Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Quyển Thứ Ba

08/11/201413:27(Xem: 3340)
3. Quyển Thứ Ba

Mật Tạng Bộ 2_ No.950 (Tr.205 _ Tr.211)

 

BỒ ĐỀ TRÀNG SỞ THUYẾT

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG KINH

_QUYỂN THỨ BA_

 

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
 Phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

MẠT PHÁP THÀNH TỰU

_PHẨM THỨ BẢY_

 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại vì lợi ích, nói Sự Nghiệp Thành Tựu này. Nói Già Tha (Gāthā:Kệ Tụng) là

“Nên ở đời vị lai

Hữu tình có Tuệ kém

Vì họ làm lợi ích

Nói Tiểu Tất Địa này

Nếu đủ nơi Nghi Tắc

Quyết định được thành tựu

_Chẳng chọn giờ, Tú Diệu

Chẳng chọn nơi niệm tụng

Cần phải thỉnh Bản Tôn

Mà cầu các Tất Địa

_Ngay lúc niệm cột buộc

Nếu thiếu Pháp gia hộ

Quỷ đoạt tinh khí người

Trộm cắp vật thành tựu

Và hàng Nõa Chỉ Ninh (Ḍākiṇī)

Trộm vật chẳng nghĩ bàn

_Ngay ở lúc niệm tụng

Tất cả thảy đều làm

Được vật mất (vật bị ăn trộm) không nghi

Lấy Nhiếp Phộc (Śava:thi thể người chết chưa lâu chưa bị hủy hoại) chẳng hoại

Thù thắng tự kết thúc

Mỗi mỗi cắt mãng sa (Maṃsa:thịt)

Hòa với nhóm gừng, tiêu

Trừ bỏ gân với xương

Bậc Chân Ngôn y Pháp

Nên bố thí tám phương

Trước định ở Thi Lâm (Śita-vana)

Nơi Quỷ La Sát trụ

Bậc Chân Ngôn ở đấy

Dùng hoa gạo Hộ Ma

Tức mau hiện thần nghiệm

_Ngã tư đường, dưới cây

Sườn núi, nơi đáng sợ

Cao giọng mà xướng nói

Thi Lâm nhiều Mãng Sa (thịt)

Chúng Quỷ rất vui vẻ

Đều ban cho mong cầu

Thành tựu Pháp ẩn hình

Đều cho vật trang sức

Nhãn dược với Hùng Hoàng

Thành tựu được Phật Đảnh (Buddhoṣṇīṣa)”

 

Khi ấy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quán sát hữu tình đời vị lai, nói Pháp mau chóng thành tựu. Lại nói Già Tha rằng:

_Liền lấy Nhiếp Phộc (Śava)

Chưa hư hoại như trước

Thành tựu Mê Đát La (Vetala: Khởi Thi Quỷ)

Bên cây cao, biển lớn

Nơi Thi Mãng (thịt của xác chết) cầu thành

Tẩy rửa cho sạch sẽ

Dùng hương hoa nghiêm sức

Với Chân Ngôn Minh khác

Hoặc dùng Luân Vương Đảnh

Mà dùng làm gia hộ

Cầu thành việc như vậy

Nếu chẳng làm như thế

Ma (Mārā) tổn hại, chẳng nghi

Liền nên y Nghi Quỹ

Nhờ bạn tốt kiêu dũng

Hành Giả ngồi trên tim (tim của xác chết)

Kết Quyền đánh lên trán

Nên tụng Chân Ngôn Vương

Tụng nhiều không gián đoạn

Xác kia tự đứng dậy

Tên Quyền Khởi Thi Pháp

_Nên đi vào trong nước

Sáng sớm (lúc mặt trời mọc) cho đến đêm

Kết Quyền tụng Chân Ngôn

Thành An Đát Đãn Na

Nên lất Nhân mãng sa (thịt người)

Chặt cắt làm Hộ Ma

Y Nghi làm thành tựu

Chỗ cầu đều Tất Địa (Siddhi: thành tựu)

Điều này, Phật đã nói

_Tham dính với người nữ

Hữu tình bị tham nhiễm

Không nhận nổi Giới Phẩm

Các hữu tình như vậy

Quy y nơi Tam Bảo

Dùng sáu Niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên) thành Khí (căn khí)

Nên suy nghĩ như vậy

Tùy sức mà tu hành

Người tu hành cần phải

Siêng tu Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Dầu lìa tu tập ấy

Nhậm vận được thành tựu

_Hành Giả lại chẳng nên

Ăn vật màu xanh đen

Sinh chán lìa thức ăn

Chẳng ngồi nằm giường cao

Khi ăn chẳng nói chuyện

Cũng chẳng ăn ngồm ngàm

Lượng thức ăn nhiều ít

Lớn như trứng chim công

Trụ oai nghi mà ăn

Nhóm oai nghi như vậy

Người tu hành nên ăn

Lặng yên mà niệm tụng

Trụ nơi cây, yên lặng

Kèm trụ ở tu hành

Nên trụ thân yên lặng

Mà làm Pháp Hộ Ma

Nên trụ không nói năng

Tất Địa liền thành Phật

Nếu chẳng yên như vậy

Chân Ngôn chẳng thành tựu

_Nơi Chân Ngôn tu hành

Lặng lẽ mà nghênh thỉnh

Nên tụng Chân Ngôn Minh

Chẳng cùng người ăn uống

Cho đến nơi thân tộc

Cũng chẳng nên ăn chung

_Quần áo với ngọa cụ

Chùy đồng, vật bằng đồng         

Dùng tro, giấm tẩy rửa

Rửa xong, chứa thức ăn

_Trong nước, tác niệm tụng

Đều nói các Nghi Tắc

Chẳng cùng với người khác

Tắm ngủ chung một nơi

Ở chung đụng, sanh lỗi

Nhiếp nhận các tham nhiễm

Tấu nhạc với cười đùa

Do đây sanh lỗi lầm

_Ngày tốt, nơi Trai Giới

Phút chốc chọn thời phần

Nên làm các thành tựu

Thân mình với vì người

Thảy đều ở Nhật Tú

Năm tháng, các kỳ hạn

Thiện ác, các Tất Địa

Hành Giả theo thứ tự

ba phần Thần Thông (tháng 1, tháng 5, tháng 9)

