Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Kim Cương Đảnh Nhất Tự Đảnh Luân Vương Du Già Nhất Thiết Thời Xứ Niệm Tụng Thành Phật Nghi Quỹ

08/11/201417:17(Xem: 10125)
Kinh Kim Cương Đảnh Nhất Tự Đảnh Luân Vương Du Già Nhất Thiết Thời Xứ Niệm Tụng Thành Phật Nghi Quỹ

Mật Tạng Bộ 2_ No.957 (Tr.320_ Tr.327)

 

KINH KIM CƯƠNG ĐẢNH

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG DU GIÀ

NHẤT THIẾT THỜI XỨ NIỆM TỤNG THÀNH PHẬT NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN_

 

Phạn Hán dịch: Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
Dịch âm Phạn Chú: HUYỀN THANH.

 

Cúi đầu lạy Phổ Hiền

Chư Phật, Chuyển Luân Vương

Hiện chứng Đại Bồ Đề

Nhận tên Kim Cang Giới (Vajra-dhātu)

Vì chuyển Giáo Sắc Luân

Từ nơi đảnh tuôn ra

Đại Kim Luân Minh Vương

Oai quang như chúng nhật (mọi mặt trời)

Bảy báu vây chung quanh

Làm hết thảy Phật Đảnh

Luân Vương của Luân Vương

Vừa hiện thân kỳ đặc

Các Thánh Chúng đều ẩn

Hơn hẳn, chẳng chung cùng

Chỉ một Thể của Phật

Tức Bà Già Phạm ấy

Dùng Tự Tánh Trí quang (ánh sáng của Tự Tính Trí)

Thành mặt trời uy diệu

Chiếu sáng khắp mọi nơi

Tồi hoại các tối tăm

Khiến Tâm Bồ Đề sanh

Lại dùng thân, khẩu, ý

Hết thảy Kim cang giới

Thành Phật Sự Nghiệp Luân

Lớn ngang bằng hư không

Khắp các cõi hữu tình

Chiếu sáng diệt tội chướng

Vọng Chấp, các Kiết Sử

Vì diễn Pháp Bất Cộng

Ban bảy báu Kế Châu

Khiến mau chứng Bồ Đề

Do đó xin quy y

_ Ta  y  Kim Cang Đảnh

Du Già Đại Giáo Vương

Vì người tu Du Già

Biên tập Vi Diệu này

Môn Lý Thú thành Phật

Tự tâm thành Đẳng Giác

Sâu mầu thấu năng lượng

Đủ dùng, khéo bày kỹ

Pháp Vô Tướng Vô Ngôn

Tỳ Lô Giá Na Phật

Nhất Tự Đảnh Luân Vương

Pháp bí mật thù thắng

Nghi niệm tụng Du Già

Người tu Tam Muội này

Hiện chứng Phật Bồ Đề

_ Truyền Pháp A Xà Lê

Trước lựa chọn đệ tử

Quyết định, tin trong sạch

Đầy đủ các căn lành

Giòng tộc, đủ tướng tốt

Đủ Đức: hiếu, trung, nghĩa

Tin giáo trọng Tam Bảo

Ham thích nơi Đại Thừa

Nghe gặp chư Bồ tát

Thuận phương tiện của đời

Tùy cơ mà hóa độ

Không sanh tâm nghi hoặc

Ham tu hạnh Bồ tát

Tiến mạnh, không khiếp nhược

Hộ Pháp, hành sáu Độ (sáu Ba La Mật)

Xả bỏ thân, mệnh, tài

Không che dấu lỗi lầm

Cầu học Du Già Giáo

Luôn đủ đại tinh tấn

Giáp thệ nguyện Đại Từ

Ham ba Môn giải thoát

Thích bốn Tâm vô lượng

Thương xót chư hữu tình

Tâm cứu tế không ngừng

Cho đến khiến thành Phật

_ Thầy Quán Đảnh nếu thấy

Như Thắng Pháp Khí này

Dùng mọi loại phương tiện

An ủi dỗ dành nói

Đại Thừa Bí Mật Môn

Các Như Lai ba đời

Đều nhân vào Pháp này

Mau được Nhất Thiết Trí

Khai thị mọi thứ xong

Dạy phát Tâm Bồ Đề

Trao cho Phật Tánh Giới

Kim Cang Kiên Cố Cấm

Nên dẫn vào Luân Đàn

Quán Đảnh, trao chức vị

Khiến ngắm nhìn Thánh Hội

Chỉ bày Tam Muội Gia (Samaya:bản thệ)

Từ nay đến thành Phật

Đừng bỏ Tâm Bồ Đề

Kính ngưỡng A Xà Lê

Như chư Phật Thế Tôn

Hết thảy lời dạy bảo

Cần phải phụng hành hết.

Không tìm lỗi của Thầy

Tuỳ thấy hành phiền não

Quán tham nhiễm vốn tịnh

Nơi các chốn đồng học

Không sanh tâm hiềm hận

Kính như Chấp Kim Cang (Vajra-dhāra)

Cho đến các hàm thức

Cũng không nên khinh não

_Các hàng Trời, Thần Tiên

Đều không nên làm lễ

Không khinh khi, chê bai

Tất cả vật nhìn thấy

Cũng không được leo lên

Vì đồng bên trong Đàn

Chỗ chư Thánh cầm giữ

Gần gũi A Xà Lê

Đối nhận các Nghi Quỹ

An Khế cùng Mật Ngôn

Tam Ma Địa vi diệu

Luân, chày Kim Cang, chuông

Với các Đạo Cụ khác

Vì cầu được thành tựu

Cho đến lên Phật Vị

Luôn giữ không tạm bỏ

_Ở trong Giáo Pháp này

Một chữ chẳng nên hướng

Người chưa Quán Đỉnh, nói

Các Giáo Pháp Bản Tôn

Trừ Bản Thọ Pháp Sư

Dầu là bạn đồng hành

Cũng không được nói ra

Giả sử đã thành tựu

Vừa nói, liền tan mất

Hiện lãnh các tai ương

Chết yểu, đọa Địa Ngục

Thế nên thường thủ hộ.

