Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 01: Tiềm lực tinh thần trong con người

17/02/201215:33(Xem: 4662)
Phần 01: Tiềm lực tinh thần trong con người

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật

Soạn dịch: Nguyễn Điều

PHẦN I

TIỀM LỰC CỦA TINH THẦN TRONG CON NGƯỜI

Thông thường thì con người cấu hợp sinh lý nhân thểcủa nhiều thế hệ cha mẹ lưu truyền. “Cấu hợp sinh lý nhân thể” này cũng được nuôi dưỡng bởi một môi trường đủ yếu tố thích hợp cho sự sống, như ở đó phải có nước, có thực phẩm, có dưỡng khí, có ánh sáng, có nhiệt độ, và có tỷ trọng v.v…

Nhưng đối với Phật giáo, tất cả những thứ ấy chỉ là vật chất, tức chỉ thuộc về phần thể xác hữu hình, hay “Sắc pháp” (Rùpadhamma) nơi con người mà thôi. Nói một cách khác có vẻ Phật học hơn, vật chất đó ám chỉ tứ đại (Cattàro Mahàbhùtàni), gồm cả bốn thể (biến năng) nòng cốt sau đây:

1-Thể Địa và tánh cứng mềmcủa đất (Phạn ngữ là “Phathavì”), cùng của tất cả những gì thuộc về “địa”, hoặc từ địa mà ra, như các khoáng chất, bụi trần, cây cối, động vật v.v…

2-Thể thủy và tánh trượt lên nhau, rồikết hợp và tan rã của nước (Phạn ngữ là “Àpo”), cùng của tất cả biến dạng của “thủy”, hòa lẫn trong lòng đất hay trong bầu khí quyển.

3- Thể hỏa và tánh co giãn, teo lại hay bành trướng của lửa (Phạn ngữ là “Tejo”), cùng của các năng lực nóng lạnh do “lửa”, hội tụ trong lòng đất hay tản mạn ngoài quả đất.

4- Thể phong và tánh xê dịch cùng làm cho những cái khác lưu động của gió, hay của không khí (Phạn ngữ là “Vàyo”), thường di chuyển ngoài mặt đất và thông thấu trong địa chất.

Còn phần “vô hình” nhà Phật gọi là “Danh pháp” (Nàmadhamma), một tổng hợp liên quan, tương ứng với phần hữu hình hay Sắc pháp (vật chất). Đối với nhà Phật, danh pháp là “nguyên lý” của mọi diệu hoạt, nên phải được đặc biệt chú ý và phân tích tỉ mỉ, như một môn học tiến hóa và luân hồi xuyên qua những phản ứng hóa năng và siêu năng trong sự sống.

Bốn thể tánh nêu trên luôn luôn hiện hữu trong mọi “sắc pháp”. Sắc pháp ở đây chỉ chung cho tất cả các vật chất đơn thuầnhay các vật chất biến dạng.

Như vậy đối với Phật giáo, bất cứ sắc pháp nào bên trong cũng chứa đủ bốn thể và tánh nói trên, tức là chứa tứ đại (Địa, Thủy, Hỏa, Phong).Duy một diều là tỷ lệ của bốn thể và tánh ấy khi quá chênh lệch, thì người ta chỉ nhận thấy cái thể và tánh cực lớn, mà không nhìn thấy cái thể và tánh cực nhỏ ẩn tàng trong đó. Nó cực nhỏ đến độ tưởng chừng như không có.

Ví dụ: Lúc quan sát một khối sắt hay một tảng đá, người ta chỉ có thể thấy cái thể và tánh cứng (địa) cực lớn của khối sắt hay của tảng đá mà thôi. Nhưng kỳ thực bên trong nó vẫn chứa ba thể và tánh kia với tỷ lệ cực nhỏ. Vì nếu không chứa ba thể và tánh ấy, khối sắt hay tảng đá đã không hiện hữu. Và nếu nó đã chứa và đang hiện hữu mà có một quyền lực nào đó “tịch thu” mất ba thể và tánh ấy, thì khối sắt hay tảng đá sẽ lập tức rã tan thành tro bụi, rồi loãng vào không khí. (Như những vật bị bom nguyên tử thiêu đốt). Trong sự sâu sắc này, rõ ràng là nhà Phật đã nói đến bốn thể và tánh của nguồn gốc vật chất do tứ đại hợp thành, một cách rất vi tế, khoa học.