Nơi Thắng Tất Địa này

Thành tựu Pháp Phật Đảnh

_Ở hai phần (kỳ Bạch Nguyệt với kỳ Hắc Nguyệt): mồng tám (ngày 8)

Mười bốn (14) với mười lăm (15)

Nên biết Tiết như vậy

Càng tăng thêm cúng dường

_Nhờ Đồng Nữ se dây

Lại dùng nước thơm rửa

Trụ Giới mà tạo làm

Nên làm Tượng tối thắng

Dùng nhóm hương Bạch Đàn

Tẩy rửa khiến sạch sẽ

Chẳng nên cắt cong queo

Sau đó mới gia trì

_Giờ Ngọ nên tu trì

Khiến giữ Giới thanh tịnh

Nhờ người thợ tô vẽ

Sau đó tu Chân Ngôn

Ngày sao tốt, Trai Giới

Ứng thành Tượng tối thượng

Trên nhóm bản (tấm ván) như vậy

Vẽ được cũng khen ngợi

Thông khắp nơi trước nói

Thắng Tượng của Phật Đảnh

Nên loại bỏ lông, tóc

Trên lụa hoặc tấm ván (bản)

Ngồi ở tòa Sư Tử

Tô vẽ Bản Hình ấy

_Nên dùng màu thù thắng

Hoa chung với keo hương

Đều đầy đủ chi phần

Hương ấy lìa Giáp Xạ (xạ hương với hương của loài vật có mai)

Dùng nước đã lắng sạch

Biết xong, không lỗi lầm

_Người Trí nên vẽ Tượng

Ngay ở tượng chính giữa

Phật ngồi tòa sư tử

Đều dùng tướng trang nghiêm

Tỏa ánh sáng rực rỡ

Từ đảnh đầu tuôn ra

Đại Ấn của Pháp Luân

Vẽ ở trước mặt Phật

_Nên vẽ Phật như vậy

Màu vàng ròng sáng rực

_Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) bên phải

Da cọp làm vạt áo

Nên vẽ hình phẫn nộ

Cầm phất (cây phất trần) với niệm châu (tràng hạt)

Vô Lượng Thọ (Amitāyus) trên đảnh

_Kim Cang Thủ (Vajra-pāṇi) bên trái

Thân sắc như sen xanh

Nên vẽ hình phẫn nộ

Dùng quyến thuộc phẫn nộ

Trì Minh Đại Nữ Sứ

Kim Cang Tân Nghiệt La (Vajra-piṅgala)

Kim Cang Tiếu Sư Tử

Kim Cang Quyền Thánh Giả (Ārya-vajra-saṃdhi)

Cam Lộ Quân Tra Lợi (Amṛta-kuṇḍali)

Nên vẽ ở gần thân (Kim Cang Thủ)

Nan Điều Lệnh Điều Tôn

Cầm cây phất Kim Cang

Mã Đầu Tôn Minh Vương (Hayagrīva-vidya-rāja)

Ý Lạc Thành Tựu Tôn

Bạch Y Tôn (Pāṇḍara-vāsini), Đa La (Tārā)

Tỳ Câu Tri (Bhṛkuṭī), Biến Chiếu

Các chúng Thánh như vậy

Cầm sen, an bên trái

Tất cả đều nên vẽ

Như Bản Hình Trạng ấy

_Nghi vẽ Tượng rộng lớn

Như Đại Mạn Trà La (Mahā-maṇḍala)

Lược bày Pháp vẽ tượng

Điều Như Lai đã nói

_Ở chỗ Phật Thế Tôn

Hai bên cần phải vẽ

Vô Năng Thắng (Aparājita) Đại Từ

Hào Tướng (Ūrṇa) và Phật Nhãn (Buddha-locani)

Vẽ Bản Hình nhóm này

Màu vàng mặt trời sớm

Đều ngồi trên hoa sen

Trụ ở Chân Ngôn Thân

Tượng thắng vi diệu này

Trong các Đảnh thành tựu

Dùng Nghi Quỹ khéo léo

Tô vẽ Tượng như vậy

_Bậc khéo phân Giáo Pháp

Người vẽ tượng thanh tịnh

Dùng lông trâu làm bút

Nên lấy cây Cát Tường

Dùng gỗ làm cán bút

Y Pháp vẽ Tượng đó

Ngồi trên chiếu cỏ trang

Nên vẽ tượng Phật này

Được tượng phổ thông này

Tất cả được thành tựu

_Lại ở thời quá khứ

Diệu Âm Đồng Chân (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta) đó

Bậc oai đức khôn sánh

Trong thân phát ánh sáng

Như ánh sáng đám lửa

Mọi niềm vui Tịch Ý (ý vắng lặng)

Chiếu ba cõi của Ta

Mọi ánh sáng như vậy

Trong thân Diệu Âm tuôn

Lúc đó được ba Địa

Năm Thông, đại oai đức

Tức liền thành Bồ Tát

Làm lợi ích hữu tình

Phật Đảnh chẳng thể bàn

Thân mình là Như Lai

Hình tướng Tam Ma Địa

Hiện bày nơi chúng sanh

Biến hóa ở ba cõi

Tất cả hình tướng Phật

Dùng Định hiện Luân Vương

Nói Đại Chân Ngôn Vương

Làm lợi cho chúng sanh

Giống như báu Như Ý”

 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Chân Bồ Tát (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta) rằng: “Này Mạn Thù Thất Lợi! Vì lợi ích hữu tình mà mặc giáp trụ lớn, dùng phương tiện khéo léo điều phục hữu tình. Mọi loại Sắc Thân biến hóa: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn nhiếp thọ hữu tình mà vì họ nói Pháp, khiến cho họ được giác ngộ”.

