Mật Tạng Bộ 2_ No.959 (Tr.327_ Tr.329)
ĐẢNH LUÂN VƯƠNG ĐẠI MẠN ĐÀ LA
QUÁN ĐẢNH NGHI QUỸ
Nội Viện Tam Muội Da Giới Đạo. Trong Trung Đài Viện vẽ Đức Phật Thế Tôn ngồi trên Tòa Sư Tử, Tòa ấy có các báu trang nghiêm. Thân của Thánh Giả ngồi trên hoa sen trắng, thân màu vàng trắng (bạch kim) với tướng nhập vào Tối Thắng Tam Ma Địa Vương, ngồi kiết già làm tướng nói pháp, từ khắp cả hết thảy thân tuôn ra bánh xe vàng mười hai căm (Thập nhị bức Kim luân) ánh sáng rực rỡ, như bánh xe vây quanh. Từ trên đảnh tuôn ra các thứ ánh sáng: xanh, vàng, đỏ, trắng, đủ tướng Đại Trượng Phu dựa nơi cây Bồ Đề. Cây đó có các lá như hình của cây Chân Đa Ma Ni, ở bên trên treo các thứ gấm lụa, hoặc treo báu Phệ Lưu Ly, Thiên Quả, Diệu Y, hoặc mây rũ xuống tuôn mưa, có các thứ mầm, các loài chim Cát Tường đậu bên trên, hoặc giữa các cành nhánh các lá báu làm thành Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa: Cây ước muốn). Phía sau hai vai của Đức Thế Tôn dựa vào cây ấy.
Dưới Tòa bên phải Đức Phật, vẽ hình Chuyển Luân Vương ngồi trên hoa sen trắng, làm thế quán nhìn Đức Phật, thân màu vàng ròng xung quanh có hào quang, thành tựu bảy báu, chỉ có Luân Bảo (Cakra-ratna: Bánh xe báu) có ánh sáng vây quanh, ở trên hoa sen. Sáu báu còn lại theo thứ tự mà an
Góc Đông Nam Tồi Toái Phật Đảnh, phương Nam Thắng Phật Đảnh, góc Tây Nam Vô Biên Thanh Phật Đảnh, phương Tây Bạch Tán Cái Phật Đảnh, góc Tây Bắc Cao Quảng Phật Đảnh, phương Bắc Quang Tụ Phật Đảnh (ngồi trên tòa hoa sen trắng có mọi loại ánh sáng vây quanh, ngồi trong ánh sáng rực rỡ, thân màu vàng ròng, tay cầm tay cầm báu Châu Đa Ma Ni), góc Đông Bắc Tối thắng Phật Đảnh, chánh Đông Cao Phật Đảnh (hình như Đại vương, ngồi trên hoa sen trắng, tay cầm Câu Duyên Quả với thế nhìn Luân Vương)
Phần bên trên là Trung Viện (Danh hiệu của mười Phật Đảnh)
Tiếp Viện thứ hai, chày một chia (Độc Cổ Xử) làm giới đạo (từ góc Đông Bắc bắt đầu vẽ theo hướng Nam)