Tam Muội Gia Cấm này

Chư Phật cùng diễn nói

Chúng Thánh đều giữ gìn

Nên học, đừng trái vượt

Với tu Ngoại Nghi Thức

Tắm rửa, nhấm Xỉ Mộc

Đạm, Đậu Khấu, hương xoa

Khiến thân miệng sạch thơm

Không ăn món hôi dở (Huân tạp)

Rượu thịt, các đồ thừa

Thường ăn mặc sạch sẽ

Khiến trong ngoài không dơ

Không để móng dài nhọn

Chỗ dơ, ngược nơi dạy

Bên trong (nội) là sáu căn

Dùng ba Mật tịnh trừ

Ngoài (ngoại) là các Nghi Quỹ

Pháp nước thơm tắm gội

Hoặc duyên ngoài (ngoại duyên) chẳng đủ

Liền dùng Pháp tịnh trừ

Lý Thú tối thắng này

Nên quán niệm chữ Lam (劣-RAṂ)

Như văn sau nói rõ

Tịnh trừ  dơ trong ngoài (nội ngoại cấu)

Không tắm mà thành tắm

Luôn mặc quần áo sạch

Sạch sẽ như hư không

Không dơ như Pháp Giới (Dharma-dhātu)

Sự Lý  đều tương ứng

Như Lai rất ngợi khen

Người tu tập Du Già

Theo Thầy nhận Bổn Tôn

Du Già Nghi Quỹ xong

Hiểu rõ không nghi hoặc

Sau đó cố gắng tu

Ở tất cả thời xứ

Niệm tụng đều thành tựu

_ Hoặc ở nơi nhàn tịnh

Danh sơn tùy ý muốn

Đảnh núi rất thù thắng

Hoặc các Giáo đã nói

Nơi chư Phật ngợi khen

Hoặc tháp xưa, đền miếu

Hoặc xây dựng tinh xá

Y Giáo tịnh trừ địa

Dùng phân bò xoa khắp

Làm cho thật sạch sẽ

Lại xoa Bạch Đàn Hương

Tô đắp Mạn Đà La

Vuông, tròn tùy lớn nhỏ

Xếp bày các Thánh Vị

Rải hoa mùa trang nghiêm

Tùy sức bày đồ cúng

Hương xoa, nước Ứ Già

Hương đốt, đèn, ẩm thực (thức ăn uống)

Phan, lọng, chuông treo đủ

Trần thiết bốn bên Đàn

_ Nếu có tượng Bổn Tôn

Trong Thất, mặt hướng Tây

Bậc Du Già hướng Đông

Khi mới vào Đạo Tràng

Tưởng Phật thường trụ đời

Cúi năm vóc sát đất

Như Giáo quy mạng lễ

Chân thật quán chư Phật

Tràn đầy cõi hư không

Nhiều như là hạt mè

Liền nên phát Tâm này

"Nay con lễ hiến khắp"

Liền lấy hương xoa tay

Kết Nhất Thiết Cúng Dường

Tối Thắng Xuất Sanh Ấn

Trước, như thường chắp tay

Để ngang trái tim mình

Các ngón, phải đè trái

Phần đầu trợ nhau giao

Thành Kim Cang Hợp Chưởng

Hết thảy các mật ấn

Đều từ đây mà ra

Nên gọi Hư Không Khố

Kết Ấn tụng Mật Ngôn

Để trên đảnh, vận tâm

Tưởng thân mình lễ khắp

Chân mỗi một Như Lai

Lại xả thân phụng hiến

Chư Phật, Bồ Tát chúng

Cầu thỉnh được gia trì

Tụng Nhất Thiết Kim Cang

Bất Không Tam Ma Gia

Chư Phật Sự Nghiệp Tâm

湡 屹楠 合

"Úm, tát phạ, vật"

*) OṂ _ SARVA  VI  (?VIḤ)

Do Ấn Mật Ngôn này

Đẳng Lưu tự thân biến

Mười phương vô biên cõi

Trong đó như bụi nhỏ

Chư Phật Đại Hải Hội

Đều có thân của mình

Như Yết Ma Bồ Tát (Karma-bodhisatva)

Ở trước mỗi một Tôn

Cầm các thứ cúng dường

Bỏ thân mà phụng hiến

Đều mong được gia trì

Hối, Hỷ, Khuyến Thỉnh, Hướng

Y Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Du Già Hoa Nghiêm nói

Liền kết Già Phu Tọa

Toàn, Bán hoặc Luân Già

Đều lấy phải đè trái

Thân thẳng, chi tiết định

Tay trái ngửa trên Già

Ngửa tay phải để trên

Liền phát Tâm Đại Bi

Bạt tế, lợi an lạc

Khắp hữu tình không sót

Dùng Tánh này thành tựu

Bồ Đề Tâm Mật Ngôn

Tùy ý mà niệm tụng

 Phát Bồ Đề Thắng Tâm

"A"

*) A

Do thích tụng Mật Ngôn

Phát Tâm Bồ Đề nên

Tồi diệt các tội chướng

Được các  ý vui thích

Ngang bằng tất cả Phật

Vượt trội hơn chúng Ma

Không thể gây chướng ngại

Đáng được thọ Thế Gian

Sự cúng dường rộng lớn

 

_ Lại nên chân thật quán

Căn, Trần, Thức, các pháp

Tự Tánh vốn đều Không (Śūnya:trống rỗng)

Nghĩ nghĩa Già Đà (Gāthā: bài Kệ) này

Tất cả như hư không

Hư không cũng không tướng (vô tướng)

Các pháp tương ứng nên

Duỗi khắp ở tất cả

Tụng bốn câu Kệ này

Mỗi một cảnh đã thấy

Chiếu Không cũng là Không

Do hiểu rõ Thể Không

Tự thấy rõ Bổn Tâm

Trong sáng như trăng đầy

Lìa Năng Thủ, Sở Thủ

Ánh sáng Tự Tính thành

Thể Bồ Đề kiên cố

_ Lại từ trong vành trăng (nguyệt luân)

Vọt ra Đại Pháp Luân

Do Kim Cang tạo thành

Các căm đều nhọn bén

Màu sắc như vàng ròng

Tuôn khắp  đại oai quang

Hơn cả ngàn mặt trời

Trụ trong mặt vành trăng

Kim Cang tức cực bền

Tròn (viên) hiển  mãn Phước Trí

Bén (lợi) là không hý luận

Đoạn hoại các Vọng Chấp

Quang (ánh sáng) là  Nhất Thiết Trí

Phá trừ các ngu tối.

