Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Quyển Thứ Năm

08/11/201413:30(Xem: 3673)
5. Quyển Thứ Năm

Mật Tạng Bộ 2 _ No.950 (Tr.220 _ Tr.224)

 

BỒ ĐỀ TRÀNG SỞ THUYẾT

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG KINH

_QUYỂN THỨ NĂM_

 

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
 Phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

VÔ NĂNG THẮNG GIA TRÌ

_PHẨM THỨ MƯỜI MỘT_

 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn quámn sát Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, lại dùng Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) bảo rằng:

“Nên ở đời vị lai

Hữu tình kém tinh tấn

Ngã Mạn, giận dữ, si

Không hổ thẹn, keo tiếc

Chẳng thể y Nghi Quỹ

Tu tập Chân Ngôn Hạnh

Người trì tụng như vậy

Nơi Hộ Ma gia trì

Các Ma đều quấy loạn

Không có suy nghĩ này

Dùng Minh được thành tựu

Hư hão nhận công lao

Thường tác suy tư đấy

Người ngu thường nói vậy

_Vì ngưng dứt chướng ấy

Diệt trừ các Ma La (Mārā: loài Ma)

Nay nói Đại Minh này

Phật trước kia đã nói

Lợi ích các hữu tình

Vô Năng Thắng Minh này

Nếu người thường nhớ niệm

Tùy thời trụ Đẳng Dẫn (Samāhita)

Các Ma gây chướng kia

Thảy đều được trừ diệt”

 

_ “Khi ấy, Kim Cang Thủ

Bí Mật ĐượcXoa Chủ

Sanh Tâm rất vui vẻ

Đảnh lễ Đức Thế Tôn

Đại Giác Trí trang nghiêm

Đại Vô Năng Thắng này

Minh (Vidya) con nguyện nghe”

 

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Đại Vô Năng Thắng Đà La Ni là:

“Nẵng mô ra đát-nẵng đát-ra dạ dã. Nẵng mô tát phạ một đà mạo địa tát đát-phệ tì-dược. Đát nễ-dã tha: Nhĩ ninh nhĩ ninh, nhĩ nẵng, phạ lê đát dã nẵng, phạ lê   đát dã, nghiệt đa sa hạ nhạ đê, tát phạ một đà ninh sái vĩ đế, a mục kì, a bát-ra để hạ đê, a ba la nhĩ đế, vĩ ra nhi, vĩ nga đa bà duệ, vĩ ma lê, nễ nại-ra sa-ra phệ, bà phạ để-duệ ca di lê na dĩ đế nô ra địa nga mê, tát đinh-dã ninh ra, câu lê, ma la phạ la, vĩ na thiết ninh, xá chỉ-dã mẫu ninh, tất-đế nhạ sa phạ lệ nẵng, vĩ lý duệ nõa, lạc khất-sái lạc khất sái, ma ma, tát bả lý phạ lãm, tát phạ đa tát phạ ca lãm, ra nhạ, chủ lỗ, na ca ngu lý-dã, thiết ninh vĩ quật, tăng hạ nhĩ-dã, ngật-ra sa, lý tát-lý bả, nỉ phược, ngạn đạt phạ, nẵng nga, dược khất-sái, ra sát sa, nhĩ để-lý, bỉ  xá tả, bộ đa, a bát sa-ma ra, bố đan nẵng, yết tra bố đan nẵng, ca khu lật-na, ổ sa-đa ra ca mê, đát ra cật-lý đinh-dã, yết ma nõa, mãn đát-ra, dữu nga tổ lật-nõa, dữu nga, nõa chỉ nễ-dữu, ô tổ hạ ra, tát phạ bà dã, nột sắt-trụ, bát nại-ra mạo bát  tát ngu ba dã tế biều. Nẵng mô tốt-đổ đế, bà nga phạ để, ô nại ra tỳ nhĩ nõa, nễ lý nễ lý, ra đát-na câu la, sa ma, thất-lý đế, nhĩ lý nhĩ lý, a ca xả đà đổ, ngu tả lệ, xí lý xí lý, tát phạ đát tha nghiệt đa, lý-dã thất-ra ca lăng, ca ra, bộ đế nê vĩ niệp vĩ-dã  lý-dã,  một-ra hám-ma,  đát tha nghiệt đa, nỗ nghiệt đế, vĩ thấp-phạ tấn để-dã, phạ ra, ba ra ba ra, cật-ra mê, nẵng mô bà nga phạ để, ba ra nhĩ đế, lạc khất-sái, lạc khất-sái, ma ma, tát phạ nột sắt-trụ, bát nại-ra phệ ba dã tế tì-dược, sa-phạ ha