Tuy nhiên, đối với “vật chất” là một con người, mà chúng ta muốn khảo cứu ở đây, thì Phật giáo đã tiết lộ:

Tứ đại(toàn bộ vật chất) ấy chỉ là một yếu tố trong năm yếu tố để tạo thành một nhân vật”.

Vậy bốn “yếu tố” kia là gì? Bốn yếu tố kia được nhà Phật liệt kê, là thọ, tưởng, hành, thức. Chúng còn có một cái tên chung khác là Danh pháp. Nói tóm lại theo nhà Phật, con người sinh hoạt chỉ là một kết cấu của danh pháp và sắc pháp, hay gọi tắt con người là tổng hợp của danhsắc.

Trong “Vi Diệu Pháp thống kê” (Abhidhammapitaka), tổng hợp “danh và sắc” ấy còn được gọi là “ngũ uẩn”. Chữ Phạn dịch ra ngũ uẩn là “Panca khandhà”, tương đương với tiếng Pháp là “cinq agrégats”, tức là sự phối hợp của năm kết tập, cụ thể lẫn trừu tượng (vật chất và tinh thần).

Ngũ uẩn (hay năm kết tập) đó gồm Sắc uẩn(Rùpa-khandhà), Thọ uẩn (Vedanà), Tưởng uẩn(Sannà-khandhà), Hành uẩn(Sankhàra-khandhà) và Thức uẩn(Vinnàna-khandhà).

Sắc uẩnám chỉ xác thân, có hình thức khối lượng, biến đổi theo thời gian, và sờ thấy được, nên nó cụ thể. Còn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩnthì biến hiện, trừu tượng, vô hình, như điện từ.

Bốn uẩn này phải nương vào sắc uẩn (xác thân còn sinh hoạt) mới hiển lộng ra được. Và người ta cũng căn cứ vào những hiển lộng ấy mà hiểu biết, xác nhận sự hiện hữu của chúng.

Khi hoạt động, bốn uẩn (hay danh pháp) ấy lại hiển lộng ra hai mặt, là mặt nổimặt chìm

Mặt nổigồm thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn. Chúng hiển lộng xuyên qua năm cửahướng ngoại và một cửaqui nội của con người, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tư ý. Năm cửa hướng ngoại và một cửa qui nội ấy, nhà Phật còn gọi bằng một cái tên khác là lục căn, gồm nhãn căn (thị giác), nhĩ căn (thính giác), tỷ căn (khứu giác), thiệt căn (vị giác), thân căn (xúc giác), và ý căn (tâm tư). Tức là sáu cái ‘cơ sở’ để tinh thần (hay thức uẩn) hoạt động.

Sáu cơ sở này trong con người có thể ví như một ngôi nhà thí nghiệm khoa học (laboratoire), mà nhãn căn là cái máy chụp hình, nhĩ căn là “ba động kế” thu thanh, tỷ căn là dụng cụ tiếp mùi, thiệt căn là bộ phận ghi lại các vị, thân căn là hệ thống đo lường sự cọ xát hay sức ép, và ý căn là chỗ tích tụ và phản chiếu của năm hoạt động kia. Tập hợp của sáu sinh hoạt chính ấy chính là “phần hành chung” của “bộ ba” thọ uẩn (cảm thọ), tưởng uẩn (ghi tưởng), và hành uẩn (chuyển ý vận hành) trong ngũ uẩn của con người.

Mặt chìm tuy chỉ có một mình thức uẩn(hay tinh thần) hoạt động, nhưng nó lại rất đa diện, tốc hành, và hùng hậu. Xưa nay những nhà nghiên cứu tâm linh thường gọi nôm na thức uẩn là tinh thần hay linh hồn.