_ Đã thị hiện Luân Hình

Ngang bằng với hư không

Hư không các Như Lai

Đều vào hết trong Luân

Liền quán Trí Luân nầy

Biến thành Kim Luân Vương

Biến Chiếu Như Lai Thân

Hình, phục (áo quần) như trăng sáng

Tất cả tướng tốt đẹp

Dùng trang nghiêm Pháp Thân (Dharma-kāya)

Đội mão báu Kim Cang

Vòng hoa trang sức đầu

Mọi báu, vật trang nghiêm

Mang đầy đủ nơi thân

Trì Trí Quyền Đại Ấn

Ngồi ở toà Sư Tử

Nhật luân, tòa sen trắng

Trí Quyền Ấn như sau

Co Trung (ngón giữa), tiểu (ngón út), vô danh (ngón vô danh) co

Đầu Chỉ (ngón trỏ) để sau Đại (ngón cái)

Tức thành Kim Cang Quyền

Hữu (tay phải) nắm ngón trỏ trái

Một lóng, mặt nơi tim

Đây gọi Trí Quyền Ấn

Nên tụng Mật Ngôn này

"Bột-lỗ-úm" (do nước này không có chữ tương đồng, nên dùng tiếng của ba chữ hợp thành một chữ để hô gọi)

*) BHRŪṂ

Ba Mật vừa tương ứng

Thân mình đồng Bổn Tôn

Hay vào khắp Phật Trí

Thành Phật không có khó

Được Trí, sức thọ mạng

Được hết thảy Biến Hành

Hiện chứng Đại Bồ Đề

Nên gọi Giác Thắng Ấn

 

_ Nếu tu Du Già này

Dầu hiện tạo vô lượng

Các tội chướng cực nặng

Đều vượt khỏi nẻo ác

Mau chóng chứng Bồ Đề

Vì hiển Tối Thượng này

Nghĩa vi mật thâm sâu

Nên trụ Đại Ấn này

Quyền hay bền chắc giữ

Biển Pháp Trí của Phật

Bền vững chẳng tản mất

Hay thành hết thảy ấn

Nên gọi Kim Cang Quyền

_ Hữu (tay phải) nắm ngón trỏ trái

Trong cõi nước mười phương

Chỉ có một Phật Thừa (Buddha-yāna)

Đảnh Pháp của Như Lai

Đẳng Trì các Phật Thể

Nên gọi là Trí Quyền

 

_Lại quán Kim Cang luân

Trang nghiêm vành trăng tim (Tâm nguyệt luân)

Tiếp kết Đảnh Luân Vương

Thắng Thân Tam Ma Gia

An: tim, trán, họng, đảnh

Ấn ấy như trước làm

Bền Kim Cang Hợp Chưởng

Liền kèm dựng ngón giữa

Giống như cánh sen xanh

Co ngón trỏ đều an

Lóng trên lưng ngón giữa

Nên biết nghĩa Ấn Tướng

Ngón cái là Kiết Già

Ngón giữa là thân Phật

Danh (ngón vô danh), tiểu (ngón út) thành lửa sáng

Hai tay Nhật Nguyệt Luân

Cổ tay tòa Sư Tử

Nên gọi là Như Lai

Thắng Thân Tam Ma Gia

Rồi tụng Mật Ngữ này:

湡 嵽 丈

"Úm, bộc, khiếm"

*) OṂ _ BHŪḤ  KHAṂ

Đây Mật Ngôn ba chữ

Tỳ Lô Giá Na Phật

Cùng một chữ không khác

Dùng Ấn Mật Ngôn này

_ An tim thành Kính Trí (Đại Viên Kính Trí)

Mau được Tâm Bồ Đề

Thể Kim Cang kiên cố

_ An nơi trán nên biết

Thành Bình Đẳng Tánh Trí

Mau được Quán Đảnh Địa

Nhóm Phước trang nghiêm thân

Mật Ngữ lúc ấn miệng

Thành Diệu Quan Sát Trí

 Tức hay chuyển Pháp Luân

Được Phật Trí Huệ Thân (Thân Trí Huệ của Phật)

_ Tụng Mật Ngôn ấn đảnh

Thành Thành Sở Tác Trí

Chứng Phật Biến Hóa Thân (Thân biến hoá của Phật)

Hay phục kẻ khó phục

_ Do Ấn Mật Ngôn này

Gia trì thân mình thành

Pháp Giới Thể Tánh Trí

Tỳ Lô Giá Na Phật

Hư Không Pháp Giới Thân (Thân Hư Không Pháp Giới của Đại Nhật Phật)

_ Liền chia Ấn làm hai

Kim Cang Quyền từ trán

Dẫn dần đến sau ót

Liền thẳng hai ngón trỏ

Mỗi chỗ quấn ba lần

Liền buông từ ngón út

Như áo Trời rũ xuống

Tụng Nhất Thiết Quán Đảnh

Tam Ma Gia Bảo Tâm

"Đát-lam"

*) TRĀṂ

Do Ấn Mật Ngôn này

Liền mong cõi hư không

Hết thảy thế giới Phật

Dùng mão báu Kim Cang

Luân, vòng hoa, tơ lụa

Cho Quán Đảnh đầy đủ.