Thời Mạn Thù Thất Lợi Đồng Chân Bồ Tát bạch Phật rằng: “Đức Thế Tôn dùng bao nhiêu Danh Hiệu của mình, hạnh sai biệt của Phật Đảnh Chân Ngôn Tam Ma Địa mà Đức Thế Tôn chuyển ở Thế Giới?”

Đức Phật nói: “Các tên gọi ấy là: Câu Ma La, Ấn Nại La, Thước Yết La, Hoại Cung, Phạm Vương, Tỳ Nữu, Đại Tự Tại, Tự Tại, Kiếp Bỉ La, Bộ Đan Đa, Mâu Ni, Để Lý Tha, Yết La Sa, Địa, Bộ Di, Trì Bảo, Di Dã Di-Dã Sa, Nhất Thiết Khứ, Nhất Thiết Xứ Diện, Thấp Phạ, Tịch Tĩnh, Niết Bàn, Kỳ Hóa, Biến Hóa, Nan Tồi, Thiên, A Tu La, Chủ, Tôn, Chủ Tể, Tối Thắng, Dẫn Đạo, Điều Phục Giả, Phước, Cát Tường, Tác Tịnh, Không, Thắng Nghĩa, Bất Thật, Cảm, Danh Xưng, Dữ Giả, Bi Giả, Tuệ, Tam Ma Địa, Từ, Thủy Thiên, Sư Tử, Phong Ngưu. Thiên. Long, Dược Xoa, Tiên, Đại Tiên, Tác Giả, Lưu Xuất, Thế Chủ, Tỳ Ma Chất Đa La, Tam Mục, Thiên Nhãn, Thanh Tịnh, Uy Linh, Tam Ma Địa, Tam Ma Địa Xuất Sanh, Tam Ma Địa Sanh, Tài Sĩ, La Nhạ, Trượng Phu Sư Tử, Trượng Phu Chủ, Thắng Nghĩa, Thắng Nghĩa Thật, Chứng, Chứng Thật, Tam Giới Chủ, Thế Tôn, Vô Chủ, Chủ, Nhãn, Thật, Mộng Liên Hoa, Quang, Hỏa, Quỷ, Ly Dục, Tịch Tĩnh Dục, Viễn Ly Dục, Viễn Ly Quá, Hoại Quá, Tận Quá, Tồi Quá, Kiện Quân Chủ, Đại Vương, Hộ Thế, Trì Địa, Ế La Mạt Đa, Hương Tượng, Bạch Liên Hoa, Thuyết Không, Hiện Không, Hiện Bi, Hiện Đạo, Hữu, Bất Hữu, Phân BIệt, Vô Phân Biệt, Ly Phân Biệt, Hoại Phân Biệt, Hộ Thế, Thiện Quốc, Cộng Hứa, Dạ Ma, Thí Tài, Phộc Lỗ Nõa, Câu Vĩ La, Trì Quốc, Thiện Hiện, Tô Di Lô, Kim Cang, Như Kim Cang, Thiên Diệu, Thiên Diệu Thú, Dũng Mãnh, Đại Dũng Mãnh, Năng Sanh, Đại Năng Sanh, Thường, Vô Thường, Thường Vô Thường, Chuyển Luân Vương Chân Ngôn, Đại Chân Ngôn, Đại Dược, Luận Sư, Đại Luận Sư, Thắng, Vô Thượng, Bạch, Thuyết Bạch, Trượng Phu, Thuyết Trượng Phu, Sa Kiệt La, Đại Sa Kiệt La, Hải, Đại Hải, Ô Na Địa, Nguyệt, Nhật, La Ma, Lạc Khất Xoa Ma Nõa, Tưởng Trang Nghiêm, Vân, Đại Vân, Tụ, Đại Tụ, Bất Tương Tự, La Hầu, Quân, Đại Quân, Quần, Đại Quần, Nhân Chủ, Đại Nhân Chủ, Thủy Tạng, Đại Thủy Tạng, Long Tượng, Sư Tử Kiêu Dũng, Kỳ Đặc, Hy Di, Đại Hy Di, Tài, Đại Tài, Cụ Tài, Đại Tài Bảo, A La Hán Hại Phiền Não, Huyển Hóa Giả, Trì Huyễn Hóa, Biến Hóa, Tác Biến Hóa, Cụ Nghĩa, Năng Đấu Chiến, Phi Dị, Bất Dị, Mạng, Phi Mạng, Sơn, Đại Sơn, Nan Hoại, An Lạc Từ Trụ, Thần Thông, Cụ Lực, Cụ Tuệ, Bất Tương Tự Quang.

 

Lại Mạn Thù Sư Lợi Đồng Tử! Đối với Ta nên biết như vầy: tên là Bất Diệt Bất Sanh, tên là Chân Như, tên là Chân Tánh, tên là Thật Tế, tên là Thật Tánh, tên là Chúng Pháp, tên là Pháp Giới, tên là Niết Bàn, tên là Thật, tên là Vô Nhị, tên là Hữu Tướng, tên là Thuần, tên là Ý Thành

Này Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử! Ở Thế Giới Sa Hà này, biết Ta tên là Như Lai, tên là Phật, tên là Đại Sư Nhân Thiên, như vậy biết Ta tên là Ly Dục

Này Đồng Chân! Ở Thế Giới này: điều phục hữu tình, thực hành trong Ý Thú, thành thục năm A Tăng Kỳ trăm ngàn Kiếp vì Ngu Phu, Thanh Văn hiện bày tên gọi, tác ngôn thuyết như vầy: Biết danh hiệu mà Ta đã có ấy để điều phục thành thục chúng sanh, cho nên trong các Khế Kinh nói

Như vậy, Đồng Chân! Ở trong hằng hà sa số Thế Giới Phật, dùng mọi loại danh hiệu mà hữu tình biết Ta