*)NAMO  RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ  SARVA  BUDDHA  BODHI-SATVEBHYAḤ

TADYATHĀ: JINI   JINI  JINA-VARE , TĀYANA  VARE, TATHĀGATA  SĀHA-JĀTI, SARVA  BUDDHA  NISEVITE  AMOGHA  APRATIHATE  APARĀJITE, VIRĀJE  VIGHĀTA  BHAYE  VIMALE  NIDRĀSVARE  BHĀVATYEKA  VĪRE  DAYI,  TENU  SADHI  GAME  SATYA  NIRĀKULE, MĀRA-BALA  VINĀŚANI, ŚĀKYAMUṆI  TEJA  BALENA  VĪRYENA  RAKṢA  RAKṢA  MAMA  SAPARIVĀRAṂ_  SARVATRA  SARVA  KĀLAṂ, RAJAN, CORA, AGNI, UDAKA, AŚANI, VIDYU, SIṂHA, VYĀGHRA, SARĪ-SARPA, DEVA, NĀGA, YAKṢA, GANDHARVA, ASURA, RĀKṢASA, PRETA, PIŚĀCA, BHŪTA, APASMARE, PŪTANA, KAṬAPŪTANA, KĀKHORDA, OSTĀRAKA, VETĀLA, KṚTYA, KĀRMAṆA  MANTRA-YOGA, CŪRNA-YOGA, ḌĀKA  ḌĀKIṆYO  HĀRA 

SARVA  BHAYA  DUṢṬA  UPADRAVOPA-SARGO  PĀYĀSEBHYAH  NAMO  STUTE

BHAGAVATYA  UDARA  BHIÑJA, HIRI  HIRI, RATNA-KULA  SAMĀŚRITE, MILI  MILI, ĀKĀŚA-DHĀTU  GOCARE, KHELI  KHELI

SARVA  TATHĀGATA  ĀRYA-ŚRĀVAKA, ALAṂKĀRA  BHŪTA, DEVI  DEVYA, ĀRYA-BRAHMA, TATHĀGATA  ANUGATE, VIŚVA  ACINTYA  BALA  PARĀKRAME

NAMO  BHAGAVATYA  APARĀJITA  RAKṢA  RAKṢA  MAMA  SARVA  DUṢṬA  UPADRAVOPĀYĀSEBHYAḤ   SVĀHĀ

“Nói Đà La Ni này

Thế Gian thảy đều nghe

Đại Vô Năng Thắng đấy

Hay hoại tất cả Ma

Hay tăng sức cần dũng

 

_Liền trụ hình Tam Muội

Tên là Vô Năng Thắng

Nói Đại Tâm Minh ấy

Đại Lực rất dũng mãnh

Chẳng khác gì Minh trước

Thế Tôn nói Tâm đó”

Chân Ngôn là:

