Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Trung

08/11/201420:37(Xem: 3590)
Quyển Trung

Mật Tạng Bộ 4 – No.1201 (Tr.16_ Tr.20)

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ

NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

_QUYỂN TRUNG_

 

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG Phụng Chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
Phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

CĂN BẢN CHÂN NGÔN

_PHẨM THỨ HAI_

 

Trong Kinh Tam Muội Da lược nói: Vô Động Minh Vương Căn Bản Bí Yếu thành tựu hết thảy sự nghiệp  vì muốn cho các người tu hành hiển phát Thật Trí của chư Phật. Chư Phật Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời đều do thành tựu Đà La Ni Môn, Tam Ma Địa Môn ở dưới cây Bồ Đề hiện chứng Tối Thắng Tam Giải Thoát Môn đầy đủ hết thảy Trí (nhất thiết Trí)

Thích Sư Tử (Śākya-siṃha) kia do được Vô Tỷ Đại Minh Chú Tạng, cho nên hay tồi phục ma quân lợi lạc hết thảy. Thế nên người có Trí an Tâm trong sự bí mật của Môn này làm Hạnh, cần phải tịnh Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) tu hành Pháp này mau được thành tựu hết thảy Trí

Ta, Bạc Già Phạm Đại Nhật Thế Tôn lại vì hết thảy người tu Chân Ngôn. Vì muốn trừ chướng cho nên trụ ở Hỏa Sanh Tam Muội nói Đại Tồi Chướng Chân Ngôn này. Oai thế của Bí Mật Minh này hay trừ hết thảy mọi loại chướng nạn của hữu tình, cho đến Phật Đạo (Buddha-mārga) dưới cội Bồ Đề,  dùng sức của Chân Ngôn này cho nên hết thảy Ma quân không có gì chẳng tan hoại, huống chi là hết thảy các Chướng của Thế Gian.

Lại minh họa Chướng này, lược có hai loại:

1_ Nội Chướng (chướng bên trong) là từ Tâm của mình sanh ra, loại ấy rất nhiều không thể nói hết.

2_ Ngoại Chướng (chướng bên ngoài) từ bên ngoài mà sanh ra, loại ấy cũng rất nhiều, nên  dùng lời thiết yếu đều hay trừ Chướng vậy.

Liền nói Đại Tồi Chướng Thánh Giả Bất Động Minh Vương Oai Nộ Minh là:

“Nẵng ma tam mãn đá phạ nhật ra nẫm(1) đát ra-tra, a mô già chiến nõa (2) ma ha lộ sái ninh (3) sa-phả tra dã, hồng (4) đát ra ma dã, đát ra ma dã (5) hồng, đát ra tra ham hàm (6)”

矧休 屹亙阢 惵忠鉔 泣誆 唒伕千 弋汔 亙扣 刎好仕 剉誆傂 猲 泣亙傂 泣亙傂 猲 泣誆 詶 赩

*) NAMAḤ  SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ TRĀṬ_ AMOGHA-CAṆḌA  MAHĀ-  ROṢAṆA  SPHAṬYA  HŪṂ  TRĀMAYA  TRĀMAYA  HŪṂ  TRĀṬ  HĀṂ  MĀṂ

 

_ Bí Mật Thích nói rằng:

Nẵng ma tam mãn đá phạ nhật ra nẫm (NAMAḤ  SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ): Quy mệnh khắp cả Phẫn Nộ Kim Cang Vương (Krodha-vajra-rāja)

Đát ra tra (TRĀṬ): Tàn hại phá Chướng.

A mô già chiến nõa (AMOGHA-CAṆḌA): sự cùng cực trong sự cực ác của Bất Không Oai Nộ, là hình trạng bạo ác không có gì vượt qua được, cho đến các Chướng của hết thảy Thế Gian khiến cho không có dư sót. Là ác trong ác vậy.

Ma ha lộ sái ninh (MAHĀ-ROṢAṆA): Đây là Đại Nộ, rất phẫn nộ bạo ác trong sự cực ác, tức là Đệ Nhất Nghĩa (Chân Lý tối cao) của chư Phật, oai mãnh tàn hại Thế Gian tận sào huyệt Định, nhập vào Pháp Giới (Dharma-dhātu), quy y Kim Cang Giới (Vajra-dhātu)

Sa-phả tra dã (SPHAṬYA): Phá hoại

Hồng (HŪṂ): Khủng bố

Đát ra ma dã (TRĀMAYA): kiên cố, bền chắc

Hồng, đát ra tra (HŪṂ  TRĀṬ)

Ham hàm (HĀṂ  MĀṂ): Chủng Tử

Dùng hai chữ sau làm Chủng Tử (Bīja), trong nghĩa của các câu đều hay thành sự nghiệp.

Đầu tiên, Chiến Nõa (弋汔: CAṆḌA) nghĩa là chết, vào A Tự Môn (唒_A) tức là nghĩa không có sanh tử

Đồ (毛: ḌA) nghĩa là Chiến (đánh nhau), dùng vua Đại Thế không có sanh tử này  cùng với các bốn Ma đánh nhau vậy.

