời Ấn an trên đỉnh đầu.
Chú là:
“Án, a giả la, ca na bộ đà chế trá ca, hồng hồng, khả y khả y, nhất đàm, nghiệt lý hề ma, ha lý, tì sa táp đa, ác, hột lý, chậm, phán”
湡 唒旄匡 乙仕 蒤湀中垺哠 猲猲 几扛几扛 崷句 鉎托仟 扣捖 合好 厘垺 哸 岝 猲 傋誆
Oṃ_ Acala kāṇa buddha-ceṭaka, hūṃ hūṃ, khahi khahi, idaṃ gṛhītaṃ hāra viṣa sphoṭa, aḥ hṛ hūṃ phaṭ
Nếu có người uống chất độc sắp chết. Tác Ấn Chú này bảy biến, liền có thể khỏi chết.
Nếu muốn Kết Giới, trừ khử Quỷ Thần, vẹt mây ác…Liền an trên đầu gối như dạng rút đao kiếm, dùng sức mà rút bạt, ở trên đỉnh đầu, xoay theo bên phải ba vòng, tùy ý xa gần, đem Kiếm dựng thẳng an ở tam tinh phút chốc để chận đứng thì tất cả không có ai dám xâm phạm.
Nếu muốn niệm tụng. Trước tiên tác Ấn này, sau đó mở bàn tay lấy tràng hạt, y theo lúc bình thường niệm tụng.
_ Tiếp theo tác Vô Úy Thanh Tịnh Ấn. Tay phải đem lóng trên của ngón cái vịn trên móng ngón trỏ, kèm duỗi thẳng ba ngón còn lại. Nhóm hương hoa đã cúng dường khiến cho thanh tịnh thì kèm dùng Ấn này, ba lần chỉ điểm vào nước trong rồi rưới vảy liền được trong sạch.
Nếu có người sợ hãi, đến cầu xin nương dựa giúp đỡ thì y theo bên dưới kết Ấn này, xưng tên gọi người trước bảy biến. Chú xong thì người trước liền chẳng sợ hãi nữa. Gọi là Vô Úy Thanh Tịnh Ấn.
_ Tiếp theo tụng Bất Động Nghênh Thỉnh Chú:
“Na ma tam mạn đa bạt chiết-la nam. A lý dạ, bạt chiết-la, ma ha câu lộ đà, a nghiệt sai, a nghiệt sai, khẩn chi la tư, nhất đặng, ca lý dăng, câu lô na ma, toa ha”
矧休 屹亙阢 惵忝冊 玅搜弋匡 玅丫猌玅丫猌寣才全傂帆 崷句 乙新 乃冰 矧休 渢扣
Namaḥ samanta-vajraṇāṃ_ Ārya-acala āgaccha āgaccha kiṃcirāyasi_ idaṃ kāryaṃ kuru namaḥ svāhā
Dùng Kiếm Ấn lúc trước, an trên đỉnh đầu, co đầu ngón giữa trái ba lần, tụng Chú ba lần chiêu triệu, liền đi đến.
_ Tiếp theo tác Sách Ấn. Tay phải đem ngón cái vịn móng ba ngón từ ngón giữa trở xuống (ngón giữa, ngón vô danh, ngón út), dựng thẳng ngón trỏ. Tay trái đem ba ngón từ ngón giữa trở xuống, nắm ngón trỏ phải, co ngón trỏ trái đè trên móng ngón cái trái.
Tụng Sách Chú là:
“Na ma tam mạn đa, vị thật la nam, a bá xả, phán giả na, hồng”
矧休 屹亙阢 惵忝冊 唒 扒喨 乓堲矧 猲 傋誆
Namaḥ samanta-vajraṇāṃ_ A pāśa bhaṃjana hūṃ phaṭ
Chú bảy biến xong, dùng giáng phục tất cả Quỷ Thần, khiến một ngàn hai trăm dặm truy tìm Người với tám Bộ Trời Rồng, dùng Ấn Chú này
_ Tiếp theo tác Sư Tử Phấn Tấn Ấn. Như Giáp Ấn lúc trước, duỗi hai ngón cái mở dựng thẳng, thân đứng như thế Kim Cương. Đem Ấn khua múa hoặc bên trái hoặc bên phải, mắt hung nộ, Ý giận dữ, tiếng Hồng (Hūṃ)
Tụng Sư Tử Chú là:
“Na ma tam mạn đa, mạt thật la nam. Án, a giả la, ca na, chiến noa, sa thái gia, hồng phán”
矧休 屹亙阢 惵忝冊 湡 唒旄匡 乙仕 旄汔 州叻傂 渢扣
Namaḥ samanta-vajraṇāṃ_ Oṃ, acala kāṇa caṇḍa sādhaya, hūṃ phaṭ
Tụng bảy biến thì hay giáng phục tất cả nhóm Ma ác. Dùng Ấn thì mây mưa ác của Ma Quỷ, ứng thời đều tan. Khi tan rồi thời giải Ấn.