Nhưng theo Duy thức học trong Phật giáo, thì vì thức uẩn hùng hậu như vậy nên nó tự thiết lập đến ba vòngẩn hoạt, huyền bí vô cùng, là vòng ngoài, vòng giữa, và vòng trong. Ví như chiều sâu của đại dương gồm đáy biển, trung tầng, và thượng tầng.

Vòng ngoài của thức uẩn tương ứng với thượng tầng của đại dương (kể cả mặt nước), nơi hứng chịu mọi vật, và áp lực của gió bão. Còn vòng ngoài của thức uẩn thì hướng qua năm giác quan, chịu tất cả ảnh hưởng của ngoại trần. Vòng ngoài ấy được gọi một cách tổng quát là nhận thức.

Vòng giữacủa thức uẩn tương ứng với trung tầng của đại dương, có tác dụng phân biệt trước một đối tượng, để phản ứng ra ngoài hay nhận vào bên trong, cũng như trung tầng của đại dương có tác dụng đẫy bất cứ một vật thể gì lên mặt nước, hay nhận chìm vật ấy xuống đáy biển. Vòng giữa này có một cái tên khác là tri thức.

Vòng trong cùngcủa thức uẩn tương ứng với đáy biển, có đặc tánh tự nhiên là yên lặng thống kê mọi vật, và vô tư kết toán cáo nào mạnh (nhiều), cái nào yếu (ít). Cũng như đáy biển là kho chứa tất cả những gì chìm xuống đó và giữ nguyên vị, không dời chỗ. Vòng trong cùng, hay trung tâm của thức uẩn này, được gọi là linh thức.

Và chủ đích của tập sưu tầm này là nói về linh thức ấy, trong thân thể sinh hoạt của con người, bằng một số ngôn ngữ tỷ giảo theo khoa học.

Qua nhãn quan khoa học, người Phật tử có thể phát biểu rằng: Thân thể con người khi còn sống là một cái máy năng động. Nó có thể phát sinh một hệ thống “điện từ”(courant électro-magnétique).

Hệ thống điện từ này biểu hiện cho sức mạnh tinh thần, rất ẩn lặng và vô hình, mà nhiều nhà nghiên cứu Duy Thức trong Phật học gọi là Mạt-Na A-Lại-Da thức (Màna-Àlaya), hay “linh hồn thức”, tức tổng hợp của thức thứ bảy và thức thứ tám, có khả năng “tái tạo” sự sinh tồn dưới dạng này hay dưới dạng khác. Nó là một “thanh khí” (créature éthérée) bao trùm, thấu nhiễm não bộ, và toả đến toàn thân, không khác gì vùng thanh khí (zone éthérée) xung quanh một tinh tú.

Luồng điện từ phát sinh nơi thân thể con người còn gọi là “nhân điện”, một loại tĩnh điện (électrostatique), cũng có hai cực Âm và Dương như trong dòng điện cơ khí. Cực Âm của tĩnh điện thân người, nằm ở hạ đỉnh cung Tý(đúng lúc 0 giờ), và cực Dương nằm ở thiên đỉnh cung Ngọ (lúc mặt trời đứng bóng) trên vũ trụ tuyến. Hai cực này liên lạc với nhau bằng luồng từ điện có cái tên là Tý Ngọ tuyến, tương đương với tên khoa học là “Kinh tuyến(Méridien).

Tý Ngọ tuyến này làm thành một (thùy trục) (Axe cosmique). Thùy có nghĩa là từ trên xuyên đến dưới theo một đường vô hình chạy từ đỉnh đầu đến lòng bàn chân trong thân thể con người. Đường này phối hợp và thẳng góc (perpendiculaire) với các đường ngang di động, làm thành toàn bộ “trực giác” trong sinh lực.

Kinh tuyến thiên nhiên, hay thùy trục của quả đất, cũng là một trục vô hình (do trí biết chứ không có sắc thể), khởi từ cực Bắc xuyên quả đất đến cực Nam, làm trung tâm cho quả đất tự xoay tròn, và chạy quanh mặt Trời, khoảng 2 triệu 400 ngàn cây số mỗi ngày, giữa không gian vô tận.