Tiếp đến Ma (砅:MA) nghĩa là Ngã (cái tôi), vào A Tự Môn tức là Vô Ngã (không có cái tôi), cũng là Không Tam Muội (Śūnya-samādhi) vậy

Chữ (刎: RO) có chữ La (捖:RA) là nghĩa của Cấu Chướng làm Thể. Có tiếng (挴:U) là Tam Muội (Samādhi), tức Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ) làm Đại Tam Muội vậy

Ninh (仕: ṆA) nghĩa là Chiến (đánh nhau), vào A Tự Môn tức Đại Không Tam Muội

Tát (屹:SA) nghĩa là cứng bền (kiên)

Phả (民: PHA) nghĩa là bọt nước, biết Pháp của Thế Gian như đống bọt, cho nên dễ phá hoại. Bên cạnh có điểm của chữ A  (氐: PHĀ) tức là Hành

Tra (誆:Ṭ) nghĩa là Chiến (đánh nhau), hay đánh phá Chướng đáng sợ, khiến cho bị phá nát.

(傂:YA) nghĩa là Thừa (Yāna)

Hồng (猲: HŪṂ) là Đại Không Tam Muội

Như bên trên nói Đát (凹: TA) là Như (Tatha), La (捖:RA) là không có dơ, Tra (誆: Ṭ) là tạo làm. Ấy là tất cả Pháp không có tạo làm

Bên trên chữ Ham (詶: HĀṂ) có điểm không, nghĩa là Viên Tịch, cũng gọi là Đại Không Trí (Mahā-śūnya-jñāna)

Vào Ha Tự Môn (HA) nghĩa là Hạnh, lại có tiếng A (扣: HĀ), nên là Bố Ma Chướng Kim Cương Tam Muội Hạnh  

(傂:YA) tức là Đại Không, dùng Hạnh Đại Không Bất Động khủng bố tất cả Ma Chướng

Chữ Hàm (MĀṂ: 赩) cũng gọi là Đại Không Trí. Vì Ma Tự Môn (亙:MA) nghĩa là Ngã (cái tôi), do vào A Tự Môn nên là Vô Ngã (không có cái tôi). Ay là tất cả Pháp vốn không có sanh diệt. Lại dùng Đại Không Vô Ngã Tam Muội mà khủng bố chúng Ma, do chữ này cũng có tiếng A (A) với (YA) vậy

A (A-狣) (RO-刎) Ham (HĀṂ -戧) Hàm (MĀṂ -赩). Bốn chữ này đều có tiếng A, tức khủng bố Ma lần nữa khiến cho rất sợ hãi. Tức là nghĩa phá hai chướng bên trong bên ngoài.

Kết Tam Muội xong, liền tưởng toàn thân của mình thành chữ Lam (劣: RAṂ). Chữ này tưởng thành giống như màu lửa  từ Chữ phát ra lửa nóng bức sáng rực thiêu đốt ba độc Phiền Não với Tùy Phiền Não trong Thân, một thời thiêu đốt hết thì lửa cũng tùy diệt, chỉ còn chữ Lam (劣) thành mặt trăng sáng ngay trong trái tim.

Khi tác Quán đấy thì chẳng nên trụ lâu, mau chuyển Huệ Tâm khiến cho điều ấy thành tựu.

 

TẮM GỘI, KẾT HỘ THÂN

_PHẨM THỨ HAI_

 

1_ Vô Động Kim Cang Cực An Ổn Hộ Thân Ấn Minh.

Trước tiên lấy 2 ngón út xoa nhau bên trong, ló ra nơi hổ khẩu của ngón cái. Kèm dựng 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh giao nhau ở lưng  ngón giữa. Đem hai ngón trỏ đều nắm ngón vô danh, dựng 2 ngón cái vịn lóng giữa của ngón giữa. 

Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đa bột đà nẫm (1) Úm (2) hạ ra hạ ra (3) ma ha nễ nhĩ đa hồng phán tra (4)”

矧休 屹亙阢 蒤湑觡 輆 亙扣啐蛛眊 猲 傋誆

*) NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ  HARA  HARA  MAHĀ-NIRJITA  HŪṂ  PHAṬ

 Bấy giờ Vô Động Thánh Giả nói Pháp tắm rửa có 2 loại: Một là Nội Tịnh, hai là Ngoại Tịnh

Một là Nội Tịnh (làm sạch bên trong): đối với các chúng sanh khởi Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả Tâm thanh tịnh vô ngã.

Hai là Ngoại Tịnh (làm sạch bên trong): dùng nước tắm rửa, hoặc ở trong sông. Trước tiên kết Tam Muội Da Ấn để trên đảnh tụng Minh ba biến, liền dùng Chử Ấn Minh hộ thân rửa các thứ dơ bẩn, rồi mới có thể Kết Giới làm sạch nước với đất, lại dùng Chử ấn Minh.

 

2_ Vô Động Kim Cang Tẩy Dục Kết Hộ Bát Phương ấn Minh.

