- Dẫn Nhập
- Nền tảng Lịch Sử và Lý Thuyết
- 01. Karmapa Dusum Khyenpa
- 02. Karmapa Karma Pakshi
- 03. Karmapa Rangjung Dorje
- 04. Karmapa Rolpe Dorje
- 05. Karmapa Dezhin Shegpa
- 06. Karmapa Thongwa Donden
- 07. Karmapa Chodrag Gyaltsho
- 08. Karmapa Mikyo Dorje
- 09. Karmapa Wangchuk Dorje
- 10. Karmapa Choying Dorje
- 11. Karmapa Yeshe Dorje
- 12. Karmapa Changchub Dorje
- 13. Karmapa Dudul Dorje
- 14. Karmapa Thegchog Dorje
- 15. Karmapa Khakhyab Dorje
- 16. Karmapa Rangjung Rigpe Dorje
- Chú thích
- Phụ Lục (A)
- Phụ Lục (B)
- Phụ Lục (C)
- Phụ Lục (D)
- Phụ Lục (E)
- Phụ Lục (F)
- Phụ Lục (G)
Nguyên tác: The History of Sixteen Karmapas of Tibet
Karma Thinley Rinpoche - Việt dịch: Nguyễn An Cư
Thiện Tri Thức 2543-1999
Để giữ cho phần này ngắn gọn, chúng tôi cố gắng đề cập đến những điểm chính và chi tiết về giáo pháp Kargyu, trong phần “Nền tảng lịch sử và lý thuyết.” Nhiều tham chiếu có thể được soi sáng trong phần dẫn nhập.
DẪN NHẬP
(1) Rudyard Kipling “Bài ca của Đông phương và Tây phương” (1889).
(2) David Snellgrove dịch, trong “Những Bản văn Phật giáo qua các thời đại” Edward Conze.
NỀN TẢNG LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT
(1) Những chữ từ tiếng Tây Tạng và tiếng Sanskrit có suốt cuốn sách. Bất cứ chỗ nào chúng không được dịch, chúng được đọc theo tiếng Anh, theo nguyên âm của Sanskrit hay của Tây Tạng.
(2) Để có thêm chi tiết, xem “Lịch sử chính trị của Tây Tạng” của Shakabpa, “Karmapa : vị Lạt ma mũ đen của Tây Tạng” của Nik Douglas và Meryl White, và “Lịch sử của phái Karma Kagyu” của Situ Panchen và Belo Tsewang Kunchab.
CHƯƠNG 1. DUSUM KHYENPA
(1) Virupa là một trong tám mươi tư vị đại thành tựu toàn thiện nhất và ảnh hưởng nhất của Phật giáo ở miền trung Ấn. Nguyên là một tăng sĩ và một học giả ở Vikramasila, đại học tu viện nổi tiếng, ngài dần dần trở nên một thiền giả Mật thừa. Dưới sự khai thị của Vajradhara, ngài sáng lập ra giáo lý “Đạo và Quả,” giáo lý này về sau được truyền vào Tây Tạng trong truyền thống Sakya.
(2) “Vượt khỏi thiền định” là bậc thứ tư và là cấp bậc chót của Đại Ấn, trong đó thiền giả vượt khỏi những ý niệm về thiền định và chứng đắc. Ở mức độ này, toàn thể thế giới hiện tượng hiện ra như là Đại Ấn.
(3) Yoga Giấc Mộng là một phương diện đặc thù của Anuttara tantra yoga, trong đó hành giả mở rộng sự sáng suốt thiền định qua đến sự thấu hiểu và sự tạo thành các giấc mộng. Một vài thực hành “Yoga giấc mộng” được liên kết với các vị bổn tôn khác nhau như A Di Đà hay Tara. Yoga Giấc Mộng cũng là một trong sáu pháp của Naropa.
(4) Vajraghanta là một trong tám mươi tư đại thành tựu giả. Ngài nổi tiếng vì các năng lực thần thông và đặc biệt liên kết với giáo pháp Cakrasamvara. Sanh và mất 1126-1225.
(5) Sakyasri (1145-1225) là một pháp sư uyên bác người Kashmir được mời đến Tây Tạng để thành lập một dòng tăng. Ngài trở thành vị guru chánh của Sakya Pandita Kunga Gyaltsen qua vị này ảnh hưởng của ngài lan rộng.
(6) Indrabhuti là một thiền giả Mật thừa thế kỷ thứ tám nổi tiếng là một trong tám mươi tư đại thành tựu giả. Ngài trị vì như là vị vua của Uddiyana tây bắc Ấn và trở thành cha nuôi của Padmasambhava. Ngài liên kết với truyền thống vô thượng (anuttara) Tantra.
(7) Công chúa Laksminbara là một yogini thành tựu và là chị của vua Indrabhuti. Ngài viết bản văn Mật thừa Jnanasiddhi.
CHƯƠNG 3. RANGJUNG DORJE
(1) Năm Luận của Maitreya gồm Mahayanasutralamkara, Uttaratantra, Abhisamayalamkara, Dharmadharmata-vibhanga và Madhyantavibhanga. Các bộ luận này được tạo bởi bậc thầy thế kỷ thứ ba, tư là Asanga (Vô Trước) do Maitreya (Di Lặc) truyền cho.