_ Làm vui cho Thánh Chúng

Hai tay để trước tim

Ngang chưởng vỗ ba lần

Nên tụng Mật Ngôn này

"Cốc" (hác)

*) HOḤ

Do Nghi Phách Chưởng (vỗ tay) này

Luân Vương với  quyến thuộc

Vui thích mà yêu thuận

Mau mãn việc Du Già

Ý nguyện Tất Địa Quả

Sẽ được Thể bền chắc.

 

_ Tiếp bày Nghi Cúng Dường

Dâng Bổn Tôn, Thánh Chúng

Làm Kim Cang Hợp Chưởng

Nghi thức như trước nói

An trên đảnh đầu mình

Tụng Hư Không Khố Tạng

Đại Bồ Tát Mật ngôn

Nên suy nghĩ như vầy

Từ trong Ấn tuôn ra

Các mây biển cúng dường

Ứ Già, các nước thơm

Chư Thiên các kỹ nhạc

Nhóm Ca, Vu, Hy Hý

Đồ Hương, hoa, Thiêu Hương

Ăn uống, đèn, Hiền Bình

Kiếp Thọ, các loại báu

Phất trắng, lọng, đài, gác

Phướng báu, phan, chuông, bội (vật đeo)

Châu (chuỗi ngọc), Anh (chuỗi Anh Lạc), trướng, vòng hoa

Cung điện, Trời nam nữ

Với hết thảy tất cả

Vật dụng của Người, Trời

Ở Thiệm Bộ Châu này

Với mười phương cõi Phật

Hoa trên bờ dưới nước

Trời, Người đều ưa thích

Phước cảm kèm biến hóa

Hoa, gái đẹp ưa mang

_ Lại dùng nơi Trời Người

Hết thảy hương bổn thể

Hương hoà hợp, biến dịch

Hương đốt, xoa, hương bột

Mọi thứ loại khác nhau

Thơm phức rất thích ý

_ Lại hiến các Trời Người

Hết thảy Bổn Thể Quang (ánh sáng của bổn thể)

Tự tánh với sai biệt

Sáng thù thắng vừa ý

Trong ba cõi ba đời

Tất cả Trời cúng dường

Có nhiều loại khác nhau

Như Kinh Kim Cang Đảnh

Với các Bí Mật Giáo

Tất cả chúng Đại Thừa

Nhóm Khế Kinh đã nói

Vật cúng dường rộng lớn

_ Trước phụng hiến Bổn Tôn

Cùng các quyến thuộc xong

Tiếp dẫn dần vòng khắp

Các Thế Giới mười phương

Tận Hư Không Pháp Giới

Trong cõi như bụi nhỏ

Chư Phật Đại Hải Hội

Trước mỗi một  Thánh Chúng

Cúng dường khắp rồi trụ

 

_ Lại quán sát mười phương

Phát lời Nguyện như vầy:

"Nay con thỉnh chư Phật

Đấng chưa chuyển Pháp Luân

Nguyện mau chuyển Pháp Luân

Đấng muốn vào Niết Bàn

Nguyện thường trụ tại đời"

 

_ Lại khởi niệm như vầy:

"Vô biên các Hàm Thức

Chìm đắm trong sáu nẻo

Do tự tâm hư vọng

Cảm các thứ nghiệp báo

Hủy Phật Tánh, chẳng biết

Thật là rất đáng thương

Nay con làm sao cứu ?!..."

 

_ Sau đó lại suy nghĩ:

"Con đã gom Phước Nghiệp

Nên dùng cứu giúp họ

Do con hiến Đồ Hương (hương xoa bôi)

Nên được năm Pháp Thân

Nguyện từ nhóm này tuôn

Năm Đồ Hương Vô Lậu

Xoa sáng kẻ nóng nảy

Phá nát các Địa ngục

Tất cả sự nóng bức"

 

_ Hiến Hoa nên sẽ được

Băm hai (32) tướng Đại Nhân

Lại hồi hướng Phước này

Thành đài hoa Diệu Giác

Duỗi sáng chiếu chạm khắp

Cảnh giác nẻo Trời, Người

Tham đắm các cảnh Dục

Bị tám Khổ bao vây

Thiên Lạc (niềm vui của cõi Trời) biến hoá Khổ

Nguyện các  Trời, Người ấy

Tâm Bồ Đề rộng tốt (phu vinh)

Được Phổ Hiền Thường Lạc

 

_ Do con dâng Phần Hương (hương thiêu đốt)

Được Phật Vô Ngại Trí (Trí không ngăn ngại của Phật)

Sạch vui  (duyệt trạch) đủ đoan nghiêm

Hồi thí mây hương này

Thơm tho khổ nước lạnh

 

_ Hiến Thực (thức ăn uống) được Pháp Hỷ

Vị Thiền Duyệt giải thoát

Hồi thí cho ngạ quỷ

Tuôn mưa các vi diệu

Thức ăn uống, Cam Lộ

Nguyện ăn thức gia trì

Thảy đều được đầy đủ

Lìa hẳn khổ đói khát

Tham lam, các nghiệp ác

 

_  Hiến Đèn được ngũ nhãn (năm loại mắt)

Chiếu sáng A Tu La (Asura)

Đoạn dứt tâm kiêu ngạo

Sân Si ham đấu tranh

Bàng Sanh bị đánh đập

Ăn nuốt hại lẫn nhau

Nguyện được Tâm Từ Bi

Thường sanh nẻo Trời, Người

Cõi Trời  Sắc, Vô Sắc

Tham đắm vị Tam Muội

Nguyện thoát trói buộc này.