Co Thiền Độ (ngón cái trái) vào lòng bàn tay, nắm lại làm quyền. Dựng một mình Tiến Độ (ngón trỏ trái) như ngọn núi Kim Cang, chuyển 3 lần. Chuyển theo bên phải thành Kết Giới, chuyển theo bên trái thành Giải Giới với Tịch Trừ

Minh là:

“Úm, hàm hồng, ma ha hứ ma bạn đà nễ, bàn đà hồng, bàn đà phạ nhật-ra phạ nhật-lê nễ, hồng phán tra”

輆 詶 猲 亙扣并交 栱呅啐 栱呅 猲 栱呅 砉忝 砉忽代 猲 傋誆

OṂ_  HĀṂ  HŪṂ, MAHĀ-SĪMĀ-BANDHANI  BANDHA  HŪṂ  BANDHA-VAJRA  VAJRIṆĪ  HŪṂ  PHAṬ

 

3_ Vô Động Kim Cang Tẩy Dục Tịnh Thủy Ấn Minh.

Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào lòng bàn tay của Định Huệ (2 tay) dùng Ấn quấy nước, trừ các Chướng

Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đá phạ nhật-ra xá (1) đát-ra tra, a mô già chiến đồ (2) ma ha rô sái nõa (3) tát-phả tra da hồng (4) đát-ra bà da đát-ra bà da, hồng đát lộ-tra, hồng đát lộ tra”

矧休 屹亙阢 惵忠鉔 泣誆 唒伕千 弋汔 亙扣 刎好仕 剉誆傂 猲 泣亙傂 泣亙傂 猲 泣誆 猲 泣誆

*) NAMAḤ  SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ TRĀṬ_ AMOGHA-CAṆḌA  MAHĀ-  ROṢAṆA  SPHAṬYA  HŪṂ  TRĀMAYA  TRĀMAYA  HŪṂ  TRĀṬ  HŪṂ  TRĀṬ 

 

4_ Bất Động Kim Cang Trước Giáp Ấn Minh

Co Giới Phương (2 ngón vô danh) vào lòng bàn tay, cùng dính lưng nhau. Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) vào lòng bàn tay cũng lại như vậy. Dựng sáu Độ (6 ngón tay còn lại) hợp Tam Cổ Chử (cái chày ba chia), mở cổ tay, ấn trên thân đảnh, gia trì năm chỗ rồi bung tán trên đảnh. Đấy gọi là Kim Cang Giáp.

Minh là:

“Úm hàm hồng, phạ nhật-ra tam ma duệ, phạ nhật-ra ca phạ chế hộ, phạ nhật-ra hồng phán tra”

輆 詶 猲 砉忝屹亙份 砉忝玸名中 趌 砉忝 猲 傋誆

OṂ_  HĀṂ  HŪṂ _ VAJRA-SAMAYE  VAJRA-KAVĀCE  HOḤ _ VAJRA  HŪṂ  PHAṬ

Dùng Minh Ấn này ấn năm chỗ, liền thành Trước Giáp (mặc áo giáp) tùy ý tắm rửa.

 

5_ Bất Động Kim Cang Quán Đảnh Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Huệ (2 ngón út) cài chéo nhau bên trong, dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp phụ Tiến Lực (2 ngón trỏ), Trí (ngón cái phải) vịn lưng Phương (ngón vô danh trái), Thiền (ngón cái trái) cũng như thế. Đây là Bản Tôn Quán Đảnh Ấn

Minh là:

“Nẵng ma tất-đa-la dã địa-vĩ nghiệt đa nẫm, tát ra phạ đát tha tô đá nẫm, hột-lị tát ra phạ mẫu đà na tì la ba ba la thấp ma tỳ sái kế, a tỳ săn giả đát mô nỗ đệ bá la phạ để vĩ ra dã lệ, sa-phạ ha”

 

Người tu Chân Ngôn mặc giáp hộ thân, tắm rửa mặc áo xong

Minh là:

“Úm hàm hồng,  tắc-phả tra da, tát hề hồng, la ca sa, hàm phán tra”

輆 詶 猲 剉誆傂 屹鈱 猲 捖朽 詶 傋誆

OṂ_  HĀṂ  HŪṂ _SPHAṬYA  SAHYA  HŪṂ  RAKṢA  HĀṂ  PHAṬ

 

_ Bất Động Kim Cang Chử Ấn Chân Ngôn, dùng ở hết thảy nơi dơ uế.

Người tu Chân Ngôn muốn đến các nơi dơ uế. Trước tiên dùng Chử Ấn (Ấn cái chày) ấn năm  chỗ là hai vai, trái tim, vầng trán, cổ họng, đảnh đầu. Khi dùng ấn thời dùng Minh gia trì, đến trên đảnh đầu thì bung tán

Tụng Minh là:

“Úm,  a giả la ca nõa, chiến đồ sa đà da, hồng phán tra”

輆 唒弋匑 乙仕 弋汔 州叻傂 猲 傋誆

OṂ _ ACALA-KĀṆA  CAṆḌA-SĀDHAYA  HŪṂ  PHAṬ

 

KẾT HỘ ĐẠO TRÀNG

_PHẨM THỨ TƯ_

 