Này Đồng Tử! vì tùy điều phục thành thục hữu tình mà Như Lai nói Pháp. Như Lai không có chỗ phân biệt, không có công dụng, vô lượng loại Chân Ngôn, Sắc Thân, Sự Tướng mà chuyển”

 

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Già Tha (Kệ Tụng) bảo Mạn Thù Tất Lợi Bồ Tát rằng:

“Bạch Phần (15 ngày đầu của thánh): ngày giờ tốt

Nơi Tú Diệu đoan nghiêm

Tắm rửa, mặc áo sạch

Trai Giới trụ Nghi Quỹ

Ngày tám, ngày mười ba

Ngày mười bốn, mười lăm

Hoặc dùng ngày mồng năm (ngày 5)

Y Nghi Quỹ mà làm

Hộ Ma với cúng dường

Nên cúng thí tám phương

_Ở nhóm ngày như vậy

Ân cần mà cúng dường

Chư Phật với Bồ Tát

Đại Oai Đức Thanh Văn

Quán Tự Tại Bồ Tát

Kim Cang Thủ Đại Lực

Thường nhớ niệm nhóm này

Người tu hành ân cần

Cúng dường nhóm như vậy

Bậc Bồ Tát oai đức

Thánh Thiên đều vui vẻ

Bậc Minh Thiên oai đức

Nơi người tu hành này

Thảy đều cùng vui vẻ

_Hành Giả nơi Thế Thiên

Cúng dường, chẳng nên lễ

Tất cả các Chân Ngôn

Oai lực chẳng thể bàn

_Nhà sanh đẻ, chết chóc

Thức cúng tế, dư thừa

Món do nữ có kinh

Với thức ăn nhà ấy

Món của Chiên Đà La

Thức qua đêm hôi thối

Lại trải qua chưng nấu

Thức ăn như trên nói

Hành Giả chẳng nên ăn

Với hiến chúng Thánh ăn

Cũng chẳng nên ăn nuốt

Nhà thuộc nhóm như vật

Đều chẳng đến ăn uống

Vời chẳng nghỉ qua đêm

Vì phá hoại Tất Địa

_Người tu hành cần phải

Ba thời quy Tam Bảo

Nên phát Tâm Bồ Đề

Rồi làm ba loại Tịnh

Thân Tịnh với Ngữ tịnh

Loại thứ ba: Ý tịnh

Thường quán nơi sáu niệm

Như vậy thường tu hành

Ngày ngày thọ tám Giới

Nên trụ ở Luật Nghi

Nên nói lời như vầy

“A Xà Lê giữ niệm

Xưng tên gọi con là…

Bắt đầu từ hôm nay

Đến khi mặt trời mọc

Ở trong khảng giữa ấy

Chẳng giết hại sanh mạng

Chằng trộm cắp của người

Phạm Hạnh, chẳng dâm dục

Chẳng nói lời lừa dối

Chẳng ca múa, tấu nhạc

Chẳng đeo hoa, tô điểm

Chẳng nằm giường cao lớn

Như La Hán giữ mình

Nay con cũng như vậy”

 

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn quán sát Kim Cang Thủ Bồ Tát, nói Thượng Thượng Chân Ngôn Minh Giáo thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian của Luân Vương Phật Đảnh. Nên rộng 3 khuỷu tay hoặc 2 khuỷu tay, tùy ý lớn nhỏ nên làm, lấy tấm lụa loại bỏ lông tóc, dùng nước thơm tẩy rửa sạch sẽ, an ở mặt phía Đông. Như Pháp vẽ tượng đã nói lúc trước, người vẽ nên thọ nhận tám Giới, người vẽ ấy đầy đủ các căn, thành tựu mười Thiện Nghiệp Đạo, ở trong màu sắc chẳng nên dùng keo nấu bằng da thú.  Vẽ hình tượng của Phật, thân như màu vàng ròng, tác Ấn Thuyết Pháp, ngồi KIết Già trên hoa sen trắng, toàn thân của Như Lai tỏa ánh sáng rực rỡ, từ trong ánh sáng tuôn ra rất nhiều bánh xe. Sau lưng, phía bên trên nên vẽ ngọn núi. Ở bên dưới, phía bên phải nên vẽ người trì tụng theo thế bưng lò hương, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn

Này Bí Mật Chủ! Pháp vẽ tượng tối thắng cũa Luân Vương Phật này đà điều mà tất cả Như Lai đã lược nói, vì khiến thương xót hữu tình cho nên nói”

 

Khi ấy Đức Thế Tôn nói Già Tha (Kệ Tụng) rằng:

“_Nếu thấy tượng Phật này

Tất cả Phật đã nói

Lược nói tượng vi diệu

Hay diệt các nghiệp tội

Tất cả các Công Đức

Thảy đều đến bờ kia (bờ giác ngộ)

Các Trời, Rồng  cúng dường

_Nếu thấy Thắng Tượng này

Là người, Trời cúng dường

Đời này được thành tựu

Do sức Chân Ngôn này

Do thấy tượng này nên

Đây tức nhiều Phật nói

Hết thảy đều xưng tán

Vì thành tựu ấy nên

Quyết định được Tất Địa

Công Đức đều tăng trưởng

Do thấy tượng này nên

Các tội đều tiêu diệt

_Tượng này là tối thắng

Được bốn Như Ý Túc

Công Đức như biển lớn

Đắc được Thắng Trí Tuệ

_Do tu Luân Minh Vương

Được thanh tịnh, không dơ

Trí Tuệ đều thù thắng

Thành Phật Lưỡng Túc Tôn

Người Trời đều cúng dường

_Do trì Chân Ngôn này

Chuyển Luân Thù Thắng Vương

Người đấy, bậc thanh tịnh

Hành Giả tu Chân Ngôn

Đây là Thể của Phật

Oai đức không gì bằng.