 

_ Hiến nước thơm Ứ Già

Chứng Bình Đẳng Tánh Trí

Làm Pháp Vương ba cõi

Hồi thí tuôn rót xuống

Nước Kim Cang Cam Lồ

Quán rửa loài dưới nước (thuỷ cư giả)

Lìa hẳn nẻo Bàng Sanh

Mau được Tịnh Pháp Thân

Dưới suốt đến Vô Gián (địa ngục vô gián)

Hết thảy các Địa Ngục

Khổ cụ (vật dụng gây khổ) nát như bụi

Đều thành đất trong mát (thanh lương)

Các loài bị thọ khổ

Giải thoát, sanh Tịnh Độ

 

_ Dâng Hy (Hy Hý) thường được vui

Dâng Tiếu, Phật thương xót

Dâng Ca được Pháp Âm

Cúng Vu được thần thông

Dâng Bình được Hiền Bình

Hay mãn Nguyện ưa thích

Hiến Bảo được mọi báu

Do hiến Cây trang nghiêm

Được Phật y Giác Thọ (cây giác ngộ)

Dâng Tràng được vũ bảo (tuôn mưa báu)

Hay cứu giúp kẻ nghèo

Cúng Phan vượt hơn Ma

Hiến Linh (chuông) mọi người theo

Dâng Anh (chuỗi Anh lạc)  được nghiêm cụ (vật dụng trang nghiêm)

Hiến Man (vòng hoa) được mão báu

Dâng Hoa được Phật dung (dung mạo của Phật)

 

_ Lại dùng nhóm Phước này

Hồi thí cõi hữu tình

Không tận không dư sót

Bốn loài (tứ sanh) trong sáu nẻo

Cho đến dùng thân mình

Tâm, miệng ba Kim Cang

Cõi đất nước lửa gió

Vòng khắp nơi vô biên

Ngang Hư Không Pháp Giới

Ban cho các Hàm Thức

Thọ dụng sự vui thích

Trụ Vô Duyên Bi này

Thường cứu bạt lợi lạc

Đều cùng hồi hướng hết

Nguyện thành Đại Bồ Đề

Ứng Nhất Thiết Trí Trí

_ Sau đó lại quan sát

"Tất cả Pháp đều Không (trống rỗng)

Ba Luân Thể chẳng có

Nên biết không chỗ được (vô sở đắc)"

Trụ Tam Ma Địa này

Hay chân thật bạt tế

Được Phước Lợi vô hạn

Chỗ làm mau thành tựu

Lúc tác Quán Niệm này

Tụng Tối Thắng Xuất Sanh

Chủng Chủng Cúng Dường Tạng

Quảng Đại Nghi Như Lai

Nhất Thiết Cúng Dường Tâm

"Úm"

*) OṂ

Do Mật Ngữ Ấn này

Gia trì oai lực nên

Dẫu Quán Tưởng chẳng thành

Nơi chư  Phật Hải Hội

Đều có như bên trên

Các mây biển cúng dường

Chân thật thành tựu đủ

Do chư Phật thành đế

Pháp Nhĩ  đã thành nên

Tiếp nên tụng Bổn Tôn

Nhất Bách Bát Danh Tán (Bài tán 108 tên)

Làm Kim Cang Hợp Chưởng

Bên trái tim, cúi đầu

Đây là Nghi Kính Lễ

Nên dùng lời đẹp hay

Xướng Kim Cang Ca này

 

_ Lại tụng Hy Hý Mật

Ngôn, Ấn dùng Ấn trước

湡 向忝 戌奇 湨

"Úm, phạ nhật-la tát đỏa, tăng nghiệt-la, hạ"

*) OM _ VAJRA  (?VAJRA-SATVA)  SAṂGRA  (?SAṂGRAHA)  KSAṂ

 

_ Không đổi Kim Cang Chưởng

Hợp tý  (cánh tay) duỗi an trán

Đây là hiến Hoa Man (vòng hoa)

Đọc nhẹ nhàng ngợi khen

向忝 先寒 亙平 沼

"Phạ nhật-la, la đát-nẵng, ma nổ, đá lam"

*) VAJRA-RATNA  MANU  TRAṂ

 

_ An trên từ nơi rốn

Đưa dần lên đến miệng

tấu Ca liền tụng

向忝 叻廕 丸伏叨

"Phạ nhật-la, đạt ma, nga dã nại"

*) VAJRA-DHARMMA (?VAJRA-DHARMA)  GĀYADA

 

_ Bên phải tim, xoay chuyển

Kim Cang Hợp Chưởng xong

Lại an ở trên đảnh

tấn Kim Cang Vũ

Như trên tụng, lại xướng 

向忝 一廕 冰矛向

"Phạ nhật-la, yết ma, ca lộ, bà phạ"

*) VAJRA-KARMMA (?VAJRA-KARMA)  RŪBHAVA  (?KARODBHAVA)

 

_ Do bày  Bí Mật này

Du Già, Ca, Vịnh, Tán

Khen ngợi Như Lai nên

Thành Phật còn chẳng khó

Huống chi cầu thành tựu

Nên biết vì sao vậy

Ấy là tất cả Lạc (niềm vui)

Chẳng như Bạc Già Phạm

Kim Cang Tát Đỏa Lạc

Cho nên mau thành tựu

 

_ Tiếp dùng Bổn Bộ Mẫu

Phật Nhãn Ấn Mật ngôn

Ngang tim tụng bảy biến

An bốn hoặc năm chỗ

Bốn: tim, trán, họng, đảnh

Năm: trán và hai vai

Tim. họng, xả trên đảnh

Mỗi chỗ tụng một biến

ấn này làm như trên

Kim Cang Hợp chưởng xong

Kèm co hai ngón trỏ

Hợp móng, kèm dựng Đại (ngón cái)

Đều đè cạnh ngón trỏ

Phật Nhãn Mật Ngôn

巧休 屹亙阢 后盍觡 輆 后盍 冰弋市 送扣

"Nẵng mạc tam mãn đá một đà nam. Úm, một đà, lộ  giả nễ, sa-phạ ha"

*) NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_ BUDDHA  RUCANI (?LOCANE) _ SVĀHĀ

Do Bộ Mẫu gia trì

Bổn Tôn và quyến thuộc

Đều cùng vui, yêu nhớ

Tu Du Già dẫu có

Vi phạm thiếu các Pháp

Xót thương không chấp lỗi

Cũng chẳng ép điều khác

Người trì các Mật Ngôn

Nếu chẳng làm Pháp này

Không được để thiếu sót

Huống chi  phạm Bổn Thệ (tam ma gia: Samaya)