Góc Đông Nam: Pháp Ba La Mật Bồ Tát. Tiếp đến Đại Thế Chí Quán Âm Bồ Tát, Diệp y Quán Âm Bồ Tát, Đa La Quán Âm Bồ Tát (đầy đủ các thứ trang nghiêm, mặc áo mỏng, thân hình không thô, không nhỏ, hình trung bình. Tay phải cầm hoa sen xanh, tay trái Thí Nguyện, ngồi trên đài hoa, màu xanh lục lợt), Quán Thế Âm Bồ Tát, Tỳ Cu Chi Quán Âm Bồ Tát (thân màu trắng, ba mắt bốn tay. Tay phải bên trên cầm cây gậy, tay trái bên trên cầm bình, tay phải bên dưới cầm xâu chuỗi, tay trái bên dưới cầm hoa sen, thân nghi tịch tịnh), Bạch Y Quán Âm Bồ Tát (dùng vòng hoa sen trang nghiêm thân, dùng lụa báu làm dây, tay phải cầm báu Chân Đa Ma Ni, tay trái Thí Nguyện, ngồi trên hoa sen. Đây là mẹ của tất Liên Hoa Tộc), Quán Tự Tại Vương Bồ Tát (ngồi trên hoa sen báu, chắp tay theo thế làm lễ)
Góc Tây Nam Yết Ma Ba La Mật Bồ Tát. Tiếp đến Thiền Ba La Mật Bồ Tát (kết Định, tức thân thẳng như cây kim), Nhẫn Ba La Mật Bồ Tát, Thí Ba La Mật Bồ Tát, Hư Không Minh Phi (như hình Trời, ngồi trên hoa sen, chắp tay như thế làm lễ), Giới Ba La Mật Bồ Tát, Tinh Tấn Ba La Mật Bồ Tát, Huệ Ba La Mật Bồ Tát
Góc Tây Bắc Kim Cang Ba La Mật Bồ Tát. Tiếp đến Hàng Tam Thế Kim Cang Bồ Tát (thân tướng như Du Dà), Kim Cang Tướng Minh Phi, Kim Cang Tướng Đồng Tử (như tên riêng Vô Tướng), Kim Cang Thủ Bồ Tát (tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm chày Kim Cang, ngồi trên hoa sen), Kim Cang Mẫu Bồ Tát (gọi là Ma Mạc Chỉ, thân tướng như đồng nữ, màu xanh tía, các thứ Anh Lạc trang nghiêm, ngồi trên hoa sen, trụ Bát Nhã Tự Tánh, tay phải cầm Phạm Khiếp, tay trái cầm Châu Đa Ma Ni làm thế ban cho, mặt mày không vui vẻ. Đây là mẹ Kim Cang Tộc), Tô Bà Hô Đồng Tử Bồ Tát (làm hình đồng tử), Đảnh Hành Đồng Tử Bồ Tát (dựa theo tướng búi tóc)
Góc Đông Bắc Bảo Ba La Mật Bồ Tát. Tiếp đến Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát (tay cầm phất trần trắng), Phật Từ Bồ Tát, Phật Nhãn Bồ Tát (hình như Thiên nữ, ngồi hoa sen báu, các thứ trang nghiêm, than màu vàng ròng, mắt nhìn Chúng Hội, mặc áo mỏng nhẹ chéo áo phất phơ, tay phải cầm báu, tay trái Thí Nguyện, hào quang bao quanh, thân tướng tịch tịnh), Phật Hào Tướng Bồ Tát (hình như Thiên mẫu, sắc tướng như trên, chỉ có tay phải cầm hoa sen, tay trái Thí Nguyện, hào quang giống như lúc trước không khác), Văn Thù Bồ Tát (thân màu vàng ròng), Như Ý Bảo Bồ Tát.
Phần bên trên là Viện thứ hai (Tên gọi của 32 bậc Thánh)
Tiếp Viện Thứ Ba Giới Đạo như Viện Thứ Hai.