Nẵng mô táp đá nam, tam miệu tam một đà câu trí nam. Tát thất-ra phạ ca tăng già nam. Tát phạ mê ra bà  dã để đá nam, vĩ ba thi nẵng tát-đế nhạ sa lật đình-dạ tả, thủy xí nẵng tát-đát dã, vĩ thấp-phạ bộ, bát-ra chỉ-nương dã chế tông,  cật-dịch câu tôn na, phạ lệ nẵng tả, yết nặc ca mâu ni, thủy khất-sái dã, ca xả bả tả ngu nõa ra bỉ, xá chỉ-dã tăng hạ tả nhĩ lý-duệ nõa, tắc-phạ sa để, bà phạ đổ, ma ma, tát phạ tát đát-phạ nan giả, tát phạ bà dữu bát nại-ra phệ tì-dược, đát nễ-dã tha: nhạ duệ, vĩ nhạ duệ, nhạ diễn để, vĩ nhạ diễn để, a nhĩ đan nhạ duệ, nhạ diễn để, a  nhĩ đế, a ba ra nhĩ đế, ma ra, chỉ-nương, bát ra mạt na ninh duệ, sa-phạ ha  

*)NAMAḤ  SAPTĀNĀM-SAMYAKSAṂBUDDHA-KOṬĪNĀṂ  SAŚRĀVAKA  SAṂGHĀNĀṂ

SARVA  MELA-BHAYĀRDITĀṂ, VIPAŚYANA-TEJASA-ṚDDHIYA  CA  ŚIKHINA-SATYA, VIŚVABHU-PRAJÑA-YATHĀVAT, KRAKUCCHANDA  BALENA  CA,  KANAKAMUṆI  ŚĪKṢĀYA, KĀŚYAPAṢYA-GUṆA-RĀBHI, ŚĀKYA-SIṂHAṢYA  VĪRYENA, SVASTIR-BHAVATU  MAMA  SARVA  SATVĀNĀṂCA_  SARVATRA  SARVA  BHAYA  UPADRAVEBHYAḤ

TADYATHĀ: JAYE  VIJAYE  JAYĀNTI  VIJAYĀNTI  AJITAṂ  JAYE  JAYĀNTI, AJITE  APARĀJITE, MĀRĀ-SAINYA  PRAMARDANĪYE   SVĀHĀ

“Nói Tâm Chân Ngôn này

Ứng Chánh Đẳng Giác nói

Thế Tôn của bảy Phật

Hiển dương các Công Đức

Liền nói Đại Minh đó

Lợi ích người tu hành

Tràn khắp các Thế Giới

Chấn động theo sáu cách

Tất cả cung điện Ma

Thảy đều chấn động lớn”

 

Kim Cang Thủ! Câu Chân Ngôn này là điều mà tất cả chư Phật đã nói, vì lợi ích cho chúng sinh

Bí Mật Chủ! Hoặc người trì tụng Luân Vương Chân Ngôn, hoặc người trì Chân Ngôn khác, dùng Chân Ngôn này gia trì kết sợi dây, hoặc kết góc áo Cà Sa, hoặc trên ở búi tóc trên đảnh, hoặc viết trên vỏ cây hoa, đeo ở cổ, cánh tay… thì người ấy mau chóng dễ được thành tựu, Bản Tôn hiện trước mặt người ấy. Khi niệm tụng thởi hay nhớ trì.

Này Kim Cang Thủ! Ta chẳng thấy trong Chúng của cõi Trời, cõi Ma, Sa Môn, Bà La Môn… Nếu Chân Ngôn này gia hộ trước mặt người hoặc uế, hoặc tịnh. Hoặc Người, hoặc Phi Nhân, hoặc con của Ma, hoặc Tất Xá Già, hoặc Tỳ Na Dã ca, hoặc Dược Xoa, hoặc Cưu Bàn Trà, hoặc La Sát Sa. Hoặc loại hữu tình khác muốn đến gây chướng nạn thời tác suy nghĩ này: “Ở cung vua A Tra Ca Phạ Để chẳng được vào. Nếu có trái vượt người thanh tịnh tu hành Minh này thì kẻ kia thảy đều trái ngược với Kim Cang Chủng Tộc với Chủng Tộc của mình kèm theo Thân Tộc bạn bè chẳng cho kẻ kia ở trong chốn ấy” 

Kim Cang Thủ! Minh Chân Ngôn này có oai lực lớn, ở tất cả sự nghiệp nên làm gia hộ, Ứng Chúng Chánh Biến Tri ấn khả, tất cả các Bồ Tát ấn khả.