1_ Vô Động Kim Cang Tam Muội Da Ấn Minh

Như vậy y theo Pháp tắm rửa xong, liền đi đến Tịnh Xá, dùng Tâm thanh tịnh, như thường chắp tay, dựng thẳng 2 độ Thiền Trí  (2 ngón cái) để ở trên đảnh, suy nghĩ chư Phật Bồ Tát như đối trước mặt. Buông thả Thân Tâm ấy, thản nhiên Thiền Duyệt vào Tam Muội Da

Minh là:

“Nẵng ma tát phạ mẫu đà mạo địa, tát đát-phạ nẫm. Na mạc tô tất địa sa đạt nễ, a nghiệt-lệ ca rô nễ, phạ ra đề đát ra dị, a bà duệ, a để ma lệ, na mãng tố-đô đế, ba la ma tất địa đà dã, kế tì dụ, ma ha cật-lị bế tệ, sa phạ ha”

 

Thiền Trí (2 tay) kèm hợp Liên Hoa Chưởng

Gia trì Bổn Minh an trên trán

Suy nghĩ các Pháp vốn chẳng sanh

 

2_ Bất Động Oai Nộ Tịch Trừ Chướng Nạn Ấn Minh.

Nguyện (ngón giữa trái) Lực ( ngón trỏ trái) cùng dựng thẳng

Huệ (ngón út trái), Phương (ngón vô danh trái) như thế móc

Trí Độ (ngón cái trái) vịn như vòng

Dùng Nhẫn (ngón giữa phải) Tiến (ngón trỏ phải)  như Kiếm

Xỏ vào trong bao Định (tay trái)

Đây tên Vô Động Kiếm

 

Kết hộ Phương Ngung Giới

Rút đao quay bên trái

Tịch trừ hết thảy Ma

Cầm kiếm xoay bên phải

Ngón dưới Kim Cang Quyết

Trên kết Hư Không Giới

Lại tụng Bí Mật Minh

“Nẵng ma tam mạn đá phạ nhật-ra noản, đát-ra tra chiến đồ, ma ha lộ sái nõa, sa-phả tra da, hồng, đát-ra tra, ham hàm”

巧休 屹亙阢 向忝鉔袎泣誆 弋汔 亙扣 刎好仕 剉誆傂 猲 泣誆 詶 赩

NAMAḤ  SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ TRĀṬ_ CAṆḌA    MAHĀ-ROṢAṆA  SPHAṬYA  HŪṂ  TRĀṬ  HĀṂ  MĀṂ

Ngầm tụng 3 biến hoặc 7 biến, đem Ấn xoay theo bên phải là Kết Hộ, chuyển theo bên trái là Tịch Trừ cùng với trên dưới. Oai lực của Minh đấy hay ủng hộ lớn cho Đại Giới khắp mười phương cùng với Hộ ThânTịnh Trừ nơi chốn, cho đến ba cõi…. còn hay phòng hộ được, huống chi là Pháp đấy đã làm ở một phương, Thời tùy theo Hành Giả, Tâm niệm Minh Ấn với nơi hướng đến, hay khiến cho mọi mọi loài với quyến thuộc của Võng Lượng khó điều phục…đều nhìn thấy oai nộ của Kim Cang rực rỡ như đống lửa lớn vòng khắp chốn ấy.

Công năng của Ấn này rất lớn, khó nói hết. Nếu người trụ ở đời nói công năng ấy thì cũng chẳng thể hết được. Đây gọi là Vô Động Kim Cang Kiếm, Ấn Minh này cũng dùng thông cho Hộ Thân Kết Giới của 5 Bộ

 

3_ Vô Động Kim Cang Năng Thành Tựu Nhất Thiết Sự Nghiệp Chử Ấn Minh.

Dựng mở Chỉ (?Quán)Vũ Chưởng (lòng bàn tay phải)

Thiền (ngón cái phải) Tiến (ngón trỏ phải) vịn như vòng

Đều dựng ngọn Kim Cang

Đấy tên Vô Động Chử (chày Vô Động)

 

Lại tụng Mật Ngôn là:

“Nẵng ma tam mạn đa phạ nhật-ra noản, chiến nõa. Úm, a giả la, ca nõa giả rô, sa đà da, hồng phán tra”

矧休 屹亙阢 惵忝鉔袎 弋汔 輆 唒弋匡 乙仕 弋汔 州叻傂 猲 傋誆

*) NAMAḤ  SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ CAṆḌA _ OṂ  ACALA-KĀṆA  CAṆḌA-SĀDHAYA  HŪṂ  PHAṬ

Chử Minh Ấn này hay thành tựu hết thảy sự nghiệp, cho đến tắm gội, làm đất sạch cùng với Hộ Thân, Kết Giới đều dùng Minh Ấn này.