Góc Đông Nam Ca Cúng Dường Bồ Tát (thân thể, áo quần đều màu vàng ròng) Tiếp đến Như Ý Luân Bồ Tát, Tài Phát Tâm Chuyển Pháp Luân Bồ Tát, Bát Thánh Quán Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cát Tường Bồ Tát, Liên Hoa Tôn Đà Lợi Bồ Tát (bốn tay: tay phải thứ nhất cầm sợi dây, tay trái thứ nhất cầm cái búa. Tay phải thứ hai Thí Nguyện, tay trái thứ hai cầm quả, ngồi trên hoa sen, ánh sáng như trên), Thanh Cảnh Quán Âm Bồ Tát, Liên Hoa Kế Bồ Tát, Liên Hoa Dược Xoa Bồ Tát, Thập Nhất Diện Quán Âm Bồ Tát
Góc Tây Nam Vũ Cúng Dường Bồ Tát (hình, y phục đều màu vàng ròng).Tiếp đến Phạ Lị Ca Long Vương, Phạ Lị Ca Thất Đầu A Nan Đà Long Vương (hai Long Vương này đã từng gặp Đức Phật, có bảy đầu chắp tay quỳ dưới đất, tức Phạ Lị Ca A Nan Đà bên trên chỉ cầm vòng hoa là khác), Vô Nhiễm Hà Thiên Giả (tức là thần sông Ni Liên, cũng từng thấy Đức Phật, thân tướng như Mục Chỉ Lân Long Vương không khác), Địa Thiên Cúng Dường (thân màu trắng, hai tay bưng bình hoa báu, hai gối quỳ sát đất), Vô Năng Thắng Cấu Bồ Tát, Vô Năng Thắng Phi, Vô Nhiệt Não Long Vương (cầm vòng hoa sen, chắp tay cung kính), Mục Chân Lân Long Vương (kèm với hai Long Vương lúc trước, màu xanh, màu đen... như hình nữ, có bảy đầu, làm thế chắp tay lễ, trước sau giống nhau), Long Nữ (tướng đoan nghiêm)
Góc Tây Bắc Hiến Hỷ Bồ Tát (hình, y phục màu vàng ròng). Tiếp đến Ô Sô Sắt Ma Kim Cang, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Cam Lồ Quân Tra Lợi Bồ Tát, Kim Cang Tôn Đà Lợi Bồ Tát (đây là Minh Phi, hình như Thiên nữ, các thứ Anh Lạc trang nghiêm, thân ấy màu xanh, tay cầm hoa sen, ngồi trên núi báu), Kim Cang Ái Bồ Tát, Kim Cang Quyền Bồ Tát, Thí Vô Uý Bồ Tát, Bát Noa Nhiếp Mạt Lý Bồ Tát, Kim Cang Châm Bồ Tát.
Góc Đông Bắc Man Cúng Dường Bồ Tát (hình, y phục đều màu vàng ròng), Đàm Vô Kiệt Bồ Tát, Đà La Ni Tự Tại Bồ Tát, Ma Ma Kê Bồ Tát (ngồi đài sen như hình nữ, đầu đội mão báu, tay trái cầm chày năm chia, tay phải Thí Nguyện, thân tướng đoan nghiêm, hào quang bao phủ rực rỡ), Đại Huệ Bồ Tát (thân như thế làm lễ, chắp tay ngồi trên đài sen, màu vàng ròng, đủ sự trang nghiêm), Tịch Tịnh Bồ Tát (đồng với tướng của Đại Huệ Bồ Tát), Vô Cấu Huệ Bồ Tát (đồng với tướng của Tịch Tịnh), Hư Không Vô Cấu Bồ Tát (đồng với Vô Cấu Huệ), Hải Huệ Bồ Tát, Thiện Tượng Mãnh Bồ Tát.
Phần trên là Viện thứ ba (danh hiệu của 40 vị Thánh)
Viện thứ tư bên ngoài Kim Cang Giới: hàng Biện Sự Thiên, thứ tự Ngoại Cúng Dường, từ góc Đông Nam Đăng Cúng Dường Bồ Tát (hai tay bưng đài đèn, thân hình y phục đều màu đỏ). Tiếp đến Hỏa Thiên Hậu, Diêm Ma Thiên Vương, Đương Môn Kim Cang Linh Bồ Tát [thân hình, y phục đều màu xanh lục, lắc chuông ở cửa của mình (Bản Môn)]. Tiếp đến Diêm Ma Vương Hậu, La Sát Thiên Chủ.