Và trong thân thể con người thì thùy trục này xuyên từ đỉnh đầu đến lòng bàn chân, nối liền hai điểm Tý Ngọ. Con người khi còn sống, nằm hẳn trong một khung vô hình (trần gian), là khoảng tương giao (hay vùng giao tuyến), thuộc hoành đồ sinh động, dung thông với trục trái đất và vũ trụ tuyến. Thùy trục khởi từ đỉnh đầu xuyên đến lòng bàn chân con người, cũng giống như thùy trục của trái đất, chạy từ Bắc cực đến Nam cực.

Vì tính lưu luyến của luồng từ điện nằm trong thùy trục con người, mà tạo thành và sinh ra từ sự cảm ứng (induction) của nhân điện khí. Đó cũng là từ lực của thân thể con người, tương đương với trọng lực của trái đất, theo định lý Faraday.

(Ông Michael Faraday là người Anh, sinh năm 1791 tại Newington Survey và mất năm 1867 tại Hempton Court. Ông là một nhà vật lý hoá học thiên tài, đã khám phá ra hiện tượng cảm ứng của luồng từ điện quả đất, để làm kim chỉ nam trong địa bàn).

Nghĩa là nếu so sánh, thân thể con người thì cũng giống như quả đất. Nó có đường “kinh tuyến” làm trục cho sự xoay tròn, hoạt động.

Kinh tuyến là “quỷ hình” của đường dọc, chạy suốt từ Bắc cực đến Nam cực, từ khai thiên lập địa đã tập trung một cách sơ động hai sức nóng và lạnh (nguyên nhiệt, nguyên hàn) của mọi vật hiện hữu. Rồi từ chỗ hội tụ ban sơ đến chỗ tích lượng phát huy, tạo ra sự “cảm ứng” của điện tử khí (électricité magnétique).

Kết luận: “Sự cảm ứng (induction) của điện tử khí chính là hiện tượng cấu kết của điện và từ lực sinh ra”, đã được nhà bác học vật lý Faraday thí nghiệm mà tìm thấy, khiến công trình khám phá của ông trở thành một đóng góp vĩ đại cho nền khoa học nhân loại mãi đến ngày nay. Tức là xác nhận rằng tất cả những dòng điện đều có phát sinh ra “vùng từ lực”, và vùng từ lực đó phải có sự cảm ứng của điện tử khí.

Tương tự như thế, thân thể con người khi hoạt động cũng sinh ra dòng từ điện, tạo thànhmộtlực cảm ứng, nối liền với linh lựccủa con người.

Linh lực này gồm có hai phần: Phần động (hiển lộng) gọi là Mạt-Na (Màna), quen gọi là “hồn”, và phần tĩnh (an nhiên) gọi là A-Lại-Da, thường gọi là “phách”. Đó là hai thức lực tiềm lặng ‘nằm’ vừa trong vừa ngoài trí não con người. Hai loại siêu năng này biểu lộ được là do động lực cảm ứng của dòng nhân điện lưu chuyển trong thân thể.

Hồn lực Mạt-Na (còn gọi là thức thứ bảy) bao gồm tất cả tâm sở (Phạn ngữ là Cetasikà) thuộc về dương tính (positive), chủ trì các sự hiếu động và hành vi con người. Nó tượng trưng cho tiểu ngã, hay thường gọi là tự ngã (tức là cái ta), nắm giữ toàn diện cá thể nhân sinh. Cái “ta” này đối với bề ngoài (mặt nổi), thì phát ra lý trí tư vọng. Nhưng nó lại có tính thay đổi không ngừng, và phân biệt cái này với cái kia, luôn luôn chạy theo các quy luận song đối, nhị biên (dualité), như một số từ ngữ tượng trưng sau đây: có không, sáng tối, đẹp xấu, trắng đen, phải trái, khôn dại, trên dưới, nam nữ, thuận nghịch, thương ghét, ngon dở, xa gần, lớn bé, đa thiểu, đặc trống, kín hở, trước sau, đông tây, nam bắc v.v… tổng cộng thành vô số từ ngữ, không thể kể ra hết được. Nó hàm chứa toàn thể ý niệm, tư duy, tánh nết, từ ti tiện cho đến cao thượng của mỗi cá nhân.