Tối thắng chẳng thể bàn

Trời (Deva), Rồng (Nāga), với Dược Xoa (Yakṣa)

La Sát (Rākṣasa) và Bộ Đa (Bhūta)

Tất Xá Già (Piśāca), Khởi Thi (Vetala)

Nhóm có oai đức đấy

Thấy tu Đảnh Luân Vương

Người thành tựu Trì Minh

Hết thảy đều tiêu dung

_Đế Thích (Indra) đại oai đức

Nếu thấy người thành tựu

Chia tòa cho ngồi chung

Với Oai Đức Thiên khác

Ba cõi không sánh nổi

Ban cho nhóm Tất Địa

Nếu thấy, chẳng đứng lên

Đầu bể làm bảy phần

_Dầu ở câu chi kiếp

Nếu Thế Tôn tự nói

Công Đức không có tận

Đảnh Vương chẳng thể bàn

_Nếu người tu Pháp này

Thành tựu tối thắng ấy

Được làm vua Đao Lợi

Người ấy được bất tử (Amṛta)

_Vô lượng câu chi Chúng

Vây quang, đến cõi khác

Biến thân như hình Phật

Hóa độc các hữu tình

Biến thân Kim Cang Thủ

Lợi lạc các hữu tình

Hóa làm Thiên Đế Thích

Hoặc hóa hiện Phạm Vương

Điều phục các hữu tình

Biến hiện làm Đế Thích

Có đại oai thần thông

Cứu giúp các nẻo ác

Địa Ngục, cõi Dạ Ma

Quỷ đói với bàng sanh

Ở thành ấp, thôn xóm

Nơi vắng vẻ, núi, rừng

Biến hóa các vật dụng

Thức ăn uống, giường nằm

Thương xót các hữu tình

Thẩy đều chu cấp cho

 

 _Ta lược nói Đảnh Luân

Người tu hành Trì Minh

Đắc được năm Thần Thông

Liền thành Đại Bồ Tát”

 

Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương Kinh

MẬT ẤN

_PHẨM THỨ TÁM_

 

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo tất cả chúng Bồ Tát: “Thiện Nam Tử! Các ông nên thọ nhận Nhất Thiết Như Lai Xuất Sanh Tam Ma Địa, Vô Tỉ Lực Siêu Thắng Nhất Thiết Như Lai, Trụ Chân Ngôn Thân Nhất Thiết Như Lai Tộc Chân Thật Đại Ấn Chân Ngôn, Vô Tỉ Oai Quang Thần Thông tuôn ra vô biên kỳ đặc, hiện sức oai thần hay sanh tất cả Bồ Tát, hai đập nát tất cả câu chi Ma, nhiếp phục tất cả Bồ Tát, khiến người khó điều phụ khởi lên Tâm Từ. Thiện Nam Tử hay thành biện tất cả sự nghiệp. Nay Ta nói Đại Ấn (Mahā-mudra).

Khi ấy, Kim Cang Thủ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nguyện xin Đức Thế Tôn nói: từ chi phần của tất cả Như Lai sanh ra Đại Ấn Chân Ngôn, vì lợi ích cho chúng sanh nên làm phương tiện dễ thành tựu”.

Đức Phật nói: “Ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói! Nay Ta phân biệt giải nói: Hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm Quyền, dựng thẳng hai ngón cái. Đây là Nhất Thiết Như Lai Tâm Ấn.

Tức Ấn này, co ngón cái trái vào lòng bàn tay. Đây là Trì Liên Hoa Giả Ấn

Tức Ấn lúc trước, co ngón cái phải vào lòng bàn tay, dựng thẳng ngón cái trái. Đây là Trì Kim Cang Giả Ấn

Chân Ngôn là:

 “Nẵng mô tát phạ một đà mạo địa tát đát phạ nẫm. A, vĩ la, hồng, khiếm”.

*)NAMO  SARVA  BUDDHA  BODHI-SATVĀNĀṂ_ A  VĪRA  HŪṂ  KHAṂ

Đây là Nhất Thiết Như Lai Tâm Ấn Chân Ngôn.

Này Bí Mật Chủ! Đây tên là Đại Cần Dũng Tâm Chân Ngôn, là Pháp chân thật của tất cả Như Lai, hay giải thoát nẻo ác, Địa Ngục, Bành Sanh, Dạ Ma… hay khiến cho tất cả hữu tình làm việc của Như Lai, nhiếp triệu tất cả Bồ Tát.

 

_Này Kim Cang Thủ! Ta lược nói: hay triệu hàng Phạm Vương, Đế Thích, Dạ Ma, Thủy Thiên, Câu Vĩ La… Bồ Tát trụ Thập Địa, bậc Đại Tự Tại còn hay thỉnh triệu được, huống chi là loại khác. Như lúc trước, hai tay nắm Quyền, duỗi thẳng hai ngón giữa cùng hợp với nhau, co lóng thứ ba bên trên, co hai ngón trỏ trợ an ở trên móng hai ngón cái. Đây tên là Luân Vương Căn Bản Đại Ấn. Là điều mà hằng hà sa số lượng Như Lai đã nói, Phật vị lai sẽ nói Đại Luân Vương Ấn này. Ấn này tên là Đại Ấn, nói là Luân Vương Đảnh. Minh (Vidya) này tức là Đức Phật làm lợi ích cho hữu tình. Người Trí, người thành tựu nếu kết Ấn Xứ này thì các Ma ác, nhóm gây chướng chẳng dám trụ ở chỗ đấy

Bí Mật Chủ! Luân Vương Căn Bản Ấn này là nơi mà tất cả Như Lai đã tuyên nói, ở trăm câu chi kiếp chẳng thể nói hết Phước Lợi ấy, dầu ở ngàn hằng hà sa số kiếp cũng chẳng thể nói Công Năng, Phước Lợi, tán dương oai đức… hết được”.