 

4_ Vô Động Kim Cang Tường Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) co vào chưởng (lòng bàn tay)

Dựng cạnh Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) với Đàn Huệ (2 ngón út)

Co Thiền (ngón cái phải)  vịn vạch dưới của Tiến (ngón trỏ phải)

Trí  (ngón cái trái) vịn Lực (ngón trỏ trái) cũng như vậy

Tụng Minh là:

“Úm, hàm hồng, phạ nhật-ra, mạn đồ lệ, bạn đà bạn đà, hồng phán tra”

輆 詶 猲 砉忝 亙汔同 栱呅栱呅 猲 傋誆

OṂ_  HĀṂ  HŪṂ, VAJRA-MAṆḌALE  BANDHA   BANDHA  VAJRA  HŪṂ  PHAṬ

Tụng Minh ba biến, đem Ấn chuyển theo bên trái 3 lần, tùy theo Tâm xa gần, liền thành tựu Tường Giới

 

5_ Vô Động Kim Cang Võng Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) chéo bên trong

Sáu ngón dựng hợp dựa đầu ngón

Mở cổ tay, trên đảnh chuyển ba vòng (theo bên phải)

Liền thành Kim Cang Kiên Cố Võng

Tụng Minh là:

“Úm ham hồng, phạ nhật-ra tát-la bộ phạ nễ mộ, hồng phấn tra”

Kết Ấn này xong, tụng Minh 3 lần, ở trên đảnh xoay theo bên phải 3 vòng, liền thành Võng Giới

 

6_ Vô Động Kim Cang Hỏa Diễm Ấn Minh

Nghiêng hai lưng bàn tay, xoa nhau (cài chéo nhau) 

Liền thành Bổn Tôn Tam Muội Hỏa

Hết thảy Ma quân đều bỏ chạy

Tụng Minh là:

“Úm hàm hồng, phạ nhật-ra nhập-phạ lệ, hồng phán tra”

輆 詶 猲 砉忝捂同 猲 傋誆

OṂ_  HĀṂ  HŪṂ, VAJRA-JVALE  HŪṂ  PHAṬ

Kết Hỏa Diệm Ấn này xong, tụng Minh 3 biến, ở bên ngoài bức tường Kim Cang xoay theo bên phải ba vòng, liền thành Hỏa Viện

 

CÚNG DƯỜNG

_PHẨM THỨ NĂM_

 

1_ Vô Động Kim Cang Tọa Ấn Minh

Duỗi ngửa chưởng Định (lòng bàn tay trái) nâng lưng Huệ (bàn tay phải)

Hành Nhân tưởng thành Tòa Kim Cang (Vajrāsana)

Trên Tòa, an Ấn đã sanh ra

Hết thảy Thánh Giả đều tùy vui

Tụng Minh là:

“Úm hàm hồng, phạ nhật-ra sa nễ phạm, hồng phán tra”

輆 詶 猲 砉忝 宬屹矧砉梜 猲 傋誆

OṂ_  HĀṂ  HŪṂ, VAJRA- ĀSANAVAT   HŪṂ  PHAṬ

Dùng Minh Ấn này gia trì Trú Xứ được thành đất Kim Cang chẳng hoại, liền ở trên đất tưởng có tòa Kim Cang, liền dùng như Lai Sở Sanh Ấn an trí chư Phật Bồ Tát ở trên tòa Kim Cang, rồi vòng Ấn này lại, cúng dường chư Thánh

 

2_ Nhất Thiết Như Lai Sở Sanh Ấn Minh.

Kim Cang bền chắc, xoa (cài chéo nhau) bên trong

Đàn Huệ (2 ngón út) dựng mở Sở Sanh Ấn

An này tên là Công Đức Mẫu

Phật Pháp Tăng Bảo trụ trong ấy

Thỉnh triệu Minh Vương với Bổn Tôn

Kết Bí Ấn này đều vân tập

Vòng Ấn này lại, hiến các Tôn

Liền thành Át Già (Àrgha) cúng dường phật

“Nẵng ma tát phạ mẫu đà mạo địa tát đát phạ nẫm. A ma ra, vĩ ca-ra đa đế nhị nễ, a la thệ, sa-phạ ha”

矧休  屹浻 蒤湀 烗囚屹雿觡 唒亙匑 合玸捖 出掙司 唒黑 渢扣

NAMAḤ  SARVA  BUDDHA  BODHISATVĀNĀṂ_ AMALA  VIKARA  TĀT  MIDI  ĀRTHE  SVĀHĀ

Liền dùng Như Lai Sở Sanh Ấn này, tưởng làm Át Già, phụng hiến chư Phật, Bồ Tát chư Tôn, Hiền Thánh. Thường làm Pháp này cúng dường thì mau được thành tựu.

 

Lại quán Bất Động Thánh Giả trụ Bổn Vị, dùng Quán Đảnh Ấn Minh lúc trước phụng hiến Bổn Tôn, liền tụng Căn Bản Minh một biến, hay khiến cho Thánh Giả hoan hỷ, mau được thành tựu viên mãn.

Lại Hành Giả Trì Minh, tiếp đến kết Tam Muội Da Ấn an trên đảnh (Ấn như lúc trước đã nói). Liền tưởng tự thân như Bổn Tôn ngồi trên hoa sen tám cánh, tay bưng lư hương, tức khiến cho ba Nghiệp yên lặng không có não loạn, đi đến Tịnh Xá, tới  cửa Đạo Tràng, ba lần xưng chữ Hồng (HŪṂ) cảnh giác chư Thánh.