Hồn lực Mạt-Na có tật ôm ấp lâu dài toàn bộ những cảm xúc và hiểu biết từ lục thức (năm giác quan cộng với tâm tư) phản chiếu vào. Rồi sau khi đã tự nhiễm hoàn toàn những cảm xúc và các hiểu biết ấy, nó lại chuyển chúng vào trong phách lực A-Lại-Da (hay tàng thức), để thủ kết ở đó.

Vì phách lực A-Lại-Da (hay tàng thức) ẩn sâu trong tâm khảm (sub-conscience), nên rất tiềm tàng. Bản tánh nó thuộc về âm (négative) vốn tĩnh lặng, đễ luôn luôn chất chứa mọi pháp hành (nhân quả) trong bất động. Cái “kho” A-Lại-Da cất giữ không những tất cả hiểu biết và kinh nghiệm của hiện tại, mà nó còn tồn trữ toàn thể pháp hành từ vô thủy quá khứ, đến mãi mãi muôn kiếp luân hồi trong tương lai. Nó là cái “thức lực” vô khả duy lý, thuần tuý “vô tư”, khuyến tính phân biệt, không bị hạn chế giữa hai tình trạng nhị biên, nên trong cái “kho” của nó có đủ tất cả di sản, không thiếu bất cứ một hành nghiệp nào của mỗi sinh vật.

Nói cách khác, nó ví như một bà mẹ mù , không biết phân biệt, chỉ luôn luôn giữ kỹ, và nuôi dưỡng tất cả những đứa con, bất kể đẹp xấu, mạnh yếu, lớn nhỏ.

Tuy nhiên, với bản chất “thụ động” như thế trong tiểm thức một con người, nó vốn có sự chuyển hoá phi thường: khi nó bị chất chứa nhiều quá bởi một nghiệp quả nào đó, thì nó lại làm cho hiện thân cách sống của kẻ ấy phải lộ ra, y như ưu thế của cái lượng nghiệp quả đang dồn cất trong nó. Vì vậy mà trên cõi đời mới có hàng tỷ cá nhân, tuy nhìn bề ngoài là con người, nhưng bên trong bản tánh mang nhiều tư cách khác nhau, không ai giống ai, từ thực thà hay hung bạo như thú vật, đến thông minh hiền lành hay khôn ngoan xảo quyệt như những đại danh nhân, hay đại gian hùng.

Phách lực hay tàng thức A-Lại-Da tượng trưng cho “đại ngã”, làm tiêu biểu cho “bản thể vũ trụ”. Nó là “gạch nối” giữa tiềm thức với cõi vô cùng, và là “pháp thân” của mọi sinh linh khi chưa chuyển động. Nó cũng là “chân ngã” hay “tịnh ngã”, tức cái “ta thật” của mỗi chúng sinh lúc ở chiều sâu.

Nó giống như một mảnh đất, mà kinh gọi là “Địa Tạng”, nhận đủ các loại hạt giống để làm mọc mầm, nuôi dưỡng cho lớn lên những thứ nghiệp quả đã gieo vào đó. Nếu gieo giống Bồ Đề thì có cây Bồ Đề mọc và lớn lên, nếu gieo giống cỏ độc thì có cỏ độc mọc.

Vì hiện nay khoa học chưa có cách chứng minh phách lực A-Lại-Da, để cho ta thấy biết tường tận, nên có nhiều người không tin là mình sẵn có một bảo vật, một di sản nội tại vĩ đại, một sức mạnh phi thường, là phách lực A-Lại-Da.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1822)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 2136)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4513)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3352)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3944)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3986)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7975)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2956)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 2940)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]