Góc Tây Nam Đồ Hương Bồ tát (thân hình, y phục màu vàng). Tiếp đến La Sát Chủ Hậu, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Đương Môn Kim cang Câu Bồ Tát (hình, y phục màu xanh, cầm móc câu đứng tại Bổn Vị). Tiếp đến Tỳ Sa Môn Thiên Hậu, Phong Thiên Chủ.
Góc Tây Bắc Hương Cúng Dường Bồ Tát (màu đen, hai tay bưng lư hương), Phong Thiên Hậu, Thủy Thiên Vương, Đương Môn Kim cang Sách Bồ Tát (hình, y phục đều màu vàng, cầm sợi dây ở ngay cửa), Thủy Thiên Hậu, Y Xá Na Thiên.
Góc Đông Bắc Hoa Cúng Dường Bồ Tát (ngồi trên hoa sen trắng. Y phục, mặt đều màu trắng, hai tay cầm hoa làm thế cúng dường), Y Xá Na Thiên Hậu, Đế Thích Thiên Vương, Đương Môn Kim Cang Tỏa Bồ Tát (hình, y phục đều màu đỏ, cầm khoá xích ở trong Bổn Vị), Đế Thích Hậu, Hỏa Thiên Chủ
Phần trên là Viện thứ tu (danh hiệu của 20 Thiên)
Từ Thực Đạo Viện thứ năm này, bốn góc vẽ Ngũ Cổ Xử Khế, vòng lửa, thành uy tướng
Bên trên là Thánh Giả trên Đàn trong Mạn Đà La Luân Vương Đại Quán Đảnh Nghi Quỹ, gồm một trăm hai mươi hai (122) Tôn Hiệu.
A Xà Lê cùng với đệ tử Quán Đảnh. Nên ở bên cạnh Đại Mạn Đà La, đối trước Thánh mặt Thánh Chúng, xoa tô riêng làm Mạn Đà La, dùng phấn trắng phân chia lượng, ở giữa vẽ hoa sen, trên Trung Đài vẽ Tòa Sư Tử, khiến Đệ Tử Quán Đảnh ném hoa trên Tòa, đệ tử cầm dù lọng với phất trần, tụng Cát Khánh ngợi khen chẳng dứt. Lấy bình nước ở giữa, gia trì trăm tám biến (108), dạy đệ tử kết Phật Đảnh Ấn an trên Đảnh (còn lại như trong Nghi Quán Đảnh rộng nói). Sau đó thổi kèn đánh trống, tấu các âm nhạc…..
Nay Ta y Kinh nói
Pháp vẽ tượng Luân Vương
Người thân cận, đủ dòng
Mới có thể làm Pháp
Như Kinh rộng xưng thuật
Lụa trắng phải vuông vức
Năm trửu hoặc ba trửu
Họa vẽ tượng Thánh Giả
Trước tiên, từ biển lớn phun vọt lên núi Tu Di (Sumeru) do bốn báu tạo thành, (Bắc: vàng, Đông: bạc trắng,
Từ đảnh của Thánh Giả từ đảnh tuôn ra các ánh sáng: xanh, vàng, đỏ , trắng... xoay chuyển tự tại
Bên phải Thánh Giả, vẽ người trì tụng, tay bưng lư hương, quán nhìn khuôn mặt của Đức Như Lai.