Vào Tịnh Xá xong, tiếp theo nên như thường: Lễ Sám, phụng hiến Át Già.  Nên tác Niệm này: “Nay Ta nên xả bỏ toàn thân cúng dường mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo chúng hội Đạo Tràng. Cúi xin hết thảy chư Phật, Bồ Tát ban cho con làm Đại Gia Trì thành tựu tối thượng, được thành Kim Cang Tát Đỏa Tất Địa. Do cần được nhiệp thọ, cho nên thỉnh cầu gia hộ”

Như vậy thưa bạch 3 lần rồi ngưng (v.v…)

 

Lại dùng Chử Ấn như lúc trước Kết Giới gia trì tòa Bổn Tôn, dùng Như Lai Sở Sanh Ấn phụng hiến chư Phật Bồ Tát.  Mỗi ngày 3 thời như Pháp cúng dường, hoặc có thời quên niệm, thiếu sót Pháp Tắc tức phạm vào Tam Muội Da. Trước tiên tụng Đại Luân Kim Cang Minh với kết Đại Luân Ấn để trừ tội ấy, sám tạ  tội lỗi ấy.

 

3_ Đại Luân Kim Cang Sám Hối Ấn Minh

Như vậy y Pháp Kết Hộ xong

Đều có khuyết phạm Tam Muội Da

Mật trì Tô Ma Kim Cang Minh

Bốn thời sám hối các lỗi lầm

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) móc bên trong

Sáu ngón dựng hợp Kim Cang Luân

Kết Ấn Minh này an trên đảnh

Xoay phải ba vòng, tạ lỗi ấy

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị da,địa vĩ ca nẫm, tát phạ đát tha nga đa nẫm. Úm, vĩ ra nhĩ vĩ ra nhĩ, ma ha chước ca la, phạ nhật-ra, tát đá tát đá,  sa la đế sa la đế, đát-ra duệ, đát-ra duệ, vĩ đà ma nễ, tam bàn nhược nễ, đát-ra ma để, tất đà,  a hột-lị duệ, đát-lị lam, sa-phạ ha”.

巧休 榑伏盎乙觡 凹卡丫出觡 輆 合先元 合先元 亙扣弋咒向忝 屹凹 屹凹 屹先包 屹先包 氛件 氛件 合叻亙凸 戌乓介市 氛亙凸 帆湀  狣奄份 沼 送扣

NAMAḤ STRIYA-DHVIKĀNĀṂ TATHĀGATĀNĀṂ -  OṂ– VIRAJI  VIRAJI, MAHĀ-CAKRA-VAJRA, SATA SATA, SARATE  SARATE, TRAYI TRAYI, VIDHAMATI  SAṂBHAṂJANI  TRAMATI, SIDDHA, AGRIYE, TRAṂ – SVĀHĀ.

Người trì Chân Ngôn Kết Hộ xong, đều có khuyết phạm Tam Muội Da, nên kết Ấn này an trên đảnh, tụng Minh 3 biến hoặc 7 biến, xoay theo bên phải 3 vòng sám tạ các lỗi, sau đó niệm tụng Bổn Tôn Minh

 

4_ Vô Động Kim Cang Mãn Túc Ấn Minh.

Chắp tay giữa rỗng (Hư Tâm Hợp Chưởng) trụ móng ngón

Đây tên Bổn Tôn Mãn Túc Ấn

Các thứ cúng dường và đồ hương (hương xoa bôi)

Hương đốt, đèn sáng, thức ăn uống

Cúng dường thượng diệu, viec cát tường

Trì niệm Ấn này đều tròn đủ.

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà-phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Âm vĩ đá lị, ma ha phạ nhật-la, tát đát tát đát, sa ra đế sa ra đế, sa phạ ha”

巧休 榑伏塶丫出觡 屹笎 凹卡丫出觡 輆 合先元 亙扣向忝 屹凹 屹凹 屹先包 屹先包 送扣

NAMAḤ STRIYA-DHVAGATĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ -  OṂ– VIRAJI  MAHĀ-VAJRA, SATA SATA, SARATE  SARATE– SVĀHĀ.

Lại dùng Ấn Minh này, tưởng châu báu trên bờ dưới nước với vật của nhóm núi báu, báu màu nhiệm trong biển, Ma Ni Hoa Thọ Vương…thảy đều không có chủ đã nhiếp lấy. Dùng sức Phước Đức của ta, sức gia trì của chư Phật, cúng dường hết thảy chư Phật Bồ Tát đầy đủ Thượng Nguyện.

 

5_ Đồ Hương Cúng Dường Ấn Minh

Ấn như lúc trước, tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đa-phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. A tam ma ngạn độ đát mê, tố ngạn đà phạ để, tát-phả ra mãnh hàm, nga nga nẫm, ma hộ na duệ nê vĩ, tát phạ lật tha, sa đà nễ, sa-phạ ha”

 

6_ Thiêu Hương Cúng Dường Ấn Minh

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đa-phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Úm, a nghiệt lị, a nghiệt lị, thủy khí thủy khí nam, tát phạ đát độ ma thủy khí, sa-phạ ha”

巧休 榑伏益丫出觡 屹楠凹卡丫出觡 湡 唒奄 圬刁圬刁 摍正圬刁 摍正圬刁 渢扣 

NAMAḤ    STRIYA-DVAGATĀNĀṂ  SARVA TATHĀGATĀNĀṂ _  OṂ  AGRI  ŚIKHI  ŚIKHI, DUPAṂ-ŚIKHI  DUPAṂ-ŚIKHI   SVĀHĀ

 