(2) A tỳ đạt ma tức là Luận tạng. A tỳ đạt ma hay là “pháp luận thêm” đặc biệt liên quan đến các liệt kê pháp số và phân tích trạng thái của tâm. Sự phân tích của A tỳ đạt ma phát triển cùng với thiền định và quán sát của Tiểu thừa.
(3) Yamantaka (TT : Shin-rje) là một hóa thần quan trọng của cả hai truyền thống Mật giáo “cổ” và “tân.” Trí huệ sáng chói và thấu suốt của Yamantaka là kẻ tàn sát cái chết.
(4) Samputika là một chú giải về Sri-sampa anuttara tantra được viết ra ở thời trung cổ. Giáo trình này gồm trong Kagyu Ngagdzod của Jamgon Kongtrul.
(5) “Các thần hòa bình và hung nộ” gồm trong Ati mandala của trạng thái giác ngộ. Bốn mươi hai hóa thần hòa bình hiện thân cho Tánh Không của Phật Tánh và các hóa thần hung nộ hiện thân cho prabhasvara (tánh Minh) của Phật Tánh.
(6) Sadanga Yoga là một số thực hành thuộc vô thượng tantra yoga phát sanh từ giáo lý Kalacakra.
(7) Kanjur (TT : bka-gyur) và Tanjur (TT : bsan-gyur) gồm kinh điển Đại thừa Phật Giáo Tây Tạng. Kanjur chứa toàn bộ kinh và tantra do Phật dạy, trong khi Tanjur chứa các luận giải có thẩm quyền của các tổ ở Ấn Độ. Kanjur và Tanjur được kết tập lại bởi đại học giả Phật giáo Buton Rinchendrup. (1290-1364)
(8) Ngok Chodor và Meton Tsonpo là hai trong “bốn trụ,” hay bốn đại đệ tử của Marpa. Ngok Choku Dorje là học giả tài năng nhất trong số các đệ tử của Marpa và đã nhận sự trao truyền các giáo huấn chú giải từ Thầy mình. Meton Tsonpo đặc biệt chuyên môn về giáo pháp Hevajra.
(9) Yagde hay Yagde Panchen (1299-1378) là một bậc thầy của cả Kinh và Tantra, thông thạo các giáo pháp của các truyền thống chính ở Tây Tạng vào thời ngài. Người ta nói rằng ngài đã học với một trăm lẻ tám vị thầy. Đệ tử của ngài rất đông.
CHƯƠNG 4. ROLPE DORJE
(1) Bản tánh siêu việt của Phật Tánh được phản chiếu trong năm mặt hay năm bộ chúng Phật (Skt : Kula), mỗi bộ chuyển hóa phiền não thành Bồ đề. Mỗi bộ có một vị Phật và thánh chúng gồm các Bồ tát nam và nữ.
(2) Lời cầu nguyện Phổ Hiền là một cầu nguyện rất quan trọng được truyền miệng của phái Nyingma. Nó chứa đựng những lời dạy chính yếu để chuyển hóa qua tánh Toàn Giác của Phổ Hiền, vị Phật nguyên thủy.
CHƯƠNG 5. DEZHIN SHEGPA
(1) A la hán là danh từ để chỉ bậc thánh trong con đường Tiểu thừa. Tây Tạng dịch là Drachompa, “vị giết được kẻ thù” phiền não nhiễm ô. Truyền thống nói rằng sự hoằng pháp của Phật Thích Ca được bảo vệ bởi mười sáu vị đệ tử La Hán.
(2) Garuda là một loại chim ưng thuộc về loài Trời, của huyền thoại Ấn Độ, khi nở ra khỏi trứng là đã phát triển đầy đủ trọn vẹn. Nó tượng trưng cho Phật tánh. Nó tiêu diệt năm con rắn của phiền não.
(3) Tháp (stupa) là sự biểu tượng cụ thể cho thân khẩu, ý của Phật, được thờ như chỗ để xá lợi và các thánh tích.
CHƯƠNG 6. THONGWA DONDEN
(1) Năm Tantra là Cakrasamvara, Mahamaya, Vajrabhairava, Guhyasamaja và Hevajra. Sáu pháp của Niguma liên quan đến Sáu pháp của Naropa. Niguma là vị phối ngẫu của Naropa. Sáu pháp là các Yoga về nội hỏa, giấc mơ, quang minh, chuyển di, huyễn thân và bardo (cảnh giới trung ấn).
(2) Giáo pháp Duk Ngal Shisay (Diệt khổ) được tạo ra bởi Phadampa Sangye. Hiện nay, nó không còn hiện diện như một phái độc lập.
(3) Dombhi Heruka là một thiền giả Mật thừa Ấn Độ quan trọng, người giữ dòng “Đạo và Quả” nhận được từ Guru của ngài là Virupa. Ngài trao truyền nhiều giáo huấn dưới hình thức các bài ca.