 

Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương Kinh

CHỨNG HỌC PHÁP

_PHẨM THỨ MƯỜI HAI_

 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn biết Pháp Giới vô tận xong, trừ khiển tất cả các chướng, lại bảo Kim Cang Thủ Bồ Tát rằng: “Này Kim Cang Thủ! Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân, Bật Sô, Bật Sô Ni nếu muốn tu tập Phật Đảnh Bất Tư Nghị Ấn Tam Ma Địa thì vị Bật Sô ấy trụ Luật Nghi (Saṃvaraḥ) của Bật Sô ân cần tu tập, Bật Sô Ni trụ Luật nghi của Bật Sô, Ưu Bà Tắc trụ luật nghi của Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di trụ Lật Nghi của Ưu Bà Di.

Như vậy, Thiện Nam Tử ấy, người tu Chân Ngôn trước tiên nên vào Mạn Trà La, thọ nhận ba Quy Y, phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), ứng thành tựu mười Thiện Nghiệp Đạo như Thuyết tu Chân Ngôn Hạnh (Mantra-caryā), tác ý cực thiện, gần gũi thừa sự bạn lành, thường tu sáu Niệm, nên quán Pháp Giới (Dharma-dhātu) như Tự Tánh của hư không, nên khéo tu tập nhập vào cảnh giới của Bát Nhã Ba La Mật (Prajñā-pāramitā). Ở Quán Hạnh này chẳng lừa dối, chẳng phóng dật, khéo nên tùy theo mỗi một Hạnh của Phật Bồ Tát ba đời, trụ ở A Lan Nhã (Araṇya), chẳng luyến tiếc tất cả thân mạng, ba thời khéo nên thọ nhận ba Quy Y, Tâm Bồ Đề, Luật Nghi Giới, Phật Pháp thâm sâu đã nghe  được thì nhớ nghĩ tu hành, khéo tu bốn Nhiếp. Ở trước Tốt Đổ Ba (Stūpa: cái tháp) của Như Lai thường xoa tô Mạn Trà La (Maṇḍala), thường tinh tấn nơi Chân Ngôn Nghi Quỹ, làm Tốt Đổ Ba, thân khẩu chuyên tinh tu hành, chẳng giận dữ, chẳng nóng nảy, chẳng xao động. Miệng chẳng nói nhiều, chẳng nói tạp loạn, lừa dối người khác. Đối với các hữu tình thường hành Tâm cung kính, yêu thích. Khéo biết Mật Ý mà Đức Như Lai đã nói. Ta lược nói, người tu hành thường ôm giữ Ý đại tinh tấn dũng mãnh, an lập tất cả hữu tình ở con đường  của Phật Bồ Tát.

Nếu người tu Phật Đảnh Vương Chân Ngôn Hạnh, hoặc người tu Chân Ngôn Hạnh khác thì nên như Công Đức đã nói, khéo nên tu hành thành tựu, như Chân Ngôn Hạnh mà Kinh Điển Phương Quảng (Vaipulya) đã nói thì cần phải tu tập, đều trụ luật Nghi của mình, khéo nên hộ trì”

 

_Lại bảo Kim Cang Thủ: “Người như Thuyết tu Phật Đảnh Chân Ngôn Hạnh đã được thân thành tựu như mặt trời mới mọc. Vàng ròng, chuỗi Anh Lạc, xuyến đeo tay làm màu vàng Diêm Phù Đàn (Jambūnada-suvarṇa), tất cả vật dụng trang nghiêm thân ấy, mặc áo Trời, đủ các tướng tốt, Vòng quanh thân tướng đặc biệt lạ kỳ có trăm ngàn ánh sáng trang nghiêm, hào quang tròn trịa khoảng một Tầm (8/3 m) vượt qua mặt trời, che lấp tất cả sắc thân