Bấy giờ, Đức Như Lai nói Già Tha (Kệ Tụng) là:

“Người Trí nếu thọ trì

Đại Oai Đức Bồ Tát

Câu chi chúng Ma La (loài Ma)

Thường chẳng thể gây hại

Cho đến trong trăm kiếp

Chẳng rơi vào nẻo ác

_Nếu trì Luân Vương Ấn

Kèm tụng CHân Ngôn đó

Do Phước của thọ trì

Như Lai Đại Sư nói

Ở trăm câu chi kiếp

Chẳng thể khen ngợi hết

_Nếu có trì Minh này

Người trì Giới tinh tấn

Nên tu Chân Ngôn này

Luân Vương, bậc Đại Lực

Người ấy chẳng mất Tuệ

Với chẳng mất Cháng Niệm

Ở ngàn câu chi kiếp

Chưa hề có quên mất”.

 

_Kim Cang Thủ! Đại Ấn này có oai đức, sức không có gì so sánh được. Dựa theo Căn Bản Ấn lúc trước, dựng thẳng hai ngón giữa hợp nhau, đấy là Cao Đảnh Vương Ấn. ở trong Phật Đảnh Tộc dùng Ấn này làm Quán Đảnh Ấn

Chắp hai tay lại, giữa rỗng không (Hư Tâm hợp chưởng), co hai ngón vô danh vào trong lòng bàn tay, đem hai mặt của ngón cái đè trên móng hai ngón vô danh, co hai ngón trỏ cùng trụ nhau khiến cho tròn trịa, như hình dù lọng. Đây tên là Bạch Tản Cái Đảnh Vương Ấn

Dựa theo Ấn lúc trước, duỗi hai ngón trỏ, tức là Quang Tụ Đảnh Vương Ấn

Dựa theo Ấn lúc trước, đem hai ngón trỏ đều an ở lóng thứ ba của ngón giữa, là Thắng Đảnh Vương Ấn, đấy tức là Cát Tường Pháp Luân Đại Ấn, tên là Thập Nhị Hành Tướng Pháp Luân Ấn, là điều mà tất cả Phật đã nói, hay hoại tất cả phiền não. Nếu thấy Ấn này như gần gũi thấy Đức Như Lai.

Tức Ân này, đem hai ngón trỏ bật ở lưng hai ngón giữa, tức gọi là Phiền Não Bạc Ấn, cũng gọi là Như Lai Kiết Già Ấn.

Bí Mật Chủ! Năm Đại Ấn của nhóm này trong Như Lai Tộc gọi là Chuyển Luân Vương Đại Ấn.

Này Bí Mật Chủ! Nhóm Luân Vương Đại Ấn này: Phiền Não Bạc, Pháp Luân, Quang Tụ Đảnh, Thắng Đảnh, Cao Đảnh và Bạch Tản Cái Đảnh. Nhóm Ấn như vậy thảy đều là Luân Vương Ấn.

 

_Chắp hai tay lại, giữa rỗng không (Hư Tâm hợp chưởng), co song song hai ngón cái vào trong lòng bàn tay. Ấn này tên là Như Lai Tâm Ấn, cũng gọi là Như Lai Đại Dũng Mãnh Ấn.

Dùng Ấn Chân Ngôn này, tụng 7 biến gia trì trái tim thì tất cả tội đả làm trong sự lưu chuyển của đời trước, thảy đều được trừ diệt. Liền bung tán trên Đảnh, thông tất cả thành tựu. Dùng Ấn này gia trì thân của mình, tức thành Thân mà tất cả Như Lai đã gia trì.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, ngu na lệ, vĩ lê, sa-phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA- BUDDHĀNĀṂ_ OṂ  KUṆḌALI  VĪRE  SVĀHĀ

Đại Chân Ngôn này đồng với Ngũ Tự Chân Ngôn (Chân Ngôn có 5 chữ) tu hành dùng đây hộ thân, thường nên gia trì ở trái tim, kèm dùng năm chữ được sức oai đức lớn.

 

_Chắp hai tay lại, giữa rỗng không (Hư Tâm hợp chưởng), mười ngón tay trợ cài chéo nhau, khiến lòng bàn tay rỗng không, đây gọi là Nhất Thiết Biện Sự Phật Đảnh Ấn.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, tra rô, mãn đà, sa phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ  ṬRŪṂ  BANDHA  SVĀHĀ

Kim Cang Thủ! Nhất Thiết Biện Sự Chân Ngôn này ở trong Giáo của Phật Đảnh thì đây là NHất Thiết Phật Đảnh Tâm, nên dùng ở tất cả nơi chốn của sự nghiệp, người tu hành dùng đây hộ thân.

 

_Dùng tay phải nắm ngón cái làm Quyền, đem tay trái nắm góc áo Cà Sa, đây tên là Tích Trượng Ấn.

 “Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, độ na, nhỉ đa la nõa, hồng

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ  DHUNA  JITA  RAṆA  HŪṂ

“Đây là Tích Trượng Minh

Hay chế kẻ khó phục

Vì hộ thân nên dùng

Thường ở nơi thành tựu

Nên dùng Tích Trượng Ấn

Ấn Chân Ngôn tương ứng”

 

_Trước tiên, ngửa lòng bàn tay trái để dưới rốn, đem tay phải che úp bên trên tay trái sao cho ngón út của tay phải cùng với ngón cái của tay trái trợ dính nhau, khiến lòng bàn tay ấy trỗng rỗng, tên là Như Lai Bát Ấn

“Ngay ở chỗ đáng sợ

Thời đói khát, chướng nạn

Nên tụng Chân Ngôn này

Các khổ đều không có”

Chân Ngôn là:

Úm, lô ca bá ra, địa sắc sỉ đa, đà ra đà ra dã, ma ha nổ bà phạ, một đà bả đát ra sa-phạ ha

*)OṂ_ LOKA-PĀLA  ADHIṢṬITA  DHARA  DHARĀYA, MAHODBHAVA  BUDDHA-PATRA  SAVĀHĀ

Bát Chân Ngôn sức lớn

Nơi chư Phật gia trì

Tất cả các chúng sanh

Do niệm, trừ đói khát

Trong đường hiểm vắng vẻ

Người tu hành nghĩ nhớ

Nên gia trì thân mình

Chân Ngôn Ấn tương ứng”

 

_Hai tay cài chéo các ngón rồi ngửa lòng bàn tay, hai ngón trỏ cùng trụ cạnh ngón, hai ngón cái đều vịn lóng bên dưới của ngón trỏ,  đảo ngược an ở tam tinh, tên là Như Lai Hào Tướng Ấn.