(4) Kunchen Rongtonpa (1367-1449) là một vị tổ kiệt xuất của phái Sakya. Ngài học với Ngorchen Kunga Zangpo, người lập ra tiểu phái Ngor thuộc truyền thống Sakyra. Rongton Sheja Kunrig làm ra nhiều tiểu luận triết lý quan trọng về Bát Nhã ba la mật, ngài lập tu viện Nalanda ở Phenyul. Đệ tử chính là Gorampa Sonam Senge.
(5) Sambhala là vương quốc huyền bí nơi đó những vị nắm giữ giáo pháp Kalacakra trú ngụ. Nó được đoán là ở phía bắc Tây Tạng. Vua Sucandra của Sambhala nhận Kalacakra từ đức Phật và truyền cho các vị kế thừa.
CHƯƠNG 7. CHODRAG GYALTSHO
(1) Để biết thêm chi tiết, tham khảo cuốn Lịch sử phái Karma Kagyu của Situ Panchen và Belo Tsewang Kunchab.
CHƯƠNG 8. MIKYO DORJE
(1) Tám giới là năm giới căn bản của tín đồ tại gia : không bạo động, không lấy của không cho, đạo đức tình dục, không có lời dối trá hoặc tổn hại và không say. Cộng thêm ba giới đặc biệt : không ngủ giường êm, xa xỉ, và cao ; ăn không đúng thời và trang sức, ca hát, khiêu vũ.
(2) Gyalwa Choyang là một trong hai mươi lăm đệ tử chính của Guru Padmasambhava thế kỷ thứ tám. Gyalwa Cho-yang là một bộ trưởng trong triều đình của vua Trisong Detsun. Ngài nhận sự thực hành tâm linh về Hayagriva từ Guru Padma, và sau đó hoàn thành sự chứng ngộ viên mãn.
(3) Ngok Lotsawa là một trong các đệ tử chính của Atisa. Ngài làm việc với sư phụ mình trong việc dịch các tác phẩm thuộc hệ Bát Nhã ba la mật và giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong sự lập nên triết học Trung Quán ở Tây Tạng.
CHƯƠNG 9. WANGCHUK DORJE
(1) Bốn pháp của Gampopa được truyền tụng như là cốt tủy của con đường tâm linh do Gampopa đề ra : “Xin nguyện tâm tôi có thể đi vào giáo pháp / Xin nguyện pháp này đi hết đường đạo / Xin nguyện đường đạo làm tan biến mê mờ / Xin nguyện mê mờ chuyển thành Trí Huệ.”
CHƯƠNG 10. CHOYING DORJE
(1) Thần chú “Sự viên mãn của Trí Huệ” là “om gate paragate parasamgate bodhi svaha”. Thần chú này là tinh yếu của Trí Huệ viên mãn, và ở trong Tâm Kinh như là “cái làm lành các khổ đau.”
(2) Terma là “kho tàng của bản văn,” chúng được cất giấu và về sau được khám phá bởi các nhà khám phá kho tàng (TT : gter-ston). Nhiều kho tàng pháp bảo như thế được Guru Padmasambhava và các đệ tử thân cận chôn dấu và được khám phá bởi các hóa thân của vị Guru này trong các thế kỷ sau. Đó gọi là các kho tàng dưới đất. Còn “các kho tàng tư tưởng” thì được cất giấu trong không gian vô hạn của Trí Huệ, và được khám phá trong thiền định bởi các người có linh kiến.
CHƯƠNG 11. YESHE DORJE
(1) Giới cư sĩ gồm có quy y tam bảo và cam kết giữ năm giới, sau đó người này trở thành một tín đồ cư sĩ (upasaka, upasika) ưu bà tắc, ưu bà di.
CHƯƠNG 13. DUDUL DORJE
(1) Bốn hoạt động : làm an bình, làm cho giàu có, làm cho viên mãn và hủy diệt, hiện thân sức mạnh Đại Bi của Giác ngộ. Các hộ pháp có bốn hoạt động này, nhờ chúng chư vị hộ trì sức mạnh của Pháp.
(2) Konchog Chidu là một giáo trình terma nổi tiếng được khám phá bởi một bậc thầy thế kỷ thứ mười sáu là Rigdzin Jatson Nyingpo, một hóa thân của Guru Padmasambhava. Giáo trình này tiếp tục gây một ảnh hưởng lớn lao đến cả hai phái Nyingma và Kagyu cho đến ngày nay.
CHƯƠNG 15. KHAKHYAB DORJE
(1) Năm sư tỉ của sự trường thọ là những Dakini, hiện thân của năng lực nữ. Vị thủ lãnh của năm người là Tashi Tse-ringma, là một phối ngẫu tinh thần thần bí của Milarepa. Bốn vị kia là Thingi Zhalzongma, Miyo Lobzangma, Chopan Drinzangma và Tadkar Drozangma. Họ được Guru Padma-sambhava và Milarepa bắt phải bảo vệ pháp. Một huyền thoạïi của vùng Hy Mã Lạïp Sơn nói rằng Miyo Lobzangma ở đâu đó trên những dãy của ngọn Everest, tức là Jomo Lungma theo tiếng Tây Tạng.