Bên dưới nên vẽ ao hoa sen (còn lại ra như Kinh nói), vẽ hai vị Đại Minh Vương, tướng như phần sau nói rõ Tôn Nghi
Hạ dã Ngật-Lị Phạ Đại Minh Vương (Hayagrīva-mahā-vidya-rāja), thân như màu lửa, hình phẫn nộ, mũi như mũi vượn khỉ, dùng rắn làm Anh Lạc trang nghiêm, vòng đeo cánh tay, vòng đeo bắp tay, đầu cột buộc vòng hoa sen, làm thế ngắm nhìn
Tiếp đến Vô Năng Thắng Phẫn Nộ Vương (Aparājita-krodha-rāja), thân màu trắng, bốn tay, cau mày, mặt giận dữ, da cọp làm quần, mãng xà làm vòng đeo tai. Đắc Xoa Ca Long Vương làm eo lưng, Bà Tô Chỉ Long Vương làm Thần Tuyến, thòng xuống đến bụng, thân hơi lùn, dùng rắn độc trang nghiêm mão tóc, răng cắn môi dưới, khắp thân rực lửa, hào quang tròn sáng tỏ. Tay phải bên trên cầm chày Kim Cang, tay phải bên dưới làm thế Kỳ Khắc, tay trái bên trên cầm cây giáo ba chia, tay trái bên dưới cầm cây búa, mặt chính cười to a tra tra ha sa (Aṭaṭa hāsa) lửa đủ loại màu sắc. Mặt bên phải làm thế nhìn xem, mặt bên trái ngó xuống đất, mặt trên đầu làm thế quán nhìn Đại Chúng, đứng trên hoa sen báu.
Hai vị Thánh Giả bên trên, vẽ ở hai bên, ngoài cửa của Mạn Đà La
Tiếp đến, quán năm Chi của Bổn Tôn: A, vĩ, la, hồng, khiếm [唒合捖猲丈: A VIRA HŪṂ KHAṂ] (cũng gọi: cửa báu ở phía sau Đảnh của Tỳ Lô Giá Na, ngoài ra theo từng chỗ mà phối hợp)
Chữ A (唒) [đất báu Kim cang, nơi chấp trì của Đại Bi Địa Giới]
Chữ Vĩ (合_ VI) [biển sữa Công Đức, chỗ tư nhuận]
Chữ La (捖- RA) [đuốc Tuệ của Tam muội, chỗ làm cho ấm áp]
Chữ Hồng (猲_ HŪṂ) [gió Trí trừ chướng, chỗ khai phát]
Chữ Khiếm (丈_ KHAṂ) [Tánh Không vô biên không chướng ngại)
An bố năm chỗ trên thân xong, lại nói tướng Du Dà.
_ Chữ A (唒) màu vàng ròng
Hiện khắp Kim Cang Luân
Gia trì phần dưới thân
Nói là Du Dà Tọa.
_ Chữ Vi (合_ VI) màu trắng nõn
Như trăng trong sương mù
Gia trì nơi lỗ rún
Gọi là Biển Đại Bi
_ Chữ La (捖- RA) mặt trời sớm
Màu đỏ trong tam giác
Gia trì nơi trái tim,
Xưng là Oai Lửa Trí (Trí Hoả Uy)
_ Chữ Hồng (猲_ HŪṂ) lửa kiếp hỏa
Bôi đen như Phong Luân (Vàyu-cakra)
Gia trì mé Bạch Hào (Tam Tinh)
Gọi là Sức Tự Tại (Tự Tại Lực).
_ Chữ Khiếm (丈_ KHAṂ) giống Đại Không
Dung chứa tất cả màu
Gia trì ở trên đảnh
Nên hiệu Vô Đẳng Nhân.
Tiếp đến, năm Chi theo Địa, Thủy, Hoả, Phong, Không phối hợp làm thành Đàn
Chữ A (唒) tưởng bên dưới Tòa. Kim Cang Tòa đã thành sắc tướng hoàng kim (vàng rực), tức nghĩa là Giới, tướng đàn hình vuông, Mạn Đà La cũng vậy.
Chữ Vĩ (合_ VI) tưởng nơi rún, nước Từ Bi màu trắng, tức nghĩa là Định, tướng đàn hình tròn, Ngoại Đàn như trăng đầy.