Chân Ngôn là:

Nẵng mô tát phạ đát tha nghiệt đế biều, ra hạt tì-dược, tam miệu tam một đệ tì-dược, hệ hệ, mãn đà mãn đà, để sắt xá để sắt xá, đà ra dã đà ra dã, nể luận đà nễ luận độ, ra noã ma ni, sa-phạ ha

*)NAMO  SARVA-TATHĀGATEBHYU  ARHATEBHYAḤ  SAMYAKSAṂBUDDHEBHYAḤ

HE  HE, BANDHA  BANDHA, TIṢṬA  TIṢṬA, DHARĀYA  DHARĀYA, NIRUDHA  NIRUDHO  RAṆA  MAṆI  SVĀHĀ

“Đây là Hào Tướng Ấn

Hay đủ tướng Đại Nhân

Hay cho các Tất Địa

Ấn đấy, oai đức lớn

Nếu người trì Ấn này

Hào Tướng oai đức ấy

Người kia được thành tựu

Do kết tụng Minh này”

 

_Dùng Ấn lúc trước gia trì ở cổ, tức thành Cảnh Ấn

 

_Gia trì ở lỗ mũi tức thành Tỳ Ấn. Như Lai Tỳ Ấn Chân Ngôn là:

Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, rị ni, hồng phấn, sa-phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ  RĪṆI  HŪṂ  PHAṬ  SVĀHĀ

“Hành Giả gia trì mũi (lỗ mũi)

Trọn đời, mũi không bệnh

Ở trong câu chi kiếp

Chẳng bị bệnh về mũi”

 

 _Chắp hai tay kín khít, co hai ngón trỏ đều an trên lưng ngón giữa, co ngón cái vào lòng bàn tay, tên là Phật Nhãn Ấn

“Trong tất cả Phật Đảnh

Nên dùng Đại Ấnna2y

Tối thắng diệc các tội

Quyết định được thành tựu

Tu Luân Vương Phật Đảnh

Nếu thường kết Ấn này

Thanh tịnh mà thọ trì

Chẳng lâu sẽ thành tựu

Tất cả Phật Đảnh Pháp

Dầu gom Phước trăm kiếp

Nếu được Ấn Khế này

Tụng Phật Nhãn Chân Ngôn

Hai Phước ngang bằng nhau

Phật Nhãn Ấn Minh này

Hay thành tất cả Nghiệp”

Liền nói Chân Ngôn là:

“Nẵng mô tát phạ đát tha nghiệt đế biều, ra hạt tì-dược, tam miệu tam một đệ tì-dược. Úm, rô rô, tắc phổ rô, nhập phạ la, để sắt xá, tất đà lỗ tả nễ, tác phạ ra-tha, sa đãn nễ, sa-phạ ha

*)NAMO  SARVA-TATHĀGATEBHYU  ARHATEBHYAḤ  SAMYAKSAṂBUDDHEBHYAḤ

OṂ_ RURU  SPHURU   JVALA  TIṢṬA  SIDDHA  LOCANE  SARVĀRTHA  SĀDHANE  SVĀHĀ

 

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Thủ Bồ Tát rằng: “Này Kim Cang Thủ! Phật Nhãn Đại Minh Phi này, Ta từng ở chỗ của mười câu chi Như Lai thọ nhận được Đà La Ni này.

Kim Cương Thủ! Do nghĩ nhớ Minh này nên Thánh Thiên của tất cả Chân Ngôn hiện ra trước mặt người tu hành ấy, nơi Giáo Pháp của tất cả Chân Ngôn thảy đều thành tựu. Do tụng trì Chân Ngôn này thì tất cả Kim Cang Tộc thảy đều thành tựu. Thế nên, Kim Cang Thủ! Người tu Phật Đảnh Chân Ngôn, trước tiên nên tụng trì Minh này 3 biến, hoặc 7 biến, hoặc 21 biến.

Này Kim Cang Thủ! Vì lợi ích cho hữu tình,  nay Ta Thích Ca Mâu Ni nói, Phật Nhãn Đại Minh Phi này

Kim Cang Thủ! Đà La Ni này nên tụng trước mặt hữu tình bạo ác sân nộ thì họ đều được vui vẻ. Quỷ Mỵ bạo ác khó điều phục chịu hàng phục đều vui vẻ. Ở  tất cả nơi đấu tranh, kiện tụng, chiến đấu đều được vắng lặng.

Bí Mật Chủ! Nếu người tu hành Phật Đảnh Chân Ngôn chẳng được thành tựu, thì kẻ ấy nên dùng Đại Minh Phi Chân Ngôn này cùng hòa tụng chung, quyết định có ứng nghiệm lớn, mau chóng thành tựu.

Nếu trải qua một, hai, ba kỳ hạn… chẳng được tụng chung, cho đến lần thứ tư cầu Tất Địa chẳng được thành tựu. Sau đó gia thêm Đại Minh Phi Chân Ngôn này tụng chung, sẽ mau chóng hiện nghiệm, được thành tựu. Đầu tiên ở kỳ một, kỳ hai, kỳ ba, kỳ bốn thì chẳng nên gia thêm, nếu gia thêm tức tổn cho người Trì Minh.

 

_Liền dùng Ấn lúc trước, đem hai ngón trỏ đều bật trên lưng của ngón giữa, là Như Lai My Ấn, tất cả Như Lai nói, nay Ta diễn nói.