Lại nữa Kim Cang Thủ! Vừa mới nhìn thấy Thành Tựu Trì Minh Tiên thì tất cả chúng sanh đều vui thích, giống như cây Như Ý khiến mãn tất cả chỗ mong cầu

Lại nữa Kim Cang Thủ! Bồ Tát thành tựu Luân Vương Phật Đảnh đến chốn Địa Ngục tuôn mưa mọi loại thức ăn uống màu nhiệm của cõi Trời, cũng hay thỏa mãn điều mà tất cả chúng sanh cần thiết, người có hy vọng đều được đầy đủ. Ta lược nói vị ấy có oai đức lớn

Này Kim Cang Thủ! Người thành tựu Luân Vương Phật Đảnh đều thỏa mãn ý ưa thích của tất cả hữu tình. Do Tâm khởi niệm liền khiến cho đầy đủ. Người được Luân Vương Thành Tựu ấy thì Bồ Tát trụ Thập Địa chẳng dám trái vượt Giáo Lệnh (Ādeśana) của người ấy

Kim Cang Thủ! Nhất Tự Luân Vương Chân Ngôn này là vua trong tất cả Chân Ngôn, chủ của Đại Minh Vương. Nếu tu hành ắt trừ diệt tất cả nghiệp chướng, cũng diệt trừ Nghiệp của tất cả nẻo ác. Được thành Chân Ngôn này thì tất cả Thần Thông đảy đều hiện trước mặt, trong khoảng nháy mắt đi đến cõi Trời Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha). Tất cả Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn vui vẻ khen ngợi, được tất cả Bồ Tát Hạnh (Bodhi-satva-caryā), du hành tự tại nơi Thế Giới khác. Đối với tất cả hữu tình, tùy theo ý thú của họ dùng mọi loại âm thanh vì họ nói Pháp. Cho đến Ta lược nói: đối với hành sắc hiếm có tối thắng rộng lớn của Hữu Tình trong vô lượng vô biên Thế Giới đều được thành tựu”

 

Khi ấy, Đức Như Lai nói Già Tha (Kệ Tụng) là:

“Mọi loại chiến đấu:rỗng (Śūnya:Không) tự tại

Như tính Tài Bảo mà chiếu sáng

Như hoa sen canh nở trong ao

Sắc oai quang kiêu dũng thù thắng

Người ấy vượt hơn Minh (Vidya) Thế Gian

Tỳ Nữu Chân Ngôn chẳng theo kịp”

 

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, lại nói Già Tha rằng:

“Lược nói Pháp phổ thông

Người ở đất bí mật

Minh Giả (người trì Minh) sau Tiên Hạnh

Chỉ bày tướng tối thắng

Địa phương nói ba loại

Thấp, ướt với khô ráo

Đều dùng ở Cao Nguyên

Nơi Minh Thiên cư ngụ

Gọi là Vi Thắng Địa

Phương giữa nói ba loại

Cầu đất của thành tựu

Đều thông ở  ba loại

_Người Trí nên quán sát

Hai thứ Tịnh, Bất Tịnh

Thiên Diệu lại ba loại

Trong mỗi một loại này

Đều chia làm ba loại

Vua sông, ao, biển, núi

Xưng thành tựu tối thắng

Đủ Đức Tịnh, Bất Tịnh

Là nơi Trung Thành Tựu

_Nếu là đất Thi Lâm

Đấy là nơi Bất Tịnh

Nay dạy tất cả nơi (xứ)

Ba loại nơi (xứ) thành tựu

Vua ác, giặc, đói kém

Chốn ấy, chẳng nên ở

Hành Giả có chướng nạn

Đất ấy chẳng nên trụ

Nơi cực lạnh, nóng, mưa

Giáo này đều ngăn cấm

Ba thời nên niệm tụng

Nuôi lớn ý ưa thích

Nên nhiếp ba loại Thời”

 

Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương Kinh

HỘ MA

_PHẨM THỨ MƯỜI BA_

 

_Lại bảo Kim Cang Thủ

Xa lìa nơi bí mật

Chẳng thể được thành tựu

Ở trong Kinh Giáo này

Thành tựu, nên nói kín (Mật)