Nếu không y Du Già

Làm sự pháp niệm tụng

Không đối Đàn, Xá Lợi

Phi thời xứ (chẳng đúng thời, đúng chỗ), bất tịnh

Nếu kết ấn tụng trì

Nhất định bị tai ương

 

_ Tu hành các Tôn Giả

Trong năm trăm do tuần

Tôn đều không giáng phó

Cũng chẳng ban Tất Địa

Do oai đức Luân Vương

Đoạn hoại tất cả pháp

Bởi thế hết thảy Thời

Trước làm gia trì này

Làm Sự Pháp Nghi nào

Chẳng hứa phi thời xứ (chẳng đúng thời, đúng chỗ)

Niệm tụng cầu thành tựu

Làm Luân Vương Oai Đức

Tối Thắng Vô Cực Tôn

Chẳng cần vô hạn ước (không có hạn ước)

Giáng phó phi thời xứ

Thuần tịnh, không hý luận

Giáo Mạng chẳng thể phạm

Cho nên không mất kỳ (hạn kỳ)

Liền xưng tụng, khải thỉnh

Du Già Lý Thú Môn

Tự tim đã dựng lập

Tự thân làm Bổn Tôn

Gom các Thể Như Lai

Gia trì làm thân mình

Khắp cả hư không giới

Làm cung điện an trụ

Thân mình ở bên trong

Trụ Bổn Tôn Du Già

Thánh quyến thuộc vây quanh

Thành Đại Mạn Đà La

Do đây nên vô ngại

 

_ Lại vì các hành giả

Chưa đạt Không, Vô Tướng

Thể Tánh Như Lai nên

Giáo Vương trong Du Già

Chỉ một bình đẳng, tịnh

Quán thân biết Không Tướng (Tướng trống rỗng)

Tức là Bổn Tôn mình

Do Thắng Giải này nên

Ở tất cả thời xứ

Niệm tụng được thành tựu

_ Lại làm Trí Quyền trước

Tụng Mật Ngôn một chữ

Thân quán như trước nói

Luân Tề (trục bánh xe) trong trăng tim

Hiện một chữ màu vàng

Đầu lưỡi cũng như vậy

Tức chữ đó là Luân

Luân ấy làm Chuyển Luân

Màu sắc như vàng ròng

Đủ bảy báu vây quanh

Ngay trước báu Bảo Luân (Ratna-cakra)

Báu khác xoay theo phải

Ngọc báu (Mani-ratna)  cùng vô lượng

Chúng Ma Ni vây quanh

_ Tiếp Bảo Nữ  (Strī-ratna) cũng cùng

Vô biên Cung Nữ đến

Ngựa báu (Aśva-ratna) với voi báu (Hasti-ratna)

Chủ khố tàng (Ratna-garbha-kuṇḍali), Thần báu (Puraṣa-ratna: Bề tôi báu)

Thống lãnh quyến thuộc mình

Vô lượng chúng đứng hầu

Binh báu (Khaḍga-ratna: Tướng Quân báu) cầm Kim Cang

Vô Năng Thắng làm soái

Phật Nhãn Như Lai Mẫu

Cùng báu ở tám phương

Như Thế Kim Luân Vương (Kim Luân Vương của đời)

Đủ bảy quyến thuộc báu

Như Lai Đảnh Luân Vương

Dùng Phật Vô Thượng Bảo (báu vô thượng của Phật)

Làm quyến thuộc vây quanh

_ Khi làm quán niệm này

Tụng Bổn Tôn Mật Ngữ

Mỗi biến chân thật quán

Từ đây thành thân Phật

Khắp thể, trong chân lông

Tuôn ra khắp tất cả

Thế giới như bụi nhỏ

Thân Như Lai duỗi khắp

Tận các cõi hữu tình

Bạt tế ,lợi, an lạc

Vì chuyển Chánh Pháp Luân

Hiện Thần Thông Du Hý

Tồi phục tất cả Ma

Khiến hiện chứng Tất Địa

Vui vẻ mà thọ dụng

Quay lại, vào thân mình

Trụ Tam Ma Địa Niệm

Cho đến khi mỏi mệt

Hoặc trăm tám (108), bảy, ba

 

_ Lại kết Thắng Thân Ấn

Tụng Mật Ngôn ba chữ

Hăm mốt (21) tuỳ theo Nghi

Liền lấy chuỗi Bồ Đề

Để trong lòng bàn tay

Ngang tim, tụng Mật Ngữ

Ba biến hoặc bảy biến

Nâng Châu (tràng hạt) an trên đảnh

Tụng Kim Cang Ngữ Tâm

"Lãm"

*) RAṂ

Do dùng Mật Ngữ này

Gia trì Niệm Châu (tràng hạt) nên

Tôn Mật Ngữ đã tụng

Một biến lần một châu (hạt châu)

Một thành một ngàn biến

Hai tay ngang trước tim

Đều nhóm tụ năm ngón

Đầu tiên từ Mẫu Châu

Một biến lần một hạt

Cùng Mật Ngôn bằng nhau

Đến Mẫu Châu quay lại

Không được qua Mẫu Châu

Sẽ bị tội vượt Pháp

Vạn, ngàn hoặc trăm tám (108)

Một số làm thường định

Chẳng nên có thêm bớt

_ Số hạn đã xong rồi

Lại nâng hợp gia trì

Để ở chỗ sạch sẽ

Kính châu (tràng hạt) như kính Phật

Không được khinh chê bỏ

Du Già Châu Kinh nói

Châu là quả Bồ Tát

Trong đây Lậu đã hết

Chỉ xâu là Quán Âm

Mẫu (mẫu châu) là Di Đà Phật

Do đó chẳng nên vượt

Do Châu tích Công Đức

Mau chóng được thành tựu

 

_ Tiếp bày cúng dường trước

Lại kết Trí Quyền Ấn

Vào Tam Ma Địa trước

Quán niệm ở một chữ

Suy nghĩ nghĩa chữ  ấy

"Các pháp vốn không hoại

Không bụi cũng không nhiễm

Thanh tịnh như hư không

Vì trong sạch như không (hư không) 