7_ Hoa Cúng Dường Ấn Minh

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. A phạ lộ chỉ-đá, ma ha bố sáp-ba phạ để, sa-phạ ha”

巧休 榑伏塶丫出觡 屹笎 凹卡丫出觡 唒砉吐丁悃 亙扣旦廘 砉凸 渢扣

NAMAḤ STRIYA-DHVAGATĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ – AVALOKITA  MAHĀ-PUṢPA  VATI   SVĀHĀ

 

8_ Ẩm Thực Cúng Dường Ấn Minh

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Úm, a ra bà, a ra bà, ca ra ca ra, phạ lị phạ lị, phạ lân phạ lân, na đà tỳ, ma ha phạ lị, sa-phạ ha”

 

9_ Đăng Cúng Dường Ấn Minh

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. A lam đế nễ-phạ lam đế nễ ba nho để, thủy khí, sa-phạ ha”

 


10_ Phổ Trang Nghiêm Cúng Dường Minh Ấn

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tát bà mẫu đà, bồ địa tát đỏa phạ nẫm. Tát bà tha, ô-đặc già đế, tắc phá la hứ hàm, già già na kiếm, sa phạ ha”

矧休 屹浻 蒤湀 悷囚屹雿觡 屹浻卡 栥怐包 剉捖 托伐 丫丫矧入 渢扣

NAMAḤ  SARVA  BUDDHA  BODHI-SATVĀNĀṂ_ SARVATHĀ  UDGATE  SPHARA  HĪMAṂ  GAGANAKAṂ   SVĀHĀ

Sức của Trì Minh này hay sanh ra báu Như Ý cúng dường hết thảy chư Phật Bồ Tát Chúng Hội. Do sức Phước Đức của Tán Thán này khiến cho cúng dường này tràn khắp cả hết thảy chư Phật Bồ Tát Chúng Hội.

 

Tán Thán Minh là:

“Nẵng ma tát bà mẫu đà bồ địa tát đỏa phạ nẫm (1) tát bà đát lộ tăng câu tát nhĩ đá (2) tỳ chỉ-nhạ la thủy phệ (3) na mô tố đô đế, tát-phạ ha (4)”

 

Lại tụng Vô Động Minh Vương Căn Bản Minh 3 lần, hay khiến cho Thánh Giả hoan hỷ ban cho Nguyện, mau được viên mãn Bồ Đề.

 

_ Tiếp theo, liền sám hối các nghiệp lúc trước, hết thảy tội chướng nguyện đều tiêu diệt

Lại Nguyện như vầy: “Nay con có hết thảy tất Thiện Nghiệp đều hồi thí cho chúng sanh trong Pháp Giới. Khiến cho Nguyện này của con mau được thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, đủ Nhất Thiết Chủng Trí”

 

Lại tụng Gia Trì Minh này 8 biến.

Minh là:

“Nẵng ma tát đỏa phạ nẫm. Na mộ tố đô đế ma ha phạ nhật-la tát bà tát đỏa phạ, tứ lộ ca la, để sắt tha, tát bà đát ra lệ phệ, đạt ra ma ma nõa, địa sắc tha da, sa-phạ ha”.

Như trên cúng dường gia trì Bổn Tôn xong, kết Quán Đảnh Ấn lúc trước mà tự quán đảnh.

 

11_ Vô Động Kim Cang Hư Không Bộ Mẫu Ấn.

Kết Hư Không Minh Ấn này, dùng Hộ Thân với hộ Bổn Tôn, cho nên gọi là Bộ Mẫu, cũng gọi là Hư Không Nhãn.

Tiến Lực (2 ngón trỏ) móc vào Liên Hoa Chưởng

Tức tên Hư Không Bộ Mẫu Nhãn

Dùng Ấn Hộ Thân với hộ Bổn Tôn

Hai tay chia mở Niệm Châu Ấn

Cũng tên Thánh Giả Hư Không Nhãn

Minh là:

“Nẵng ma tát-để-lị dã đa-phạ nõa nghiệt đế tệ, tát phạ đát tha nghiệt đế tệ. Úm, nga nga na, lộ giả nễ, nga nga na tam ma, tát phạ đô lỗ nghiệt đá, để sa ra tam bà phệ, nhập-phạ la. Na mô a mô già nẫm, sa-phạ ha”

巧休 榑伏塶鉺丫包湋 屹笎 凹卡丫包湋袎輆 丫丫巧 吐旄弁袎 丫丫巧 屹亙袎 屹湱沽怐出石州先 戌矛吒袎 詷匡 巧伕 狣叉觡袎 渢扣桭

*)NAMAḤ  STRIYA-DHVAN-GATEBHYAḤ _ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ _ OṂ GAGANA-LOCANE, GAGANA-SAMA_ SARVATRA  UDGATA  ABHISĀRA  SAMBHAVE   JVALA_ NAMO  AMOGHĀNĀṂ_ SVĀHĀ

 