Lò Hộ Ma sai khác

Nên bí mật mà làm

Ba loại nhóm Tức Tai

Một chỗ (xứ) chẳng nên làm

Nếu một chỗ Hộ Ma

Lò Hộ Ma ắt sai

Nếu ở lò Điều Phục

Chẳng nên làm Tức Tai

Như trong khí có độc

Chứa sữa ắt sẽ hư

Xem kỹ ba loại việc

Nên nói ba loại lò

Giáo khác cũng nói ba

Lò làm phân biệt đó

Theo đây nên sử dụng

Nên chẳng trái ngược nhau

Rõ (biết rõ) mầm cỏ Khuất Lũ

Hứa dùng nơi Ngưu Tô

Ưu Đàm Bát, Thiên Mộc

Cùng với dùng Nhũ Mộc

Kèm dùng Uất Kim Cương

Ba thời làm Hộ Ma

Vì cầu Tức Tai nên

Đắc được mọi loại lợi

Nếu bị trộm Dược Vật

Nên dùng Hắc Du Ma (mè đen)

Hòa với Mật thường dùng

Với cây Ba La Xa

Cùng với nhóm Thiên Mộc

Nên dùng hạt cải trắng (bạch giới tử)

Hộ Ma mà xưng tán

Ở các ba loại Pháp

Đều dùng bơ Hộ Ma”

 

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: “Ở trong đây, tu hành Giáo Vương vì lợi ích hữu tình”

Lại nói Già Tha rằng:

“Nói Chân Ngôn Minh này

Mọi loại oai đức lớn

Tu tập Phật Đảnh Vương

Mọi loại Chân Ngôn Minh

Vô lượng kỳ đặc lớn

Kèm nhóm Minh Phật Nhãn

Thành tựu các nghĩa lợi

Cùng với nhóm Ấn Khế

Trước kia, Ta đã nói

Phổ Thông Chân Ngôn Vương

Vì người cầu thành tựu

Đắc được Quả Báo nên

Nay Ta nói Ấn Khế

Vì mong cầu Tất Địa

Một loại nói nhiều chủng

Thứ tự, nay Ta nói”

 

Phổ Thông Phật Đảnh Ấn: Hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm Quyền, dựng thẳng hai ngón giữa hợp nhau, co lóng bên trên. Phổ Thông Nhất Thiết Phật Đảnh Ấn hay thành tựu tất cả nghĩa lợi

“Do thấy Ấn Khế này

Như nhìn thấy chư Phật

Dược Xoa khó điều phục

Chúng Rồng, A Tu La

Tất cả các La Sát

Do oai đức Ấn này

Hết thảy đều kinh sợ

Đây là Đại Chân Ngôn

Nhất Thiết Phật Đảnh Tâm

Nẵng mô tam mãn đa một đà nam. Úm, tra-lỗ, mãn đà, sa-phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA_BUDDHANĀṂ_ OṂ_ ṬRŪṂ  BANDHA  SVĀHĀ

 

_Lại nói Già Tha là:

“Nếu được Ấn Khế này

Hay được các an vui

Nhóm quốc vương, Thế Gian

Ở đấy, thường lợi ích

Muốn cầu Pháp lợi ích

Quyết định sẽ đạt được

Nếu được Ấn Khế này

Các khổ đều tiêu diệt”

Do Nhất Thiết Phật Đảnh Căn Bản Ấn này làm tất cả sự nghiệp, người tu hành hộ giữ các căn.

Dùng Căn Bản Ấn này, đưa đầu ngón giữa qua lại tức dọi là Nghênh Thỉnh Ấn.

Tất cả phổ thông, lúc trước đã nói, đều dùng Chân Ngôn của mình (tự Chân Ngôn) dùng kết Căn Bản Ấn này dùng thông cho tất cả nơi chốn. Nhóm hương xoa bôi, hoa, hương đốt, thức ăn uống, đèn sáng đều dùng  Ấn này.