Tất cả Pháp không hoại

Vì các Pháp không hoại

Tất cả Pháp vốn Tịnh

Các Pháp vốn tịnh nên

Tất cả Pháp không nhiễm

Các pháp chẳng nhiễm, nên

Không, Tịnh chẳng thể được"

Quán nghĩa chữ tương ứng

Tâm duyên trụ ở

Chẳng duyên ở chữ ấy

Đồng một Thể thanh tịnh

Vòng khắp nở Pháp Giới

Đắc được Vô Hý Luận

Luân Vương Thật Tướng Định

Cho đến ở một niệm

Tịnh Tâm tương ứng nên

Được Vô Thượng Chánh Trí

Vô thỉ tích tội chướng

Mau diệt, không dư sót

Các Như Lai mười phương

Bổn Tôn đều hiện tiền

Mãn mọi sự mong cầu

Thế gian, xuất thế gian

Tất cả đều ban cho

Cho đến trong hiện đời

Thành tựu thân Bổn Tôn

 

_ Lại kết Thân Thắng Ấn

Tụng Mật Ngôn ba chữ

Liền quán Tâm Bồ Đề

Suy nghĩ  môn chữ A

"Các pháp vốn chẳng sanh"

Mỗi lúc tác Quán Niệm

Nên cùng vận Định Huệ

Nếu như quán chữ A

Vừa quán liền hiểu thấu

Các Pháp vốn chẳng sanh

Biến vốn chẳng sanh nên

Gọi là Xa Ma Địa (Śamatha:Chỉ)

Đế Quán (chân thật quán) Thể chữ ấy

Tỳ Bà Xá Na (Vipaśyana:Quán)

Đây gọi là Song Vạn

Các quán đều như vậy

 

_ Lại kết Thắng Thân Ấn

Ở tim, trán, họng, đảnh

Một lần kéo Ấn mở

Tụng Giải Thoát Tâm này

"Bột-lỗ-úm, mục"

*) BHRŪṂ

Do Ấn Mật Ngôn này

Thánh Chúng được lìa phược (sự cột trói)

Đều trở về Bổn Cung

Người tu tập Du Già

Đến nơi đất giải thoát

_ Lại kết Phật Nhãn Ấn

Tụng Phật Mẫu Mật Ngôn

Như trước gia trì thân

Lại dùng trong Bổn Bộ

Vô Năng Thắng Minh Vương

Mật Ngôn ấn thân mình

Năm chỗ như Pháp trước

Tám ngón hai bàn tay

Giao nhau trong bàn tay

Ngón cái mở hơi co

Hơi cách cạnh ngón trỏ

Tụng Tâm Mật Ngôn này

"Hồng"

*) HUṂ

Do làm Gia Trì này

Ở tất cả thời xứ

Ma oán chẳng thể xâm

Cọp, sói, các trùng độc

Người tâm ác, Phi Nhân

Đều không dám lấn hiếp

Như Lai mới thành Phật

Ở dưới cây Bồ Đề

Dùng Ấn Mật Ngôn này

Tồi hoại quân Thiên Ma

 

_ Nếu vào nơi tiêu tiểu (nhà xí)

Dùng Xúc Thân Phẫn Nộ

Ô Sô Sa Ma Ấn

Tay phải nắm làm quyền

Thẳng ngón cái gia trì

Năm chỗ như trước nói

Tụng Tâm Mật Ngôn này

湡 拙一

"Úm, đặc-lật ca"

*) OṂ_ ṬRUKA

Do làm gia trì này

Vào mọi nơi dơ uế

Ma chướng không được tiện (không có dịp hãm hại)

 

_ Tiếp bày Thời Niệm Tụng

Trong Du Gà Giáo Vương

Như Lai đã ngợi khen

Không có thời, hướng, chỗ (thời phương xứ)

Nên biết không gián đoạn

Bốn Thời hoặc ba Thời

Hai Thời đến một Thời

Không gián đoạn mọi Thời

Ba là sáng, trưa, chiều

Thêm nửa đêm là bốn

Hai Thời là sáng, tối

Một Thời tùy ý chọn

Từ đầu cho đến cuối

Đều y Nghi Quỹ này

Nếu không Đàn, Tịnh Thất

Tùy chỗ làm Niệm Tụng

 

_ Trước nên quán chữ Lam (劣_ RAṂ)

Tịnh thân và tịnh xứ (nơi chốn)

An chữ nơi trên Đảnh

Phát lửa Trí thiêu đốt

Thân, xứ không tro tàn

Thanh tịnh như hư không

Vừa trụ Tam Muội này

Trăm kiếp chứa tội nặng

Một niệm mau trừ sạch

Phàm vào Tam Ma Địa

Chẳng tính thân, tâm, tướng

Với hình sắc  phân biệt

Chỉ chuyên quán một cảnh

Do Pháp đấy gia trì

Tịnh hai giới không không

 

_ Liền  ở trong hư không

Quán chữ A (狣) thành điện

Như  cung Trời Đao Lợi

Lại ở trong điện báu

Như quán niệm đầu tiên

Chữ A thành Tâm Nguyệt (vành trăng ở trái tim)

Thứ tự chẳng sai khác

Phật Bất Không Thể (Thể chẳng trống rỗng của Phật)

Chỗ nghi ngờ không sạch

Đều quán chữ Lam (劣_ RAṂ) đốt

Do Pháp Giới Tâm này

Oai lực của Mật Ngôn

Đều sạch như Pháp Giới

Nên biết nghĩa chữ Lam (劣_ RAṂ)

Ấy là Tất cả Pháp

Vốn tịnh không cấu nhiễm

Do các pháp thanh tịnh

Tịnh, Nhiễm chẳng thể được

 