Nếu gió mưa ác chẳng ngưng. Lấy cỏ gai hòa với hạt cải trắng tiêu đốt, Chú 108 biến, liền tụng Căn Bản Chú 108 biến thời chẳng phải chỉ có gió mưa tan ngưng mà nhóm Long Thần ấy cũng quay lại ủng hộ Hành Giả.
_ Tiếp theo tác Căn Bản Tâm Trung Tâm Chú Ấn. Trước tiên kết Nhãn Ấn, tay phải đem ngón vô danh ngón út nắm đầu ngón cái, duỗi thẳng ngón trỏ ngón giữa. Ở tam tinh trên trán, rũ ngón trỏ ngón giữa hướng xuống dưới, dần dần hướng đến chân tóc, dẫn hướng lên trên. Gọi là Bất Động Sứ Giả Thiên Nhãn Ấn.
Tụng Tâm Trung Chú mà chú
“Án, chất lộ cổ bà, bà gia, toa ha”
Tác ý sân nộ, tác tiếng tụng chữ Hồng (Hūṃ), xưng tên gọi của Oan Gia thì Đại Quỷ Thần nắm giữ Tâm của người ấy khiến cho kẻ đó hàng phục.
Nếu thường y theo đây, tụng chẳng gián đoạn ắt được Nhãn Thông nhìn thấy ba ngàn Đại Thiên Thế Giới với việc trong ba cõi như đối trước mắt, ngang bằng không có khác.
_ Tiếp theo tác Căn Bản Tâm Ấn. Chắp hai tay lại, liền cài chéo nhau bên trong, khiến cho đầu của mười ngón tay đều vào trong lòng bàn tay xong, duỗi thẳng hai ngón trỏ cùng trụ đầu ngón, hai ngón cái móc lấy móng hai ngón vô danh. Gọi là Căn Bản Ấn.
Tụng Tâm Chú là:
“Na ma tam mạn đa, mạt thật-la nam, đát la tra, a mục già, chiến noa, ma ha lô sái noa, sa-phả tra gia, hồng, đát-la bả gia, đát-la bả gia, hồng, đát-la tra, đát-la tra, chậm, mang”
矧休 屹亙阢 惵忝冊 泣誆 唒伕千 弋汔 亙扣 刎好仕 剉誆傂 猲 泣亙傂 泣亙傂 猲 泣誆泣誆詶 赩
Namaḥ samanta-vajraṇāṃ_ Trāṭ_ Amogha-caṇḍa mahā-roṣaṇa sphaṭya hūṃ, trāmaya trāmaya, hūṃ trāṭ trāṭ hāṃ māṃ
Mỗi ngày tự ăn. Trước tiên trích ra mọi thức ăn uống một phần, để ở trong cái chén. Đợi khi ăn xong, tụng Chú bảy biến. Chú vào rồi đổ xuống chỗ sạch sẽ. Một ngày riêng như điều này, thì nơi đã đến thường được (Sứ Giả) theo sau ủng hộ.
_ Lại có Nhất Tự Chú:
“Na ma tam mạn đa, mạt thật la nam, chậm”
矧休 屹亙阢 惵忝冊 詶
Namaḥ samanta-vajraṇāṃ_ Hāṃ
Dùng Căn Bản Ấn Chú lúc trước, thường tụng, kết Ấn chẳng đoạn tuyệt thì (Sứ Giả) cũng thường chẳng lìa hai bên trái phải vậy.