 

_Liền dùng Ấn lúc trước, hai đầu ngón giữa như dạng cái vòng, là Nghênh Hỏa Thiên Ấn, Chân Ngôn như lúc trước đã nói.

Nếu khi phát khiển Hỏa Thiên thời đưa ấn  hướng ra bên ngoài kém mở, tức thành Phát Khiển Hỏa Thiên Ấn.

 

_Lại tức Ấn này dựa theo Biện Sự Phật Đảnh Ấn lúc trước, co lóng trên của đầu ngón giữa phải đè ở mặt lóng trên của ngón giữa trái, là Tồi Hoại Đảnh Ấn

“Hay làm việc kỳ đặc

Hay làm tất cả việc

Nơi hộ thân, kết Giới

Cần phải làm thọ dụng”

 

_Lại dời ngón giữa trái, co lóng bên trên đè lên lóng mặt bên trên của ngón giữa phải, là Tồi Hủy Đảnh Ấn, Chân Ngôn như lúc trước đã nói.

“Đây tên  Tồi Hủy Đảnh

Hay điều kẻ khó phục

Tại nơi chướng nạn lớn

Dùng đây để hộ thân”

 

_Dựa theo Phổ Thông Ấn lúc trước, co lóng thứ ba của ngón giữa phải trụ ở vạch lóng thứ nhất của ngón giữa trái

“Hay tịnh các nơi chốn

Dùng Tồi Hủy Đảnh này

Nếu khi cầu thành tựu

Kết đây, hộ xứ sở

_Dời ngón trái như trước

Dùng Ấn này hộ Xứ (nơi chốn)

Là Chư Phật Đảnh Tâm

Nên dùng Tồi Hủy Đảnh

Dùng tự quán đảnh mình

Đem Ấn này thường dùng

_Nếu người được Ấn này

Hay tịnh thất (cái thất) niệm tụng

Thường vào lúc tắm gội

Người tu hành nên dùng

Người ấy không có chướng

Tụng Chân Ngôn đó nên

Theo thứ tự mà dùng

Bản Bộ Tam Muội Gia

Thường dùng như Ấn này

Người tu tập Chân Ngôn

Người ấy không có Ma

Nơi Phật Đảnh Giáo này

Đức Phật nói như vậy”

 

_Tức Ấn lúc trước, để hai ngón giữa trên lưng bàn tay, cùng đè nhau như cái vòng

Vô Năng Thắng Đảnh này

Hay diệt tất cả tội

Chân Ngôn, trước đã nói

Hay trừ các mộng ác

Hay thành việc cát tường

Nên dùng Đại Ấn này

_Ngay lúc muốn nằm ngủ

Nếu tự thân thường tụng

Hay diệt mọi loại tướng

Nay Ta lược nói  

Nói rộng có vô lượng

Nơi đây Ta lược nói

Vì người tu Phật Đảnh

Cùng Phật Nhãn Chân Ngôn

Mà tụng cầu Tất Địa

Trong tất cả các Hội

Ta đều đã nói trước

_Tu các Chân Ngôn, nói giải thoát

Tất cả Như Lai với Bồ Tát

Được các an vui, được nghĩa lợi

Tăng thêm tinh tấn với Đại Lực

Hữu tình lợi ích, siêng tu tập

Đều trừ tất cả các nghi ngờ

_Thế nên, Kim Cang Bí Mật Chủ

Lắng nghe! Ta vì ông tuyên nói

Ta đã lược nói nghĩa tương ứng

Đas6y là Pháp bí mật tu Minh

Ba thời Hộ Ma, dùng Thiên Mộc

Mè (du ma) với bơ, sữa cùng hòa chung

Dùng Hoan Hỷ Vương Chân Ngôn này

Sẽ nói thành tựu Chân Ngôn Chủ

Thành tựu niệm tụng với Hộ Ma

Ba loại tướng này, nay diễn nói

Ở trong mỗi một tu hành này

Niện tụng, tu hành nói ba loại

Thân, miệng với ý thứ tự nói

Dùng đây, hy vọng việc Tăng Ích

_Lại nói ba loại cần phải biết

Trên Trời, Du Không với Địa Cư

Vì đấy cầu thành, có ba loại

Là tu chủng loại của ba loại

Thành tựu cầu Dục với cầu Tiền

Kèm với cầu Pháp mà niệm tụng

Tùy Tất Địa ấy phát cần dũng

Vì cầu tất cả thành tựu nên

Khéo nên y Pháp làm Chế Để (Caitye: tháp miếu)