_ Chữ A (狣) Tâm Bồ Đề

Cội nguồn (bổn nguyên) của Chủng Trí

Mẹ của tất cả chữ

Ba đời mười phương Phật

Đã nói tất cả Pháp

Đều từ Thể chữ này

Vừa niệm tức đồng xưng

Hết thảy Pháp Như Lai

Ở mắt, quán chữ này

Liền hay thành Thiên nhãn

Bốn Tất (Tất Địa) khác đầy đủ

Các căn khác cũng vậy

Cho đến chỗ sắt, đá

An bày, Đế Quán Niệm (chân thật quán niệm)

Năng động với thành vàng

Tánh này thành Mật Ngôn

Ba đời Giáo Pháp Phật

Đều nói rõ chữ này

Nghĩa ấy nói không cùng

Đại khái nói chút ít

Ấy là các chữ khác

Đều xem ở chữ Phạn

Chẳng phải chữ phương này

 

_ Niệm Tụng đã xong rồi

Hồi Thí nhóm Phước ấy

Khiến khắp các hữu tình

Như Ta không có khác

Lại kính lễ Tam Bảo

Hối, Hy, Khuyến Thỉnh, Hướng

Ra ngoài chuyển Đại Thừa

Cho đến một, bốn câu

An tháp tu các Thiện

Gom chứa Phước Nghiệp này

Gia trì làm tư lương

Tất Địa mau hiện tiền

 

_ Lại diễn Lược Nghi Quỹ

Như trước tụng chữ A (狣)

Dùng phát Tâm Bồ Đề

Tả Phu (mu bàn chân trái) đề Hữu Cổ (Đùi vế phải)

Chân phải đè đùi trái

Như Lai Kiết Già

Liền kết Trí Quyền Ấn

Thân Thang với Quán Đảnh

Vỗ tay xong, lại bày

Nghi Kim Cang Hợp Chưởng

Tụng chữ Úm (湡_ OṂ) cúng dường

_ Lại Bộ Mẫu gia trì

Trụ Trí Quyền niệm tụng

Xong rồi, như Nghi trước

Lại nói Lược Nghi Quỹ

Trước dùng Nhất Thiết Phật

Bộ Tâm Ấn Mật Ngôn

An năm chỗ hoặc bốn

An kia dùng tám ngón

Phải đè trái xoa nhau

Giao hợp trong lòng tay

Kèm thẳng hai ngón cái

Dính cạnh ngón trỏ phải

Tụng Nhất Thiết Phật Tâm

湡 元巧 元

"Úm, nhĩ nẵng, nhưng"

*) OṂ _ JINA  JI  (?JIK)

_ Nên dùng Ấn, Minh này

Lúc gia trì thân mình

Liền đồng thân chư Phật

Tụng Bộ Mẫu gia trì

Làm Trí Quyền niệm tụng

Như trước ngồi Toàn Gìa

Hoặc làm Luân Vương Toạ

Tréo chân hoặc thòng một

Cho đến thẳng một gối

Luân Vương: ba cách ngồi

Hoặc làm Phổ Hiền Toạ

Tay trái duỗi gối phải

Chân phải chận đùi trái

Thành Phổ Hiền Già Tọa

Cách ngồi tùy ý chọn

Tức Kim Cang Hợp Chưởng

Tụng chữ Úm cúng dường

Số biến xong, lại bày

Trí Quyền tụng Nhất Tự

Ngày dùng Bộ Tâm Ấn

Đêm dùng Phật Nhãn Ấn

An năm chỗ gia hộ

 

_ Tiếp nữa, lại diễn mở

Nghi niệm tụng đơn giản

Vì người tu Du Già

Không ưa thích nhiều Pháp

Hoặc việc đời cấp bách

Dùng Pháp rộng, sợ  thiếu

Trước kết Trí Quyền Ấn

Tức Thắng Thân gia trì

_ Tiếp bày Nghi cúng dường

Liền làm Pháp niệm tụng

Không có chỗ thiếu sót

Nếu như bị cấp bách

Sợ bị thiếu thời gian

Chỉ làm Trí Quyền Ấn

Tụng Bổn Tôn Mật Ngôn

Bảy biến hoặc ba biến

Sau đó đi, đứng, ngồi

Tùy ý mà niệm tụng

_ Nếu cầm chuỗi (Châu) đếm số

Một trăm tám (108) chưa đủ

Khoảng giữa không được nói

Nếu cần nói nên quán

Chữ Lam (劣_ RAṂ) ở trên lưỡi

Khiến không bị gián đoạn

Hoặc chỉ kết Thắng Thân

Đại Tam Ma Gia Ấn

Rồi niệm tụng cũng được

Chi phần đều không thiếu

_ Vì sao hai Ấn này

Dùng một, thành đủ Pháp?

Do vừa kết Trí Quyền

Hay nhiếp chư Như Lai

Tùy thuận vào trụ xứ

Thắng Thân Tam Ma Gia

Khi kết Ấn này thời

Tất cả Ấn đã thành

Ba đời mười phương Phật

Đã nói ra Mật Ấn

Ở hết trong Ấn này

Lại tất cả Như Lai

Đồng một nhóm Mật Hợp

Thành một Pháp Thân này

Khiến không có hai Tướng

Chư Phật đều tùy vui

Bồ Tát đều kính phụng

Trời, Rồng, Người, Phi Nhân

Nhiếp phục mà quy mạng

Do nghĩa như vậy nên

Không chờ các Ấn trợ

Một thành tất cả Ấn

 

_ Nếu như thường niệm tụng

Nên y Nghi Quỹ rộng

Chẳng nên chấp nghĩa này

Mà sanh Tâm lười biếng

Ta ở các Du Già

Trong Kinh Đại Bí Mật

Gom góp điều cần yếu

Lược tập Kim Luân Vương

Lý Thú mau thành Phật

Du Già Nghi Quỹ hết.

 

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG DU GIÀ NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN (Hết)_

 

Trường Khoan, Quý ba, tháng năm, ngày ba mươi

Ở chùa Khuyến Tu, viện Tây Minh viết xong_ Phạm Thừa một lần xem xét hiệu đính xong.

01/01/2010

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com