“Giả sử Cật-Lý Để Ca

Với Phộc Tát Tô Thiên

Bí Mật Đại Oai Đức

Với nhóm Dục Thiên Tử

Cùng với Trì Lê Thiên

Loại chư Thiên như vậy

Nếu thấy Ấn Khế này

Sợ hãi mà chạy trốn

Huống chi Địa Cư khác”

Chân Ngôn là:

Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, hột-rị hồng:

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ  HRĪḤ  HŪṂ

 

_Liền dùng My Ấn lúc trước, mở dựng hai ngón cái như hình cái miệng, cùng cách ngón giữa khoàng hai hạt lúa. Thường kết Khẩu Ấn này để ở trên cái miệng của mình.

Chân Ngôn là:

Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Chỉ lý chỉ lý

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ KILI  KILI

“Minh này, oai đức lớn

Mau chóng làm các Nghiệp

Nếu thường gia trì miệng

Người tu hành thành tựu

Kẻ ấy nói không ngại

Tận ở trong ba cõi

Ngôn Âm của người ấy

Hiển hiện âm mỹ diệu

Chẳng bị bệnh về miệng

Vô lượng câu chi kiếp

Tự Tại, Tỳ Nữu Thiên

Chẳng phục Giáo Lệnh người

Ở ngay chỗ người ấy

Nói ra đều thuận phục

Trời, Rồng, Kiện Đạt Vương

Với Đại Oai Đức khác

Thảy đều chịu điều phục

Huống chi các Phàm Ngu”

 

_Quỳ gối phải sát đất, dựng đứng đầu gối trái, dẫn tay trái hướng về phía sau làm thế đáp lại. Đem tay trái đề ngang trái tim nắm Quyền, dựng thẳng ngón trỏ làm thế Kỳ Khắc, lấn thân hướng về phía trước, tên là Vô Năng Thắng Đại Ấn

“Hay đập tan các Ma

Hay trừ các Ma Chướng

Đại Lực Dục Tự Tại

Thế Gian Ma Quân Chủ

Tên thứ hai Ba Tuần

Cũng tên Dục Tự Tại

Thế Gian Đại Oai Đức

Nếu muốn gây chướng nạn

Vô lượng câu chi Ma

Cùng trụ ở nơi ấy

Đang ở sông Ni Liên

Vô lượng câu chi Ma

Hiện mọi loại hình trạng

Quân Ma, hình đáng sợ

Ta chứng Trí vô thượng

Tối thắng trong Thế Gian

Phạm, Ma với Sa Môn

Trong đời, không chỗ được

Ở ngay lúc sáng sớm

Được chứng câu vô thượng

Vì hoại Ma ấy nên

Trì giữ mọi loại hình

Ngay khi Ta tuyên nói

Minh này, oai đức lớn

Biến hiện hình Thiên Nữ

Trụ trước mặt Đại Sư

Tồi hoại Ma bạo ác

Trì vô lượng mọi hình

Trong đây, nói Chân Ngôn”

Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, hộ rô hộ rô, chiến nõa lị, ma đăng nghe, sa-phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_  HULU  HULU  CAṆḌALI  MATAṄGI  SVĀHĀ

“ại nữa, Bí Mật Chủ!

Vô Năng Thắng Đại Minh

Đẳng Chánh Giác Phật nói

Hành Giả dùng hộ thân

Tất cả thời hộ giúp

Ở nơi chướng ngại lớn

Quỷ Mỵ, hình đáng sợ

Người thành tựu Phật Đảnh

Đại Lực hay gia hộ

Thường gia trì thân mình

Thường được gia hộ lớn”

 

_Trước tiên, ngay thẳng thân ngồi Kiết Già, làm Tòa Dũng kiện. ngửa lòng bàn tay trái an bên dưới rốn, trên Kiết Già, duỗi bàn tay phải dựng đứng lòng bàn tay hướng ra ngoài, đem ngón cái vịn trên móng ngón vô danh, co ngón trỏ tại lưng ngón giữa khiến chẳng dính nhau, tên là Như Lai Thước Cật-Để Ấn.

“Nếu người kết Ấn này

Chẳng đoạt oai lực ấy

Đời này với đời khác

Người Trí kết Ấn này

Đắc được sức Như Lai

Nếu tụng Chân Ngôn này

Chư Phật đều gia trì”

Chân Ngôn là:

Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, vĩ nhạ duệ, ma ha thước cật-để, nột đà lị hồng phán tra, vĩ nhạ dĩ nễ, phán tra, mãn nga lê phán, sa-phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_ VIJAYE  MAHĀ-ŚĀKTI  UDĀRĪ  HŪṂ  PHAṬ, VIJAYIN  MAṄGALE  PHAṬ  SVĀHĀ

“Ba thời thường nhớ giữ

Tu trì Luân Vương Đảnh

Mau chóng được Tất Địa

Trong ba cõi không ngại”

 

_Dựa theo Ấn như lúc trước, tay phải che trùm ngay trên tay trái, cách nhau khỏng một hạt lúa, tên là Như Lai Tề Ấn.

“Chư Phật này, sức lớn

Nếu hay thường nghĩ nhớ

Cùng Minh Phi tương ứng

Trong bụng: thức chẳng tiêu

Lười biếng ngồi Thiền Định

Nếu bị bệnh rét, nóng

Tiểu Phúc (bộ phận ở dưới rốn) với hai hông

Đau đầu với các bệnh

Trừ nhiều loại bức não

Thường được thân không bệnh”

Liền nói Thành Tựu Chân Ngôn là:

Nẵng mô tam mãn đa một đà nẫm. Úm, chất trí chất trí, sa-phạ ha

*)NAMAḤ  SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_ CITI  CITI  SVĀHĀ

“Các Như Lai Tề đấy

Đây tức Ấn Chân Ngôn

Hiện bày các Thần Thông

Vui vẻ giữ việc lạ

Mọi loại không có tận”

 

BỒ ĐỀ TRÀNG SỞ THUYẾT NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG KINH

_QUYỂN THỨ BA (Hết)_

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567