Chính Kiến, Đại Bi cầu thành tựu

Người ấy thành tựu cũng chẳng khó

Đời này được an vui thù thắng

Đời khác đều ắt nơi giải thoát

Xưa kia nhiều người được thành tựu

Do tu Đảnh Vương đại kỳ đặc

Ta từng tu Phật Đảnh Vương này”

 

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mau Ni Như Lai dùng con mắt Phật quán sát vô lượng vô biên Thế Giới, lại bảo Kim Cang Thủ, nói Già Tha rằng:

“Trong các Giáo đã nói

Luật Nghi và Quỹ Tắc

Hay làm với chỗ làm

Ở trong Giáo Pháp này

Nên cần phải tu hành

Sử dụng Thánh Cam Lộ

Quân Trà Lợi Minh Vương

Thông tu nơi ba Bộ

Ta nói Pháp Nghi Quỹ

Thường phải nên tu hành

Do oai Chân Ngôn này

Tất cả chướng đều trừ

Minh Vương Kinh đã nói

Phẫn Nộ Vương Ấn Khế

Các Nghi Quỹ trong đấy

Thảy đều dùng trong đây

Chẳng nên ăn hành, tỏi

Củ cải với nấm cây

Chẳng dùng dầu xoa thân

Cũng chăng nên ăn dầu

Hết thảy thức bất tịnh

Giáo khác đã ngăn cấm

Tất cả chẳng nên ăn

Hành Giả cầu Tất Địa

Thường cầu thân thanh tịnh

Dùng Vô Năng Thắng Minh

Nên dùng năm thứ tịnh

Mỗi mỗi nửa tháng dùng

Nơi Giáo khác đã nói

Thảy đều nên tu hành

_Ở đây, Ta lược nói

Nói trong Kinh Giáo khác

Nơi đây chẳng rộng nói

Tất cả các Như Lai

Nói Pháp Tánh Chân Ngôn

Chư Phật với Bồ Tát

Từng tu cũng từng nói

Trụ hình Chân Ngôn ấy

Du hành nơi Thế Gian

Rộng làm các nghĩa lợi

Vì kẻ kém Tuệ kia

Nói hết oai đức ấy

Nay Ta nói chút phần

Xưng tán Công Đức ấy

Ở trong một trăm kiếp

Chẳng thể nói Luân Vương

Pháp Tánh của kỳ đặc

Công Đức này không tận

Không tận, không chỗ đắc

Nếu được Giáo Vương này

Người ấy đồng Như Lai

Cũng đồng với Bồ Tát

Trời, Tô La (Asura) lễ kính

Tâm được Bất Thoái Chuyển

Luôn thường được như vậy

Đởi trước đã gom chứa

Tư Lương của Bồ Đề

Đều do Bí Mật Chủ

Sức của Đại Oai Thần

Nên biết hữu tình ấy

Thường được thân thanh tịnh

Nếu Được Giáo Vương này

Thảy đều được tất cả

Chứng thành Lưỡng Túc Tôn  (Dvipadottama)”

 

Đức Phật nói Kinh này xong thời Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, nhóm Bật Sô của các Đại Bồ Tát với tất cả hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, Càn Thát Bà… nghe điều Đức Phật đã nói đều vui vẻ phụng hành.

 

BỒ ĐỀ TRÀNG SỞ THUYẾT NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG KINH

_QUYỂN THỨ NĂM (Hết)_

 

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm 5 quyển vào ngày 01/10/2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com