_ Bất Động Bảo Sơn Ấn. Hai tay, mười ngón hướng vào bên trong cài chéo nhau rồi nắm thành quyền. Gọi là Bất Động Bảo Sơn Ấn
_ Đầu Ấn. Tay phải co ngón cái vào trong lòng bàn tay, bốn ngón nắm quyền, an trên đỉnh đầu, gọi là Đầu Ấn
_ Nhất Kế Ấn. Tức Đầu Ấn này, bên trên duỗi ngón trỏ ngón giữa cùng kèm nhau, an trên đỉnh đầu bên trái, liền dẫn hướng xuống dưới, trước lỗ tai hạ xuống. Gọi là Sứ Giả Nhất Kế Ấn.
_ Khẩu Ấn. Hai tay cùng kèm nhau, đem hai ngón út cài chéo nhau, co hai ngón bô danh nắm lóng thứ hai của ngón út, đem hai ngón cái vịn móng ngón vô danh, hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, co hai ngón trỏ vịn lóng thứ ba của hai ngón giữa, từ lòng bàn tay hướng lên trên đếm số thứ ba, an Ấn này trên miệng, gọi là Khẩu Ấn.
_ Tiếp theo tác Tâm Ấn. Liền y theo Khẩu Ấn, co hai ngón trỏ vào gốc hai ngón cái, an trên trái tim như hình cái chày Độc Cổ Kim Cương, gọi là Tâm Ấn.
_ Tiếp theo tác Hỏa Diệm Ấn. Tay phải: ngón cái đè trên móng ngón út. Tay trái nắm ngón cái thành quyền, duỗi ngón trỏ bên trong lòng bàn tay phải, từ bên phải nhiễu quanh trên đầu, qua hướng bên trái giống như thế ánh sáng xoay chuyển, gọi là Thủy Diệm Ấn vậy.
_ Già Hỏa Ấn. Kèm hai bàn tay đều nắm ngón cái làm quyền, co hai ngón trỏ vào bên trong gốc ngón cái, Quyền cùng hướng kèm nhau, hay trừ tất cả nạn lửa.
Dùng Pháp Ấn lúc trước, mỗi khi niệm tụng thời y theo thứ tự mà dùng, miệng tụng Chú chẳng dừng, chỉ trì Căn Bản Chú, có công sau đó Chú Ấn khác chỉ tụng kết, tức dùng có hiệu nghiệm, lại cũng chẳng cần thọ trì.
_ Tổng Nhiếp Từ Cứu Bất Động Chú là:
“Na ma tam mạn đa, phược nhật-la xá, chiến noa, ma ha lô sái noa, cấp phả tra dã, hồng, đát-lạt trá, chậm, mang”
矧休 屹亙阢 惵忝冊 弋汔 亙扣 刎好仕 剉誆傂 猲 泣誆 詶 赩
Namaḥ samanta-vajraṇāṃ_ Caṇḍa mahā-roṣaṇa sphaṭya hūṃ trāṭ hāṃ māṃ
Chú này được trích ra từ Kinh Tỳ Lô Giá Na, hay nhiếp các Ấn Pháp. Làm Pháp lúc trước xong, liền tụng Chú này bảy biến xong, Tâm niệm Bất Động Tôn, cũng tác Kiếm Ấn lúc trước, ấn lên trên năm chỗ là: vầng trán, vai phải, vai trái, trái tim, cổ họng. Tụng Chú này chú 108 biến, nên tự tưởng thân mình như dạng Câu Ma La (Kumāra: Đồng Tử), sau đó búng ngón tay rồi bung tán
_ Tiếp lại có Pháp. Ở trong rừng Thi Đà lấy quần áo của người chết, vẽ Bất Động Sứ Giả, lấu máu trên thân của Hành Nhân mở giải.
Tượng vẽ ở hướng Đông, Hành Giả ở hướng Đông, đối trước tượng niệm tụng, mỗi ngày ba thời tắm gội, mặc quần áo ẩm ướt, lặng yên niệm một Lạc Xoa. Xong rồi, đến ngày 23 của tháng, bày cỗ cúng tất cả Quỷ Thần. Pháp ăn uống, lấy mọi loại gạo, mọi loại đậu, mè…hòa chung với nhau làm cơm rồi rải tán ở tám phương.