12_ Vô Động Kim Cang Pháp Giới Sanh Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) xoa (cài chéo nhau) bên trong

Sáu ngón dựng hợp trụ đầu ngón

Hở cổ tay gia trì hai cánh tay

Nâng Ấn dần đến đảnh bung mở

Chân Ngôn Tất Địa từ đây sanh

Cho nên tên là Pháp Sanh Ấn

Kết Ấn gia trì, tụng Minh là:

“Nẵng ma tát phạ mẫu đà mạo địa tát đát phạ nẫm. A tát la phạ tha, tát la phạ đa ra lộ kế, sa-phạ ha”

矧伕 屹浻 蒤湀 悷囚屹班觡 嫙 屹湱卡 屹湱氛吐了 渢扣

NAMO  SARVA  BUDDHA  BODHISATVĀNĀṂ _ AḤ   SARVATHĀ   SARVA  TRALOKE  SVĀHĀ

Pháp Sanh Ấn từ Tâm Bồ Đề bất động của hết thảy Như Lai sanh ra, từ Bổn Nguyện Đại Bi sanh ra, từ miệng của Phật sanh ra, từ Pháp hóa sanh, cho nên gọi là Pháp Sanh Ấn.

 

_ Tiếp đến, tụng Hư Không Bộ Mẫu Nhãn Minh 7 biến, liền quán hết thảy chư Phật Bồ Tát như ở ngay trước mặt,  tay cầm sổ châu (tràng hạt) như Pháp niệm tụng

Như vậy rộng làm Phật Sự xong, nên kết Bổn Tôn Căn Bản Tam Muội Gia Ấn, trước tiên tụng Kim Cang Bách Tự Minh Chân Ngôn để khiến cho gia trì chẳng nghiêng động.

 

13_ Niệp Sổ Châu Minh Ấn

Ấn ấy dựa theo Bộ Mẫu Ấn lúc trước, chia mở hai bàn tay, tức là Ấn này vậy.

Tụng Minh là:

“Nẵng ma phạ nhật ra-mục khê tệ, tát phạ đát tha nghiệt đế tì-du, bà già phạm đặc phạ tệ, đát địa dã tha, kiêu lị, kiện đà lị, chiến đồ lị, ma đặng nghĩ, tân nga lị, đát tha già đa phệ-duệ, sử đát ma để hồng, nhập-phạ lị ma đế, thệ y năng ca la diễm câu rô, sa-phạ ha”.

 

14_ Vô Động Kim Cang Căn Bản Tam Muội Da Ấn Minh (Cũng gọi là Căn Bản Thân Ấn)

Sáu ngón hòa hợp, xoa (cài chéo nhau) bên trong

Duỗi thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ đầu ngón

Co Trí Độ (ngón cái trái) vịn lưng Phương Tiện (Ngón vô danh trái)

Thiền (ngón cái phải) vịn lưng Giới (ngón vô danh phải) cũng như vậy

Nên tụng Kim Cang Bách Tự Minh

Gia trì tự thân, trụ bền chắc

Lại tụng Bổn Minh thành Tất Địa (Siddhi)

Chân Ngôn là:

“Úm, a tam ma, a tam ma, tam mạn đá đô na đá đát phạ bí để xá na nể, ha ra ha ra, sa-ma ra nõa, sa-ma ra nõa, vĩ nghiệt đá, mẫu đà, đạt ma đế, tát ra tát ra, tam ma phạ la,  hà ra hà ra, phù sa phù sa, đát ra da, đát ra da, già na già na, ma ha phạ ra, ra ca-sa nể, nhập-phạ ra na, nhập-phạ ra na, sa già lệ, sa-phạ ha”.

Tụng Bách Tự Minh gia trì.

 

_ Lại quán hết thảy chư Phật Bồ Tát ở ngay trước mặt Hành Giả, nhiếp thọ mọi thứ cúng dường rộng lớn thành tựu như lúc trước. Ấy là hết thảy Tất Địa đã mong cầu trong đời hiện tại,  tên là Tối Thắng Tất Địa, cũng gọi là Kim Cang Tát Đỏa Tất Địa.

 

_ Lại tác Nguyện này:

“Nguyện đem Công Đức này

Phổ cập (phổ biến truyền bá) cho hết thảy

Chúng con với chúng sanh

Đều cùng thành Phật Đạo”

Mỗi ngày 3 thời niệm tụng, mỗi thời ít nhất là 108 biến, nếu ít hơn thì không thành.

Niệm tụng xong, dùng Hư Không Nhãn Chân Ngôn với Ấn gia trì Bổn Tôn khiến hoan hỷ ban cho Nguyện, cũng khiến bền chắc không tan rã.

 

Sau đó, tụng Căn Bản Ấn Minh là:

Thủ Ấn  ấy dựa theo Căn Bản Tam Muội Da lúc trước. Hai tay từ ngón giữa trở xuống, đều hướng vào bên trong cài chéo nhau, liền làm móc câu, hai ngón trỏ cùng dựa cạnh ngón, hai ngón cái đều vịn móng ngón vô danh, liền thành. Tụng Căn Bản Minh ba biến.

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ

NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

_QUYỂN TRUNG (Hết)_

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com