Chữ La (捖- RA) tưởng ở trái tim, tướng màu đỏ hồng, nghĩa là Hue, Đàn ấy hình tam giác, Ngoại Đàn cũng là hình tam giác
Chữ Hồng (猲_ HŪṂ) tưởng giữa lông mày (tam Tinh), màu đen làm gió không ngại (Vô Ngại Phong), tức nghĩa là Giải Thoát, tưởng Đàn ấy màu xanh như nửa vành trăng, tướng của Ngoại Đàn cũng giống vậy.
Chữ Khiếm (丈_ KHAṂ) an trên đảnh, đã thành điểm Đại Không, tức nghĩa là Giải Thoát Tri Kiến. Đàn ấy như nghĩa của chữ, Điểm Không là tướng không có màu sắc hay thành các sự nghiệp, tức là nghĩa của Đà La Ni vậy.
"Án, tốc khất-sái-ma, phộc nhật-la"
湡 式幙 向忝
OṂ _ SŪKṢMA VAJRA
(Đây là nhỏ nhiệm, tinh tế như Kim Cương. Đà La Ni này hay khiến cho Sở Quán thành tựu)
"Án, để sắt-xá, phộc nhật-la"
湡 凸沰 向忝
OṂ _ TIṢṬA VAJRA
(Đây là Bất Động như Kim Cương. Đà La Ni Này khay khiến cho Sở Quán không bị mất)
"Án, tát phả-la noa, phộc nhật-la"
湡 剉捖仕 向忝
OṂ_ SPHARAṆA VAJRA
(Đây là Vòng khắp như Kim Cương. Đà La Ni này hay khiến cho Sở Quán lần lần rộng lớn khắp Pháp Giới)
"Án, tăng hạ-la, phộc nhật-la"
湡 戌扣先 向忝
OṂ_ SAṂHĀRA VAJRA
(Đây là Liễu Đạt như Kim Cương. Đà La Ni này hay khiến cho Sở Quán lần lần nhỏ lại, giống như đầu sợi lông trụ nơi bạch hào (Tam Tinh), hoặc trụ nơi chót mũi, tùy theo tâm ưa thích)
Tiếp, nói cách vẽ Tô Bà Hô Đồng Tử: thân hình, quyến thuộc, Tôn Thân như hình đồng tử, màu vàng ròng như tên hiệu, kính cẩn mà vẽ Tôn Nghi, bảy ngôi sao (Thất Diệu) vây quanh, Mật Mạc Vân Mạc, Thương Ốt Một Tư, Na Hiệt Kê Ngôi....đều vẽ như bổn hình, trụ bên cạnh Hạ Dã Ngật Lị Phạ Minh, đứng trên bông hoa
Tiếp, vẽ Đảnh Hành Đồng Tử: Thân hình, quyến thuộc, Tôn Thân màu vàng ròng, búi tóc xỏa xuống, tay trái cầm chày Kim cang, tay phải chống eo, tám vị Tần Na Dạ Ca (Vināyaka) vây quanh. Ấy là: Kim Cang Trang Nghiêm, Kim Cang Trần, Kim Cang Sách, Kim Cang Phủ Việt, Kim Cang Cực Tiếu, Kim Cang Thành Trang Nghiêm, Kim Cang Đảnh, Kim Cang Tần Na Dạ Cang..... khí trượng như văn đã ghi.
Trên đây là Đảnh Luân Đàn Pháp, chép đầy đủ xong.
_ (Thư Bổn ghi rằng) Thiên Hỷ nguyên niên, tháng năm, ngày mồng một_Viết xong.
Một lần xem lại xong Tăng Lại Chiêu
_ Dùng bản lưu giữ của Thiên Thai Thật Nghiêm Tăng Chánh, xem lại thấy hợp.
Đông Tự Sa Môn Đạo Khoái ghi chép
_ Nghi Quỹ này do Biện Hoằng Hòa thượng góp nhặt, dùng nói hai chữ “Biện Biện” Môn Nhân của Thanh Long Hòa thượng chế tác, có thể lấy đây làm qui mô vậy.
_Hết_
27/11/2009