Tự thân một ngày một đêm chẳng ăn, tìm một người chết có đầy đủ tướng mạo, tẩy rửa sạch sẽ, khoác mặc quần áo, để nằm ngửa trước tượng vẽ, hướng bàn chân về phương Tây. Thiêu đốt hương, tự mình hộ thân, bốn mặt kết Giới xong, Hành Nhân ngồi trên trái tim của người chết niệm tụng một vạn biến xong thì người chết liền cử động, chẳng nên sợ hãi, chỉ đè chặt xuống, gấp rút niệm tụng, đợi trong miệng của người chết nôn ra hoa sen thì cầm lấy hoa, tức thân hóa như tướng mạo đồng tử mười lăm mười sáu tuổi, nương theo hư không mà đi, cho đến lên trên cõi Phạm Thiên, không có nơi nào không đến được, tự tại du hành vậy.
Pháp Biệt Hạnh này. Nếu có nơi hung hiểm đáng sợ, oặc có việc Quan bức não thời một lòng tụng Căn Bản Chú, cũng có thể viết Chú đóng ở trong sân khiến vào trong đất thì vạn Yêu chẳng dám động làm, cũng có thể đóng Từ Cứu Chú này là tốt nhất.
Chỉ ở trong Tịnh Thất kết Giới hộ thân, cột buộc Tâm vào Bất Động Sứ Giả, chuyên niệm chẳng dứt, tụng nhiều càng tốt cho đến mười Lạc Xoa. Mỗi lần ăn thì trích ra một phần thức ăn cúng dường Bất Động Sứ Giả, tự tưởng Tâm niệm mỗi mỗi siêng năng đừng gián đoạn.
Điều này rất căn bản, mau được cảm nghiệm, công ích tự như, đừng hướng về người nói
Lại một Lạc Xoa là mười vạn biến vậy.
Bất Động Sứ Giả Pháp Lược Yếu kết thúc tại đây. Bên dưới tin nhận phụng hành.
_ Ưu Khâu Mãn Nguyện Pháp (Kệ Văn bên trên bên dưới cũng do Hòa Thượng đồng thời dịch ra)
Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni…hoặc có ách nạn, hoặc cầu quan tước, hoặc gặp Quý Nhân, hoặc có sự thỉnh cầu…thì nên thiêu đốt năm loại hương, tụng niệm đủ mười vạn biến chẳng được gián đoạn.
Nếu ngày gấp rút tu Nguyện, tức nhiều người đồng niệm khiến cho mau được đủ số lúc trước thì cũng được mãn nguyện.
Chú là:
“Hồi Quang Bồ Tát (Mati-jvala), Hồi Hỷ Bồ Tát (Mati-sadhu), A Nậu Đại Thiên (Anavatapta), Chí Đức Bồ Tát (Mahā-vairya), Ưu Khâu Bà Khâu (Ukubhaga), Thanh Tịnh Tỳ Khưu (Viśuddha-dharma-guru).
Nguyện xin cho (họ tên là…) [Nếu tự thân cầu xin việc thì nên tự xưng tên họ của mình. Nếu vì người cầu xin thì xưng tên họ của người ấy] việc Quan được kết thúc, việc chết được ngưng dứt. Chư Thiên, Bồ Tát, La Hán nước ngoài cứu giúp cho (họ tên…) vượt qua tai tạn [Giả sử khiến cầu Quan, nên ở ngay trước mặt nguyện xin cho (họ tên…) trở xuống, được Quan (….), diệt hẳn tai ương đời trước, chướng nạn đều ngưng dứt. Lại ở chốn này cứu giúp (họ tên…) vượt qua tai nạn. Bên dưới nói rằng: “Việc mà (họ tên…) đã mong cầu đều được xứng nguyện]
Nguyện xin Từ Bi khiến cho Đệ Tử được mãn nguyện”
_ Trì Pháp. Trước tiên khiến cho niệm thuần thục, miệng chẳng phát ra tiếng, đủ mười vạn biến số xong, liền được nguyện mong cầu.
Nếu cầu mau chóng công hiệu, đi đứng chẳng được gián đoạn, làm việc lớn, chúng tụng, khi đi ra tức chẳng nên đốt hương.
Nếu tại nhà, ngồi niệm ắt nên thiêu đốt năm loại hương là: An Tức Hương, Linh Lăng Hương, Hoắc Hương, Trầm Hương, Huân Lục Hương.
Nếu không có Trầm Hương. Dùng Bạch Đàn thay thế cũng được. Ắt chẳng được thiếu An Tức Hương, Linh Lăng Hương, Hoắc Hương vậy.
BẤT ĐỘNG SỨ GIẢ ĐÀ LA NI BÍ MẬT PHÁP
_MỘT QUYỂN (Hết)_
09/02/2012